Khi nào cần lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2024

- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Đối với dự toán mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu có thể được lập trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.

- Trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn 01 năm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ thời gian thực hiện gói thầu, giá gói thầu trên cơ sở toàn bộ thời gian thực hiện gói thầu.

- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.

- Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được duyệt (nếu có).

- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có dự toán mua sắm, quyết định phê duyệt dự án hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.

Khi nào cần lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2024

Việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm căn cứ vào đâu? Hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm những gì?

Việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm căn cứ vào đâu?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 38 quy định như sau:

Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
...
2. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm:
a) Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (nếu có);
b) Dự toán mua sắm;
c) Văn bản pháp lý có liên quan.

Theo đó, việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm căn cứ vào:

- Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (nếu có);

- Dự toán mua sắm;

- Văn bản pháp lý có liên quan.

Hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm gồm những gì theo Luật Đấu thầu 2023?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 41 quy định hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm:

Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm
1. Hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung sau đây:
a) Phần công việc đã thực hiện, bao gồm nội dung công việc của các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;
b) Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu;
c) Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 của Luật này;
d) Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có), trong đó nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này;
đ) Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này. Tổng giá trị của phần này không được vượt dự toán mua sắm;
e) Các nội dung khác có liên quan.

Theo đó, hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung sau:

- Phần công việc đã thực hiện, bao gồm nội dung công việc của các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;

- Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu;

- Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 ;

- Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có), trong đó nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này;

- Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 41 . Tổng giá trị của phần này không được vượt dự toán mua sắm;

- Các nội dung khác có liên quan.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Luật đấu thầu mới nhất có hiệu lực khi nào?

Luật Đấu thầu 22/2023/QH15 bao gồm 10 Chương, 96 Điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.

Lập kế hoạch đấu thầu là gì?

Kế hoạch đấu thầu là việc phân chia dự án thành các gói thầu và xác định nội dung của từng gói thầu. Kế hoạch đấu thầu phải được lập và trình người quyết định đầu tư phê duyệt làm căn cứ pháp lý để lựa chọn nhà thầu.

Nhà thầu chính là gì?

Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.

Tùy chọn mua thêm là gì?

Tùy chọn mua thêm là khả năng chủ đầu tư mua bổ sung hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn của gói thầu ngoài khối lượng nêu trong hợp đồng; Trường hợp gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ khối lượng, số lượng, giá trị ước tính của phần tùy chọn mua thêm; Tùy chọn mua thêm ...