Khoang thứ 3 là gì

Chất điện giải có vai trò rất quan trọng trong cơ thể người bởi chúng được tế bào sử dụng để hoạt động. Vậy xét nghiệm điện giải đồ là gì, khi nào cần thực hiện và ý nghĩa của xét nghiệm thế nào?

1. Chất điện giải là gì?

Trước khi tìm hiểu về xét nghiệm điện giải đồ, ta cần biết chất điện giải là gì và vai trò của những chất này với cơ thể. Chất điện giải là những khoáng chất và chất dịch mang điện tích tồn tại trong máu nước tiểu và mô cơ thể ở dạng muối không tan.

Khi cơ thể khỏe mạnh, hai bên màng tế bào luôn có sự cân bằng điện tích, giúp các quá trình trao đổi hóa học, hoạt động cơ và nhiều quá trình sống khác của cơ thể diễn ra bình thường.

Tuy nhiên, khi vận động nặng, co cơ, đổ mồ hôi, hay bệnh lý về tim, thận,… sự cân bằng điện tích bị phá vỡ, nồng độ ion điện giải tăng hoặc giảm, gây nhiều ảnh hưởng đến cơ thể. Tình trạng này là rối loạn điện giải.

Rối loạn điện giải khiến cơ thể mệt mỏi, yếu cơ, nặng hơn có thể khiến nhịp tim thất thường, co giật, nôn mửa, không can thiệp kịp thời sẽ dẫn tới tử vong. Nếu lượng Na+, Ca 2+ trong cơ thể quá cao cũng gây hại đến thận và gan.

Chất điện giải có vai trò quan trọng trong cơ thể

2. Xét nghiệm điện giải đồ là gì?

Xét nghiệm điện giải đồ là một xét nghiệm định lượng nồng độ các ion điện giải trong cơ thể, xem chúng có ở mức bình thường hay cao, thấp bất thường và ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe cơ quan nội tạng xem xét riêng biệt hoặc toàn cơ thể.

Xét nghiệm điện giải đồ rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân bị rối loạn điện giải. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng có vai trò nhất định trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan khác.

Xét nghiệm điện giải đồ là gì

3. Khi nào cần xét nghiệm điện giải đồ?

Xét nghiệm điện giải đồ thường được chỉ định khi bệnh nhân có các dấu hiệu của tình trạng rối loạn điện giải trong cơ thể. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh lý rối loạn này là: mất nước, tim đập bất thường, hoa mắt chóng mặt, tuần hoàn máu kém,…

Với những bệnh nhân có triệu chứng lú lẫn, yếu, buồn nôn, phù nề, rối loạn nhịp tim,… của bệnh lý đã biết, xét nghiệm các chất điện giải được chỉ định kết hợp để đánh giá bệnh cấp hay mạn tính, hay ảnh hưởng của thuốc điều trị.

Xét nghiệm điện giải đồ đưa ra chỉ số định lượng cụ thể các chất điện giải, giúp bác sỹ xác định chính xác tình trạng của bệnh nhân để điều trị.

Ngoài ra, trong theo dõi điều trị các bệnh lý như suy tim, tăng huyết áp, bệnh lý về gan, thận thì Xét nghiệm điện giải đồ cũng có thể được chỉ định.

Xét nghiệm điện giải đồ trong theo dõi điều trị bệnh

4. Xét nghiệm điện giải đồ tiến hành thế nào?

Xét nghiệm điện giải đồ định lượng nồng độ chất điện giải được thực hiện với mẫu máu được lấy trên bệnh nhân. Do đó, bạn cần đến trung tâm xét nghiệm có dịch vụ xét nghiệm này để thực hiện lấy máu và đưa mẫu bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm phân tích.

Một số thực phẩm liên quan hoặc thuốc điều trị có thể được lưu ý ngưng sử dụng nếu chúng làm ảnh hưởng đến nồng độ chất điện giải trong cơ thể.

Hãy hỏi ý kiến bác sỹ về các vấn đề bạn gặp phải khi thực hiện xét nghiệm để được hỗ trợ nhé.

5. Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm điện giải đồ

Ý nghĩa của Xét nghiệm điện giải đồ được làm rõ qua các chỉ số của bảng kết quả xét nghiệm, gồm định lượng nồng độ Na+ [natri], K+ [kali], Cl– [Clo], HCO3- [bicarbonat] và tổng lượng CO2. Cụ thể như sau:

5.1. Nồng độ Natri trong máu

Bình thường, lượng Natri trong máu là 135-145 mmol/l, chúng tồn tại chủ yếu ở dịch ngoại bào, giữ vai trò duy trì áp suất thẩm thấp tại dịch ngoại bào cùng Cl- và HCO3-. Chuyển hóa Na+ chịu tác động của hormone steroid vỏ thượng thận.

Tăng Na+ trong máu

Tăng Natri máu thường là do sự mất cân bằng giữa lượng nước đưa vào cơ thể và lượng nước bị đào thải ra khỏi cơ thể.

- Tăng natri máu kèm theo tăng áp lực thẩm thấu.

- Các triệu chứng gặp ở người già thường kín đáo.

Tăng Na+ trong máu gây mất nước trong tế bào, cơ thể phù, tăng huyết áp. Người bệnh có triệu chứng da nhão, Khát, thiệu niệu, sút cân, tim đập nhanh hoặc nặng hơn là mê sảng, hôn mê, sốt, thở sâu và nhanh,…

Thiếu Na+ gây tăng huyết áp

Giảm Na+ trong máu

Các nguyên nhân thường gặp như:

- Áp lực thẩm thấu huyết tương > 290 mOsmol/l: Do tăng đường máu, do truyền dịch ưu trương[mannitol].

- Áp lực thẩm thấu huyết tương 280– 290 mOsmol/l: Giả hạ natri máu [tăng protin máu, tăng lipit máu].

- Áp lực thẩm thấu huyết tương < 280mOsmol/l:

+ Hạ natri máu kèm theo tăng thể tích ngoài tế bào: Kèm theo có phù, protit máu giảm, hematocrit giảm tình trạng này là hạ natri máu kèm theo ứ muối và ứ nước toàn thể. Hay gặp trong: Suy tim ứ huyết, suy gan, xơ gan cổ trướng, hội chứng thận hư.

+ Hạ narti máu với thể tích ngoài tế bào bình thường: Kèm theo có natri niệu bình thường, protit và hematocrit giảm nhẹ tình trạng này là hạ natri máu do pha loãng. Hay gặp trong: Hội chứng tiết ADH không thoả đáng [tiết quá mức] áp lực thẩm thấu niệu >100 mOsmol/kg, hội chứng cận ung thư, suy hô hấp, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, viêm não…, do thuốc [phenothizin, chlopropamid, carbamazepin…], suy giáp, suy vỏ thượng thận gây thiếu hụt cortisol, uống quá nhiều bia, nhiều nước.

+ Hạ natri máu kèm theo giảm thể tích ngoài tế bào: Kèm theo có dấu hiệu lâm sàng mất nước ngoài tế bào, protid máu tăng, hematocrit tăng.

.Khi xét nghiệm nồng độ Na niệu >20mmol/l mất Na qua thận hay gặp do dùng lợi tiểu, suy thượng thận, bệnh thận gây mất muối, suy thận thể còn nước tiểu, giai đoạn đái nhiều của hoại tử ống thận cấp, sau giải quyết tắc nghẽn đường tiết niệu, bệnh thận kẽ, hội chứng mất muối do não.

.Khi xét nghiệm nồng độ Na niệu 100 mOsmol/l: tìm nguyên nhân dựa vào tình trạng thể tích dịch ngoài tế bào.

2.1. Hạ Natri máu kèm theo tăng thểtích ngoài tếbào:

Hạ Natri máu kèm theo phù, xét nghiệm có Protit máu giảm, Hematocrit giảm: hạNatri máu kèm theo ứmuối và ứ nước toàn thể.Tổng lượngnước cơ thể tăng, tổng lượng Natri cơ thể tăng nhưng không tương ứng với tăng lượng nước.

Natri niệu < 20 mmol/l.

Suy tim.

Suy gan, xơ gan cổ chướng.

Hội chứng thận hư.

Natri niệu > 20 mmol/l: suy thận cấp hoặc mạn tính.

2.2. HạNatri máu với thểtích ngoài tế bào bình thường:

Hạ Natri máu, xét nghiệm có Natri niệu bình thường, Protit máu và Hematocrit giảm nhẹ: hạ  Natri máu do pha loãng.

- Hội chứng tiết ADH không thỏa đáng [tiết quá mức]:

+ Áp lực thẩm thấu máu/niệu > 1,5

+ Các nguyên nhân thường gặp của hội chứng này là: hội chứng cận ung thư, bệnh lý phổi [viêm phổi, lao phổi, thở máy, suy hô hấp cấp], bệnh lý thần kinh trung ương [tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, viêm não...], do một số thuốc [Carbamazepin, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau gây nghiện Morphin và các chế phẩm, thuốc chống loạn thần, một số thuốc điều trị ung thư].

- Suy giáp, suy vỏ thượng thận. - Dùng lợi tiểu Thiazit.

2.3. HạNatri máu kèm theo giảm thểtích ngoài tếbào:

Hạ Natri máu kèm theo dấu hiệu lâm sàng mất nước ngoài tế bào, xét nghiệm có Protit máu tăng, Hematocrit tăng: mất nước và Natri với mất Natri nhiều hơn mất nước.

- Mất Natri qua thận: Natri niệu > 20 mmol/l.

+ Do dùng lợi tiểu.

+ Suy thượng thận.

+ Suy thận thể còn nước tiểu.

+ Giai đoạn đái nhiều của hoại tử ống thận cấp.

+ Sau giải quyết tắc nghẽn đường tiết niệu.

+ Bệnh thận kẽ.

- Mất Natri ngoài thận: Natri niệu < 20 mmol/l

+ Mất qua tiêu hóa: tiêu chảy, nôn, dò tiêu hóa, mất vào khoang thứ 3.

+ Mất qua da: mất mồ hôi nhiều [say nắng, say nóng, vận động thể lực nặng trong môi trường khô nóng], bỏng rộng.

Tổn thương cơ vân cấp trong chấn thương.

3. TRIỆU CHỨNG:

3.1. Lâm sàng:

- Triệu chứng lâm sàng của hạ Natri máu không đặc hiệu, phụ thuộc vào mức độ và tốc độ giảm nồng độ Natri máu.

- Giảm nồng độ Natri cấp [thời gian hình thành trong vòng dưới 2 ngày] có thể có các dấu hiệu lâm sàng của thừa nước trong tế bào gây phù não:

+ Người bệnh sợ nước, chán ăn, buồn nôn, nôn.

+ Mệt mỏi, đau đầu, lẫn lộn, u ám, mê sảng, rối loạn ý thức [có thể hôn mê], hạ Natri máu nặng có thể có các cơn co giật.

- Khi giảm nồng độ Natri mạn với thời gian hình thành kéo dài, các triệu chứng biểu hiện có thể không có hoặc nhẹ.

- Ngoài ra, sự xuất hiện các triệu chứng của rối loạn nước kèm theo có giá trị để chẩn đoán nguyên nhân: tăng thể tích nước ngoài tế bào [phù, cổ chướng] hoặc mất nước ngoài tế bào [giảm cân; da khô, nhăn nheo,...].

3.2. Cận lâm sàng:

Natri máu < 135 mmol/lít, hạ Natri máu nặng khi Natri máu < 125 mmol/lít.

4. CHẨN ĐOÁN:

4.1. Chẩn đoán xác định  Dựa vào xét nghiệm:

- Natri máu < 135 mmol/l và áp lực thẩm thấu huyết tương < 280 mOsmol/l.

- Các triệu chứng lâm sàng chỉ có tính chất gợi ý và nói lên mức độ nặng của hạ Natri máu.

4.2. Chẩn đoán phân biệt:

 Hạ Natri máu "giả" có thể gặp trong các trường hợp: tăng Lipit máu, tăng Protit máu, tăng đường máu, truyền Mannitol.

Khi đó cần tính "Natri hiệu chỉnh" theo công thức:

Na hiệu chỉnh = Na đo được + [0,16 x '[protit + lipit][g/l]]

Na hiệu chỉnh = Na đo được + {[đường máu [mmol/l] - 5,6]/5,6} x 1,6

Áp lực thẩm thấu huyết tương > 290 mOsmol/l: tăng đường máu, truyền Mannitol.

Áp lực thẩm thấu huyết tương 280 - 290 mOsmol/l: giả hạ Natri máu [tăng Protein máu, tăng Lipit máu].

4.3. Chẩn đoán nguyên nhân:

Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán nguyên nhân:

Hematocrit, protit máu [xác định tăng hay giảm thể tích ngoài tế bào].

Natri niệu [xác định mất Natri qua thận hay ngoài thận].

Áp lực thẩm thấu huyết tương, áp lực thẩm thấu niệu.

4.4. Chẩn đoán mức độ:

- Hạ Natri máu được đánh giá là nặng khi Natri máu < 125 mmol/l và hoặc có triệu chứng thần kinh trung ương.

- Mức độ nặng phụ thuộc vào thời gian cấp hoặc mạn:

- Hạ Natri máu cấp: khi thời gian xuất hiện ≤ 48 giờ, biểu hiện tình trạng lâm sàng nặng.

- Hạ Natri mạn: khi thời gian xuất hiện > 48 giờ, biểu hiện lâm sàng nhẹ hơn.

5. XỬTRÍ:

Điều trị phải theo nguyên nhân gây hạ Natri máu. Trong quá trình điều trị cần theo dõi chặt chẽ bilan nước vào-ra, cân người bệnh hàng ngày, xét nghiệm điện giải máu 3 - 6 giờ/lần để quyết định việc điều trị.

5.1. Điều trị theo nguyên nhân hạ Natri máu:

-  Hạ Natri máu kèm theo ứ muối và ứ nước toàn thể:

Hạn chế nước [< 300 ml/ngày].

Hạn chế muối [chế độ ăn mỗi ngày chỉ cho 3 - 6 g natri chlorua].

Dùng lợi tiểu để thải nước và natri: furosemid 40 - 60 mg/ngày [có thể dùng liều cao hơn, tùy theo đáp ứng của người bệnh], chú ý bù kali khi dùng lợi tiểu.

-  Hạ natri máu với thể tích ngoài tế bào bình thường

Chủ yếu là hạn chế nước [500 ml nước/ngày].

-  Hạ Natri máu do SIADH: có thể cho thêm lợi tiểu quai, Demeclocycline.

- Hạ Natri máu do dùng Thiazid: ngừng thuốc.

- Hạ Natri máu do suy giáp, suy thượng thận: điều trị hocmon.

Nếu hạ Natri máu nặng [Na < 125 mmol/l hoặc có triệu chứng thần kinh trung ương]: truyền Natri chlorua ưu trương [cách truyền xem phần 4.3]. Có thể cho Furosemid [40 - 60 ml tiêm tĩnh mạch] khi truyền Natri chlorua.

- Hạ Natri máu kèm theo giảm thể tích ngoài tế bào

Điều trị nguyên nhân song song với điều chỉnh Natri máu.

- Nếu người bệnh hạ Natri máu không có triệu chứng: cung cấp Natri chlorua theo đường tiêu hóa.

- Hạ Natri máu ở bệnh nhân tổn thương cơ do chấn thương thì truyền dịch Natriclo rua 0,9%.

- Nếu hạ Natri máu nặng [Na < 125 mmol/l, có triệu chứng thần kinh trung

ương] hoặc khi có rối loạn tiêu hóa không dùng qua đường tiêu hóa được: truyền Natri chlorua ưu trương đường tĩnh mạch.

5.2 Điều chỉnh Natri máu:

a]. Nguyên tắc điều chỉnh:

- Trong hạ Natri máu không có triệu chứng hoặc xảy ra mạn tính [> 2 ngày]: điều chỉnh Natri máu tăng lên không quá 0,5 mmol/l trong 1 giờ hoặc 8- 12 mmol/l trong 24 giờ.

- Trong hạ Natri máu cấp tính [< 2 ngày], hạ Natri máu có kèm theo triệu chứng thần kinh trung ương: điều chỉnh Natri máu tăng lên 2 - 3 mmol/l trong 2 giờ đầu, sau đó điều chỉnh tăng lên không quá 0,5 mmol/l trong 1 giờ hoặc 12 mmol/l trong 24 giờ.

- Cần lưu ý là điều chỉnh nồng độ Natri máu lên quá nhanh có nguy cơ gây nên tình trạng tiêu Myelin ở trung tâm cầu não, biểu hiện bởi một tình trạng liệt mềm, rối loạn vận ngôn, rối loạn ý thức, có thể dẫn tới tử vong.

b]. Cách tính lượng Natri chlorua cần bù:

Na cần bù = Tổng lượng nước cơ thể ước tính x [Na cần đạt -Na người bệnh]Trong đó:

Na cần bù: lượng Natri cần bù trong 1 thời gian nhất định.Tổng lượng nước cơ thể ước tính bằng:

Nam: Cân nặng [tính theo kg] x 0,6 Nữ: Cân nặng [tính theo kg] x 0,5

Na cần đạt: nồng độNatri máu cần đạt được sau thời gian bù Natri.

Na người bệnh: Natri máu của người bệnh trước khi bù Natri.

c]. Loại dung dịch Natri chlorua được lựa chọn:

Truyền dung dịch Natri chlorua 0,9% để bù cả nước và Natri.

Khi có hạ Natri máu nặng: dùng thêm dung dịch Natri chlorua ưu trương

[dung dịch 3% hoặc 10%].

Chú ý: 1 g NaCl = 17 mmol Na+. 1 mmol Na+ = 0,06 g NaCl.

1000 ml dung dịch Natri chlorua đẳng trương 0,9% có 154 mmol Na+. 1000 ml dung dịch Natri chlorua 3% có 513 mmol Na+.

1000 ml dung dịch Lactat ringer có 130 mmol Na+ [+4 mmol K+].

d]. Thay đổi nồng độ Natri huyết thanh: khi truyền cho người bệnh 1 lít dịch có thể được ước tính bằng công thức Adrogue-Madias:

'Na+= [[Na++ K+dịch truyền] - Na+huyết thanh]/[Tổng lượng nước cơ thể ước tính +1]

6. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG:

- Tiên lượng: phụ thuộc vào nguyên nhân gây hạ Natri máu.

- Biến chứng:

Biến chứng của hạ Natri máu: tiêu cơ vân, co giật, tổn thương thần kinh trung ương do phù não.

Biến chứng do điều trị: tăng gánh thể tích [truyền dịch nhanh quá], tổn thương Myelin [do điều chỉnh Natri máu tăng nhanh quá].

7. PHÒNG BỆNH:

Theo dõi Natri máu và tình trạng cân bằng nước ở những người có nguy cơ hạ Natri máu để điều chỉnh kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề