Lãi suất trung bình của ngân hàng

Số liệu mới cập nhật từ Tổng cục thống kê cho thấy, tính đến ngày 20/6, và so với cuối năm 2021, tín dụng tăng 8,51% [so với mức 5,47% vào 2021], cung tiền M2 tăng 3,3% [so với 3,48% vào 2021] và huy động vốn tăng 3,97% [so với 3,13% vào 2021].

Như vậy, chưa đầy 6 tháng đầu năm, lượng tín dụng bơm mới vào thị trường đạt hơn 888 nghìn tỷ đồng, trong khi đó chỉ có 434 nghìn tỷ được huy động thêm từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Điều này rõ ràng tạo áp lực đáng kể lên mặt bằng lãi suất huy động trong thời gian qua.

Trên thực tế, các ngân hàng thương mại cổ phần cũng đã lần lượt điều chỉnh biểu lãi suất huy động với mức trung bình tăng từ 0,3-1,0 điểm điểm phần trăm, chủ yếu vào giai đoạn cuối quý 1 và đầu quý 2.

Thậm chí, mới đây, hai ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước chi phối là BIDV và Agribank vừa qua cũng đã tăng 0,1 điểm phần trăm cho kỳ hạn trên 12 tháng.

Trong nửa cuối năm 2022, Công ty Chứng khoán SSI cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt. Trong điều kiện phù hợp sẽ thông qua việc nới trần tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

“Tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 ước tính đạt 15-16%, và mức tăng trưởng này là tăng trưởng danh nghĩa, thường có xu hướng cao hơn bình thường trong bối cảnh lạm phát. Áp lực tăng lãi suất huy động sẽ rơi về cuối năm, đặc biệt là khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ giảm từ 37% về 34% sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10”, nhóm nghiên cứu tại SSI dự báo.

Tương tự, Công ty Chứng khoán VnDirect nhìn nhận, đà tăng lãi suất huy động sẽ chậm lại trong quý 3/2022 vì nhu cầu huy động vốn thấp do nhiều ngân hàng đã tạm hết dư địa để tăng trưởng tín dụng.

Tuy nhiên, đà tăng này có thể tăng tốc trở lại trong quý 4/2022 sau khi Ngân hàng Nhà nước nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

“Lãi suất huy động dự báo có thể tiếp tục tăng thêm 0,3 - 0,5 điểm % trong 6 tháng cuối năm 2022. Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể tăng lên mức khoảng 5,9-6,1%/năm [bình quân] vào cuối năm 2022, mức này vẫn thấp hơn so với mặt bằng trước đại dịch là khoảng 7%/năm”, VnDirect nêu quan điểm.

Do đó, VnDirect cho rằng, các ngân hàng, công ty bảo hiểm và các doanh nghiệp với lượng “tiền mặt” lớn có thể được hưởng lợi từ môi trường lãi suất tăng. Bởi lẽ, các doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền mặt ròng và các doanh nghiệp có tỷ lệ tiền mặt ròng cao [bao gồm tiền mặt cộng với các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn và dài hạn] có thể không bị ảnh hưởng nhiều bởi lãi suất tăng và thậm chí được hưởng lợi từ lãi tiền gửi tăng.

Nhìn chung, VnDirect đánh giá, lĩnh vực ngân hàng là đại diện tốt nhất cho sự hồi sinh của nền kinh tế Việt Nam.

Trong ngắn hạn, ngành ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ việc Chính phủ triển khai gói bù lãi suất với tổng giá trị 43.000 tỷ đồng [tương đương khoảng 1.000 tỷ đồng nợ] trong hai năm 2022-2023. Điều này giúp các ngân hàng duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao và giảm bớt việc phải cắt giảm một phần lợi nhuận để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp như giai đoạn 2020-2021 vừa qua.

Về dài hạn, lãi suất cho vay tăng sẽ bù đắp cho lãi suất huy động tăng và giúp ngành ngân hàng cải thiện hệ số NIM và khả năng sinh lời. Cụ thể, gói cấp bù lãi suất dự báo có thể giảm lãi suất cho vay trung bình từ 0,2 đến 0,4 điểm % vào năm 2022. Tuy nhiên, tác động thực tế của gói bù lãi suất với doanh nghiệp và nền kinh tế có thể giảm bớt nếu các ngân hàng thương mại tăng lãi suất cho vay đối với các khoản vay thông thường khác để bù đắp việc tăng lãi suất huy động.

Thị trường

  • Tin tức

  • Tin BVSC
    Tin thị trường
    Tin kinh tế
    Tin tài chính- Ngân hàng
    Tin bất động sản
    Tin ngành - hàng hóa
    Tin doanh nghiệp
    Tin đấu giá
    Nhận định chuyên gia

  • Lịch sự kiện

  • Công cụ đầu tư

  • Top doanh nghiệp
    Tìm kiếm, lọc cổ phiếu
    Tải dữ liệu Metastock/AmiBroker

Tài chính - Ngân hàng

Các ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

DTCK - 19 Tháng Năm 2022 -

Facebook |
Twitter |
Google |
In tin |
Gửi email |

Mặt bằng lãi suất tiền gửi tăng 03-0,5%

Thị trường ghi nhận thêm một loạt ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi giữa tháng 5/2022, ngoại trừ nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước [Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank]. Mặt bằng lãi suất huy động đã tăng 0,3 - 0,5%/năm so với cuối năm 2021 ở hầu hết ngân hàng thương mại.

Theo đánh giá của SSI Research, biểu lãi suất huy động dành cho khách hàng cá nhân tiếp tục được điều chỉnh tăng trong nửa đầu tháng 5/2022. Trong đó, xu hướng tăng tập trung ở một số ngân hàng vừa và nhỏ, mặt bằng lãi suất huy động tăng cao nhất 0,5%.

Đồng thời, lãi suất huy động dành cho khách hàng tổ chức cũng đã tăng 0,2% ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần cỡ lớn.

Mục đích của các đợt tăng lãi suất huy động là để thu hút dòng tiền nhàn rỗi trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng mạnh trong 4 tháng đầu năm.

Bên cạnh đó, áp lực tăng lãi suất huy động còn được thể hiện qua chênh lệch giữa tín dụng và huy động vốn đã giảm xuống mức thấp nhất 8 năm nay trở lại đây.

Theo số liệu NHNN đưa ra, dư nợ tín dụng trong nền kinh tế tính đến ngày 25/4 đã tăng 6,75% so với cuối năm 2021 [tăng 16,4% so với cùng kỳ], trong khi mức tăng của huy động vốn chỉ là 3,55% [tương đương 10,7% so với cùng kỳ].

Các chuyên gia phân tích của Chứng khoán BVSC cũng cho biết, mặt bằng lãi suất huy động trung bình đối với kỳ hạn 6 và 12 tháng tại hầu hết ngân hàng đã tăng liên tục từ đầu năm, cùng ở mức 0,08%, lên mức 4,9%/năm và 5,66%/năm.

Tuy nhiên, nhóm ngân hàng thương mại có vốn nhà nước vẫn chưa điều chỉnh lãi suất huy động từ đầu năm 2022.

Trong đó, lãi suất trung bình kỳ hạn 6 tháng của nhóm này tiếp tục duy trì ở mức 3,78%/năm tháng thứ 11 liên tiếp và lãi suất kỳ hạn 12 tháng không đổi ở 4,95%/năm sau 9 tháng.

Tăng mạnh kỳ hạn tiền gửi dài ngày

Với các ngân hàng cổ phần top dưới đã điều chỉnh tăng lãi suất trong gần 5 tháng đầu năm nay, nhất là ở các kỳ hạn tiền gửi dài 12 tháng trở lên, áp dụng lãi suất từ 7%/năm lên 7,3%/năm, áp dụng với cả hình thức gửi tại quầy và online.

Mức lãi suất cao nhất trên được áp dụng tại SCB, với các khoản tiền gửi tại quầy. Còn với tiền gửi online, SCB chủ yếu cộng thêm 0,3-0,35% so với lãi suất thông thường.

Hiện mức lãi suất cao nhất khách hàng gửi tiền online tại SCB có thể nhận được là 7,55%/năm, áp dụng với các kỳ hạn gửi 18 tháng trở lên.

Trong thông báo mới nhất, SHB cho biết, đang áp dụng chương trình cộng 1,1% lãi suất với khách hàng gửi tiết kiệm, áp dụng trên cả 2 kênh quầy và online.

Khi tham gia chương trình, khách hàng của SHB sẽ được cộng thêm 1% vào lãi suất tiền gửi hiện hành, áp dụng với hình thức gửi sổ tiết kiệm và hợp đồng tiền gửi.

Ngoài ra, khi gửi tiền tại quầy, khách hàng mới của ngân hàng còn được cộng thêm 0,1% lãi suất.

Như vậy, với biểu lãi suất tiền gửi cao nhất hiện ở 6,7%/năm [gửi online, kỳ hạn trên 36 tháng], khách hàng gửi tiền tại SHB có thể nhận mức lãi suất tối đa lên tới 7,8%/năm theo chính sách mới từ ngân hàng.

Khách gửi tiền Nam A Bank cũng có thể nhận được mức lãi suất tối đa lên tới 7,4%/năm, áp dụng với các khoản gửi online kỳ hạn trên 16 tháng.

Hai tại PVComBank cũng áp dụng mức lãi suất tối đa 7,25%/năm với tiền gửi online kỳ hạn 36 tháng trở lên; CBBank trả lãi suất 7,05%/năm với tiền gửi online kỳ hạn 13 tháng.

Sở dĩ ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi để hút vốn nhàn rỗi trong dân, đáp ứng cầu tín dụng tăng sau dịch. Đồng thời, việc tăng lãi suất với các kỳ hạn dài của các ngân hàng còn để đối phó với lộ trình NHNN đưa ra về việc giảm dần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn và nâng hệ số rủi ro. Cụ thể, từ 1/10/2021 đến 30/9/2022, tỷ lệ trên sẽ giảm về 37%. Từ 1/10/2022 đến 30/9/2023 còn 34%; và giảm xuống 30% từ ngày 1/10/2023.

Tin mới

EVNFinance phát hành trái phiếu xanh cho phát triển bền vững 13/07/2022
Ngân hàng nín thở ngóng room, nới tay với chứng khoán song vẫn siết tín dụng bất động sản 13/07/2022
Vì sao khó phá “tảng băng chìm” nợ xấu? 13/07/2022
Nợ xấu nội bảng năm 2022 của hệ thống ngân hàng có thể tăng lên 2% 13/07/2022
Giá USD tự do tăng, vượt 24.200 đồng 13/07/2022
Các TCTD dự kiến nới lỏng hơn các tiêu chuẩn tín dụng đối với lĩnh vực chứng khoán trong 6 tháng cuối năm 13/07/2022
Nhiều ngân hàng lãi lớn trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận tăng mạnh so với cùng kỳ 12/07/2022
Room tín dụng tiếp tục chờ… 12/07/2022
Gói hỗ trợ lãi suất 2%: Chiếc “phao vàng” chỉ dành cho “người khỏe” 12/07/2022
Tiền gửi tổ chức kinh tế giảm hơn 69.400 tỷ đồng trong tháng 4 12/07/2022

Tin trước

Ngân hàng Nhà nước lập rào, ngăn vốn vay nước ngoài ngắn hạn đổ vào chứng khoán, bất động sản 19/05/2022
Nợ tái cơ cấu dần bộc lộ chất lượng 19/05/2022
Cuộc đua thẻ tín dụng: Cần hướng đến tính bảo mật cho khách hàng 19/05/2022
Ngân hàng nào sẽ được nới room tín dụng? 19/05/2022
Lãi cho vay tăng lớn hơn chi phí huy động, ngân hàng thu đậm từ tín dụng 19/05/2022
Con số thật về nợ xấu từ trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, chứng khoán 19/05/2022
Bài toán khó tỷ giá 19/05/2022
Dự thảo: Vốn vay ngắn hạn nước ngoài không được đầu tư bất động sản, kinh doanh chứng khoán, nhận chuyển nhượng dự án 19/05/2022
Ngân hàng bán loạt nợ trăm tỷ đồng 18/05/2022
WB: Nhiều cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam bị loại khỏi hệ thống tài chính 18/05/2022

Tin nổi bật

THÔNG TIN ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CẠNH TRANH CÔNG...
📣 THÔNG BÁO: THAY ĐỔI BIỂU LÃI SUẤT ÁP DỤNG...
THÔNG BÁO CHÀO BÁN CẠNH TRANH THEO LÔ C...
THÔNG BÁO CHÀO BÁN CẠNH TRANH CỔ PHẦN CỦA...
Danh sách mã chứng khoán có khả năng giao...

Các chỉ số CK thế giới

  • Châu Mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu

Thị trường Chỉ số Thay đổi


Xem thêm

Nghe/ xem bình luận của BVSC

  • Hướng dẫn GD cổ phiếu lô lẻ
  • Hướng dẫn GD qua điện thoại
  • Xem thêm

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán BẢO VIỆT

Điều khoản sử dụng website | Mạng lưới BVSC | Liên hệ

Khách hàng cá nhân

  • Công cụ giao dịch trực tuyến
  • Dịch vụ môi giới chứng khoán
  • Dịch vụ lưu ký chứng khoán
  • Quản lý tài khoản và Tra cứu thông tin
  • Giao dịch ký quỹ

Khách hàng tổ chức

  • Dịch vụ môi giới Chứng khoán
  • Sản phẩm và dịch vụ gia tăng
  • Dịch vụ tư vấn đầu tư

Ngân hàng đầu tư

  • Sản phẩm dịch vụ
  • Thành tích và giải thưởng
  • Câu hỏi thường gặp
  • Liên hệ

Hội sở

Địa chỉ: Tầng 1, 4 và 7, tòa nhà số 8 Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
Điện thoại: [84-24] 3928 8080- Fax: [84-24] 3928 9888
Email:

Chi nhánh Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Lầu 8, Tòa nhà Tập đoàn Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại: [84-28] 3914 6888- Fax: [84-28] 3914 7999
Email:

Video liên quan

Chủ Đề