Khái niệm về đánh giá trong giáo dục đại học năm 2024

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ CAO HIỆU

Mã số: 16.1290.06

6

TIỂU LUẬN

ĐÁNH GIÁ

TRONG

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

GIẢNG

VIÊN

HƯỚNG DẪN

TS.

Tống Xuân Tám

Lớp: NVSP.GV

.K7

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01 NĂM 2018

Khái niệm về đánh giá trong giáo dục đại học năm 2024

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan tiểu luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Kết quả trình bày trong tiểu luận

là trung thực và chưa được các tác giả công bố trong bất kì công trình nào

.

Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của những tác giả khác;

tài liệu tham khảo trong tiểu luận

đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định.

TP. Hồ Chí Minh, ngày

30

tháng

01

năm 20

18

TÁC GIẢ TIỂU LUẬN

Lê Cao Hiệu

1

ĐỀ

BÀI

Câu 1

(5 điể

m):

Nh

ững phương pháp nào thường dùng để

ki

m tra -

đánh giá kế

t qu

h

c t

p c

ủa sinh viên? Mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm gì? Biện pháp nào để

kh

c ph

c? T

i sao ph

i ph

i h

ợp các phương pháp kiể

m tra -

đánh giá?

Câu

2

(5 điể

m):

Hãy phân tích ưu, nhược điểm về các hình thức và phương pháp kiểm tra

-

đánh giá kết quả học tập một học phần mà Anh/Chị đang hoặc sẽ dạy ở trường cao đẳng/đại học và đề xuất biện pháp để cải tiến các hình thức, phương pháp kiểm tra

-

đánh giá nhằm đáp ứng mục tiêu học phần.

--------

Khái niệm về đánh giá trong giáo dục đại học năm 2024

Anh/chị hãy thiết kế một kế hoạch đánh giá người học trong phạm vi một bài học hoặc một nội dung học tập với môn học anh/chị đang giảng dạy hoặc môn học anh/chị quan tâm. Hãy chỉ rõ trong kế hoạch đó, anh/chị đã sử dụng hình thức, phương pháp và công cụ đánh giá nào?


  1. Cơ sở lý luận Kiểm tra, đánh giá là đầu tàu lôi kéo mọi hoạt động khác trong giáo dục vì:
    • Ở cấp độ quản lí nhà nước, kiểm tra, đánh giá nhằm xây dựng chính sách và chiến lược đầu tư, phát triển giáo dục, người sử dụng thông tin thường là phòng, sở, Bộ Giáo dục và đào tạo, đánh giá thường mang tính tổng hợp, theo diện rộng và đảm bảo tính tiêu chuẩn hóa.
    • Ở cấp độ nhà trường, lớp học, kiểm tra, đánh giá phục vụ 3 mục đích: Hỗ trợ hoạt động dạy và học; Cho điểm cá nhân, xác định thành quả học tập của SV để phân loại, chuyển lớp, cấp bằng; Hỗ trợ nhà trường đáp ứng đòi hỏi giải trình với xã hội.
    • Ở cấp độ chương trình đào tạo, kiểm tra, đánh giá nhằm điều chỉnh đối với chương trình, phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất.
    • Việc tăng cường đánh giá thường xuyên trong dạy học hiện nay là theo những quan điểm đánh giá sau: a) Đánh giá vì học tập: diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học (đánh giá quá trình) nhằm phát hiện sự tiến bộ của SV, từ đó hỗ trợ, điều chỉnh quá trình dạy học. Việc đánh giá nhằm cung cấp thông tin để GV và SV cải thiện chất lượng dạy học. Việc chấm điểm (cho điểm và xếp loại) không nhằm để so

sánh giữa các SV với nhau mà để làm nổi bật những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi SV và cung cấp cho họ thông tin phản hồi để tiếp tục việc học của mình ở các giai đoạn học tập tiếp theo. GV vẫn giữ vai trò chủ đạo trong đánh giá kết quả học tập, nhưng SV cũng được tham gia vào quá trình đánh giá. SV có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau dưới sự hướng dẫn của GV, qua đó họ tự đánh giá được khả năng học tập của mình để điều chỉnh hoạt động học tập được tốt hơn. b) Đánh giá là học tập: nhìn nhận đánh giá với tư cách như là một quá trình học tập. SV cần nhận thức được các nhiệm vụ đánh giá cũng chính là công việc học tập của họ. Việc đánh giá cũng được diễn ra thường xuyên, liên tục trong quá trình học tập của SV. Đánh giá là học tập tập trung vào bồi dưỡng khả năng tự đánh giá của SV (với hai hình thức đánh giá cơ bản là tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng) dưới sự hướng dẫn của GV và có kết hợp với sự đánh giá của GV. Qua đó, SV học được cách đánh giá, tự phản hồi với bản thân xem kết quả học tập của mình đến đâu, tốt hay chưa, tốt như thế nào. Ở đây, SV giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đánh giá. Họ tự giám sát hoặc theo dõi quá trình học tập, tự so sánh, đánh giá kết quả học tập của mình theo những tiêu chí do GV cung cấp và sử dụng kết quả đánh giá ấy để điều chỉnh cách học. Kết quả đánh giá này không được ghi vào học bạ mà chỉ có vai trò như một nguồn thông tin để SV tự ý thức khả năng học tập của mình đang ở mức độ nào, từ đó thiết lập mục tiêu học tập cá nhân và lên kế hoạch học tập tiếp theo. c) Đánh giá kết quả học tập: có mục tiêu chủ yếu là đánh giá tổng kết, xếp loại, lên lớp và chứng nhận kết quả. Đánh giá kết quả học tập diễn ra sau khi SV học xong một giai đoạn học tập nhằm xác định xem các mục tiêu dạy học có được thực hiện không và đạt được ở mức nào. GV là trung tâm trong quá trình đánh giá và SV không được tham gia vào các khâu của quá trình đánh giá. * Sự khác biệt nhất giữa đánh giá kiến thức kĩ năng và đánh giá năng lực là: Đánh giá kiến thức, kĩ năng là đánh giá xem xét việc đạt kiến thức kĩ năng của SV theo mục tiêu của chương trình giáo dục, gắn với nội dung được học trong nhà trường và kết quả đánh giá phụ thuộc vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn thành về đơn vị kiến thức, kĩ năng. Còn đánh giá năng lực là đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học vào giải quyết vấn đề trong học tập hoặc trong thực tiễn cuộc sống của SV và kết quả đánh giá người học phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ và bài tập đã hoàn thành theo các mức độ khác nhau

  1. Lựa chọn, thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá
  2. Câu hỏi, bài tập, bảng kiểm, hồ sơ, phiếu đánh giá theo tiêu chí
  3. Thực hiện kiểm tra, đánh giá
  4. Thực hiện theo các yêu cầu, kĩ thuật đối với các phương pháp, công cụ đã lựa chọn, thiết kế nhằm đạt mục tiêu kiểm tra, đánh giá, phù hợp với từng loại hình đánh giá: GV đánh giá, SV tự đánh giá, các lực lượng khác tham gia đánh giá.
  5. Xử lí, phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá
  6. Phương pháp định tính/ định lượng
  7. Sử dụng các phần mềm xử lí thống kê
  8. Giải thích kết quả và phản hồi kết quả đánh giá
  9. Giải thích kết quả, đưa ra những nhận định về sự phát triển của SV về phẩm chất, năng lực so với mục tiêu và yêu cầu cần đạt.
  10. Lựa chọn cách phản hồi kết quả đánh giá: Bằng điểm số, nhận xét, mô tả phẩm chất, năng lực đạt được
  11. Sử dụng kết quả đánh giá trong phát triển phẩm chất, năng lực SV
  12. Trên cơ sở kết quả thu được, sử dụng để điều chỉnh hoạt động dạy học, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực SV; thúc đẩy SV tiến bộ.
  13. Thiết kế một kế hoạch đánh giá người học Như vậy, đối với mỗi học sinh, quá trình kiểm tra đánh giá có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập phát triển không ngừng. Qua kết quả kiểm tra, học sinh tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân để có phương pháp tự mình ôn tập, củng cố, bổ sung nhằm hoàn thiện học vấn bằng phương pháp tự học với hệ thông thao tác, tu duy của chính mình. Vì vậy, kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng, vận dụng là một khâu quan trọng không thể tách rời trong hoạt động dạy học. Đánh giá người học là quá trình thu thập, xử lý thông tin các hoạt động như quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của người học. Bên cạnh đó đánh giá còn bao gồm tư vấn, hướng dẫn, động viên người học và sự diễn giải các thông tin về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành phẩm chất năng lực của người học.

Một ví dụ cho hoạt động đánh giá sinh viên tôi có thể đưa ra đối với bộ môn mà mình quan tâm đó chính là phương pháp đánh giá mà tôi cảm thấy rất tâm đắc và cũng rất có hiệu quả trong quá trình học đại học với bộ môn Sức bền vật liệu mà thầy giáo đã áp dụng trong lớp. Đầu tiên đối với quá trình kiểm tra lại kiến thức đã học của buổi hôm trước hoặc của chương trước đó nếu như đã kết thúc phần kiến thức của chương ta sẽ có một vài bài tập tổng hợp để giành cho các sinh viên lên làm. Đối với quá trình kiểm tra lại kiến thức này, giảng viên sẽ chia lớp ra thành nhiều nhóm nhỏ và ví dụ điển hình trong trường hợp này là mỗi bàn hai người một nhóm để có thể cũng nhau thảo luận, ôn lại các kiến thức cũ, nhắc cho nhau nhớ và đưa ra hướng giải quyết bài tập cùng nhau. Sau đó, đại diện của các nhóm nhỏ này sẽ được mời lên để giải bài tập, ở bước này ta có thể đánh giá được tổng thể lượng kiến thức mà cả hai người cùng ghi nhớ và khả năng giải quyết cũng như xử lý các vấn đề đã học. Sau khi các bài tập đã được đại diện của các nhóm nhỏ hoàn thành rồi thì đến bước nhận xét về khả năng giải bài của học viên, đầu tiên giảng viên sẽ chưa đưa ra một đáp án hay nhận xét tổng quan nào trước cả mà sẽ tiếp tục mời đại diện của các nhóm nhỏ khác để nhận xét bài làm của các nhóm đã thực hiện bài giải trên bảng, từ đó có thể nắm bắt thêm được khả năng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức của một số học viên khác ở dưới mà chưa có cơ hội chứng minh khả năng của mình. Thêm vào đó, học viên có thể tự đánh giá bài của các sinh viên khác cũng làm cho tính chủ động của các lớp học được để cao hơn và sau đó giảng viên sẽ là người đứng ra tổng hợp ý kiến, nhận xét bài làm đối với những chỗ còn thiếu sót, đánh giá và cho điểm đối với những cá nhân có đóng góp trong giờ kiểm tra lại kiến thức cũ này. Đối với quá trình này, phương pháp được đặt ra ở đây là kiểm tra viết đối với những kiến thức đã được học qua với công cụ là bảng đen. Trong quá trình có thể thấy rằng, giáo viên chỉ là cầu nối và là người đưa ra vấn đề, còn giải quyết vấn đề, tìm ra lỗi sai, nhận xét và sửa đổi đều do học viên là người thực hiện làm cho quá trình mở đầu buổi học trở nên sôi động hơn giành cho các sinh viên. Thêm vào đó, giảng viên có thể đạt được mục đích là kiểm tra lại kiến thức của nhiều nhất học viên có thể để có thể đánh giá được thông số trung bình các học viên đã ghi nhớ được những lượng kiến hức như thế nào và nếu còn thiếu một số kiến thức quan trọng nào đó thì giảng viên có thể là người nhắc lại hoặc ôn lại cho sinh viên. Tiếp theo đến với quá trình tiếp thu kiến thức của bài mới, lấy ví dụ điển hình của nội dung một bài học mà tôi rất ưu thích đó là bài học về “Thanh chịu kéo (nén) đúng tâm”. Thường trong các bài học của bộ môn Sức bền vật liệu thì sẽ được chia ra làm ba phần: lý thuyết, công thức và bài tập. Đối với phần lý

vận dụng vào để làm gì, phục vụ cho mục đích gì ở ngoài đời sống mà chúng ta vẫn thường gặp mà có thể chúng ta chưa nhận ra. Đối với việc giải bài tập, sinh viên sẽ lại được chia thành các nhóm nhỏ với hai người cùng bàn thành một nhóm để có thể giải quyết các bài tập trong sách giáo khoa mà giảng viên đã giới hạn cho sinh viên. Và sau 15 – 20 phút thảo luận thì sinh viên nào có nhu cầu cải thiện điểm số, kiếm thêm các điểm cộng để có thể nâng cao kết quả cho các bài thi lớn thì sẽ được giảng viên cho phép lên giải bài tập. Sau đó, khi đã hoàn thành các bài tập, việc nhận xét đầu tiên sẽ giành cho các sinh viên còn lại bên dưới, nếu như có lỗi sai sinh viên nhận xét được quyền sửa lại lỗi sai đó và có thêm điểm cộng cho mình còn sinh viên đã làm sai trên bảng thì chưa được nhận điểm hoặc vẫn được nhận theo mức độ sai nhiều hay ít của bài làm. Cuối cùng, tổng kết lại vấn đề vẫn là ở giảng viên, giảng viên sẽ là người đưa ra bước nhận xét cuối cùng làm cho bài giải được trở nên trọn vẹn hơn, không những thế giảng viên có thể đưa ra các phương pháp giải theo hướng khác mà vẫn đảm bảo được tính đúng đắn của bài làm hoặc để chắc chắn hơn giảng viên có thể đưa ra các bài giải mẫu cho các học viên để học viên có thể nhìn vào cách giải mà hình thành nên cách giải cho mình, còn nếu không đối với những bài toán khó thì việc phải học thuộc là không thể tránh khỏi. Đối với quá trình đánh giá cuối buổi học này bằng phương pháp kiểm tra viết giảng viên có thể kiểm tra được lượng kiến thức mà mình đã truyền đạt đến cho học viên là bao nhiêu từ đó sẽ bù đắp lại những phần còn thiếu, nhấn mạnh những chỗ quan trọng và khoanh vùng chúng lại để cho sinh viên có khả năng tập trung vào một lượng kiến thức chuyên sâu được tốt hơn. Đối với sinh viên thì quá trình thảo luận nhóm để giải bài tập cũng giúp cho các cá nhân có thể bổ sung lượng kiến thức còn thiếu sót cho nhau, cùng nhau giải bài còn giúp cải thiện điểm số của các cá nhân trong nhóm, giúp cải thiện khả năng phấn đấu và mối quan hệ trong mỗi nhóm với nhau. Cuối cùng phần kết luận của bài học giảng viên sẽ là người khoanh vùng kiến thức cho sinh viên, cho các sinh viên của mình biết rằng phần nào có tính áp dụng cao, phần nào có thể sẽ xuất hiện trong các bài thi để tránh các học viên học lan man kiến thức đơn cử như đối với bài học về “Thanh chịu kéo (nén) đúng tâm” các sinh viên sẽ có những phần cần phải lưu tâm như: vẽ và giải thích được ý nghĩa của các biểu đồ nội lực trong bài toán thanh bằng phương pháp mặt cắt biến thiên và phương pháp vẽ nhanh, tính được ứng suất tại một điểm trên mặt cắt ngang của thanh chịu nén đúng tâm, trình bày được cách tính chuyển vị, tính được môđun đàn hồi và ứng suất nguy hiểm trên mặt cắt.

Vậy tổng hợp lại ta có thể thấy rằng hoạt động kiểm tra, đánh giá có vị trí là đầu tàu kéo cả quy trình đào tạo đi lên tạo ra đổi mới về chất lượng trong đào tạo. Kiểm tra, đánh giá cung cấp các thông tin về kết quả học tập của học viên, là hoạt động không thể thiếu nhằm xác định hiệu quả của việc thực hiện mục tiêu dạy học, từ đó định hướng và thúc đẩy giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, thúc đẩy học sinh đổi mới phương pháp học tập nhằm nâng cao chất lượng thực hiện mục tiêu giáo dục. Hoạt động đánh giá còn là để phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc và xác định nguyên nhân để đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, hiệu quả giáo dục.