Không có giấy phép lái xe oto phạt bao nhiêu

Thông tin này được rất đông đảo mọi người quan tâm. Trong quá trình điều khiển ô tô sẽ có những trường hợp người lái quên mang theo bằng lái hoặc giấy tờ xe. Hoặc vì nguyên nhân nào đó mà không có bằng lái,.. Vậy thì các mức phạt trong những trường hợp này như thế nào? Để có thể an tâm hơn khi điều khiển ô tô thì bạn hãy dành vài phút cùng phụ kiện thảm lót sàn ô tô - Medicar.vn cập nhật mức phạt với hành vi vi phạm này nhé!

1. Không có bằng lái xe ô tô phạt bao nhiêu?

Hiện nay, các trường hợp không có bằng lái ô tô nhưng vẫn điều khiển xe có rất nhiều nguyên nhân. Như có bằng nhưng quên mang theo, chưa có bằng lái hoặc bằng lái đang bị cơ quan công an tạm giam. Mỗi trường hợp sẽ có những mức xử phạt khác nhau. Cụ thể đó là:

1.1 Mức phạt không có bằng lái ô tô

Trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông là ô tô nhưng không có giấy phép - bằng lái sẽ chịu mức phạt khá cao. Cụ thể đó là:

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, trường hợp không có bằng lái xe [Điểm b khoản 9 Điều 21] điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ phải chịu mức phạt là 10 - 12 triệu đồng

1.2 Mức phạt không có bằng lái do quên mang theo

Không có bằng lái và có bằng lái mà quên mang theo là 2 trường hợp hoàn toàn khác nhau. Do vậy nên mức phạt khi bạn quên mang bằng cũng thấp hơn rất nhiều. Cũng theo nghị định 123/2021/NĐ-CP, điểm a khoản 3 Điều 21 mức xử phạt với người Ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô quên mang theo bằng lái là từ 200.000đ - 400.000đ

Lưu ý: Theo Điều 21 Nghị định 100, mức phạt trên không áp dụng với trường hợp người lái xe có Giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.

1.3 Mức phạt không có bằng lái do đang bị tước giấy phép lái xe ô tô

Bị tước bằng lái xe sẽ được xếp và trường hợp không có bằng lái xe vậy nên mức phạt áp dụng khi người lái ô tô bị tịch thu/ tạm giam bằng sẽ là 10 - 12 triệu đồng.

2. Không có bằng lái xe có bị giữ xe hay không?

Theo Nghị định về xử phạt hành vi vi phạm an toàn khi tham gia giao thông thì việc không có bằng lái hoàn toàn có thể bị tạm giữ xe theo thời gian quy định. Việc tạm giữ này là nhằm hạn chế và ngăn chặn ngay hành vi vi phạm trong thời gian tiếp theo.

Theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời hạn tạm giữ phương tiện là 07 ngày.

Trong các trường hợp vi phạm giao thông có tình tiết phức tap cần tiến hành xác minh thì CSGT có thể tạm giữ phương tiện lên đến 30 ngày.

Quy định giữ xe này áp dụng với mọi trường hợp vi phạm là quên mang bằng lái, không có bằng lái hoặc đang trong thời gian bị tước quyền lái xe.

\>> Điểm danh: Các phụ kiện cần thiết cho ô tô bạn nên sắm.

3. Thủ tục nộp phạt/ nhận xe khi không có bằng lái ô tô

Người đến nộp phạt/ nhận xe là chủ phương tiện hoặc người lái xe bị phạt. Cụ thể các thủ tục như sau:

  • Bước 1: Người nhận xe cần chuẩn bị các thủ tục: CMND/ CCCD, giấy tờ xe.
  • Bước 2: Thực hiện đối chiếu biên bản xử phạt:
    • Kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng
    • Đặc điểm, hiện trạng của phương tiện bị tạm giữ.
    • Tất cả được thực hiện dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.
  • Bước 3:Cơ quan công an lập biên bản bàn giao xe.
    • Quyết định trả phương tiện ô tô bị tạm giam.
    • CCCD hoặc CMND của người đến nhận xe.

Lưu ý: Bên cạnh việc xuất trình các giấy tờ trên, nộp phạt hành chính theo quy định thì người vi phạm còn phải trả các chi phí khác mới được hoàn tất thủ tục. Các mức phí như phí lưu kho, phí bến bãi, chi phí bảo quản phương tiện trong thời gian bị tạm giữ. Nếu bạn nhận xe càng trễ thì mức phí này sẽ càng tăng cao. Vì vậy hãy chủ động đóng phạt và nhận xe trong thời gian sớm nhất bạn nhé!

Lời khuyên: Để đảm bảo lái xe an toàn và tránh các vi phạm giao thông với mức phạt cao thì bạn cần tuân thủ những quy định tham gia giao thông. Luôn chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, bằng lái trên mỗi hành trình để tránh bị phạt hành chính cũng như giữ xe làm ảnh hưởng đến tài chính và công việc.

Khi tham gia giao thông bằng phương tiện ô tô, xe máy, tài xế bắt buộc phải mang theo bằng lái xe. Nếu không có bằng lái mà đưa phương tiện tham gia giao thông thì sẽ bị phạt thế nào? Liệu có bị giam xe không?

1. Lái ô tô, xe máy cần mang theo loại bằng lái xe nào?

Theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người lái xe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông bắt buộc phải mang theo giấy phép lái xe hay còn được gọi khác là bằng lái xe.

Tuy nhiên khoản 1 Điều 58 Luật này cũng nêu rõ, loại giấy phép lái xe mà người lái xe tham gia giao thông mang theo phải là giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển thì mới được coi là hợp lệ.

Căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, các phương tiện không dùng chung một loại bằng lái xe, tùy vào loại phương tiện mà yêu cầu về hạng giấy phép lái xe là khác nhau. Cụ thể:

Hạng

Loại xe

A1

Xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 - dưới 175 cm3

A2

Xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1

A3

Xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự

A4

Máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg

B1

Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg

B2

C

Xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2

D

Xe ô tô chở người từ 10 - 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C

E

Xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D

FB2

Xe hạng B2 kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa

FD

Xe hạng D kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa

FE

Xe hạng E kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa

FC

Xe hạng C kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc

2. Không có bằng lái xe bị phạt bao nhiêu tiền?

Trước hết cần làm rõ, trường hợp không có bằng lái xe khi tham gia giao thông và trường hợp có bằng lái xe nhưng quên không đem theo là hai trường hợp khác nhau. Tương ứng với đó, mức phạt dành cho người vi phạm cũng là khác nhau.

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, trường hợp không có bằng lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt như sau:

Phương tiện vi phạm

Mức phạt lỗi không có bằng lái xe

Xe máy dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự

01 - 02 triệu đồng

[Điểm a khoản 5 Điều 21]

Xe máy từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh

04 - 05 triệu đồng

[Điểm b khoản 7 Điều 21]

ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô

10 - 12 triệu đồng

[Điểm b khoản 9 Điều 21]

Trong khi đó, nếu có bằng lái xe nhưng chỉ là quên không đem theo khi đi đường, người điều khiển phương tiện sẽ được nộp phạt với mức thấp hơn rất nhiều. Cụ thể:

  • Xe máy và các loại xe tương tự: 100.000 - 200.000 đồng [Điểm b khoản 2 Điều 21].
  • Ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô: 200.000 - 400.000 đồng [Điểm a khoản 3 Điều 21].

3. Không có bằng lái xe có bị CSGT giam xe?

Lỗi không có bằng lái xe thuộc các trường hợp quy định tại khoản 5, 7 và 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP nên theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định này, Cảnh sát giao thông [CSGT] hoàn toàn có quyền tạm giữ xe trước khi ra quyết định xử phạt để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm.

Nội dung này được ghi nhận như sau:

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính [được sửa đổi, bổ sung năm 2020] đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
  1. Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;

Như vậy, nếu CSGT yêu cầu kiểm tra giấy tờ mà không có xuất trình được bằng lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ vừa bị phạt về lỗi không có giấy phép lái xe, vừa bị tạm giữ xe theo thủ tục hành chính.

Theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời hạn tạm giữ phương tiện là 07 ngày. Trường hợp vi phạm giao thông có tình tiết phức tap cần tiến hành xác minh thì CSGT có thể tạm giữ phương tiện lên đến 30 ngày.

Không giấy phép lái xe môtô phạt bao nhiêu?

Như vậy, người chưa có giấy phép lái xe điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm.

Không giấy phép lái xe máy phạt bao nhiêu 2023?

2. Mức phạt lỗi không có bằng lái xe năm 2023. + Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Lái xe máy có nồng độ cồn phạt bao nhiêu?

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển xe máy - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Không có bằng lái xe máy giảm xe bao lâu?

Nếu CSGT yêu cầu kiểm tra giấy tờ mà không có xuất trình được bằng lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ vừa bị giữ xe và xử phạt hành chính theo quy định hiện hành. Theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời hạn tạm giữ phương tiện là 07 ngày.

Chủ Đề