Khi 2 sổ đỏ bị chồng đất lên nhau thì cách giải quyết như thế nào

.

Cập nhật lúc: 22:46, 03/06/2020 [GMT+7]

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [QSDĐ] chồng lấn giữa các hộ sử dụng đất liền kề vẫn còn xảy ra, phát sinh nhiều vấn đề pháp lý dẫn tới các vụ tranh chấp kéo dài.

Một khu đất ở xã Phú Ngọc [H.Định Quán] bị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng lấn. Ảnh: Đ.Phú

Theo luật gia Lê Văn Nhân [Hội Luật gia tỉnh], nguyên nhân dẫn đến tình trạng cấp giấy chứng nhận QSDĐ chồng lấn là do cơ quan có thẩm quyền còn sai sót trong việc đo đạc, ký giáp ranh, xác định diện tích thực tế của từng hộ...

* Tranh chấp phát sinh khi bị cấp đất chồng lấn

Gần 10 năm qua, giữa ông N.V.D. và ông P.H.T. [cùng ngụ KP.4, P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa] xảy ra tranh chấp 7 ngàn m2 đất [phần giáp ranh giữa 2 gia đình, cũng là phần đất giáp ranh giữa TP.Biên Hòa và H.Vĩnh Cửu]. Nguyên nhân, phần diện tích đất này được UBND TP.Biên Hòa và H.Vĩnh Cửu cấp cho ông D. và ông T. trên 2 giấy chứng nhận QSDĐ khác nhau. Qua nhiều lần khiếu nại, khởi kiện để điều chỉnh lại diện tích, đến nay vụ việc tranh chấp giữa 2 gia đình vẫn chưa được giải quyết xong.

Luật sư Lưu Hồng Khanh, Đoàn Luật sư tỉnh cho hay, về nguyên tắc nguồn gốc đất chồng lấn trên giấy chứng nhận QSDĐ được người nào chứng minh đã sử dụng hợp pháp, ổn định, lâu dài thì thuộc quyền sử dụng của người đó. Việc cơ quan có thẩm quyền cấp nhầm, chồng lấn, sai sót thì người dân có quyền yêu cầu đính chính, thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp hoặc yêu cầu tòa án giải quyết. Bởi vì, đất không thể tự nhiên “nở” ra thêm, tổng diện tích đất của từng gia đình theo giấy chứng nhận QSDĐ cộng lại phải bằng tổng diện tích khu đất mà thực tế các bên đang sử dụng, được cấp QSDĐ.

“Trường hợp 2 thửa đất đều có giấy chứng nhận QSDĐ nhưng có một phần đất bị chồng lấn, trước tiên cần tiến hành thủ tục đo đạc lại toàn bộ các thửa đất. Sau khi đo đạc hiện trạng hai thửa đất thì tiến hành đối chiếu với bản đồ qua các thời kỳ và giấy chứng nhận QSDĐ” - luật sư Khanh hướng dẫn.

Hay như trường hợp giữa bà N.T.Th. và ông V.D. [ngụ  xã Phú Ngọc, H.Định Quán] tranh chấp nhau phần đất trên 980m2 do được cấp giấy chứng nhận QSDĐ chồng lấn nhau. Dù vụ việc đã được TAND H.Định Quán thụ lý, giải quyết phần diện tích chồng lấn này thuộc quyền sử dụng của bà Th. nhưng ông V.D. không đồng thuận và tiếp tục kháng cáo. Bà Th. thắc mắc, cơ quan nào có thẩm quyền điều chỉnh, cấp lại giấy chứng nhận QSDĐ cho bà sau khi tòa án các cấp xét xử giao lại phần diện tích được cấp chồng lấn cho bà sử dụng.

Luật gia Lê Văn Nhân cho biết, theo quy định của pháp luật về đất đai thì cơ quan nào cấp sai, cấp nhầm diện tích đất trong giấy chứng nhận QSDĐ của người dân thì cơ quan đó có quyền thu hồi lại giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp sai đó.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ có trách nhiệm đính chính giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây: có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp giấy chứng nhận của người đó; có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.

* Cũng lắm phiền phức

Việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ chồng lấn giữa các bên dẫn đến nhiều phiền phức. Ngay cả khi tòa đã xét xử giao phần diện tích đất bị cấp chồng lấn cho người dân thì người dân cũng phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính khác mới làm được giấy chứng nhận QSDĐ mới. Cụ thể như: thủ tục đính chính, thủ tục tách hoặc hợp thửa.

Về thủ tục đính chính, luật sư Lưu Hồng Khanh hướng dẫn, đôi bên nộp bản gốc giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp trước đó cho văn phòng đăng ký đất đai để đính chính. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào giấy chứng nhận QSDĐ; chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai...

“Về thủ tục tách hoặc hợp thửa, người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa. Khi tiếp nhận hồ sơ văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện rất nhiều thủ tục như: đo đạc địa chính để chia tách thửa đất. Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa. Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai...” - luật sư Khanh nói.

Theo luật sư Lưu Hồng Khanh, Đoàn Luật sư tỉnh, để hạn chế tình trạng cấp giấy chứng nhận QSDĐ chồng lấn, cơ quan có thẩm quyền khi đo đạc, tiến hành các thủ tục cấp QSDĐ cho dân cần phải chính xác, đúng quy trình, nhất là việc ký giáp ranh giữa các hộ liền kề trong quá trình cắm mốc, đo đạc. Bên cạnh đó, cần xem đến trách nhiệm của cơ quan, người thực thi trách nhiệm cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho dân để xảy ra sai sót, chồng lấn diện tích phải đính chính, làm lại thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ.

Đoàn Phú

Skip to content

Hướng giải quyết khi mua phải đất bị chồng lấn là thắc mắc rất nhiều của người sử dụng đất hiện nay. Pháp luật quy định như thế nào về việc mua phải đất chồng lấn? Khi mua đất phải đất chồng lấn thì giải quyết ra sao? Trong bài viết này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây để hiểu về vấn đề này.

Hướng giải quyết khi mua phải đất trồng lấn

>>> Xem thêm: Đất có sổ đỏ bị tranh chấp giải quyết như thế nào?

Yêu cầu Điều chỉnh diện tích chồng lấn trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 106 Luật đất đai [LĐĐ] 2013: Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:

  • Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;
  • Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót; đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. >>> Xem thêm: Hướng dẫn chuẩn bị tài liệu, chứng cứ khởi kiện tranh chấp đất.

Hòa giải cơ sở tranh chấp đất đai

Thẩm quyền hòa giải

Việc hòa giải tranh chấp đất đai, Điều 202 LĐĐ 2013 quy định:

  • Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã [UBND cấp xã] nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
  • Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
  • Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.
  • Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường [Phòng TNMT] đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng TNMT, Sở TNMT trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trình tự thủ tục hòa giải tại cơ sở

Căn cứ Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai như sau: 1. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  • Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
  • Thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải.
  • Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt.
  • Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

2. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP 3. Biên bản hòa giải phải có chữ ký của chủ tịch hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại ủy ban nhân dân cấp xã.

Yêu cầu tách thửa với diện tích đất chồng lấn

Khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết trong trường hợp các bên không thoả thuận được diện tích đất chồng lấn

Quy trình khởi kiện gồm các bước sau:

  1. Người khởi kiện nộp bộ hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền [căn cứ vào Điều 35, 37, 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015].

Hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện có nội dung đáp ứng quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015], mẫu đơn khởi kiện được quy định theo Mẫu số 23-DS [Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao]
  • Các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện [bản sao y CMND/CCCD, của người khởi kiện];
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Trình tự, thủ tục

  1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện;
  2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho anh biết để anh đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
  1. Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  2. Tòa án tiến hành thụ lý vụ án và ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm
  3. Xét xử phúc thẩm [nếu có].
Dịch vụ luật sư giải quyết khi mua phải đất chồng lấn

Dịch vụ luật sư giải quyết khi mua phải đất chồng lấn

Trong trường hợp mua đất bị chồng lấn, Luật sư có thể hỗ trợ các vấn đề sau:

    • Tư vấn các hướng giải quyết thủ tục tối ưu, đảm bảo quyền lợi tốt nhất các quy định liên quan đến các trình tự, thủ tục giải quyết vấn đề mua đất bị chồng lấn.
  • Soạn thảo đơn từ, chuẩn bị hồ sơ nhằm giải quyết nhu cầu thiết thực cho khách hàng. Đơn từ ở đây có thể là đơn khiếu nại, đơn tố cáo cơ quan cấp có thẩm quyền trong quản lý hành chính về đất đai,
  • Soạn thảo đơn khởi kiện liên quan đến tranh chấp đất chồng lấn,… và các đơn từ khác xuyên suốt quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Nhận ủy quyền trực tiếp thực hiện yêu cầu của khách hàng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng cũng như trực tiếp làm việc với các cơ quan có thẩm quyền.
  • Làm việc với cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng.
  • Đảm bảo triệt tiêu những rủi ro pháp lý có thể gặp phải. Với sự dày dạn kinh nghiệm của đội ngũ luật sư của công ty, Luật sư có thể lường trước được những rủi ro pháp lý và đưa ra hướng giải quyết kịp thời và hiệu quả nhất.

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến hướng giải quyết khi mua phải đất chồng lấn. Nếu bạn đọc có nhu cầu TƯ VẤN ĐẤT ĐAI gửi hồ sơ tài liệu hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI. Xin cảm ơn./.

  • Gọi ngay
  • Đặt câu hỏi
  • Báo giá
  • Đặt lịch hẹn

Video liên quan

Chủ Đề