Khái niệm phong cách ngôn ngữ báo chí

Phong cách ngôn ngữ báo chí

Đề bài

Phong cách ngôn ngữ báo chí

Lời giải chi tiết

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.Khái quát về phong cách báo chí

a] Khái niệm: Là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, internet…như tin tức, phóng sự, bình luận, tiểu phẩm, diễn đàn, thông tin quảng cáo…

b] Đặc điểm: Tính thông tin sự kiện; tính ngắn gọn; tính hấp dẫn.

2.Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí

a] Ngữ âm – chữ viết: Người nói phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, tôn trọng người nghe; Người viết viết đúng quy cách.

b] Từ ngữ:Dùng vốn từ toàn dân, đa phong cách, tuỳ thuộc nội dung bài viết có thể dùng các vốn từ chuyên môn của các ngành.

c] Ngữ pháp: Câu văn rõ ràng, chính xác; thường dùng một số khuôn mẫu cú pháp nhất định.

d] Biện pháp tu từ: Sử dụng phù hợp với từng thể loại.

e] Bố cục trình bày: Rõ ràng, hợp lôgic, dễ tiếp thu. Một số thể loại có bố cục tương đối ổn định.

II. RÈN KĨ NĂNG

1.Hãy phân tích cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí được thể hiện trên trang nhất của một tờ báo mà anh [chị] đọc hàng ngày.

Gợi ý:Tuỳ thuộc vào tờ báo thường hay đọc, khi phân tích chú ý nêu rõ:

- Tên báo, ngày xuất bản, báo thường dành cho đối tượng nào?

- Trang nhất đề cập đến những vấn đề gì?

- Phông chữ của mỗi phần? Những từ nào được viết tắt, viết hoa? Cách viết từ nước ngoài như thế nào? Sử dụng từ toàn dân không? Sử dụng từ chuyên ngành không, của ngành nào, có phù hợp nội dung bài viết không?…

- Câu văn có rõ ràng chính xác không? Tên bài báo được đặt bằng cụm từ hay câu? có ngắn gọn không? Các bản tin được mở đầu như thế nào?

- Lời dẫn gián tiếp, trực tiếp được sử dụng, trình bày như thế nào?

- Có sử dụng biện pháp tu từ không?

- Bố cục, cách trình bày của trang báo? ý nghĩa của việc trình bày? [Nhằm nhấn mạnh điều gì?…]

- Những đặc điểm trên có được sử dụng tương đối ổn định trong các số báo không hay chỉ mang tính nhất thời?

2.Sắp đến, mỗi tháng, lớp anh [chị] sẽ ra một tờ báo tường phản ánh các mặt sinh hoạt, học tập của lớp. Hãy viết một bài giới thiệu [như là thư ngỏ] đăng vào số đầu tiên, cổ động cho tờ báo.

Gợi ý:

- Đặt tên cho bài viết [Chẳng hạn: “Thư ngỏ’, “Lời muốn nói”, “Cùng chia sẻ”…]

- Hô ngữ [“Các bạn thân mến!”, “Tập thể 11…yêu quý!”, “Thưa các bạn”…].

- Lí do ra đời của tờ báo, xuất phát từ nhu cầu – yêu cầu thực tế của tập thể [Chẳng hạn: “Chia sẻ là một điều không thể thiếu trong đời sống tinh thần của chúng ta. Hơn thế, chúng ta còn cần học tập, trao đổi với nhau trong học tập, cuộc sống…Để tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó của mỗi thành viên trong tập thể, BCH Chi đoàn 11…quyết định cho ra đời tờ Nguyệt san của lớp.]

- Nội dung dự kiến của báo? [báo sẽ viết về những vấn đề gì?]

- Lời mời gọi tham gia ủng hộ cho báo [Chẳng hạn: Tờ Nguyệt san sẽ là cây cầu nối những bờ tâm tư của thành viên trong tập thể 11…yêu quý. Vậy rất mong các bạn sẽ cùng đọc, cùng gửi bài chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm, những kinh nghiệm học tập, những kiến nghị đề xuất, … Mọi thư từ bài vở xin gửi về…].

- Có thể dùng một câu Khẩu hiệu để cổ vũ [Chẳng hạn: Hãy sẻ chia để đón nhận”, “Hãy nối bờ yêu thương”…]

- Lời cảm ơn.

3. Đặt tên cho tin ngắn.

Có thể đặt một số tên như sau cho tin ngắn: Hiến máu nhân đạo dự trữ cho SEA Games 22, Hiến máu nhân đạo vì SEA Games 22, Hiến máu – tiếp sức SEA Games 22, …

Loigiaihay.com
  • Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí

    I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

  • Luyện tập về tách câu

    I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Tách câu là tách một bộ phận của câu thành câu riêng nhằm mục đích tu từ [nhấn mạnh nội dung thông tin] hoặc để chuyển nội dung. Việc đặt dấu câu bất thường như vậy thường chỉ gặp trong văn học nghệ thuật.

  • Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

    I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Khái niệm Phỏng vấn là phương thức hỏi đáp trong hội thoại nhằm thu nhận thông tin trực tiếp từ một đối tượng, đối tượng đó thường là người nổi tiếng hoặc một người liên quan đến sự việc mamg tính chất thời sự, người làm chứng, …

  • Đọc kịch bản văn học

    I. NHỮNG YÊU CẦU VỀ ĐỌC KỊCH BẢN VĂN HỌC 1. Trong kịch có nhân vật, cốt truyện, lời trữ tình và đặc biệt là xung đột gay gắt. Vì thế, đọc kịch cần chú ý: phân tích cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, xung đột kịch.

  • Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

    I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Tham khảo phần Kiến thức cơ bản của bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. - Khi xây dựng đề cương phỏng vấn, chú ý nên:

  • Soạn bài Vội vàng - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn nhất tập 2 bài Vội vàng - Xuân Diệu. Câu 2: Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu được nói đến trong 11 câu thơ được thể hiện như sau:

  • Soạn bài Tràng Giang - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 2 bài Tràng Giang - Huy Cận. Câu 2: Âm điệu chung của bài thơ Tràng Giang

  • Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 2 bài Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu. Câu 1: Hoàn cảnh ra đời bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

  • Soạn bài Hầu trời - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn nhất tập 2 bài Hầu trời - Tản Đà. Câu 2: Cảnh đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe:

I. KHÁI QUÁT

1. Khái niệm ngôn ngữ báo chí

– Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH. Tồn tại ở 2 dạng: nói [thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh/ truyền hình…] & viết [ báo viết ]

– Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,… Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,… Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.

2. Các phương tiện diễn đạt

– Về từ vựng: sử dụng các lớp từ rất phong phú, mỗi thể loại có một lớp từ vựng đặc trưng.

– Về ngữ pháp: Câu văn đa dạng nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc.

– Về các biện pháp tu từ: Sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng hiệu quả diễn đạt.

3. Phong cách ngôn ngữ báo chí

Phong cách ngôn ngữ báo là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo chí. Đó là vai của những nhà báo, người đưa tin, người cổ động, người quảng cáo.

4. Phân loại phong cách ngôn ngữ báo chí

– Dạng viết: bài báo, mẩu tin, mẩu quảng cáo…

– Dạng nói: bản tin hàng ngày, quảng cáo, thông tin…

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí

THPT Sóc Trăng Send an email
0 9 phút

Hướng dẫnsoạn bàiPhong cách ngôn ngữ báo chígiúp các emhiểu được khái niệm ngôn ngữ báo chí, các thể loại chủ yếu của văn bản báo chí và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí. Từ đó, biết viết một bài đưa tin trên báo tường, biết phân tích một bài phóng sự hoặc tiểu phẩm báo chí.

Qua nhữnghướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoadưới đây các em không chỉsoạn bài tốtmà cònnắm vững các kiến thức quan trọng của bài họcnày.

Cùng tham khảo…

Bạn đang xem: Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí

Bài viết gần đây
  • Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

  • Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu [Thu điếu] của Nguyễn Khuyến

  • Bình giảng đoạn trích Tình yêu và thù hận

  • Phân tích đoạn trích Tình yêu và thù hận của Sếch-xpia

Nội dung

  • 1 Hướng dẫnsoạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí ngắn nhất
  • 2 Hướng dẫnsoạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí chi tiết
    • 2.1 Kiến thức lí thuyết cơ bản
    • 2.2 Tổng kết

Phong cách ngôn ngữ báo chí là gì?

1. Ngôn ngữ báo chí

* Khái niệm

–Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.

– Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiêu phẩm…

– Báo chí tồn tại ở hai dạng:

+ Dạng viết [báo viết]

+ Dạng nói [đọc, thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh và truyền hình]

+ Ngoài ra còn các loại báo hình, kèm theo lời dẫn giải, thuyết minh.

2. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí

2.1 Các phương tiện diễn đạt

–Về từ vựng: Từ vựng trong ngôn ngữ báo chí hết sức phong phú, và có thể nói, ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí lại có một lớp từ vựng rất đặc trưng.

– Về ngữ pháp: Câu văn trong ngôn ngữ báo chí rất đa dạng, nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc để đảm bảo thông tin chính xác.

– Về các biện pháp tu từ: Ngôn ngữ báo chí không hạn chế các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp. Trong báo nói, ngôn ngữ báo chí đòi hỏi phát âm rõ ràng, khúc chiết; ở báo viết chú ý đến khổ chữ, kiểu phối hợp màu sắc,…

2.2 Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí

– Tính thông tin thời sự: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ thông tin thời sự cập nhật, truyền bá những tin tức nóng hổi hằng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Ngôn ngữ phải chính xác.

– Tính ngắn gọn: Văn báo chí là lối văn ngắn gọn, lượng thông tin cao. Tiêu biểu cho sự ngắn gọn là bản tin, đặc biệt là loại tin vắn, tin nhanh, quảng cáo,…

– Tính sinh động, hấp dẫn: Muốn thu hút sự chú ý của người đọc, ngôn ngữ báo chí phải kích thích sự tò mò hiểu biết của người đọc.

3. Nhận biết

– Văn bản báo chí rất dễ nhận biết khi đề bài trích dẫn một bản tin trên báo, và ghi rõ nguồn bài viết [ ở báo nào? ngày nào?]

– Nhận biết bản tin và phóng sự : có thời gian, sự kiện, nhân vật, những thông tin trong văn bản có tính thời sự.

4. Tìm hiểu một số loại văn bản báo chí

a] Bản tin: gồm thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp thông tin cho người đọc. Bản tin thường theo một khuôn mẫu là: nguồn tin – thời gia – địa điểm – sự kiện – diễn biến – kết quả.

b] Phóng sự: cung cấp tin tức hưng mở rộng phần tường thuật chi tiết, mô phỏng bằng hình ảnh, giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ, hấp dẫn sinh động hơn.

c] Tiểu phẩm: giọng văn thân mật, dân dã, mỉa mai nhưng hàm chứa những kiến thức, những quan điểm, chính kiến về cuộc sống.

5. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí

Ngoài những thể loại báo chí ta tìm hiểu ở trên phần một, còn nhiều thể loại báo chí khác như: phỏng vấn, thời sự, bình luận, trao đổi ý kiến, thư bạn đọc, hòm thư góp ý,…

* Phân loại

– Nếu phân loại báo chí theo phương tiện:báo nói, báo viết, báo điện tử,..

– Nếu phân loại báo chí theo định kỳ xuất bản:báo hàng ngày [nhật báo], báo hằng tuần [tuần báo], báo hàng tháng [nguyệt san].

– Nếu phân loại theo lĩnh vực hoạt động xã hội:báo Lao động, báo kinh tế, báo an ninh, báo đời sống và pháp luật, báo văn hóa, báo văn nghệ, ..

– Nếu phân loại theo đối tượng độc giả:báo Nhi đồng, báo Phụ nữ, báo thanh niên, báo thiếu niên tiền phong, …

Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về việc sử dụng ngôn ngữ. Ví dụ ngôn ngữ bản tin, ngôn ngữ phóng sự, ngôn ngữ tiểu phẩm,… và mỗi thể loại báo chí đều có những quy ước khác nhau.

* Chức năng của ngôn ngữ báo chí:

– Cung cấp tin tức thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng.

– Đồng thời, nêu lên quan điểm, chính kiến của tờ báo nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

* Phạm vi của ngôn ngữ báo chí:Do phạm vi thông tin rộng rãi trên nhiều mặt của hoạt động xã hội. Ngôn ngữ báo chí vì thế không bị giới hạn ở một lĩnh vực nào cả. Có thể nói, nó bao gồm hầu hết các phạm vi sử dụng ngôn ngữ của xã hội.

* Cách sử dụng ngôn ngữ báo chí:

– Ngữ âm – chữ viết:người nói phải phát âm rõ ràng, nói chuẩn, tôn trọng người nghe, người viết phải viết đúng quy cách

– Ngữ pháp:câu văn rõ ràng, chính xác, thường dùng một số khuôn mẫu ngữ pháp nhất định.

– Từ ngữ:dùng vốn từ toàn dân, ngôn ngữ đa dạng phù hợp với thể loại bài viết, có thể dùng ngôn ngữ chuyên ngành.

– Biện pháp tu từ:sử dụng phù hợp với từng thể loại

– Bố cục:trình bày rõ ràng, dễ tiếp thu.

–Ngôn ngữ báo chílà ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và của dư luận

– Quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,…

6. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí

Các phương tiện diễn đạt

a] Về từ vựng

– Từ vựng trong ngôn ngữ báo chí hết sức phong phú, mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại lại có một lớp từ vựng rất đặc trưng.

b] Về ngữ pháp

– Câu văn đa dạng nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa mạch lạc để đảm bảo thông tin chính xác.

– VD: Câu ngắn trong tin vắn, câu dài với những kết cấu phức hợp như trong phóng sự, hay câu gần gũi với lời nói hằng ngày như trong tiểu phẩm.

c] Về các biện pháp tu từ

– Ngôn ngữ báo chí không hạn chế các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp.

– Biện pháp tu từ giúp việc diễn đạt chính xác, có hình ảnh và nhạc điệu thích hợp với từng nội dung và thể loại.

– Ngôn ngữ báo chí đòi hỏi phát âm rõ ràng, khúc chiết; chú ý đến khổ chữ, kiểu chữ phối hợp với màu sắc, hình ảnh… để tạo điểm nhấn trong thông tin.

7. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí

Ngôn ngữ báo chí có 3 đặc trưng:

a] Tính thông tin thời sự:

– Là ngôn ngữ thông tin thời sự cập nhật, truyền bá những tin tức nóng hổi hằng ngày trên mọi lĩnh vực xã hội.

– Để đảm bảo chất lượng thông tin, ngôn ngữ báo chí phải chính xác, nhất là những thông tin về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện…

b] Tính ngắn gọn

– Tiêu biểu cho ngắn gọn là bản tin, tin vắn, tin nhanh, quảng cáo…

– Giúp người đọc nắm bắt được nhanh thông tin cần thiết.

c] Tính sinh động hấp dẫn

– Ngôn ngữ báo chí phải kích thích sự tò mò hiểu biết của người đọc.

– Thể hiện ở cách dùng từ và đặt câu, và trước hết là ở tiêu đề.

Phong cách ngôn ngữ báo chí là gì ? Có mấy đặc trưng cơ bản ? Lớp 11

admin.ta
2 Tháng Mười, 2021
0

Phong cách ngôn ngữ báo chí là gì ? Loại phong cách ngôn ngữ này được dùng các loại văn bản nào ? Có những đặc trưng cơ bản nào mà bạn cần nắm bắt ?

Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để được giải đáp !

Tham khảo bài viết khác:

  • Phong cách ngôn ngữ khoa học là gì ?

Video liên quan

Chủ Đề