Khẩu vị rủi ro tiếng Anh là gì

Hầu hết mọi người làm về quản lý rủi ro, kiểm toán nội bộ đều được tiếp cận đến các thuật ngữ liên quan đến rủi ro, tuy nhiên một trong những thuật ngữ về rủi ro rất quan trọng nhưng lại ít người hiểu rõ về nó, đó là khẩu vị rủi ro thuật ngữ tiếng anh là Risk Appetite

Vậy khẩu vị rủi ro là gì, tầm quan trọng của nó như thế nào trong bức tranh tổng thể quản lý rủi ro của doanh nghiệp. Hôm nay mình sẽ chia sẻ đôi nét về khẩu vị rủi ro nhé.

Định nghĩa khẩu vị rủi ro

Trước tiên, theo định nghĩa của Hội kiểm toán nội bộ [The IIA], khẩu vị rủi ro được định nghĩa như sau:

The level of risk that an organization is willing to accept

[Theo IPPF của IIA]

Định nghĩa trên có ý nghĩa là: Cấp độ rủi ro một tổ chức sẵn sàng để chấp nhận

Thêm nữa, chương trình CRMA cũng định nghĩa lại Risk appetite như sau:

Preparedness [or desire] to accept risk across a class or category of risk

Nguồn CRMA

Còn theo COSO, khẩu vị rủi ro là:

The amount of risk, on a broad level, an entity is willing to accept in pursuit of value. It reflects the entitys risk management philosophy, and in turn influences the entitys culture and operating style. Risk appetite guides resource allocation. Risk appetite [assists the organization] in aligning the organization, people, and processes in [designing the] infrastructure necessary to effectively respond to and monitor risks.

Định nghĩa trên có ý nghĩa là: Độ lớn của rủi ro, ở một cấp độ lớn [tổng quan, bao hàm], một thực thể sẵn sàng chấp nhận trong việc theo đuổi giá trị. Nó phản ánh triết lý quản lý rủi ro của thực thể, và làm ảnh hưởng trở lại văn hóa cũng như phong cách vận hành của thực thểKhẩu vị rủi ro hướng dẫn phân bổ nguồn lựcKhẩu vị rủi ro [hỗ trợ tổ chức] trong sự gắn kết tổ chức, con người, và quy trình ở trong [thiết kế] hạ tầng cần thiết để phản hồi và giám sát rủi ro một cách hiệu quả

Understanding and Communicating Risk Appetite, © 2012 Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission [COSO]. All rights reserved. Used with permission.

Từ các định nghĩa trên, tổng hợp lại các đặc điểm quan trọng nhất của khẩu vị rủi ro:

  • Là mức độ chấp nhận rủi ro ở cấp độ lớn, theo loại rủi ro [ví dụ rủi ro pháp lý, rủi ro chất lượng, rủi ro tài chính,]
  • Được đặt ra trong quá trình thiết lập mục tiêu cấp chiến lược của tổ chức
  • Khẩu vị ảnh hưởng lên toàn bộ hoạt động quản lý rủi ro của tổ chức, định hướng cho xác định mức độ chấp nhận rủi ro cấp thấp hơn
  • Giúp xác định cấu trúc hoạt động, phân bổ nguồn lực của tổ chức

Để hiểu rõ hơn về khẩu vị rủi ro, mình cùng nhau xem xét các ví dụ sau. Nhưng trước khi xem xét khẩu vị rủi ro của 1 doanh nghiệp, mình xem qua 1 ví dụ gần gũi trong cuộc sống trước nhé:

Mình là một người thích ăn đồ hơi nhạt một chút so với bình thường, do đó khi đi ăn hàng mình thường dặn nhân viên order làm đồ ăn nhạt một chút: món kho, món canh,Khi đó, khẩu vị nhạt là thứ mà mình thích, và định hướng cho cách chọn lựa và yêu cầu đồ ăn của mình.

Rồi, giờ mình đến ví dụ liên quan đến khẩu vị rủi ro của một số công ty

Ví dụ của khẩu vị rủi ro

Các công ty thường có tuyên bố về khẩu vị rủi ro, dù ở dạng viết được ban hành chính thống hay dạng nói. Tuyên bố này là một tài liệu được HĐQT của một công ty lập, chỉ rõ về khẩu vị [quan điểm] rủi ro trong việc theo đuổi mục tiêu của công ty. Một số công ty chỉ tuyên bố ngắn gọn chung chung, nhưng một số công ty khác lại mô tả rõ hơn về khẩu vị này. Dưới đây là 3 ví dụ về tuyên bố khẩu vị rủi ro:

  1. Một công ty hoạt động trong lĩnh vực y tế

Mục tiêu của công như sau: [1] chất lượng của dịch vụ y tế đối với khách hàng, [2] thu hút và giữ lại các bác sĩ và người nghiên cứu có chất lượng cao, và [3] duy trì một cấp độ bền vững của lợi nhuận để cung cấp vốn sẵn có khi cần thiết và để tài trợ cho các hoạt động thông thường.

Báo cáo khẩu vị rủi ro cáo đó bắt đầu như sau:

Công ty hoạt động trong một vùng rủi ro tổng thể thấp. Khẩu vị rủi ro của công ty liên quan tới mục tiêu an toàn và tuân thủ là thấp nhất, bao gồm sức khỏe và an toàn của toàn bộ nhân viên, với một khẩu vị rủi ro cao hơn [trong một cách có thể quản lý] hướng về mục tiêu kinh doanh như chiến lược, báo cáo và hoạt động. Điều này có nghĩa rằng đạt được nghĩa vụ tuân thủ pháp luật và các quy định khác sẽ luôn là ưu tiên hơn các mục tiêu kinh doanh khác.

-> Ở ví dụ này có thể thấy, khẩu vị rủi ro liên quan đến tuân thủ của công ty này là rất thấp. Có nghĩa là họ dường như không chấp nhận việc vi phạm quy định của pháp luật về y tế. Từ khẩu vị rủi ro này, ban giám đốc xây dựng các cơ chế, quy trình, chính sách để quản lý rủi ro phù hợp. Ví dụ như rà soát lại quy định hiện hành của công ty trong việc tuân thủ quy định của pháp luật, thiết lập ban thanh tra và ban hành quy chế kỷ luật cho sự vi phạm,

b. Một công ty khác hoạt động trong lĩnh vực giáo dục

Mục tiêu chính của công ty là liên tục là một địa điểm giáo dục với chất lượng giảng dạy cao thể hiện ở mức độ hài lòng của học viên và tỷ lệ học viên vượt qua các kỳ thi là cao nhất, ngoài ra thu hút được nhiều học viên và là một nơi mong muốn làm việc của những giảng viên hàng đầu.

Báo cáo khẩu vị rủi ro của công ty thừa nhận rằng rủi ro hiện diện trong hầu hết các hoạt động của nó. Câu hỏi quan trọng trong việc thiết lập khẩu vị rủi ro là: Làm thế nào công ty chấp nhận rủi ro liên quan tới mỗi hoạt động? Và 1 phần bản draft tuyên bố khẩu vị rủi ro cụ thể theo từng mảng như thế này:

Chất lượng giảng dạy là ưu tiên hàng đầu, công ty có khẩu vị rất thấp cho những rủi ro ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy

Đối với hoạt động vận hành thông thường, công ty có khẩu vị rủi ro ở mức cao hơn khẩu vị rủi ro liên quan đến chất lượng giảng dạy, tuy nhiên rủi ro vẫn phải nằm trong tầm quản lý

-> Ở ví dụ này có thể thấy, khẩu vị rủi ro mà HĐQT đưa ra liên quan chất lượng giảng dạy là rất thấp. Điều đó có nghĩa là ban giám đốc công ty phải thiết lập các chính sách với sự đảm bảo rằng chất lượng giảng dạy luôn ở mức cao như: thiết kế các chương trình đào tạo phù hợp, update thay đổi, tiêu chuẩn giảng viên luôn ở mức cao,

c. Một ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam

Nội dungKRINgưỡng chấp nhận
Thu nhậpROE12% Tối thiểu 7,44% trong trường hợp xảy ra khủng hoảng
VốnCAR9%
Rủi ro thanh khoảnTỷ lệ dự dữ thanh khoảnTối thiểu 10%
Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngàyTối thiểu 50% đối với VND và 10% đối với ngoại tệ
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạnTối đa 60%
Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửiTối đa 90%
Rủi ro hoạt độngKhông chấp nhận bất kỳ nghiệp vụ nào có kết quả điểm số rủi ro thuần trong quy trình RCSA rơi vào mức độ rủi ro cao
Rủi ro uy tínKhông chấp nhận bất kỳ hoạt động nào có thể gây nguy hại đến uy tín của Ngân hàng
Rủi ro tuân thủKhông chấp nhận vi phạm tuân thủ quy định của cơ quan quản lý
Mức định hạng tín nhiệmMục tiêu có ít nhất một loại định hạng tín nhiệm không thấp hơn mức định hạng quốc gia quá 1 bậc

[Nguồn: Tuyên bố khẩu vị rủi ro của ngân hàng BIDV năm 2016]

-> Ở ví dụ này có thể thấy, ngoài rủi ro tài chính có thể định lượng, các rủi ro còn lại sẽ được tuyên bố chung, làm cơ sở định hướng cho toàn bộ hoạt động của ngân hàng trong việc theo đuổi mục tiêu chiến lược.

Đọc đến đây, các bạn cũng cơ bản hiểu được khẩu vị rủi ro kiểu như thế nào rồi phải không?

Tầm quan trọng của khẩu vị rủi ro

Vậy nếu một doanh nghiệp không xác định được khẩu vị rủi ro của mình, thì nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến doanh nghiệp đó? Một số ảnh hưởng bao gồm:

  • HĐQT không biết mình sẽ chấp nhận mức đội rủi ro nào khi theo đuổi mục tiêu chiến lược, do đó gây khó khăn trong hoạt động phê duyệt chiến lược, giám sát vận hành đối với ban giám đốc
  • Không có khẩu vị rủi ro, ban giám đốc sẽ không biết tập trung nguồn lực vào khu vực nào quan trọng để quản lý rủi ro nhằm đạt được mục tiêu chiến lược mà HĐQT đề ra, do đó hiệu quả sử dụng nguồn lực không cao, dẫn đến có thể khu vực rủi ro cao lại không được quản lý phù hợp và kết quả là mục tiêu không đạt được
  • Bộ phận quản lý rủi ro, kiểm toán nội bộ sẽ không có căn cứ so sánh để đưa ra đảm bảo rằng bức tranh rủi ro trong doanh nghiệp đã được quản lý trong giới hạn khẩu vị của HĐQT cho phép chưa?

Khẩu vị rủi ro là quan trọng và phải được truyền thông khắp doanh nghiệp, để nhân viên tất cả các cấp có thể hiểu được. Như ở ví dụ công ty hoạt động trong lĩnh vực y tế kể trên, nếu khẩu vị rủi ro không được truyền thông, nhân viên sẽ không hiểu được tại sao ban giám đốc lại ban hành chính sách kỷ luật rất nặng đối với việc vi phạm pháp luật trong hoạt động, và khi không hiểu được tại sao, họ có xu hướng phản ứng nhiều hơn là tuân thủ.

Cuối cùng, các bạn có những thảo luận thêm về khẩu vị rủi ro không, nếu có hãy bình luận thêm ở dưới nhé!!!

CIACOSOCRMAkhẩu vị rủi roKiểm toán nội bộQuản trị rủi rorủi ro

Video liên quan

Chủ Đề