Khi mang thai ngực phát triển như the nào

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Một trong những khác biệt rõ rệt chính là bộ ngực. Dưới đây là những thay đổi của bộ ngực theo từng tuần thai kỳ, theo Boldsky.

Ảnh: Boldsky.

Tuần 1 đến 4

Tuần 1 là giai đoạn nang trứng trong dạ con. Thay đổi đầu tiên xảy ra với vú là sự phát triển của tuyến sữa và nụ túi. Những thay đổi này đạt đến đỉnh điểm vào tuần thứ hai khi trứng thụ tinh. Ngực sẽ căng cứng vào khoảng tuần thứ ba và đây được xem là một trong những dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ.Lưu lượng máu đến vùng ngực tăng lên vào khoảng tuần thứ tư, tạo ra sự nhạy cảm xung quanh núm vú. Vì vậy, thai phụ sẽ có cảm giác ngứa ran.

Tuần 5 đến 8

Cấu trúc tế bào của ngực phụ nữ trải qua một sự thay đổi lớn để hỗ trợ việc cung cấp sữa. Hormone lactogens tiết ra trong quá trình mang thai có tương tác với vú. Sự phát triển của mô tuyến vú và tuyến sữa làm cho ngực lớn hơn.Các sắc tố xung quanh nhũ hoa bắt đầu trở nên đậm hơn để giúp bé xác định vị trí ngậm khi bú sữa mẹ.Tất cả những điều này xảy ra xung quanh tuần thứ năm và thứ sáu của thai kỳ.

Trong tuần thứ bảy, kích thước vú tăng lên đáng kể, thậm chí là 650 g ở mỗi bên do estrogen và progesterone. Các vân mạch máu sẽ xuất hiện trong tuần thứ tám dưới da của ngực, do sự tăng trưởng của tĩnh mạch để giúp cung cấp máu tốt hơn đến bộ phận này. Đặc biệt, lúc này trên mặt quầng vú rải rác có chừng4 và 28chấm nhỏ nhô lên gọi là các hột Montgomery có tác dụnggiữ cho da mềmmại, ngăn cản vi khuẩn.

Tuần 9 đến 12

Núm vú sẫm màu hơn và tăng đường kính trong tuần thứ chín. Thêm vào đó, một hòn nonothứ phát triển. Tuần 10 là thời gian thai phụ cần thay áo ngực mới bởi kích thước ngực đã lớn hơn rất nhiều. Trong tuần 12 có thể xảy ra tình trạng tụt núm vú, tức là thay vì nhô ra ngoài lại tụt vào trong tuyến vú.

Tuần 13 đến 16

Tuần hoàn máu tăng mạnh trong tuần thứ 13 và tuần thứ 14. Từ tuần 16, vú bắt đầu tiết sữa non chứa chất dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng sức đề kháng cho em bé khi bú sữa này.

Tuần 17 đến 20

Chất béo được tích tụ trong ngực vào tuần thứ 18. Tuần thứ 20 các vết rạn da xuất hiện, đặc biệt là ở dưới vú. Tuy nhiên, một số người không bị rạn da.

Tuần 21 đến 24

Vú bây giờ đã phát triển đến kích thước lớn hơn khiến chị em liên tục phải thay đổi áo ngực. Bạn nên chọn các loại áo ngực thoải mái để lưu thông máu tốt. Đặc biệt nên chọn áo có chất liệu thấm mồ hôi tốt vì thời điểm này ngực có xu hướng đổ mồ hôi nhiều do chất béo tích tụ.

Tuần 25 đến 28

Trong tuần thứ 26, ngực tiếp tục phát triển và thường xuyên rò rỉ sữa non. Ngực thực sự đã sẵn sàng để sản xuất sữa vào tuần thứ 27 cho em bé của bạn. Tuy nhiên, progesterone sẽ ngăn ngừa sự bài tiết của sữa cho đến khi bé được sinh ra. Đến tuần thứ 28, các mạch máu dưới bề mặt da xung quanh vú hiện lên rõ rệt, sắc tố xung quanh núm vú và lưu thông máu tăng lên. Các tuyến sữa bắt đầu giãn nở.

Tuần 29 đến 32

Mồ hôi xuất hiện trên ngực là một vấn đề xảy ra xung quanh tuần thứ 30 do các mạch máu bị giãn ra bởi lưu lượng máu cao. Vì vậy bạn cần phải vệ sinh, thậm chí hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần điều trị để tránh bị nhiễm trùng. Tuần 32 là thời gian tránh sử dụng xà phòng trên vùng ngực, vì những vết sưng nhỏ xung quanh núm vú tiết bã nhờn để giữ ẩm da. Dấu hiệu giãn nở càng trở nên rõ ràng hơn.

Tuần 33 đến 36

Cùng với việc tiết bã nhờn, sữa non có thể chảy ra nhỏ giọt. Sự gia tăng progesterone để ngừa bài tiết sữa càng làm cho ngực có vẻ đồ sộ hơn. Thời điểm này bạn cũng cần thay đổi size áo ngực cho phù hợp.

Tuần 37 đến 40

Màu sắc của sữa non thay đổi từ xám, vàng đến nhợt nhạt và không màu. Ngực thai phụ "trưởng thành" hoàn toàn vào tuần thứ 38, sẵn sàng chờ bé yêu ra đời. Đặc biệt, khi bạn massage ngực sẽ sản xuất ra hormone xytocin giúp cảm thấy thoải mái hơn.

Thu Hiền

01:41 - 15/01/2020 Lượt xem: 1847

Trong tất cả các bộ phận của cơ thể người. Ngực là cơ quan duy nhất vẫn còn phát triển sau khi sinh. Để đảm bảo chức năng tiết sữa và nuôi con bằng sữa mẹ. Bài viết dưới đây sẽ trình bày về những thay đổi ở ngực mà người phụ nữ nào cũng […]

Trong tất cả các bộ phận của cơ thể người. Ngực là cơ quan duy nhất vẫn còn phát triển sau khi sinh. Để đảm bảo chức năng tiết sữa và nuôi con bằng sữa mẹ. Bài viết dưới đây sẽ trình bày về những thay đổi ở ngực mà người phụ nữ nào cũng gặp phải trong thời kỳ mang thai.

1. Ngực phát triển lớn hơn khi mang thai

Đây là điều mà ai cũng biết khi bắt đầu mang thai. Từ cuối giai đoạn 3 tháng cuối của 3 tháng đầu, kích thước ngực của bạn có sự thay đổi đáng kể. Đặc biệt nếu đây là lần mang thai đầu tiên của bạn thì điều này càng biểu hiện rõ hơn.

Khi ngực phát triển. Da ngực căng có thể xuất hiện các vết rạn da trên ngực và có thể gây cảm giác ngứa. Đến cuối thai kỳ, bạn sẽ cần sử dụng áo ngực dành cho con bú. Thiết kế của áo có thể hỗ trợ cho ngực phát triển tốt hơn.

Ngực phát triển lớn hơn khi mang thai

2. Đau ngực khi mang thai

Dấu hiệu đau ngực hoặc căng tức ngực được cảm nhận rõ nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ. Dấu hiệu này có thể bị nhẫm lần khi bạn đang ở giữa chu kỳ kinh hoặc trong thời kỳ đèn đỏ. Tuy nhiên nếu trong kỳ đèn đỏ thì cơn đau ngực này sẽ rất nhanh chấm dứt, chỉ 2-3 ngày đầu mà thôi.

3. Đầu ti to hơn và sẫm màu hơn

Khi mang thai, đầu ti lớn hơn và sậm màu hơn bình thường. Bạn cũng có thể thấy xuất hiện một số nốt sần nhỏ hoặc các hạt trắng ở phần quầng vú.

Nhiều trường hợp lo lắng về những hạt trắng này. Nhưng nó chỉ là một dạng tuyến sản sinh dầu còn được gọi là các hạt Montgomery. Trong quá trình mang thai các hạt trắng sẽ phát triển và lớn hơn để chuẩn bị cho việc tiết sữa trong thời gian sắp tới.

4. Tình trạng tiết sữa non

Sữa non có thể tiết ra vào giai đoạn cuối thai kỳ. Một vài phụ nữ có thể nhận thấy ngực tiết ra chất lỏng màu vàng. Hoặc có thể thấy một lớp màng, chất đóng cục trên đầu ti.

Điều này không phải phụ nữ nào cũng gặp phải, tùy thuộc vào cơ địa từng người, và việc ngực có tiết ra sữa non hay không sẽ không ảnh hưởng gì đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ sau này cả.

5. Lời khuyên để chăm sóc ngực tốt nhất trong thời kỳ mang thai

Lựa chọn áo ngực vừa vặn, giúp hỗ trợ ngực và nâng đỡ nhẹ nhàng, tránh gây đau ngực. Tốt nhất nên chọn loại dành riêng cho mẹ bầu.

Thường xuyên vệ sinh ngực, đầu ti bằng nước ấm để tránh bị tắc tia sữa sau sinh.

Trong khi ngủ, với những trường hợp ngực nhỏ có thể bỏ áo ngực, nhưng đến giai đoạn 3 tháng cuối bạn vẫn nên mặc áo ngực bằng bông để nâng đỡ cho bộ ngực của mình, tránh trường hợp bị đau nhức.

Nên tránh những loại áo được làm từ chất liệu là sợi tổng hợp, satin, đồ lót có thiết kế gây ma sát. Nên chọn loại được làm từ cotton sẽ được thoải mái nhất.

Tránh nắn bóp, vê đầu ti… dễ kích thích gây đẻ non.

Trên đây là những thay đổi của ngực mà người mẹ có thể cảm nhận được. Hi vọng những lời chuyên được phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang đưa ra sẽ giúp các mẹ có sự chuẩn bị. Chăm sóc tốt hơn cho bầu sữa của mình.

Đối với nhiều phụ nữ, sự thay đổi vòng một là dấu hiệu sớm nhất của việc mang thai. Một số người thậm chí vòng một còn tăng nhanh hơn nhiều so với vòng bụng, dân gian gọi đây là "chửa ngực". Vậy chửa ngực là gì? Chửa ngực sinh con gì?

Chửa ngực là gì? Liệu có phải chửa ngực sẽ có nhiều sữa để cho con bú?

Chửa ngực là gì? Theo quan niệm xưa, chửa ngực là hình dáng bộ ngực to bất thường khi mang thai. Để tìm hiểu sâu về chửa ngực là gì, bạn cần biết mang thai sẽ ảnh hưởng tới hàm lượng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể. Hai loại hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị sữa cho con bú và cũng đồng thời gây ra nhiều thay đổi lớn trong cơ thể.

Estrogen kích thích sự phát triển của các tế bào ống tuyến vú và chỉ huy việc tiết hormone prolactin. Prolactin kích thích bầu ngực phình to ra, đồng thời chi phối hoạt động sản xuất và tiết sữa. Progesterone hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển của các tế bào sản xuất sữa trong tuyến vú.

Sau khi mẹ sinh con, hàm lượng estrogen và progesterone sẽ giảm mạnh, trong khi prolactin lại tăng, giúp mẹ có sữa cho con bú.

Lúc này bạn sẽ bắt đầu thắc mắc chửa ngực là gì? Vòng một của phụ nữ sẽ thay đổi cả trước khi bạn dùng que thử thai và nhìn thấy 2 vạch. Lúc này ngực sẽ sưng lên, khá cứng và đau. Bạn thường có cảm giác tức ngực và nặng nề.

Trong suốt 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, lượng máu trong cơ thể mẹ cũng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của bào thai. Điều này khiến cho các tĩnh mạch ở ngực trở nên lớn hơn, đậm màu xanh và thấy rõ hơn. Ngực lớn hơn khiến bạn cảm thấy đau ngay dưới nách.

Đầu nhũ hoa cũng có sự thay đổi, chúng lớn hơn và nhạy cảm hơn. Quầng vú sẫm màu hơn, xuất hiện những nốt sần nhỏ không đau. Các nốt sần này có đặc tính sát trùng và bôi trơn, hỗ trợ việc cho con bú.

2. 3 tháng giữa thai kỳ

Ở giai đoạn này, vòng một của mẹ sẽ tiếp tục thay đổi và càng trở nên nặng nề hơn do estrogen tăng cao, các ống tuyến sữa phát triển. Bạn có thể cần phải mặc áo ngực lớn hơn từ 1 đến vài size để phù hợp kích thước của vòng một.

Ở giai đoạn 2 của thai kỳ, mẹ đã bắt đầu tiết sữa non

Ngực của bà bầu cũng bắt đầu sản xuất sữa non, đây là hình thức đầu tiên của sữa mẹ. Bạn có thể không nhận ra điều này, hoặc cảm thấy sữa bắt đầu rỉ. Cố gắng đừng massage hay kích thích núm vú vì có thể dẫn tới sinh non. Cho dù mẹ không chảy sữa non ở giai đoạn này, thì điều đó cũng không có nghĩa là mẹ sẽ không có nhiều sữa để cho con bú sau này.

Sau khi sinh con, mẹ sẽ tiếp tục tiết sữa non đầy kháng thể và chất dinh dưỡng. Sữa này đặc hơn, đậm màu và dính hơn sữa mẹ thông thường.

3. 3 tháng cuối thai kỳ

Cơ thể mẹ đang bắt đầu cho việc sinh em bé, ngực sẽ càng nặng nề, căng tức, núm vú to và cương hơn, núm vú và quầng vú sẫm màu hơn.

Vùng da ở ngực có thể bị giãn ra do kích cỡ vòng một tăng, khiến da khô và ngứa. Bạn có thể dùng kem dưỡng ẩm để xoa dịu làn da và ngăn ngừa da rạn.

Chửa ngực là gì? Bà bầu chửa ngực sẽ có nhiều sữa mẹ?

Một số mẹ dù ngực nhỏ vẫn đủ sữa cho con bú

Về vấn đề chửa ngực là gì, trong y khoa không có khái niệm “chửa ngực”, đó chỉ là một quan niệm dân gian để nói về những mẹ bầu có vòng một tăng kích cỡ quá lớn.

Nhiều người cho rằng những bà bầu “chửa ngực” thì sau khi sinh sẽ có nhiều sữa cho con bú. Điều này không đúng. Dù kích cỡ ngực của mẹ bầu to hơn hay nhỏ hơn những mẹ bầu khác, thì so với chính bản thân mẹ cũng đã có sự biến chuyển rất nhiều, và điều đó không ảnh hưởng tới khả năng nuôi con bằng sữa mẹ.

Nghĩa là “chửa ngực” không quyết định mẹ có nhiều sữa hơn những mẹ không bị “chửa ngực”. Việc nhiều sữa hay ít phụ thuộc vào tuyến vú có tốt hay không. Tuyến sữa màu mỡ nhờ chế độ dinh dưỡng tốt, tâm trạng thoải mái thì mẹ sẽ có nhiều sữa.

Bên cạnh đó, ngực lớn không phải chỉ do tuyến sữa mà còn do mỡ tích tụ. Nhiều mẹ tăng cân quá nhanh, quá nhiều trong thai kỳ khiến mỡ ở ngực cũng tăng, thành ra đó là “chửa mỡ” chứ chẳng phải “chửa ngực”.

“Chửa ngực” sinh con gì, trai hay gái?

Căn cứ vào vòng một để xác định giới tính thai nhi là điều không cần thiết

chửa ngực là gì và sẽ sinh con gì? Trong cuốn sách của mình Do Chocolate Lovers Have Sweeter Babies?, tác giả Jena Pincott cho rằng những bà bầu có vòng ngực tăng thêm 8cm thì sẽ sinh con gái, còn những bà bầu có vòng một tăng khoảng 6,3cm thì sẽ sinh con trai.

Sự khác biệt này là do hormone testosterone mà bào thai nam sản sinh ra. Hormone này sẽ kìm hãm sự tăng kích thước của vòng một. Do đó, theo cuốn sách này thì bà bầu “chửa ngực” thường sinh con gái.

Một nguồn thông tin cũng cho rằng nếu ngực trái của bà bầu lớn hơn ngực phải thì mẹ sẽ sinh con trai. Ngược lại, nếu ngực phải nhô cao hơn thì mẹ sẽ sinh con gái.

Vòng một sẽ ra sao sau khi sinh?

Sau sinh, vòng một của mẹ vẫn còn lớn do phải sản xuất sữa liên tục. Một số mẹ sẽ lấy lại kích cỡ ban đầu sau khi họ ngừng tiết sữa và ngừng cho con bú. Một số mẹ khác thì vòng một không về lại dáng xưa mà vẫn lớn và hơi xệ, mất đi độ đàn hồi. Điều này còn phụ thuộc vào gene, thời gian cho con bú, cân nặng của mẹ lúc mang bầu và sau khi sinh.

Một điểm lợi của việc cho con bú là nhũ hoa của mẹ sẽ thon nhỏ và đẹp hơn, màu sắc quầng vú và nhũ hoa sẽ sáng hơn, hết thâm. Một số mẹ thậm chí còn hết bị thâm nách.

Tóm lại, chửa ngực là gì ám chỉ tình trạng bà bầu có vòng một phát triển quá nhanh so với bình thường, khi mà việc xét nghiệm còn chưa kết luận được giới tính thai nhi, khiến nhiều người căn cứ vào vòng một mà nôn nóng dự đoán giới tính thai nhi.

“Chửa ngực” là một vấn đề tự nhiên, thiên về cơ địa nên mẹ cũng không cần phải lo lắng. Điều mẹ cần làm làm thư giãn và duy trì chế độ ăn uống, vận động phù hợp để thể trọng không tăng nhanh khiến mỡ dồn lên ngực mẹ nhé.

Xuân Thảo

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Bằng cấp: Thạc sĩ Sản phụ khoa tại Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 12: Năm

Thạc sĩ – bác sĩ Huỳnh Kim Dung hiện đang công tác tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ, là người yêu thích học hỏi, luôn muốn nâng cao kiến thức y khoa. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp Y đa khoa chính quy 2012, bác sĩ tiếp tục học Định hướng chuyên khoa Sản phụ khoa tại Bệnh viện Từ Dũ. Không dừng lại ở đó, bác sĩ tiếp tục tham dự các lớp học:

  • Siêu âm bụng tổng quát, siêu âm sản phụ khoa [Y khoa Phạm Ngọc Thạch]
  • Phẫu thuật nội soi sản phụ khoa [Bệnh viện Từ Dũ]
  • Bệnh lý sàn chậu [Bệnh viện Từ Dũ]

Hiện nay, bác sĩ Huỳnh Kim Dung đã tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Sản phụ khoa tại Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh [khóa 2017-2019]. Thạc sĩ – bác sĩ Huỳnh Kim Dung là tham vấn y khoa cho MarryBaby các bài viết về chuyên đề sản phụ khoa.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề