Khu kinh tế cửa khẩu chalo xã dân hóa năm 2024

Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, tỉnh Quảng Bình đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt ngày 21/2/2014.

Theo đó, phạm vi nghiên cứu quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế [KKT] cửa khẩu Cha Lo bao gồm ranh giới hành chính của 6 xã thuộc huyện Minh Hóa: Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Thanh, Hóa Phúc, Hồng Hóa và Hóa Tiến với tổng diện tích là 53.923 ha.

Phía bắc và đông bắc KKT giáp huyện Tuyên Hóa; phía nam giáp các xã Xuân Hóa, Yên Hóa, Hóa Hợp và Hóa Sơn; phía tây giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Cửa khẩu quốc tế Cha Lo, Quảng Bình. [Ảnh: Tạp chí Hải Quan].

Khu kinh tế [KKT] cửa khẩu Cha Lo được quy hoạch trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía tây của tỉnh Quảng Bình; là đầu mối trung chuyển, trung tâm xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của tỉnh Quảng Bình với Lào và Thái Lan...

Quy hoạch đưa ra quy mô về đất xây dựng của KKT, đến năm 2030, nhu cầu diện tích đất xây dựng tập trung là khoảng 2.060 ha, bao gồm: Đất dân dụng khoảng 223 ha, chỉ tiêu đất dân dụng đạt 81 m2/người; đất ngoài dân dụng khoảng 1.837 ha, trong đó đất khu phi thuế quan khoảng 300 ha.

Về cấu trúc phát triển không gian, cấu trúc phát triển không gian của KKT được phân thành ba vùng như sau: Vùng phát triển thương mại cửa khẩu và bảo tồn sinh thái rừng, vùng phát triển công nghiệp dịch vụ và nông nghiệp và vùng sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.

Cụ thể, đối với vùng phát triển thương mại cửa khẩu và bảo tồn sinh thái rừng [gồm các xã Dân Hóa và Trọng Hóa]: Phát triển khu vực cửa ngõ Khu kinh tế từ cửa khẩu Cha Lo đến Bãi Dinh. Khu này là khu phi thuế quan với hạt nhân phát triển là trung tâm dịch vụ, thương mại, kho ngoại quan tại Bãi Dinh. Định hướng sản xuất nông, lâm chủ yếu là: Khoanh nuôi bảo vệ rừng đầu nguồn và chăn nuôi đại gia súc.

Vùng phát triển công nghiệp dịch vụ và nông nghiệp [gồm các xã Hóa Thanh và Hóa Tiến]: Phát triển điểm dân cư Hóa Tiến thành đô thị loại V, đô thị hạt nhân thúc đẩy phát triển cho cả vùng; xây dựng ngã ba Khe Ve thành trung tâm dịch vụ thương mại và công nghiệp lớn của KKT. Định hướng sản xuất vùng: Trồng cây cao su, cây ăn quả, lạc, lúa, ngô và các loại đậu, hoa màu khác...

Vùng sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp [gồm các xã Hóa Phúc và Hồng Hóa]: Xây dựng trung tâm xã Hồng Hóa [khu vực ngã ba Sông] làm hạt nhân thúc đẩy phát triển vùng. Định hướng sản xuất của vùng: Trồng rừng, bảo vệ rừng, phát triển chăn nuôi và trồng cây lâu năm.

XEM và TẢI VỀ Quyết định phê duyệt quy hoạch và các bản đồ trong đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, tỉnh Quảng Bình đến năm 2030 ở dưới đây:

Quyết định Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, tỉnh Quảng Bình đến năm 2030.

Ngày 27.12, thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cha Lo cho biết, tính đến nay, đơn vị đã thu hút được 28 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt 838 tỷ đồng.

Các dự án đầu tư đi vào hoạt động đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cha Lo, bước đầu tạo được sự chuyển biến tích cực trong sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư, giải quyết công ăn việc làm và thu ngân sách nhà nước.

Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cha Lo thu hút 28 dự án

Để đạt được kết quả trên, các cơ quan, đơn vị liên ngành trên địa bàn cửa khẩu đã chủ động đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu.

Cũng trong năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Cha Lo đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 13% so với năm trước. Sản lượng hàng hóa đạt hơn 4 triệu tấn, tăng 39,4%, số người nhập cảnh đạt khoảng 350 nghìn lượt người. Đặc biệt, tổng số thuế quan thu được khoảng trên 392 tỷ đồng, tăng 217% so với năm 2022.

Phó Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Quảng Bình, Trưởng Văn phòng Ban quản lý Cửa khẩu quốc tế Cha Lo Phạm Tiến Duật cho biết, nếu cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ và hiện đại hơn, kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu sẽ còn tăng cao hơn nữa.

Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, việc phát triển kết cấu hạ tầng Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cha Lo chủ yếu vẫn dựa vào nguồn ngân sách Trung ương.

Hiện tại, tuyến đường kết nối từ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đến Cửa khẩu quốc tế Cha Lo dài khoảng 18km đang xuống cấp trầm trọng, gây khó khăn, hạn chế cho các phương tiện khi xuất nhập qua cửa khẩu quốc tế này. Một số tuyến đường trục chính, một số khu chức năng cũng chưa được đầu tư đồng bộ.

Trong năm 2024, Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cha Lo sẽ tiếp tục được chú trọng đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng; đổi mới, cải thiện môi trường đầu tư; đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Chủ Đề