Khí cho natri vào nước thu được dung dịch chứa chất tan là

Trang chủ » Hóa Học lớp 8 » Dung dịch – Dung môi – Chất tan – Dung dịch bão hòa và chưa bão hòa

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta hay nghe nhắc đến khái niệm dung dịch. Khi hòa tan muối hay đường vào nước, ta được các dung dịch muối, đường. Vậy dung dịch là gì? Dung môi và chất tan là gì? Thế nào là dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

Dung dịch – Dung môi – Chất tan

1. Định nghĩa

– Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan.

– Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

– Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.

2. Ví dụ

– Đường tan trong nước tạo thành nước đường.

  • Dung dịch: nước đường
  • Dung môi: nước
  • Chất tan: đường

Dung dịch chưa bão hòa – Dung dịch bão hòa

1. Định nghĩa

Ở một nhiệt độ xác định:

– Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

– Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

2. Ví dụ

– Cho đường vào nước. Lúc đầu đường tan hoàn toàn, ta được dung dịch chưa bão hòa. Tiếp tục cho thêm đường vào nước đến khi đường không tan nữa. Khi đó ta được dung dịch bão hòa [không thể hòa tan thêm đường nữa].

Cách làm tăng quá trình hòa tan chất rắn

Muốn quá trình hòa tan chất rắn diễn ra nhanh hơn, ta có thể thực hiện một trong những cách sau [hoặc áp dụng đồng thời]:

– Khuấy dung dịch: tăng sự tiếp xúc giữa chất rắn và các phân tử nước.

– Đun nóng dung dịch: các phân tử nước chuyển động càng nhanh, tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước và chất tan.

– Nghiền nhỏ chất tan: làm tăng diện tích tiếp xúc giữa chất tan và các phân tử nước.

Bài tập về dung dịch, dung môi, chất tan, dung dịch bão hòa và chưa bão hòa

Câu 1. Thế nào là dung dịch, dung dịch chưa bão hòa và dung dịch bão hòa? Lấy ví dụ minh họa.

Đáp án:

– Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan. Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch. Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.

– Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

– Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

– Ví dụ:

Hòa tan muối ăn trong nước ta được dung dịch muối. Khi đó, dung môi là nước, chất tan là muối ăn.

Cho muối ăn vào nước. Lúc đầu muối ăn tan hoàn toàn, ta được dung dịch chưa bão hòa. Tiếp tục cho thêm muối ăn vào nước đến khi nó không tan nữa. Khi đó ta được dung dịch bão hòa.

Câu 2. Hãy mô tả những thí nghiệm chứng minh rằng muốn chất rắn hòa tan nhanh trong nước, ta có thể chọn những biện pháp sau: nghiền nhỏ chất rắn, đun nóng, khuấy dung dịch?

Đáp án:

Thí nghiệm nghiền nhỏ chất rắn: Cho muối ăn chưa nghiền và đã nghiền nhỏ vào 2 cốc chứa một lượng nước như nhau. Ta thấy cốc nước chứa muối nghiền nhỏ thì muối sẽ tan nhanh hơn.

Thí nghiệm đun nóng: cho muối ăn vào 2 cốc thủy tinh chứa sẵn một lượng nước như nhau, một cốc đem đun nóng. Quan sát ta thấy, cốc được đun nóng muối sẽ tan nhanh hơn cốc còn lại.

Thí nghiệm khuấy dung dịch: cho muối ăn vào 2 cốc thủy tinh chứa sẵn một lượng nước như nhau, một cốc dùng muỗng khuấy. Quan sát ta thấy, cốc được khuấy muối sẽ tan nhanh hơn cốc còn lại.

Câu 3. Hãy mô tả cách tiến hành những thí nghiệm sau:

a] Chuyển dung dịch NaCl bão hòa thành dung dịch chưa bão hòa [ở t° phòng].

b] Chuyển dung dịch NaCl chưa bão hòa thành dung dịch bão hòa [ở t° phòng].

Đáp án:

a] Cho từ từ nước vào cốc chứa dung dịch NaCl bão hòa, khuấy nhẹ cho đến khi chắn rắn NaCl tan hoàn toàn, ta được dung dịch chưa bão hòa.

b] Thêm chất rắn NaCl vào dung dịch, khuấy nhẹ cho đến khi không thể hòa tan thêm NaCl nữa, ta được dung dịch bão hòa.

Câu 4. Cho biết ở t° phòng TN khoảng 20 °C, 10 g nước có thể hòa tan tối đa 20 g đường hoặc 3,6 g muối ăn.

a] Em hãy dẫn ra ví dụ về khối lượng đường, muối ăn để tạo ra những dung dịch chưa bão hòa với 10 g nước.

b] Em có nhận xét gì khi khuấy 25 gam đường vào 10 g nước hoặc 3,5 g muối ăn vào 10 g nước [ở t° phòng TN].

Đáp án:

a] Để có nhứng dung dịch đường, dung dịch muối ăn chưa bão hòa ta cần:

Hòa tan < 20 g đường trong 10 gam nước [Ví dụ: 19 g, 15 g, …]

Hòa tan < 3,6 g muối ăn trong 10 gam nước [Ví dụ: 3,5 g, 3,2 g, …]

b] Nhận xét:

Khi cho 25 g đường vào 10 g nước: đường sẽ không tan hết vì 10 g nước chỉ hòa tan tối đa 20 g đường. Dung dịch đường lúc này là dung dịch bão hòa.

Khi cho 3,5 g muối ăn vào 10 g nước: muối ăn tan hoàn toàn vì 10 g nước hòa tan tối đa 3,6 g muối ăn. Dung dịch muối lúc này là dung dịch chưa bão hòa.

Câu 5. Trộn 1 ml rượu etylic [cồn] với 10 ml nước cất. Câu nào đúng:

A. Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước

B. Chất tan là rượu nước, dung môi là rượu etylic

C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc dung môi

D. Cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi

Đáp án: D

Câu 6. Chọn câu trả lời đúng cho phát biểu:

Dung dịch là hỗn hợp:

A. Của chất rắn trong chất lỏng

B. Của chất khí trong chất lỏng

C. Đồng nhất của chất rắn và dung môi

D. Đồng nhất của dung môi và chất tan

Đáp án: D

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

hòa tan hết 1 lượng natri oxit vào nước , thu được dd X. Vậy dd có chất tan là

a]NaOH b]H2O c]Na[OH]2 d]Na2OH

cho các oxit sau : SO3, P2O5, CaO,Fe2O3,Na2O. có bao nhiêu oxit tác dụng với nước:

a]2 b]3 c]4 d]5

Các câu hỏi tương tự

Khoanh tròn vão chữ A hoặc B, C, D trước phương án chọn đúng.

Câu 1: Cho những oxit sau: SO2, K2O, CaO, N2O5, P2O5, BaO. Dãy gồm những oxit tác dụng với H2O, tạo ra bazơ là:

A. SO2, CaO, K2O

B. K2O, N2O5, P2O5

C. CaO, K2O, BaO

D. K2O, SO2, P2O5

Câu 2: Những oxit sau: CaO, SO2, Fe2O3, Na2O, CO2, P2O5. Dãy gồm nhưungx oxit tác dụng với nước tạo ra axit là:

A. CaO, SO2, Fe2O3

B. SO2, Na2O, CaO

C. SO2, CO2, P2O5

D. CO2, Fe2O3, P2O5

Câu 3: Cho các bazơ sau: LiOH, NaOH, KOH, Ca[OH]2, Mg[OH]2, Al[OH]3, Fe[OH]3. Dãy bazơ tan trong nước tạo thành dung dịch kiềm là:

A. Ca[OH]2, LiOH, Cu[OH]2, Mg[OH]2

B. Ca[OH]2, KOH, LiOH, NaOH

C. KOH, LiOH, NaOH, Al[OH]3

D. Al[OH]3, NaOH, Mg[OH]2, KOH

Câu 4: Có những chất rắn sau: FeO, P2O5, Ba[OH]2, NaNO3. Thuốc thử được chọn để phân biệt các chất trên là:

A. H2SO4, giấy quỳ tím.

B. H2O, giấy quỳ tím.

C. dung dịch NaOH, giấy quỳ tím.

D. dung dịch HCl, giấy quỳ tím.

Câu 5: Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:

A. số gam chất tan tan trong 100 gam nước.

B. số gam chất tan tan trong 100 gam dung môi.

C. số gam chất tan tan trong 1 lít nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

D. số gam chất tan tan được trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

Câu 6: Dãy hợp chất gồm các chất thuộc loại muối là:

A. Na2O, CuSO4, KOH

B. CaCO3, MgO, Al2[SO4]3

C. CaCO3, CaCl2, FeSO4

D. H2SO4, CuSO4, Ca[OH]2

II. TỰ LUẬN

Câu 7: Viết phương trình hóa học biểu diễn dãy biến hóa sau:

a] S → SO2 → H2SO3

b] Ca → CaO → Ca[OH]2

Câu 8: Ở 20ºC, hòa tan 60 gam KNO3 vào 190 gam H2O thì thu được dung dịch bão hòa. Hãy tính độ tan của KNO3, ở nhiệt độ đó.

Câu 9: Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 tấn than [chứa 95% cacbon]. Những tạp chất còn lại không cháy được.

[Biết H=1, C=12, O=16, Fe=56, K=39, N=14].

1trong các chất sau chất nào tác dụng với nước tao ra dung dịch axit

A Na2o  B CaO  C SO3    D K2O

2 hòa tan 0,5 mol NaOH vào 60 gam nước thì thu được 1 dung dịch có nồng độ phần trăm là

A  33,33%    B 25%    C 0,83%   D 10%

3 cặp chất nào sau đây dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm

A NaOH,KClO3    B KMnO4,H2SO4  C HCl,Zn   D KClO3,KMnO4

4 hợp chất nào tạo bởi kim loại liên kết với gốc axit thuộc loại nào sau đây

A muối   B  Barơ   C axit   D oxit

5 hòa tan 36,5 gam Hcl vào nước được 200 ml dung dịch HCl . Nồng độ mol/j của dung dịch HCl là

A 5M   B 0,5M   C 0,05M   D0,005M

6 trong các dãy chất sau , dãy chất nào chứa các oxit

A S02,CH4O,P2O5    B CO2,Al2O3,Fe3O4   C CuO,Fe2O3,H2O  D CO,ZnO,H2SO$

7 cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng 

A Na2O,H2O   B CuO,H2O  C Zn,HCl   D H2,CuO

8 phần trăm về khối lượng của K trong hợp chất KNO3 là

A 40% B 39% C 38,6% D 35%

Mọi người giúp mk chữa đề thi hk vs ạ !!!

Câu 1:

1.Dãy chất nào sau đây gồm các oxit ?

A. KOH ,CO2,HCl

B. MgSO4, H3PO4, SO3

C. P2O5, MgO, CO2

D. H2SO4, KNO3, SO3

2.Phần trăm khối lượng của nguyên tố Hidro trong nước là :

A. 1.11%

B. 11.1%

C. 88.9%

D. 8.89%

3.Chất nào sau đây phản ứng với Hiđrô ở nhiệt độ thường

A. CuO

B. Fe

C. Fe2O3

D. Na

4. Cho K vào nước dư thu được dung dịch X. Cho một mẩu quỳ tím vào dd X. Quỳ tím chuyển thành màu:

A. Đỏ

B .Vàng

C. Xanh

D .Trắng

5.Công thức hóa học của Sắt [III] Oxit là :

A .Fe2O3

B .Fe3O4

C. Fe[OH]3

D. FeO

6.Thành phần chính của không khí gồm:

A.O2,N2

B.O2,Co2

C. Co2

D.SO2;N2

7.Bazơ nào sau đây không tan trong nước?

A .KOH

B .Ba[OH]2

C. NaOH

D. Mg[OH]2

8.Các phát biểu sau:

-Khí Oxi tan nhiều trong nước

-P2O5 là oxit bazơ

-Khí Oxi nặg hơn Hiđrô

-Bazơ được chia làm 2 loại

Số phát biểu đúng :

A. 1

B. 2

C .3

D.4

9.Chất nào sau đây là muối axit

A. KHCO3

B. NaCl

C. K2SO4

D. KNO3

Câu 2.

Hoàn thàh các PTHH sau:

1] P2O5+ H2O -------> ........

2] Al+ H2SO4 -------->…….. + H2

3] Fe2O3 + ....... -------> Fe + H2O

4] C2H4 + ........ ------->CO2 + .......

Câu 3.

1] Tính số mol HCl có trong 100ml dung dịch HCl 1M

2] Tính khối lượng NaOH có trong 200g dung dịch NaOH 16%

3] Cho 10g NaCl vào 40g nước. Tính nồng độ phần trăm của dd thu được

4]Cho 8 g CuSO4 vào nước thu được 200ml dd CuSO4. Tính nồng độ mol/lít của dd thu được

Câu 4.Cho 8,4 gam sắt tác dụng vừa đủ với dd HCl .Kết thúc phản ứng thu được V lít khí [đđktc]

1] Viết phương trình hóa học

2] Tính giá của V

3]Đốt cháy V lít khí thu được ở trên trong 4.48l khí Oxi[đktc]. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn tthu được m gam nước. Tính giá trị của m .

[Mong mn giúp đỡ cảm ơn mn nhiều ]

1.Tình số gam chất tan cần dùng để pha chế môi dung dịch sau: a] 2,5 lít dung dịch KOH 0,4 M b]50g dung dịch MgCl2 4% 2.Khử 32g sắt oxit bằng khí hiđro.hãy: a] Viét phương trình phản ứng xãy ra b] Tình khối lượng sắt thu sao phản ứng c] để có được lượng khí hiđrô[ đktc] cần dúng cho phản ứng trên thì phải dùng boa nhiêu gam kẽm để tác dụng với Đ axit clohiđric?[ Cho Fe=56 O=16 H=1 K=39] 3. Đọc tên các oxit sao và cho biết nó thuộc loại oxit gì ? SO3,CaO,Fe2O3,N2O5 4. CHo 6,5 kẽm phản ứng hoàn toàn với DD HCl 1M a] Tính thể tichs khí hiđro thu được ở đktc? b]Tính thể tích Đ HCl 1M đã dùng? 5.CHo 6,5 kẽm phản ứng hoàn toàn với DD HCl 1M a] Viét PTHH của phản ứng xãy ra b] Tính thể tichs khí hiđro thu được ở đktc? b]Tính thể tích Đ HCl 1M đã dùng? 6.Hoàn thành các PTHH sau a] P+ O2----> b] Fe+O2---> c]SO3+H2O----> d]Na2O+H2O----> 7. Diều chế oxi bằng 31,6 gam KnO4 a] Viét PTHH xãy ra? b] Tình thể tích khí oxi thu được ở đktc 8. Hòa tan 28,2 K2O vào 4-g nước a]Sao phản ứng, chát nào dư?

b]Xác định nòng độ % của DD sao phản ứng?

1. Tính khối lượng Na cần cho vào 150g dd NaOH 8% để thu được dd mới có nồng độ là 10,513%.2. Cho 8,5g hỗn hợp 2 kim loại kiềm A và B thuộc 2 chu kì liên tiếp nhau tan hết vào trong nước được 3,36 lít khí H2 [đktc]. Xác định A và B.3.Cho 1ml dd A chứa NaOH và 0,3 mol NaAlO2. Cho 1 mol HCl vào A thu được 15,6g kết tủa. Tính khối lượng NaOH trong dd A.4. Cho Ba[OH]2 có dư vào dd FeCl2, CuSO4, AlCl3 thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khi có khối lượng không đổi thu được chất rắn A. Trong A gồm có những chất nào?5. Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dd không màu sau: CaCl2, Ba[OH]2, KOH, Na2SO4.Chỉ dùng quỳ tím hẫy nhận biết các dd đựng trong mỗi lọ. Viết các PTHH.6. Để sản xuất 1 tấn vôi chứa 85% CaO. Người ta phải tiêu thụ bao nhiêu kg đá vôi chứa 94% canxi cacbonat. Biết hiệu suất phản ứng là 85%.7. Có hỗn hợp A gồm Cuo và Fe2O3. Chỉ dùng Al, dung dịch HCl. Hẫy điều chế 2 kim loại tinh khiết từ A [làm 3 cách].8. Hãy tính toán và trình bày cách pha chế dd MgSO4 từ MgSO4.7H2O và nước để có:a] 80g dd MgSO4 6%.b] 200ml dd MgSO4 1M.9. Tính khối lượng CuSO4.5H2O và khối lượng nước cần lấy để điều chế được 200g dd CuSO4 15%.10. Dẫn luồng khí H2 qua ống thủy tinh chưa 28g bột CuO nung nóng. Sau một thời gian thu được 24g rắn.Xác định khối lượng hơi nước tạo thành.

I. Trắc nghiệm : Câu 1: Tính chất nào sau đây không có ở Hidro A. Nặng hơn không khí B. Nhẹ nhất trong các chất khí C. Không màu D. Tan rất ít trong nước Câu 2: Ứng dụng của Hidro A. Oxi hóa kim loại B. Làm nguyên liệu sản xuất NH3, HCl, chất hữu cơ C. Tạo hiệu ứng nhà kinh D. Tạo mưa axit Câu 3: Khí nhẹ nhất trong các khí sau: A. H2 B. H2O C. O2 D. CO2 Câu 4: Công thức hóa học của hidro: A. H2O B. H C. H2 D. H3 Câu 5: Cho 8g CuO tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thấy có m [g] chất rắn. Tính m, chất rắn đó là chất nào? A. Cu, m = 0,64g B. Cu, m = 6,4g C. CuO dư, m = 4g D. Không xác định được Câu 6: Trong những oxit sau: CuO, MgO, Fe2O3, CaO, Na2O. oxit nào không bị Hidro khử: A. CuO, MgO B. Fe2O3, Na2O C. Fe2O3, CaO D. CaO, Na2O, MgO Câu 7: Tỉ lệ mol của Hidro và Oxi sẽ gây nổ mạnh là: A. 2:1 B. 1:3 C. 1:1 D. 1:2 Câu 8: Trong những oxit sau: CuO, MgO, Al2O3, AgO, Na2O, PbO. Có bao nhiêu oxit phản ứng với Hidro ở nhiệt độ cao: A. 4 B. 5 C. 3 D. 1 Câu 9: Sau phản ứng của CuO và H2 thì có hiện tượng gì: A. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành xanh lam B. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành đỏ C. Có chất khí bay lên D. Không có hiện tượng Câu 10: Sản phẩm thu được sau khi nung Chì [II] oxit trong Hidro A. Pb B. H2 C. PbO D. Không phản ứng

Video liên quan

Chủ Đề