Làm sao để kinh nguyệt đều ở tuổi dậy thì

Trước khi đi vào phần giải đáp thắc mắc, các chị em và các bé gái nên hiểu rõ các thông tin liên quan đến kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là gì.

Đây là hiện tượng chảy máu ở âm đạo do lớp niêm mạc tử cung bong tróc tạo nên. Các bé gái khi bước vào tuổi dậy thì đều phải trải qua kì kinh đầu tiên. Kinh nguyệt sẽ được lặp đi lặp lại theo chu kỳ, mỗi chu kỳ khoảng 28 - 35 ngày tùy vào thể trạng mỗi người.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp kinh nguyệt của các bé gái không đêu. Không cần lo lắng, đây là hiện tượng bình thường, khi bước vào tuổi dậy thì, các hệ thống vùng dưới đồi còn chưa được hoàn chỉnh. Tình trạng này được điều chỉnh trong 1 - 2 năm đầu và chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra ổn định sau đó. 

Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Như trên đã nói, vào 1 - 2 năm đầu thì kinh nguyệt của các bé gái chưa ổn định do các hormon sinh dục và vùng dưới đồi chưa hoàn chỉnh. Hiện tượng đó được gọi là rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. Cụ thể:

  • Thời gian của chu kỳ kinh nguyệt: thông thường, mỗi người con gái có độ dài kinh nguyệt khoảng 1 tháng hoặc từ 21 - 35 ngày, thậm chí có trường hợp rối loạn đến nửa năm sau mới xuất hiện lần hành kinh tiếp theo. Khoảng thời gian giữa 2 kỳ kinh liên tiếp phụ thuộc vào sức khoẻ và thể trạng của mỗi người.
  • Lượng máu: lượng máu của kinh nguyệt tuổi dậy thì cũng thường không ổn định. Có lúc thì rất ít chỉ dưới 20 ml, nhưng cũng có lúc vượt ngưỡng 70 ml. 
  • Số ngày hành kinh: số ngày kinh của các bé gái cũng thay đổi thất thường có khi thì chỉ 2 ngày là kết thúc, khi thì 7 - 15 ngày.

2. Những câu hỏi thường gặp về kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Tuổi mới lớn là độ tuổi rất nhạy cảm và có nhiều thắc mắc với các vấn đề xung quanh. Đặc biệt, ở độ tuổi này các bé gái sẽ xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt, sẽ có rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Đó là:

Chu kỳ kinh nguyệt không đều có sao không

Chu kỳ kinh nguyệt ở tuổi dậy thì không đều với trường hợp lệch ngày thì không sao, đặc biệt là 1 - 2 năm đầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hormon sinh dục chưa ổn định cũng như các thay đổi thất thường của độ tuổi mới lớn, cũng có thể do các bé thay đổi cân nặng một cách đột ngột. Tuy nhiên, khi đã qua 2 tháng mà chu kỳ kinh nguyệt chưa đến thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn.

Tại sao các loại băng vệ sinh có kích thước không bằng nhau

Các loại băng vệ sinh được sản xuất khác nhau tùy thuộc vào lượng máu hành kinh của chị em phụ nữ. Chị em có thể dựa vào lượng máu để lựa chọn băng vệ sinh phù hợp. Đối với những người có lượng máu kinh nhiều hay vào các ngày đầu của kỳ hành kinh nên chọn loại băng lớn, có khả năng thấm hút cao. Ngược lại, với những người có lượng máu kinh ít nên chọn loại băng nhỏ. Tuy nhiên, vào các kỳ hành kinh nên vệ sinh vùng kín thường xuyên và thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/lần.

Làm cách nào để giảm đau trong thời gian hành kinh

Vào các ngày hành kinh, chị em thường bị hành hạ bởi những cơn đau thống khổ. Những cách sau có thể khiến giảm đau trong chu kỳ kinh nguyệt tuổi dậy thì và cả người trưởng thành:

  • Sử dụng thuốc giảm đau: Acetaminophen, Ibuprofen và Naproxen là các loại thuốc được ưa chuộng trong việc giảm đau bụng kinh hiệu quả.
  • Dùng khăn ấm chườm nóng ở các vị trí như lưng, bụng cũng sẽ khiến bạn dễ chịu hơn.
  • Ưu tiên sử dụng các loại hoa quả, rau xanh thay vì các chất kích thích có hại cho sức khỏe.

Trong 1 tháng có 2 lần hành kinh thì có sao không

Chu kỳ kinh nguyệt tuổi dậy thì thông thường khoảng từ 21 - 35 ngày tùy thể trạng của mỗi người. Đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt nhỏ hơn 30 ngày thì có thể có 2 lần hành kinh trong 1 tháng. Vì vậy, trong 1 tháng có 2 lần hành kinh là điều bình thường.

Tại sao khi đến tháng lại có cảm giác như bị phù

Trong thời gian hành kinh, nước được tích tụ và giữ lại cơ thể gây ra cảm giác như bị phù ở cơ thể. Để giảm cảm giác đó bạn nên lựa chọn ăn các loại thực phẩm ít muối và đặc biệt không nên uống cà phê.

Như vậy, bài viết này đã trang bị đầy đủ kiến thức cho các bé gái về chu kỳ kinh nguyệt tuổi dậy thì. Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường, khi hành kinh sẽ đi kèm với các triệu chứng đau bụng, mệt mỏi, tâm trạng không ổn định. Vì thế, việc nắm rõ các kiến thức liên quan sẽ giúp bé biết cách tự chăm sóc sức khỏe chính bản thân.

Xem thêm: Những điều cần biết về hội chứng tiền kinh nguyệt [PMS]

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Kinh nguyệt ra ít tuổi dậy thì là hiện tượng sinh lý bình thường do chức năng buồng trứng chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, các mẹ vẫn nên chú ý theo dõi kinh nguyệt của con để đề phòng những triệu chứng bất thường. Dưới đây là những “tips” giúp bạn gái khắc phục tình trạng kinh nguyệt ra ít hiệu quả.

Kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy thì là hiện tượng gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên có tính chất chu kỳ ở nữ giới và xuất hiện lần đầu tiên khi bé gái đến tuổi dậy thì [từ 10 đến 15 tuổi]. Trong khoảng thời gian đầu, chu kỳ kinh nguyệt chưa vào “guồng” nên rất dễ bị rối loạn, biểu hiện thường gặp đó là kinh nguyệt ra ít tuổi dậy thì.

Có thể hiểu kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy thì là khi lượng máu kinh bỗng dưng ít hẳn đi so với các kỳ kinh trước đó. Cụ thể, chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài trong khoảng từ 28 – 32 ngày, thời gian có kinh dao động trong 3 đến 7 ngày. Lượng máu trung bình bị mất đi trong một kỳ kinh nguyệt là từ 60 – 80ml. Kinh nguyệt ra ít thất thường thì lượng máu kinh mất đi chỉ khoảng từ 20 – 30ml, thời gian có kinh không quá 3 ngày.

Ở tuổi dậy thì, cơ thể trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Lúc này, cơ quan sinh sản, đặc biệt là buồng trứng chưa phát triển hoàn thiện. Trứng không được phóng noãn hoặc rụng làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bé gái. Nhiều trường hợp bé gái phải mất tới vài năm thì chu kỳ kinh nguyệt mới vào “quỹ đạo”.

Tuyến yên và vùng dưới đồi là trục tuyến nội tiết chính của cơ thể, có vai trò giải phóng các hormone quan trọng, bao gồm hormone tăng trưởng, prolactin và hormone nội tiết tố nữ. Do đó, khi 2 vùng này bị rối loạn có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố của cơ thể, dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy thì hoặc một số rối loạn kinh nguyệt khác.

Bé gái độ tuổi dậy thì cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể phát triển toàn diện. Chính vì thế, chế độ ăn uống kiêng khem, ăn không đủ chất hoặc trẻ bị biếng ăn, chán ăn… dẫn tới suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bé gái tuổi dậy thì.

Những nguyên nhân nào gây nên hiện tượng kinh nguyệt ra ít tuổi dậy thì?

Nhiều thói quen sinh hoạt phản khoa học khiến kinh nguyệt ra ít, vòng kinh không đều như vận động quá sức, thức khuya, ngủ không đủ giấc, stress…

Các bệnh lý về buồng trứng, tiêu biểu là buồng trứng đa nang làm cản trở sự phóng noãn và tiết hormone nội tiết. Mặc dù rất ít gặp ở tuổi dậy thì nhưng đây cũng là nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều ở bé gái.

Kinh nguyệt ra ít là hiện tượng bình thường ở độ tuổi dậy thì, vì thế các bạn nữ cũng như phụ huynh không cần quá lo lắng. Đối với trường hợp này, bạn gái chỉ cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học kết hợp với ăn uống đầy đủ dinh dưỡng thì kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

Tích cực bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao như thịt bò, thịt gà, gan, nghệ, củ cải, các loại hạt… giúp thúc đẩy hoạt động tái tạo hồng cầu và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu,

Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, các loại hạt ngũ cốc… vào trong chế độ ăn. Đặc biệt, nên sử dụng thực phẩm chứa estrogen thảo dược như đậu nành, đậu phụ, củ mài… giúp điều hòa kinh nguyệt, tăng lượng máu kinh, cải thiện tình trạng ra máu kinh ít.

Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể loại bỏ độc tố, hỗ trợ quá trình bài tiết.

Hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu bia, cà phê, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng… Bên cạnh đó cần ăn uống đủ bữa, đúng giờ, tránh tình trạng nhịn ăn, bỏ bữa.

Tình trạng kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy thì và cách khắc phục hiệu quả nhất

Một số thói quen tốt nên duy trì mỗi ngày để giúp điều trị tình trạng kinh nguyệt ra ít tuổi dậy thì:

  • Đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. Không thức quá khuya, trước khi đi ngủ nên tránh sử dụng các thiết bị điện tử.
  • Không sử dụng thuốc lá và các chất kích thích.
  • Tập luyện thể dục thể thao 30 – 45 phút mỗi ngày với các bộ môn có cường độ vừa phải như bóng rổ, bơi lội, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga…
  • Vệ sinh “cô bé” hằng ngày từ 1 – 2 lần với nước sạch hoặc sử dụng các dung dịch vệ sinh làm sạch có độ pH dịu nhẹ, an toàn.
  • Tránh thụt rửa âm đạo quá sâu, bởi điều này có thể khiến virus, nấm, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm.
  • Thay quần lót hằng ngày và giặt sạch quần sạch sẽ, phơi dưới ánh nắng để tiêu diệt nấm men và vi khuẩn tích tụ.
  • Đối với những ngày có kinh nguyệt, nên thay băng vệ sinh sau 3-4 giờ.
  • Mặc quần áo thoải mái, có chất liệu thấm hút tốt. Tránh mắc trang phục bó sát gây ẩm ướt, ngứa vùng kín.

Đối với bé gái tuổi dậy thì, mục tiêu quan trọng là giúp giảm các triệu chứng khó chịu của rối loạn kinh nguyệt, giúp chu kỳ kinh nguyệt nhanh chóng đi vào “quỹ đạo”. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, ngoài chế độ sinh hoạt hàng ngày, trẻ có thể sử dụng thêm các sản phẩm giúp cân bằng nội tiết tố từ thảo dược. Tốt nhất là bổ sung estrogen dưới dạng tiền nội tiết tố để cơ thể tự tổng hợp theo nhu cầu. Nổi bật trong đó là EstroG-100 [Tục đoạn, Cách sơn tiêu và Đương quy] kết hợp với Pregnenolone [tiền nội tiết tố được bào chế từ củ mài] giúp kích thích cơ thể sản xuất hormone Progesterone nội sinh cùng 1 số nội tiết tố khác để cân bằng với lượng Estrogen. Từ đó, giúp kinh nguyệt ra đều và vòng kinh sớm đi vào quỹ đạo.

Kinh nguyệt ra ít tuổi dậy thì là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt giai đoạn này và hoàn toàn có thể được khắc phục. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý nếu tình trạng này kéo dài đến khi bé qua 18 tuổi kèm theo dấu hiệu bất thường khác thì cần đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Video liên quan

Chủ Đề