Vũ huy quang là ai

29 tháng 4 2021

Nguồn hình ảnh, TTXVN

Chụp lại hình ảnh,

Viện kiểm sát cáo buộc ông “giữ vai trò chính” trong việc chuyển tài sản nhà nước sang cho tư nhân trái pháp luật

Cựu Bộ trưởng Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng bị xử phạt 11 năm tù về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Các bị cáo khác bị tòa Hà Nội tuyên phạt các án tù từ 3 tới hơn 6 năm tù trong một tuần xét xử và nghị án kéo dài.

Tin cho hay ông Vũ Huy Hoàng, 67 tuổi, có đơn xin xét xử vắng mặt vì lý do “sức khỏe không tốt”.

Hình ảnh trên truyền thông Việt Nam cho thấy ông thường được dìu tới tòa trong các phiên trước đó.

Hoãn lần 2 phiên xử đại án cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng

Việt Nam nói gì vụ 'bà Hồ Thị Kim Thoa bị bắt ở Pháp'?

Đảng muốn xử các đại án 'đúng tiến độ'

Cáo trạng nói ông Hoàng và cựu thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa [hiện đang bỏ trốn] và một cựu vụ trưởng bộ này đã “có ý kiến chỉ đạo” liên quan tới việc chuyển hơn 6000 m2 đất trái pháp luật, gây thất thoát số tiền hơn 2.700 tỉ đồng.

Quá trình kể trên được thực hiện qua một loạt bước bao gồm góp vốn liên doanh bằng quyền sử dụng khu đất, thoái vốn …chuyển tài sản từ sở hữu nhà nước sang tư nhân.

Truyền thông Việt Nam đưa tin Hội đồng Xét xử xem xét cựu bộ trưởng Bộ Công thương có nhân thân tốt, bị ung thư, có nhiều thành tích nhưng vẫn tuyên án mức hình phạt tù cao nhất theo đề nghị của Viện kiểm sát vài ngày trước đó.

Ông Hoàng khi đó được dẫn lời nói với tình hình sức khỏe hiện nay thì ông không còn đủ thời gian để chấp hành mức án theo đề nghị.

Nói lời sau cùng trước tòa vào đầu tuần này, cựu Bộ trưởng Công thương Việt Nam dẫn lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Con người ai cũng thích tiền, thích quyền, nhưng quan trọng nhất là danh dự”. “Cái gì làm sai tôi xin chịu trách nhiệm, còn cái làm đúng thì tôi phải bảo vệ danh dự của mình", bị cáo Vũ Huy Hoàng nói.

8 cựu cán bộ, lãnh đạo TP.HCM bị tuyên phạt số năm tù như sau:

Nguyễn Hữu Tín [cựu phó chủ tịch UBND TP HCM] bị phạt 6 năm 6 tháng tù. Tổng hợp với bản án trước đó là 13 năm 6 tháng tù.

Lâm Nguyên Khôi [cựu phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư] 4 năm 6 tháng.

Đào Anh Kiệt [cựu giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường] 5 năm.

Lê Văn Thanh [cựu phó chánh Văn phòng UBND thành phố] 4 năm.

Lê Quang Minh [cựu trưởng phòng Phát triển hạ tầng, Sở Kế hoạch và Đầu tư] 3 năm 6 tháng.

Nguyễn Thanh Chương [cựu trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP HCM] 3 năm

Trương Văn Út [cựu phó phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường] 3 năm.

Nguyễn Lan Châu [cựu chuyên viên Phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường] 30 tháng tù [cho hưởng án treo].

Ngày 18/3, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và phiên họp nhấn mạnh việc khẩn trương đưa ra xét xử sơ thẩm 5 vụ án trong đó có vụ án Sabeco.

Ngày 2/11/2016, Ban bí thư họp dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng xem xét thi hành kỷ luật trong công tác cán bộ đối với Ban cán sự đảng Bộ Công thương và ông Vũ Huy Hoàng.

Ông Vũ Huy Hoàng bị cho là thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm con trai là Vũ Quang Hải làm tham gia HĐQT [Sabeco] để bầu làm thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc Sabeco.

Đây là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam cách chức một người mà không còn tại chức nữa.

Dưới thời cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Bộ Công Thương có 5 đại dự án quy mô 30.000 tỷ đồng, mà bộ là cơ quan chủ quản, đều trong tình trạng thua lỗ nặng nề, nguy cơ phá sản.

Tháng 8/2007, khi sáp nhập hai Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương, ông Vũ Huy Hoàng được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm làm Bộ trưởng.

Tháng 4 năm 2016, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công Thương với ông Vũ Huy Hoàng.

Phiên tòa sáng 10-1 - Ảnh: TTXVN

Phiên tòa xét xử vụ án tham ô, cố ý làm trái tại Tập đoàn dầu khí PVN và Tổng công ty Xây lắp dầu khí [PVC] do bị cáo Đinh La Thăng [nguyên chủ tịch HĐQT PVN], Trịnh Xuân Thanh [nguyên tổng giám đốc PVC] và 20 đồng phạm tiếp tục phần thẩm vấn liên quan việc ký hợp đồng 33 khiến PVN thiệt hại 119 tỉ đồng.

Là đơn vị ký hợp đồng 33 sai trái dẫn đến việc hàng chục bị cáo phải có mặt tại phiên tòa, ông Vũ Huy Quang - nguyên tổng giám đốc của Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam [PVPower] - khẳng định PVPower phải ký hợp đồng 33 là do sức ép của PVN.

Nhiều lần báo cáo về việc chưa thể ký hợp đồng

Ông Vũ Huy Quang khẳng định như vậy khi trả lời thẩm vấn của luật sư Nguyễn Thị Hoài Linh [bào chữa cho bị cáo Nguyễn Quốc Khánh, nguyên phó tổng giám đốc PVN]. 

Ông Quang khẳng định PVN đã có đến 3 văn bản đốc thúc PVPower phải ký hợp đồng 33 trước ngày 28-1-2011.

Ông Quang cũng cho biết dù PVPower là đơn vị thuộc sở hữu của PVN nhưng hạch toán hoàn toàn độc lập. 

Do đó, khi biết sẽ được làm chủ đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 thì rất hồ hởi và sẵn sàng làm. Và bản thân PVPower hoàn toàn đủ điều kiện để thực hiện hợp đồng này. 

Tuy nhiên, sau đó thì PVN liên tục ép tiến độ bắt buộc phải ký hợp đồng trước ngày 28-2-2011 dù ông Quang nhiều lần khẳng định chưa đủ điều kiện để ký hợp đồng.

Cụ thể, ông Quang cho rằng hợp đồng 33 có mục tiêu duy nhất là để khởi công đúng tiến độ, ngoài ra không có mục đích nào khác. Hay nói đúng hơn, hợp đồng đó hoàn toàn chưa có hiệu lực pháp luật. 

"Điều này hội đồng xét xử và các luật sư có thể xem thêm về ngày thực hiện và hiệu lực hợp đồng. Nghĩa là hợp đồng này hoàn toàn chưa có hiệu lực" - ông Quang nói và tiếp tục khẳng định hợp đồng như vậy thì không có giá trị pháp lý!

PVN ép phải ký

Lý giải việc buộc phải ký hợp đồng chưa đủ điều kiện, ông Quang nói dưới sức ép của tập đoàn [PVN] rất lớn, bị cáo Nguyễn Quốc Khánh liên tục gửi văn bản yêu cầu hoàn thiện để ký hợp đồng. 

Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh - Ảnh: NGUYỂN KHÁNH

Theo ông Quang, sau đó PVPower cũng đều có văn bản phản hồi rõ là chưa đủ điều kiện, nhưng văn bản của PVN đều chỉ đạo phải hoàn tất công việc để ký hợp đồng theo đúng tiến độ.

Luật sư cũng hỏi thêm ông Quang là bị cáo Khánh có chỉ đạo ký hợp đồng thiếu căn cứ pháp lý không thì ông Quang khẳng định không. Nhưng ông Quang khẳng định trong văn bản trả lời PVN thì PVPower đều nêu khó khăn và thời gian hoàn thành thủ tục và có thể ký hợp đồng vào trung tuần tháng 6-2011.

Luật sư hỏi ông Quang về trách nhiệm của người đứng đầu, ông Quang khẳng định tại phiên tòa có rất nhiều lời khai, báo cáo cũng như nhân chứng nói rằng không biết về sự thiếu sót của hợp đồng 33 cho đến ngày 30-5-2011. 

"Trước đó PVN họp ra mắt ban quản lý mới [có cả PVC và PVPower dự]. Tại cuộc họp này ông Đinh La Thăng yêu cầu các đơn vị có liên quan báo cáo các vướng mắc khó khăn trong quá trình chuyển giao dự án. 

Hôm đó tôi cũng nói hợp đồng này còn thiếu sót. Vì có báo cáo này của tôi mà ông Thăng đưa vào kết luận rằng ban quản lý mới cần thiết phải xem xét và bổ sung" - ông Quang khai.

Trước đó, trong phiên tòa ngày 9-1, khi trả lời thẩm vấn, thừa nhận có chuyện nóng vội, ép tiến độ dù các đơn vị trực thuộc khi chưa sẵn sàng thực hiện dự án, ông Đinh La Thăng xin nhận trách nhiệm toàn bộ đối với sai sót này.

Chỉ định thầu cho đơn vị không đủ năng lực

Cáo trạng nêu PVPower là đơn vị thuộc sở hữu của PVN nhưng hạch toán kinh tế độc lập và sở hữu vốn điều lệ là hơn 21.000 tỉ đồng.

Khi xây dựng nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, PVN đã giao cho PVPower làm chủ đầu tư và chỉ định thầu cho PVC.

Khi đó, dù biết PVC chưa đủ năng lực để làm tổng thầu nhưng lãnh đạo PVN vẫn chỉ đạo PVPower ký hợp đồng số 33 với PVC. Sau khi ký hợp đồng này, PVC đã tạm ứng số tiền 1.115 tỉ đồng để chi tiêu sai mục đích gây ra thiệt hại cho PVN là 119 tỉ đồng.

HOÀNG ĐIỆP

Video liên quan

Chủ Đề