Kinh nghiệm xã hội hóa xây dưng khu vận động năm 2024

Thời gian qua, huyện Thanh Miện là điển hình của tỉnh trong việc tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp công của để xây dựng các công trình văn hoá, thể thao công cộng.

Kinh nghiệm xã hội hóa xây dưng khu vận động năm 2024
Thôn Cao Lý, xã Cao Thắng xã hội hóa được gần 200 triệu đồng để cải tạo, nâng cấp sân vận động

Nhân dân đồng lòng

Thôn Cao Lý, xã Cao Thắng vừa đưa sân vận động có diện tích trên 2.000 m2 với kinh phí xây dựng gần 200 triệu đồng vào sử dụng. Toàn bộ số tiền trên đều do nhân dân địa phương tự nguyện đóng góp, ủng hộ. Theo ông Trần Mạnh Nhường, Chủ tịch UBND xã, trước đây sân vận động thôn Cao Lý nằm ở khu vực trũng, thoát nước kém nên hay bị ngập úng. Các hoạt động thể dục thể thao vì thế không được tổ chức thường xuyên. Để cải tạo lại sân, nhân dân trong thôn đã phải sử dụng hơn 800 m3 đất để san lấp; xây dựng lại hệ thống thoát nước, đèn chiếu sáng và lưới bao quanh.

Thời gian qua, Cao Thắng là điểm sáng của huyện Thanh Miện trong việc vận động xã hội hoá để xây dựng các công trình văn hoá, thể thao công cộng. Từ đầu năm 2023 đến hết tháng 10, nhân dân trong xã đã đóng góp trên 100 triệu đồng để lắp đặt 27 bộ dụng cụ tập luyện thể thao ngoài trời. Riêng thôn Hoà Bình đã huy động được gần 1 tỷ đồng để sửa chữa, cải tạo nhà văn hoá, sân vận động thôn, lắp đặt hệ thống đèn điện chiếu sáng... Các công trình văn hoá, thể thao công cộng được đưa vào sử dụng đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt văn hoá, luyện tập thể dục, thể thao và vui chơi giải trí của nhân dân.

Là địa phương phát triển nhanh, thu nhập bình quân đầu người ở mức cao nên xã Chi Lăng Nam có nhiều thuận lợi trong việc vận động xã hội hoá. Năm 2023, xã đã vận động được 265 triệu đồng để cải tạo hạ tầng, mua sắm trang thiết bị luyện tập thể dục, thể thao ở tất cả nhà văn hoá thôn. Hiện mỗi ngày các điểm luyện tập thể thao này thu hút hàng chục người tham gia. Cũng nhờ có hạ tầng đầy đủ nên các câu lạc bộ bóng đá, bóng chuyền hơi, dân vũ ở địa phương này phát triển nhanh về cả số lượng lẫn chất lượng.

"Ngoài các công trình mới thì hằng năm kinh phí dành cho việc duy tu, bảo dưỡng, vệ sinh công trình thể thao như sân vận động, ao bơi... cũng đều do nhân dân tự nguyện đóng góp, ủng hộ. Việc hoàn thiện các công trình văn hoá, thể thao đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân, tạo ấn tượng đẹp đối với du khách khi đến địa phương tham quan, ngắm cảnh", đại diện lãnh đạo xã Chi Lăng Nam cho biết.

Chung tay xây dựng nông thôn mới nâng cao

Để về đích nông thôn mới nâng cao, xã Đoàn Tùng đã huy động mọi nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí. Năm 2023, xã vận động xã hội hoá được trên 1,7 tỷ đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn, cải tạo lại 3 nhà văn hoá và lắp thêm 1 công trình thể thao với 44 bộ dụng cụ tập luyện. Đến nay, địa phương này đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới nâng cao. "Sự chung tay góp sức của doanh nghiệp và người dân đã góp phần san sẻ áp lực cho nguồn ngân sách xã. Từ đó, địa phương có thêm kinh phí để đầu tư các hạng mục khác, hạn chế việc nợ công cơ bản khi về đích nông thôn mới nâng cao", ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Đoàn Tùng cho biết.

Kinh nghiệm xã hội hóa xây dưng khu vận động năm 2024
Xã Đoàn Tùng đưa vào sử dụng 44 bộ dụng cụ tập luyện thể dục, thể thao từ nguồn xã hội hóa

Chùa Phí Thanh Xá, xã Lê Hồng là di tích lịch sử cấp tỉnh nhưng do xây dựng từ lâu nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Được sự hỗ trợ của quần chúng nhân dân, di tích này đã được trùng tu, tôn tạo với tổng kinh phí trên 2,7 tỷ đồng. Vừa qua, địa phương này còn đưa vào sử dụng 44 bộ dụng cụ luyện tập thể thao ở tất cả các thôn với tổng kinh phí trên 300 triệu đồng. Hiện xã Lê Hồng đã hoàn thành 17/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao và sẵn sàng về đích trong năm nay.

"Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư đồng bộ từ nguồn xã hội hoá đã góp phần đưa các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở phát triển mạnh mẽ. Đây cũng là nhân tố quan trọng giúp các địa phương về đích nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục huy động mọi nguồn lực để đầu tư lắp đặt các dụng cụ tập luyện thể dục, thể thao cho người dân ở các điểm công cộng", ông Khổng Quốc Toản, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Miện cho biết.

Theo báo cáo của Phòng Văn hoá, Thông tin huyện Thanh Miện đến ngày 6/11, có 53/83 thôn, khu dân cư trên địa bàn huyện lắp đặt được hệ thống luyện tập thể dục, thể thao ngoài trời. Tổng số dụng cụ được lắp đặt là 273 bộ với kinh phí trên 1,6 tỷ đồng. Trong đó 1,3 tỷ đồng do nhân dân tự nguyện đóng góp. Ngoài ra, trên địa bàn huyện hiện có nhiều công trình tôn giáo, nhà văn hoá, sân vận động... được nâng cấp, cải tạo từ nguồn xã hội hoá. Một số địa phương điển hình trong phong trào xã hội hoá các công trình văn hoá, thể thao như: Cao Thắng, Lê Hồng, Đoàn Tùng, Chi Lăng Nam, Chi Lăng Bắc...

Người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được Đảng và Nhà nước xác định là lực lượng quần chúng đặc biệt, đóng vai trò quan trọng làm cầu nối không thể thiếu để đưa chủ trương, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đến đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc; đồng thời, thông qua người có uy tín để nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của đồng bào gửi tới Đảng, Nhà nước. Vì thế, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là yêu cầu khách quan, đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Xác định rõ về vị trí, vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số Ủy ban MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm quan trọng hàng đầu của công tác mặt trận hàng năm. Để xây dựng và phát huy vai trò của người có uy tín Ban thường trực ủy ban MTTQ tỉnh đã ký kết chuong trình phối hợp với Ban dân tộc tỉnh về thực hiện tiêu chí, quy trình lựa chọn, công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc giang trong đó đối với Ủy ban MTTQ tỉnh tập trung vào 03 nội dung chính, đó là:

+ Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban MTTQ các huyện, xã, Ban Công tác Mặt trận khu dân cư, các tổ chức thành viên chủ động phối hợp với chính quyền để xem xét bình chọn, công nhận, bổ sung, đưa ra khỏi danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đảm bảo dân chủ, công khai, đúng đối tượng.

+ Tổ chức vận động người có uy tín tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Ủy ban MTTQ và các đoàn thể phát động, tổ chức bồi dưỡng những tấm gương điển hình người có uy tín tiêu biểu xuất sắc.

+ Chủ trì giám sát về thực hiện chế độ, chính sách đối với người có uy tín theo quy định. Phối hợp với Ban Dân tộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền; xây dựng và phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Với sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, công tác phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt được những kết quả quan trọng. Hiện nay, số lượng người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh là 523 người. Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là cầu nối của cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể với đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, góp phần đạt được kết quả chung của tỉnh trên một số lĩnh vực cụ thể như sau:

Kinh nghiệm xã hội hóa xây dưng khu vận động năm 2024
Nhãn

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân

Trong thời gian qua người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đã hỗ trợ hệ thống chính trị tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia phát triển kinh tế, tăng cường nội lực, làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình. Ngoài ra, người có uy tín còn vận động đồng bào áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa sản xuất; giúp hộ nghèo thoát nghèo vươn lên làm giàu. Đến nay, tốc độ tăng trưởng (GRDP) của tỉnh đạt 19,8%, gấp 2,5 lần bình quân cả nước ước đạt 155,6 nghìn tỷ đồng, tương đương 6,5 tỷ USD, vượt 2,5% kế hoạch; GRDP bình quân đầu người đạt 3.400 USD, tăng 15,3% và vượt 3% kế hoạch đề ra; toàn tỉnh có 205 sản phẩm OCOP tăng 50 sản phẩm so với năm 2021.

Trong thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” người có uy tín đã vận động nhân dân tự nguyện hiến đất, đóng góp tiền, của, ngày công lao động để xây dựng đường giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi xã hội. Tích cực vận động xây dựng quỹ "Vì người nghèo" và chương trình an sinh xã hội . Vận động toàn dân tham gia phòng, chống dịch Covid-19, vận động ủng hộ, chia sẻ với nhân dân các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả thiên tai. Ủng hộ xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo đến nay MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa gần 4.000 nhà "Đại đoàn kết" cho hộ nghèo. Phối hợp với các tổ chức thành viên giúp đỡ, hỗ trợ các hộ nghèo phát triển kinh tế trị giá trên 80 tỷ đồng tỷ đồng; giúp đỡ các trường hợp khó khăn đột xuất, hoạn nạn đột xuất, học sinh nghèo vượt khó trị giá trên 90 tỷ đồng,.... Thông qua các hoạt động trên đã góp phần giảm nghèo bền vững. Đến hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo còn 4,2% (giảm 1,1%), trong đó, tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn còn 27% (giảm 4%).

Phát huy vai trò người có uy tín trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng đời sống văn hóa mới. Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào hiểu được tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc mình nhất là cho thế hệ trẻ. Đồng thời, người có uy tín còn tuyên truyền, vận động đồng bào từ bỏ các tập tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; thực hiện các quy ước, hương ước cộng đồng xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập và duy trì được tổng số 49 câu lạc bộ hát dân ca dân tộc thiểu số. Tiêu biểu: hát Then người Tày, Nùng; dân ca Cao Lan, Sán Chí (Dân ca Cao Lan hay Sịnh ca Cao Lan thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian của người Cao Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn)…

Phát huy vai trò người có uy tín trong dựng khối đoàn kết dân tộc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Thông qua tuyên truyền, giải thích, vận động đồng bào cảnh giác với sự dụ dỗ, lôi kéo của những phần tử xấu chống đối chính quyền; vận động đồng bào tham gia các phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự ở khu dân cư… Người có uy tín cung cấp những thông tin liên quan đến an ninh trật tự, tranh chấp đất đai, truyền đạo trái phép vào vùng dân tộc thiểu số, hóa giải những mâu thuẫn cơ sở, không để phát sinh thành điểm nóng, bảo đảm tình hình an ninh và đoàn kết dân tộc. Các mô hình tự quản ở khu dân cư được xây dựng và phát triển với nhiều loại hình như: Tổ tự quản bảo vệ môi trường; "Tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải”; “Đồng hành hướng tương lai”,... các Câu lạc bộ pháp luật, Câu lạc bộ văn hoá, văn nghệ, thể dục, dưỡng sinh,... góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực; 100% thôn, tổ dân phố có hương ước, quy ước được phê duyệt.

Phát huy vai trò người có uy tín trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Thông qua các đợt tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, người có uy tín đã có nhiều ý kiến phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; tham gia đóng góp vào công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc. Từ năm 2014 đến năm 2021, Ủy ban MTTQ các cấp đã chủ trì tổ chức giám sát 2.536 nội dung tại 19.164 cơ quan, đơn vị, tổ chức. Trong đó: MTTQ cấp tỉnh giám sát 24 nội dung tại 360 cơ quan, đơn vị; cấp huyện giám sát 368 nội dung tại 4.284 cơ quan, đơn vị; cấp xã giám sát 2.144 nội dung tại 14.520 cơ quan, đơn vị… MTTQ kiến nghị 11.042 ý kiến sau giám sát, qua theo dõi việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị sau giám sát, có 9.258 ý kiến đã được tiếp thu, giải quyết, trong đó có nhiều nội dung quan trọng được Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện.

Từ những kết quả đã đạt được trong thời gian qua có thể rút ra một kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số như sau;

Một là, cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về vai trò của người có uy tín. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội từ Trung ương đến địa phương cần quán triệt sâu sắc, toàn diện quan điểm của Đảng về vai trò và phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức của cả hệ thống chính trị.

Hai là, hoàn thiện cơ chế, chính sách vận động, phát huy vai trò người có uy tín. Trên cơ sở quan điểm của Đảng về phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, Nhà nước đã ban hành nhiều quyết định, chỉ thị về tiêu chí xác định, đối tượng lựa chọn, phạm vi ảnh hưởng, nguyên tắc lựa chọn; nhiệm vụ, quyền hạn của người có uy tín, chính sách đối với người có uy tín… Vì vậy, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chế độ, chính sách hiện hành đối với người có uy tín, cần khắc phục những tồn tại, bất cập trong chế độ, chính sách đó đối với người có uy tín căn cứ vào cơ sở thực tiễn để đạt hiệu quả tối đa trong công tác vận động, phát huy vai trò người có uy tín.

Ba là, đẩy mạnh, đổi mới công tác vận động, phát huy vai trò người có uy tín. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý của chính quyền, huy động sự tham gia của mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể các cấp trong thực hiện công tác vận động, phát huy vai trò người có uy tín. Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ dân vận cho cán bộ làm công tác vận động lực lượng quần chúng đặc biệt. Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện công tác vận động, phát huy vai trò người có uy tín.