Làm sao de sữa mẹ có màu vàng

Thông thường, các mẹ sau sinh thường mong muốn có nguồn sữa mẹ màu vàng vì họ cho rằng loại sữa này cung cấp nhiều dưỡng chất hơn cho con. Vậy sữa mẹ màu vàng có tốt không và làm sao để sữa mẹ vàng? Hãy cùng Vivita tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Giải đáp thắc mắc làm sao để sữa mẹ vàng

Sử dụng những loại thực phẩm giúp cho sữa mẹ có màu vàng đục

Các nghiên cứu đã cho thấy, màu sắc và độ sánh của sữa mẹ bị ảnh hưởng lớn bởi thực phẩm mà người mẹ sử dụng. Đặc biệt, nếu muốn có sữa mẹ màu vàng đục, mẹ hãy thường xuyên bổ sung các thực phẩm có màu vàng đậm hoặc màu cam.

Nếu mẹ muốn có sữa mẹ màu vàng đục, hãy thường xuyên bổ sung các thực phẩm có màu vàng đậm hoặc màu cam.

Bí đỏ

Bí đỏ từ lâu đã được biết đến là loại thực phẩm lợi sữa cho các bà mẹ sau sinh. Không những vậy, đây còn là thực phẩm giúp sữa mẹ có màu vàng tự nhiên cho con nhờ dưỡng chất carotene có trong bí đỏ.

Ngoài ra, với hàm lượng dưỡng chất cao đặc biệt là tinh bột, protein cùng các vitamin và khoáng chất khác, bí đỏ mang lại nhiều công dụng cho cả mẹ và bé.

  • Đối với mẹ, bí đỏ sẽ giúp bổ sung sắt, phòng ngừa thiếu máu sau khi sinh.
  • Bên cạnh đó, bí đỏ cũng sẽ giúp hỗ trợ phát triển trí não, tăng cường thị lực và bảo vệ tim mạch cho bé.

Ngoài sử dụng bí đỏ như một loại thực phẩm trong thực đơn hằng ngày, các mẹ bỉm cũng có thể chế biến món sữa bí đỏ để bổ sung thêm dưỡng chất. Tin chắc rằng sữa bí đỏ thơm ngon chính là tuyệt chiêu giúp sữa mẹ đặc sánh.

Cà rốt

Các mẹ sau sinh đang băn khoăn làm sao để sữa mẹ vàng đặc thì hãy tham khảo qua cà rốt nhé! Bên cạnh bí đỏ, cà rốt cũng là một loại thực phẩm chứa nhiều tiền tố vitamin A beta carotene, góp phần làm nên màu vàng cho sữa mẹ. Hơn nữa, cà rốt cũng là loại thực phẩm giúp sữa mẹ đặc sánh và đem lại nhiều công dụng như:

Việc cho con bú sữa mẹ càng nhiều càng giúp sữa mẹ sản sinh nhanh và nhiều hơn.

Uống đủ nước

Việc bổ sung lượng nước cần thiết cũng là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo nguồn sữa luôn dồi dào và chất lượng. Đây cũng là bí quyết đơn giản giúp mẹ không còn lo lắng làm sao để sữa mẹ vàng. Bởi lẽ, khi uống đủ nước, cơ thể mẹ sẽ sản sinh sữa mẹ liên tục cho bé cùng với màu vàng tự nhiên.

Bổ sung các vitamin và khoáng chất sau sinh

Sau khi sinh, các bà mẹ thường sẽ mất một lượng lớn sắt và canxi. Chính vì vậy, để đảm bảo nguồn sữa cho con, các mẹ nên bổ sung các chất dinh dưỡng bằng thực phẩm sử dụng hằng ngày.

Ngoài ra, việc sử dụng kết hợp các thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng dành riêng cho phụ nữ đang cho con bú cũng giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho mẹ sau khi vượt cạn. Đây cũng được đánh giá là phương thức hiệu quả và nhanh chóng để nguồn sữa mẹ luôn đạt chất lượng.

Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý và thoải mái tinh thần

Sau khi sinh, các mẹ khó có giấc ngủ yên vì con hay quấy khóc hoặc luôn phải cho con bú đúng cữ. Tuy nhiên, việc nghỉ ngơi của mẹ cũng tác động rất lớn đến nguồn sữa cho con. Vì vậy, có thể khắc phục bằng phương pháp ngủ các giấc ngắn từ 2 đến 3 tiếng nhưng ngủ thật sâu giấc. Khi tỉnh dậy, các mẹ sẽ thấy tỉnh táo và sẽ không ảnh hưởng đến việc tiết sữa.

Ngoài ra, bác sĩ khuyên rằng phụ nữ sau sinh không nên suy nghĩ nhiều, tránh stress, buồn rầu, lo âu vì sẽ gây ra tình trạng mất sữa cho con. Giữ cho tinh thần luôn thoải mái cũng sẽ giảm tình trạng mất ngủ và đặc biệt là tránh trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ sau khi vượt cạn.

Không sử dụng các chất kích thích hoặc thức uống có cồn

Cà phê được đánh giá là thực phẩm đứng đầu trong số các thực phẩm cần tránh sử dụng đối với phụ nữ đang cho con bú. Lí do chính là vì hàm lượng caffeine trong cà phê sẽ được truyền vào trong sữa mẹ mà trẻ sơ sinh lại không có khả năng bài tiết caffeine.

Vì vậy, caffeine sẽ bị tích tụ trong cơ thể của bé có thể gây ra những vấn đề như:

  • Bé bị mất ngủ, khó chịu, thậm chí có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và thần kinh của bé.
  • Hàm lượng cao caffeine có thể làm giảm chất sắt trong sữa mẹ và làm giảm nồng độ hemoglobin [huyết sắc tố] ở bé.

Những tác động xấu này cũng diễn ra tương tự với trà, soda và các thức uống năng lượng khác.

Các thức uống có cồn như rượu, bia cũng là loại thực phẩm được các bác sĩ khuyên các mẹ không sử dụng trong suốt giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu mẹ uống nhiều rượu, bia, mẹ sẽ bị mất nước và từ đó làm ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ.

Việc uống rượu, bia và các thức uống có cồn sẽ làm rối loạn các hormone liên quan đến việc sản xuất sữa. Cụ thể hơn, trong khi hormone prolactinhỗ trợ sản xuất sữa tăng lên thì hormone oxytocin giúp giải phóng sữa mẹ lại giảm. Điều đó sẽ khiến trẻ khó bú mẹ hơn bình thường.

Bên cạnh đó, gan của trẻ sơ sinh vẫn còn đang trong giai đoạn chưa trưởng thành. Chính vì như thế mà trẻ sơ sinh không có khả năng xử lý lượng rượu có trong sữa mẹ được truyền trực tiếp từ mẹ.

Vì sao sữa mẹ lại có màu vàng?

Hiểu rõ về nguyên nhân sữa mẹ có màu vàng, mẹ sẽ cảm thấy đỡ băn khoăn hơn trong việc tìm cách làm sao để sữa mẹ vàng. Sữa mẹ có màu vàng chính là sữa non [Colostrum] được sản sinh trong vòng 3 ngày đầu sau khi mẹ vượt cạn.

Sữa non thường có màu vàng nhạt, vàng đậm cho đến vàng đục giống như bắp. Nguyên nhân là do sữa non là nguồn sữa giàu beta carotene nên được xem là nguồn sữa quý giá nhất trong suốt quá trình nuôi con.

Sữa non còn được ví như lớp bảo vệ đầu tiên dành cho con. Bởi trong sữa non chứa nhiều thành phần giúp tăng sức đề kháng của con. Chính vì vậy mà nhiều mẹ sau sinh được khuyên hãy tận dụng nguồn sữa trong 72 giờ vàng này.

Tuy nhiên, một số mẹ sau sinh không biết rõ về tác dụng của sữa non nên thường vắt bỏ lượng sữa này. Điều này không gây ảnh hưởng lớn đến bé nhưng sẽ khiến mẹ bỏ qua nguồn dinh dưỡng quý giá cho con.

Sữa non thường có màu vàng nhạt, vàng đậm cho đến vàng đục giống như bắp.

Sữa mẹ màu vàng có tốt không?

Có thể nói, sữa mẹ loại nào cũng tốt vì chúng phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của bé. Tuy nhiên, sữa mẹ vàng đã được chứng minh là nguồn sữa giàu dinh dưỡng và có lợi nhất cho bé.

Sữa mẹ màu vàng có chứa hàm lượng protein cao gấp 10 lần so với sữa có màu trắng thông thường. Bên cạnh đó, sữa mẹ màu vàng cũng chứa hàm lượng vitamin A, enzyme, khoáng chất, kháng thể và bạch cầu cao hơn các loại sữa khác. Điều này cũng giải thích cho việc sữa non là lớp bảo vệ đầu tiên và vững chắc nhất cho bé sau khi vừa chào đời.

Trong sữa mẹ màu vàng đặc còn có chứa các beta carotene, dưỡng chất mang lại nhiều lợi ích cho bé:

  • Giúp cung cấp nguồn vitamin A dồi dào cho bé, từ đó giúp phát triển thị lực ở trẻ sơ sinh.
  • Vitamin A còn giúp kháng bệnh vàng da ở trẻ em hiệu quả.
  • Có khả năng chống oxy hóa và khử hết các gốc tự do dư thừa có trong cơ thể.
  • Giúp bé tránh được các triệu chứng xuất huyết và làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ở trẻ nhỏ.
  • Có khả năng bảo vệ thành ruột non của bé.
  • Giúp cơ thể bé tạo ra các kháng thể chống lại sự tấn công của các tác nhân gây hại.

Đối với trẻ sơ sinh, vấn đề nhạy cảm với môi trường xung quanh và hệ thống miễn dịch đang dần hoàn thiện sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong sữa mẹ màu vàng còn chứa các phân tử immunoglobulin có tác dụng thúc đẩy sức đề kháng và tăng miễn dịch của con. Nhờ đó, cơ thể non yếu của bé sẽ được bảo vệ và có khả năng tiêu diệt các vật thể lạ tấn công.

Sữa mẹ có màu vàng đã được chứng minh là nguồn sữa giàu dinh dưỡng và có lợi nhất cho bé.

Một số câu hỏi khác xoay quanh sữa mẹ màu vàng

Vì sao sữa mẹ màu vàng có vị mặn?

Bên cạnh tìm cách làm sao để sữa mẹ vàng, mẹ bỉm cũng thường băn khoăn khi thấy sữa mẹ màu vàng có vị mặn. Thực tế, sữa mẹ thường có vị nhạt, không chua, không hôi, không quá ngọt cũng không quá mặn. Tuy nhiên, mùi vị của sữa mẹ có thể thay đổi liên tục tùy thuộc vào chế độ ăn uống cũng như cơ địa của từng người.

Đa số sữa mẹ có vị hơi mặn và ngọt cộng với một chút mùi thơm đặc trưng khi mẹ bắt đầu tiết sữa sau khi sinh. Đây cũng là sữa non có màu vàng đặc và ngậy hơn các loại sữa sau này. Vì vậy, có thể nói, sữa mẹ màu vàng vị mặn là hiện tượng khá bình thường, không gây bất kỳ nguy hại nào cho con.

Tuy nhiên, nếu mẹ cảm thấy sữa có vị quá mặn thì nên cân nhắc chế độ dinh dưỡng của bản thân. Mẹ nên hạn chế ăn các đồ quá mặn và các món ăn có mùi vị nồng như ớt, tiêu tỏi, để tránh sữa mang vị quá mặn.

Hiện tượng sữa màu vàng sau cai sữa

Thực tế, sau khi cai sữa từ vài tháng thậm chí đến một năm thì sữa mẹ mới bắt đầu ngưng tiết. Trong thời gian này, nếu như mẹ vẫn tiết ra một ít sữa màu trắng hay sữa có màu vàng là chuyện khá bình thường. Mẹ hãy yên tâm rằng sau đó sữa sẽ tự ngưng tiết và núm vú sẽ khô hoàn toàn.

Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn có khả năng đọng lại một ít trong bầu ngực của mẹ, nếu không vắt ra hết sẽ dễ gây ra hiện tượng tắc tuyến sữa. Tình trạng nhẹ thì mẹ chỉ cảm thấy đau hoặc căng tức ngực. Nhưng nếu như tình trạng trở nặng, mẹ sẽ thấy hiện tượng xuất hiện các ổ áp xe, sưng, nóng, đỏ, đau, ở vùng ngực. Lúc này, mẹ cần thăm khám bác sĩ để có phương hướng điều trị an toàn nhất.

Mẹ có nên trữ sữa non trước khi sinh hay không?

Không chỉ được sản sinh vào 72 giờ sau khi sinh, sữa non còn được tiết ra vào những tuần cuối thai kỳ của mẹ. Với công dụng tuyệt vời mà sữa non mang lại, hiện nay nhiều bà mẹ truyền tai nhau và đăng tải các hình ảnh vắt sữa non khi đang trong thai kỳ. Họ cho rằng việc làm này sẽ giúp tận dụng nguồn sữa non quý giá cho con nên đã hướng dẫn nhau trữ đông sữa non để sử dụng về sau.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ, việc vắt và trữ đông sữa non trước khi sinh là việc không cần thiết, thậm chí còn gây ra một số ảnh hưởng xấu đến mẹ. Bởi lẽ lượng sữa non tiết ra lúc này là vô cúng ít. Nếu mẹ cố gắng vắt sữa non sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức và mất sức cho mẹ.

Nguy hiểm hơn, việc vắt sữa non trước khi sinh có thể làm kích thích đầu vú, làm cho hàm lượng oxytocin nội sinh tăng cao. Điều này sẽ kích cổ tử cung dẫn đến nguy cơ sinh non rất cao.

Bên cạnh đó, việc tích trữ sữa non không đúng cách cũng sẽ dẫn đến việc sữa non dễ dàng bị nhiễm khuẩn và biến chất. Lý giải thêm là vì đôi khi điều kiện tích trữ không đáp ứng đủ độ vô trùng và nhiệt độ bảo quản cho sữa non. Nếu mẹ cho bé sử dụng các loại sữa này sẽ gây nguy hiểm cho hệ tiêu hóa yếu ớt của con. Thậm chí, trẻ sơ sinh còn có nguy cơ bị viêm ruột ngoại tử trong trường hợp này.

Việc vắt và trữ đông sữa non trước khi sinh là việc không cần thiết, thậm chí còn gây ra một số ảnh hưởng xấu đến mẹ.

Trên đây là những gợi ý của Vivita giúp mẹ gỡ rối thắc mắc làm sao để sữa mẹ vàng giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho con. Dẫu biết rằng nuôi con là cả một hành trình cực kỳ gian khổ nhưng lại đem đến niềm vui và hạnh phúc lớn lao cho mỗi bà mẹ. Vì vậy, hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và lắng nghe những phản ứng từ cơ thể của con để đem lại điều tốt nhất cho con, mẹ nhé!

Video liên quan

Chủ Đề