Khi nào thì bị buộc thôi học về học lực?

LTS: Mấy năm gần đây, nhiều trường Đại học công bố danh sách sinh viên bị buộc thôi học, là một người hoạt động trong ngành giáo dục, thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc tin rằng việc làm đó sẽ giúp cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo và siết chặt kỷ luật sinh viên hơn. 

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 

Trường Đại học Tây Nguyên vừa công bố danh sách dự kiến sinh viên bị buộc thôi học, cảnh báo kết quả học tập học kỳ 2 năm học 2014-2015. 

Theo đó, có tới 1.041 sinh viên của 8 khoa được nêu tên trong thông báo này. Trong đó, 414 sinh viên bị buộc thôi học và 627 sinh viên đang nằm trong diện cảnh báo.  Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh, hàng năm cũng có cả trăm sinh viên bị buộc thôi học.  Cụ thể, số lượng sinh viên bị buộc thôi học của trường này qua các năm: Năm 2012 có 275 sinh viên, năm 2014 có 249 sinh viên, năm 2015 có 100 sinh viên, đỉnh điểm là năm 2013, nhà trường buộc thôi học đến hơn 500 sinh viên. 

Kết thúc học kỳ 1 năm học 2015 - 2016 vừa qua, trường này có gần 120 sinh viên rơi vào tình cảnh bị buộc thôi học do học lực quá yếu. 

Buộc thôi học sinh viên không đủ điều kiện để sàng lọc tốt [Ảnh: Tiền phong]

Tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, trung bình mỗi năm học, nhà trường có hơn 2.000 sinh viên bị cảnh cáo học vụ và buộc thôi học.  Trong đó, có hơn 1.000 sinh viên bị buộc thôi học [gồm hơn 100 sinh viên thuộc hệ đại học, còn lại là sinh viên ở các hệ cao đẳng khác].  Thông tin từ báo chí, ông Lê Quang Thành, Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh cho biết, sau mỗi học kỳ, nhà trường đuổi học khoảng 100 sinh viên cùng với vài trăm sinh viên khác bị cảnh cáo học vụ rải đều ở các ngành học. 

Tương tự, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh kết thúc học kỳ 1 vừa qua, trường này buộc thôi học 201 sinh viên, cảnh cáo học vụ gần 100 sinh viên. 

Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh buộc thôi học 280 sinh viên, cảnh cáo hàng trăm sinh viên khác… Tỷ, lệ, số lượng sinh viên bị buộc thôi học khá nhiều trong thời gian gần đây, khi các trường Đại học, Cao đẳng thực hiện Thông tư 57/2012/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế đào tạo Đại học, Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. 

Theo đó, từ ngày 10/2/2013, sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu bị cảnh báo kết quả học tập kém trên 2 lần liên tiếp… 

Việc cảnh báo kết quả học tập được thực hiện theo từng học kỳ, nhằm giúp cho sinh viên có kết quả học tập kém biết và lập phương án học tập thích hợp để có thể tốt nghiệp trong thời hạn tối đa được phép theo học chương trình. 

Những thông tin, số liệu nêu trên từ một số trường Đại học khiến nhiều người không khỏi bất ngờ, ngạc nhiên.

Vì lâu nay cứ nghĩ rằng, học Đại học làm gì có chuyện sinh viên bị buộc thôi học [nếu có thì hy hữu lắm], học Đại học rất sướng, thời gian chơi nhiều hơn thời gian học, đầu vào  bao nhiêu, đầu ra, tốt nghiệp bấy nhiêu.  Cũng do đầu ra quá dễ dãi, thả lỏng nên năng lực, hiệu quả làm việc của nhiều cử nhân “có vấn đề”, không đáp ứng được yêu cầu. Làm nhà nước thì cầm cự, chống chế được, còn làm tư nhân, công ty nước ngoài bị sa thải ngay.  Chúng tôi cho rằng, các trường Đại học mạnh dạn cảnh cáo, buộc thôi học hàng ngàn sinh viên là một việc làm nên khuyến khích và rất cần thiết nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo và xiết chặt kỷ luật sinh viên hiện nay. 

Bởi lẽ, có không ít cô, cậu học sinh khi bước môi trường Đại học có tâm lý “an nhàn, xả hơi”, sa sút, lười biếng việc học tập, nghiên cứu; ham chơi, học đòi rất nhanh các thói hư, tật xấu…

Bởi lẽ, có thực tế, nhiều trường Đại học sính thành tích, thả lỏng trong giảng dạy, đánh giá, cho điểm, phân loại sinh viên, vào bao nhiêu, ra trường bấy nhiêu, phần lớn là tốt nghiệp loại khá, giỏi. 

Đào tạo Đại học thiếu đi các quy chuẩn, thước đo về phân loại, sàng lọc thì không thể nói đến chuyện chất lượng.

Hậu quả đã rõ, phụ huynh, bản thân người học, xã hội và nhà nước phải “gánh” đủ.  

Trong bối cảnh, đất nước hội nhập quốc tế, cần nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng tốt; nhà nhà, người người đua đi học Đại học, mấy trăm trường Đại học, đủ lĩnh vực, ngành nghề mở ra; tình trạng “thừa thầy”, “thiếu thợ” khá phổ biến. 

Bộ máy nhà nước quá cồng kềnh, dư thừa, lại kém hiệu quả thì đến lúc các trường Đại học cần triển khai, thực hiện nghiêm túc Thông tư 57 của Bộ GD&ĐT, không e ngại thanh lọc, buộc thôi học những sinh viên kết quả học tập kém cỏi, ham chơi, lười học... Có như thế, mới chấn chỉnh được ý thức, thái độ, kỷ luật học tập, rèn luyện của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, luôn cho ra “lò” những thế hệ sinh viên “vừa hồng, vừa chuyên”. 

Họ sẽ là những nhân tố tốt, cán bộ tốt khi ra làm việc để nhân dân và đất nước này được nhờ cậy nhiều thứ...

Tài liệu tham khảo:

Bài viết: Báo động sinh viên bị buộc thôi học, tác giả Nguyễn Dũng, báo Tiền phong online, ngày 2/11/2015

Đỗ Tấn Ngọc

Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] vừa công bố dự thảo thông tư khen thưởng, kỷ luật học sinh thay thông tư 08 năm 1988. Điểm mới đáng chú ý trong dự thảo thông tư là lần đầu tiên sau nhiều năm, không còn quy định kỷ luật học sinh bằng hình thức “buộc thôi học” và bỏ cảnh cáo học sinh trước lớp, trước trường. Những điều chỉnh này đang nhận được sự đồng thuận từ xã hội.

Về khen thưởng, theo quy định tại dự thảo, cũng sẽ không khen tràn lan, đảm bảo thực chất, tránh hình thức.  Theo đó, cuối năm học hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh xuất sắc đối với tiểu học, học sinh giỏi với THCS-THPT. Học sinh khá sẽ không có giấy khen. 

Dự thảo cũng chú trọng tuyên dương nhân rộng gương người tốt, việc tốt như học sinh nhặt được của rơi tìm người trả lại; cõng bạn đến trường, cứu bạn… Ngoài ra, tiếp tục duy trì những hình thức khen cũ như tuyên dương trước lớp, trường, giấy khen, thư khen. 

Ảnh minh họa: Dự thảo khuyến khích thầy cô áp dụng các hình thức kỷ luật tích cực đối với học sinh.

Về kỷ luật, điểm mới lớn nhất là yêu cầu trường học áp dụng kỷ luật tích cực, tôn trọng, bao dung, nhất quán, không áp đặt định kiến đối với học sinh. Thầy cô giáo không sử dụng các hình thức phê bình, xử phạt mang tính bạo lực, xúc phạm, ảnh hưởng xấu đến tinh thần của học sinh. Trong đó, hình thức kỷ luật cao nhất là “học sinh sẽ bị tạm dừng học tập 2 tuần” để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng. 

Dự thảo cũng quy định, không được tổ chức kiểm điểm học sinh trước lớp, toàn trường. Các hình thức kỷ luật được khuyến khích áp dụng gồm giáo viên khuyên bảo, động viên, nhắc nhở, phê bình riêng, phối hợp gia đình để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng. Thầy cô cũng có thể tổ chức tư vấn tâm lý cho học sinh mắc khuyết điểm đang gặp khó khăn tâm lý. 

Biện pháp giáo dục tích cực còn bao gồm việc yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập, viết lại bài cần học thuộc, viết lại quy ước của lớp học, nội quy, quy định của trường và các quy định khác của pháp luật liên quan đến khuyết điểm của học sinh. Những em mắc khuyết điểm có thể phải viết cảm nhận, kiểm điểm về sự việc xảy ra, nguyên nhân, hậu quả của hành vi vi phạm và hướng khắc phục sửa chữa…

Lý giải về những thay đổi trong việc áp dụng hình thức kỷ luật, khen thưởng đối với học sinh, ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên, Bộ GD&ĐT cho biết: Quy định khen thưởng, kỷ luật hiện hành được đa số các nhà trường áp dụng thực hiện tốt. Tuy nhiên, ở đâu đó vẫn có 1 số thầy cô, nhà trường thực hiện chưa thống nhất, vẫn còn sự phản cảm, biểu hiện của sự sát phạt, gây bức xúc cho học sinh, mục đích giáo dục chưa được đảm bảo. Cùng một lỗi của học sinh nhưng mỗi trường xử lý một kiểu. Việc đuổi học 1 năm cũng rất nặng nề làm ảnh hưởng đến quá trình học tập liên tục, thường xuyên của học sinh. Do vậy, dự thảo thông tư điều chỉnh nhằm phù hợp hơn với thực tế, đảm bảo 2 yêu cầu quan trọng là tính thống nhất và tính nhân văn.

Nhiều giáo viên, nhà quản lý giáo dục đã bày tỏ sự đồng tình về việc bỏ quy định “buộc thôi học” đối với học sinh vi phạm kỷ luật, thay vào đó là “tạm dừng học tập 2 tuần” để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng. PGS Đặng Quốc Bảo, nguyên Giám đốc Học viện quản lý giáo dục cho rằng, điều này sẽ đảm bảo “quyền được học tập liên tục của học sinh”, tính nhân văn của giáo dục cũng như phù hợp với xu hướng của các nền giáo dục tiên tiến là chú trọng kỷ luật tích cực. 

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng [Hà Nội] cũng nêu quan điểm,  trong các trường hợp học sinh vi phạm kỷ luật cụ thể, có thể sẽ phải tạm đình chỉ học tập tại lớp của học sinh. Nhưng việc “tạm đình chỉ” này chỉ có ý nghĩa giáo dục thực sự nếu nhà trường và trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm phải rõ trách nhiệm của mình tiếp tục theo sát học sinh, chứ không phải "đình chỉ" là buông bỏ, giao về cho gia đình. Nếu “tạm đình chỉ” bằng cách nhà trường phó mặc hoàn toàn cho gia đình thì sẽ không có hiệu quả, thậm chí có thể gây ra những tác dụng ngược.

Huyền Thanh

Video liên quan

Chủ Đề