Kỹ năng sống khi ở nhà một mình

Những kỹ năng cần thiết khi trẻ ở nhà một mình
Dạy trẻ những kĩ năng cần thiết khi ở nhà một mình là việc bố mẹ cần làm ngay. Bởi sẽ có lúc bố mẹ phải đi ra ngoài mà không thể dẫn theo con trẻ.Sẽ có lúc bố mẹ đi ra ngoài và buộc phải để con ở nhà một mình. Trẻ nhỏ luôn hiếu động và không nhận biết được những mối nguy hại xung quanh mình. Chính vì thế, việc dạy trẻ những kĩ năng cần thiết khi ở nhà một mình vô cùng quan trọng để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Dạy trẻ kĩ năng sử dụng các vật dụng thiết yếu
Hằng ngày, trong sinh hoạt gia đình, bố mẹ nên dạy trẻ sử dụng các đồ dùng, thiết bị như lấy nước ở bình, bật quạt, lấy đồ ăn ở tủ lạnh…
Luôn nhắc nhở con khóa cửa cẩn thận, tắt các thiết bị như bóng điện, quạt,… khi không sử dụng. Những kĩ năng này còn giúp con học thói quen tiết kiệm.
 Chỉ dạy con lưu ý và ghi nhớ địa điểm để các vật dụng phòng khi cần như đèn pin khi mất điện…
Dạy bé chuẩn bị một vài món đồ ăn sẵn. Việc này tốt nhất là mẹ nên chuẩn bị sẵn cho con, rồi chỉ bé chỗ để của chúng.
Dạy trẻ kĩ năng tránh xa các mối nguy hại trong nhà

Dạy trẻ tránh xa các thiết bị điện gây nguy hiểm
​​​​


Cất hết các vật dụng có thể gây hại như dao, kéo, gây ra lửa như diêm, bật lửa, bếp ga, ổ điện. Dạy cho bé biết mức độ nguy hiểm của những vật dụng đó.
Dạy trẻ không ra chỗ ban công, hành lang. Những chỗ này nên được đảm bảo độ an toàn tuyệt đối.
Giao cho bé nhiệm vụ khi ở nhà, không nhất thiết là bài tập, có thể là hoàn thành một trò chơi, câu đố nào đó để bé không thấy nhàm chán mà nghịch ngợm.
Dạy con nguyên tắc chạy ra khỏi nhà khi có hỏa hoạn.
Dạy trẻ kĩ năng nhớ các số liên lạc

Dạy trẻ nhớ số liên lạc của người thân


Bố mẹ hãy liệt kê các số liên lạc cần thiết nhất của mình và người thân trong gia đình rồi dạy trẻ nhớ chúng. Khi có sự cố hãy dặn trẻ gọi ngay cho người thân.
Dạy trẻ các số điện thoại khẩn cấp như cứu hỏa, cứu thương, dạy bé cách bấm số… để có thể gọi khi cần.
Lưu ý khi dạy số điện thoại cho trẻ, bạn nên nhắc đi nhắc lại nhiều lần và cùng con thực hành khi chơi với con.
Dạy trẻ kĩ năng cảnh giác với người lạ
Nguyên tắc cơ bản nhất cần dạy trẻ khi ở nhà một mình là kĩ năng cảnh giác với người lạ để đảm bảo tính an toàn, tránh những đối tượng có ý đồ xấu.
Khóa tất cả các cửa lại.
Tuyệt đối không mở cửa cho bất kì ai. Gỉa vờ gọi thật to, nếu là kẻ xấu sẽ tưởng có bố mẹ ở nhà và bỏ đi ngay.
Không đi ra khỏi nhà với bất kì ai.
Trẻ ở nhà một mình có thể mở ti vi hoặc to tiếng để kẻ xấu tưởng có người ở nhà sẽ không dám gọi cửa.
Khi có đối tượng lạ tấn công cần la hét thật to, gọi hàng xóm hoặc kêu cứu
Lưu ý:
Đối với trẻ dưới 8 tuổi, tuyệt đối không nên để con ở nhà. Tốt nhất nên nhờ người trông hộ hoặc cho bé đi cùng. Những trẻ lớn hơn, bố mẹ cũng nên hạn chế tối đa để con một mình hoặc về sớm với con càng sớm càng tốt.
 Bố mẹ không nên đi ra ngoài trong thời gian quá lâu, bởi bạn không chắc chắn được sẽ không có bất kì vấn đề nào xảy ra với con mình.
 Bố mẹ nên thường xuyên gọi về kiểm tra khi con ở nhà một mình để đảm bảo bé vẫn an toàn.
Nếu trẻ có anh chị em, nên dặn dò không nên cãi vã nhỏ nhặt và gọi điện than phiền khi không cần thiết. Nhưng bạn cũng nên để ý lắng nghe khi con muốn chia sẻ những lo lắng hay phiền muộn.
Cho con thấy sự tin tưởng và sẵn sàng thưởng “hậu hĩnh” nếu con không sợ hãi và làm tốt việc được giao khi ở nhà một mình.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bữa sáng:

-Sữa nuti
-Hủ tíu nam vang hải sản

Bữa trưa:

-Cơm -Trứng gà hấp óc heo -Mướp xào -Canh cải thảo tôm thịt

-Nước chanh muối

Bữa xế:

-Bánh flan

Bữa chiều:

-Mì tôm thịt rau củ

  • Đang truy cập3
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay1,182
  • Tháng hiện tại4,354
  • Tổng lượt truy cập5,509,795

Skip to content

Một lúc nào đó, bạn sẽ phải để con ở nhà một mình. Đó là một thử thách không nhỏ với 2 mẹ con, vì thế, hãy dạy con những kiến thức cần thiết để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro đáng tiếc.

Bố mẹ có thể dựa vào 1 trong 8 nguyên tắc sau đây để nhắc nhở bé:

  1. Không tiếp khách
  2. Không mở cửa cho bất cứ ai
  3. Khóa tất cả các cửa
  4. Không ra khỏi nhà
  5. Chỉ trả lời điện thoại của người nhà
  6. Trường hợp khẩn cấp gọi 1-1-3 hoặc bố mẹ
  7. Hòa thuận với anh chị em
  8. Không kể với bất kì ai là mình “đang ở nhà một mình”
    Nguyên tắc an toàn khi ở nhà một mình

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu tâm đến việc dạy con các yếu tố an toàn như sau:Dạy con những kỹ năng thoát hiểm

Dán danh sách số điện thoại khẩn cấp, bao gồm số điện thoại của các thành viên trong gia đình, những người hàng xóm và bạn bè đáng tin cậy, cả số của những nhân viên cấp cứu.
Dạy con kỹ năng  sơ cứu cơ bản đầu tiên. Để đèn pin, nến, các thiết bị chạy bằng pin ở vị trí dễ lấy trong trường hợp mất điện. Hãy chỉ cho bé chỗ để những vật này. – Đảm bảo rằng con luôn biết cách liên lạc với bạn khi bạn đi vắng, bé biết số điện thoại cầm tay cũng như số điện thoại văn phòng của bạn. Hãy thường xuyên kiểm tra hộp thư tin nhắn và nhanh chóng bắt máy khi thấy cuộc gọi hay tin nhắn của con. – Dự trữ một số thực phẩm ăn liền được đóng gói sẵn

– Thường xuyên gọi và kiểm tra con mình khi bé ở nhà một mình. Hãy cho bé biết nếu bạn về muộn.

Dạy con những kỹ năng thoát hiểm

Việc đôi lúc để bé ở nhà một mình có thể khiến bố mẹ có cảm giác lo lắng. Do đó, cần dạy bé những nguyên tắc để giúp bé biết đề phòng trước nguy hiểm giúp trẻ có thể tự lập khi ở nhà

Vừa rồi là những điều về phong cách nuôi dạy con uy quyền. Khóa học Ismartkids của Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara sẽ giúp trẻ trang bị kỹ năng rèn luyện bản thân và hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Ngoài ra khóa học Fastrackids STEM của Cara  sẽ giúp trẻ trang bị các kỹ năng sống cần thiết cho thế kỉ 21 , kiến thức khoa học xã hội , khoa học ,đồng thời giúp trẻ định hướng nghề nghiệp sau này . 

Giáo viên Nguyễn Yến Nhi – Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara

Video liên quan

Chủ Đề