Làm sao để tăng khả năng chịu đau

Mỗi người có sự cảm nhận khác nhau đối với cơn đau - Ảnh: BBC

Đau là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước một tác động từ bên ngoài hoặc tổn thương bên trong nhằm "báo cáo" việc cần tìm đến sự chăm sóc y tế. Trong những hoàn cảnh bình thường, phản ứng tự nhiên này nhằm bảo vệ cơ thể cho đến khi tổn thương đó hồi phục và cơn đau giảm xuống.

Tuy nhiên, cùng một sự tác động nhưng mỗi người lại cảm nhận cơn đau khác nhau. Cơ thể họ cũng sẽ có những phản ứng không giống nhau trước cảm giác đau. Điều này gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị y tế.

Tiến sĩ Gila Moalem-Taylor, giảng viên cao cấp tại Đại học New South Wales [Anh] cho biết: "Ngưỡng đau xác định mức độ mà chúng ta cảm thấy một kích thích gây đau đớn. Tất cả bắt đầu tác động tại các thụ cảm thể nhận cảm đau [nociceptor]. Chúng được chuyển thành tín hiệu đau sau đó truyền đi trên khắp hệ thống thần kinh trung ương thông qua một loạt các "con đường đau".

Moalem-Taylor giải thích: "Có một "con đường" đi từ vùng ngoại vi [da] vào các tế bào trong hạch và cột sống. Từ đó, cảm giác đau được truyền lên não".

Mỗi cá nhân sẽ có một biểu hiện khác nhau khi các thụ cảm thể nhận cảm đau bắt đầu truyền tín hiệu. Trong mỗi lớp mà thông tin đi qua, có thể có một số hiệu ứng điều chỉnh làm giảm hoặc tăng mức độ cảm giác đau.

Một lý giải khác được đưa ra là do sự khác biệt về gen.

Gen của loài người có những biến thể di truyền khác nhau làm nên sự khác nhau giữa người này với người kia. Phần lớn trong số biến thể tạo nên sự khác biệt đó là những điểm đa hình đơn nucleotide [SNPs].

Có khoảng 10 triệu SNPs được biết đến trong hệ gen của con người. Sự kết hợp các SNPs của một cá nhân tạo nên mã DNA của người đó. Khi một SNPs phổ biến, nó được gọi là một biến thể; khi một SNPs hiếm, chỉ chiếm chưa đầy 1 phần trăm dân số, nó được gọi là đột biến.

Sự khác biệt về biến thể trong gen là bằng chứng cho thấy việc mỗi người sẽ có cảm nhận khác nhau về cơn đau.

Trong số các biến thể tạo nên sự khác biệt ấy, SCN9A là gen đáng chú ý nhất. Có rất ít người trên thế giới có gen SCN9A. Khi mang gen này, người đó sẽ mất hoàn toàn cảm giác đau đớn hoặc cảm thấy quá nhạy cảm với cơn đau.

Không thấy đau không phải là điều tuyệt vời, bởi lẽ người đó sẽ không phát hiện ra các thương tích cơ thể. Một người có gen SCN9A sẽ không cảm nhận được cơn đau tim, cũng không biết mình bị đau ruột thừa, không thể điều trị y tế kịp thời và có thể mất mạng ngay trước khi họ nhận ra cơ thể có vấn đề.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang trong quá trình tìm hiểu vấn đề này nhằm tạo ra những phương pháp giảm đau hiệu quả hơn trong việc điều trị y tế và hiểu "tại sao bị đau" chứ không chỉ là "đau chỗ nào".

Tái nhợt, 'chết đứng' khi sợ, vì sao?

MINH HẢI

So với các môn thể thao khác, các môn thể thao đòi hỏi sức bền đòi hỏi các vận động viên phải làm việc hết sức trong thời gian kéo dài. Dù chúng ta biết đến khá nhiều câu chuyện hào hùng về các vận động viên bóng đá hay khúc côn cầu chịu đựng những thương tích nghiêm trọng để thi đấu, đây không phải là đặc trưng cố hữu của những bộ môn này. Tuy nhiên, chịu đựng sự đau đớn lại là điều tất yếu để chiến thắng một cuộc đua xe đạp. Bằng cách nào các cua rơ có thể vượt qua đau đớn? Liệu họ cảm nhận đau đớn như những người khác không? Liệu tâm trí họ có cách khác để tiếp nhận nỗi đau? Hay họ đối mặt với nỗi đau theeo cách riêng? Bài viết dưới đây sẽ cố gắng giải quyết phần nào các câu hỏi trên.Sức bền là nhân tố quyết định thành công

Theo lẽ thường, vận động viên các môn thể thao yêu cầu sức bền chịu đựng sự đau đớn tốt hơn người thường. Nhờ vậy, Tyler Hamilton đoạt cúp Tour de France dù gãy xương đòn. Halmiton, với khả năng chịu đau phi thường, là đại diện điển hình cho sự khác biệt giữa các vận động viên thể thao và những người khác. Điều gì làm nên sự khác biệt? Liệu vận động viên cảm nhận đau đớn khác với chúng ta? Điều này có vẻ hợp lý, nhưng thật ra đây không phải là lý do chính xác.

Vận động viên Tyler Hamilton

Một phân tích tổng hợp thực hiện vào năm 2012 từ 15 nghiên cứu về đau và ngưỡng đau cho thấy vận động viên cảm nhận nỗi đau giống những người không phải là vận động viên về tính chất và mức độ. Điểm khác duy nhất là vận động viên chịu đau tốt hơn. Điều này cho thấy cơ thể họ không có gì khác biệt [họ vẫn cảm thấy đau] nhưng não bộ thì có [ngưỡng đau cao hơn]. Hơn nữa, tính chất của môn thể thao cũng có tầm ảnh hưởng: vận động viên các môn thể thao yêu cầu sức bền có sức chịu đựng và ngưỡng đau như nhau, nhưng khác với vận động viên của các môn thể thao khác. Điều này cho thấy sự tương đồng trong cùng bộ môn chứ không hẳn là giữa các môn với nhau: Một cua-rơ sẽ có cách chịu đựng nỗi đau khác với một vận động viên bóng chày.

Ảnh hưởng của cảm giác đau dến thi đấu

Thật sai lầm nếu gạt bỏ các bàn luận về sức chịu đau và nghĩ rằng điều quan trọng không phải là nỗi đau mà là thể chất. Chúng ta thường xuyên nghe những lời bào chữa tại sao một cua rơ không thể thi đấu hết sức trong ngày thi đấu. Nhiều người lập luận dựa trên sự khác biệt thể chất và khả năng, trong khi nhiều người chỉ giải thích họ có một ngày “không tốt”.  Những tình trạng này có thật,  và chúng có tầm ảnh hưởng, nhưng đây không phải là câu chuyện toàn diện. Alexis Mauger, Andrew Jones và Craig Williams từ Trường Khoa học Thể thao và Sức khỏe của Đại học Exeter đã quyết định nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc giảm đau lên thành tích trong thời gian đua xe đạp.

Các đối tượng nghiên cứu được hướng dẫn dùng acetaminophen [Tylenol] – một loại thuốc có tác dụng giảm đau, trước khi tham gia thí nghiệm đạp xe khoảng 16km. Sự thật là acetaminophen chỉ được đưa vào cơ thể của một nhóm, còn nhóm còn lại thì không [placebo group]. Ngoài ra, cả hai nhóm được yêu cầu đánh giá mức độ chủ quan về nỗi đau. Mặc dù không có khác biệt đánh kể trong sức chịu đau [mọi người đều cảm thấy chặng đua khó khăn và đau đớn như nhau], nhóm dùng thuốc giảm đau có nhịp tim cao hơn và thành tích tốt hơn, cho thấy họ đã cố gắng nhiều hơn. Điều này cho thấy, nỗi đau đớn dường như là yếu tố hạn chế kết quả và khả năng cố gắng. Kết quả nghiên cứu sẽ không có gì ngạc nhiên nếu nhóm nhanh hơn nghĩ rằng thí nghiệm ít đau hơn, nhưng sự thật là tuy họ không đánh giá thí nghiệm ít đau hơn nhóm còn lại, họ vẫn vẫn đạp nhanh hơn đáng kể. Điều này cho thấy yếu tố hạn chế tốc độ là khả năng chịu đau của mỗi cá nhân. Nếu một cua rơ có thể chịu đau tốt hơn [hoặc như trong nghiên cứu trên, được làm giảm đau] thì họ có thể đạt tốc độ cao hơn.

Đừng làm ngơ sự đau đớn, hãy đối mặt!

“Pain is temporary. Quitting lasts forever” “Đau là tạm thời. Từ bỏ là vĩnh viễn” – Lance Amstrong

“If it hurts me, it must hurt the other ones twice as much, they are only human, they cannot go faster than you.” “Nếu tôi đau, những người khác hẳn đau gấp đôi, họ chỉ là người, họ không thể nhanh hơn bạn.” – Jen’s Voigt

“Pain is a big fat creature riding on your back. The farther you pedal, the heavier he feels. The harder you push, the tighter he squeezes your chest. The steeper the climb, the deeper he digs his jagged, sharp claws into your muscles.” – Scott Martin “Đau đớn là sinh vật to béo cưỡi trên lưng bạn. Đạp càng xe, nó càng nặng. Bạn càng có, nó càng siết chặt lồng ngực. Đường càng dốc, nó càng cắm sâu hơn bộ móng lởm chởm nhọn hoắt càng cơ bạn.” – Scott Martin

“You can’t block out the pain. You have to embrace it.” “Bạn không thể chặn đau đớn. Bạn phải chấp nhận nó.” – Tyler Hammilton

Trong hầu hết các môn thể thao, các vận động viên đỉnh cao thường có nhiều câu nói được trích dẫn nhất. Một phần do họ nổi bật hơn cả, và những điều họ phát biểu đồng thời là phản ánh xuất sắc cách họ tiếp cận sự nghiệp. Trong một nghiên cứu tiến hành năm 1998 bởi Jeffery Kress và Trai Statler từ Đại học bang California, những phát ngôn của các vận đông viên xe đạp thế vận hội Olympic được nghiên cứu để tìm ra cách họ xử lí nỗi đau trong luyện tập và thi đấu.

Kress và Statler kết luận các cua rơ hàng đầu vận dụng hàng loạt chiến thuật và kĩ xảo để xử lí các đau đớn gắn liền với môn này. Điều chủ chốt không phải là việc họ xử lý đau đớn tốt hơn, mà là họ tìm kiếm việc nắm lấy và đối đầu với đau đớn thay vì trốn tránh chúng như phần lớn dân số khi luyện tập. Nói cách khác, các vận động viên hàng đầu tiếp cận nỗi đau bằng cách chú ý đến chúng thay vì làm ngơ.

Học cách xử lí cảm giác đau

Những sự thật trên dẫn đến việc đặt câu hỏi liệu đây là trạng thái tự nhiên hay khả năng có thể luyện tập. Các cua rơ và vận động viên thể thể thao yêu cầu sức bền khác đã học cách xử lí nỗi đau theo thời gian hay họ được sinh ra với những khả năng đặc biệt này?

Một nghiên cứu tổng hợp về vận động viên và những người không phải vận động viên đăng trong Tạp chí Pain [2012] đã cố gắng tìm câu trả lời cho việc liệu sức chịu đựng và nhận thức về nỗi đau có thể thay đổi theo thời gian hay không. Nghiên cứu này tổng hợp từ 15 nghiên cứu khác điều tra 900 đối tượng. Kết quả cho thấy con người có thể thay đổi nhận thức và sức chịu đau thông qua các hoạt động thể chất thường xuyên. Cũng như việc tăng sức mạnh cho chân hay phổi, đạp xe lâu dài dường như có thể tạo sự chịu đau tốt hơn.

Bài học về sức chịu đau từ hiệu ứng placebo và bệnh tâm thần

Từ lâu hiệu ứng “placebo” đã cho phép các nhà khoa học kiểm nghiệm hiệu quả của dược phẩm [và các nhân tố khác] nhưng hiệu ứng này đang được xem xét lại dưới cái nhìn khoa học.  Ví dụ, việc một viên thuốc đường vẫn có thể giảm đau đặt ra nhiều câu hỏi về cách thức cảm giác đau hoạt động. Qua nhiều năm, hàng loạt nghiên cứu đã chứng minh rằng các đối tượng trong điều kiện không dùng thuốc có thể cảm thấy bớt đau đớn nếu họ được tác động để tin rằng họ vẫn đang dùng thuốc. Điều này cho thấy việc giảm đau có thể điều chỉnh bằng các chất hóa học bên ngoài [dưới dạng thuốc giảm đau] cũng như các yếu tố tâm lí bên trong [yếu tố tác động đến hoạt động sinh hóa trong não bộ].

Bệnh tâm thần dường như cũng ảnh hưởng sức chịu đau. Người già bị chứng mất trí có giới hạn và sức chịu đau khác nhau. Hơn thế, từng loại mất trí cũng gây ra những thay đổi đặc trưng với sức chịu đựng và giới hạn khác nhau.

Không ngạc nhiên khi những người hay làm thương bản thân có sức chịu đựng và ngưỡng đau riêng. Điều thú vị về những đối tượng này là sự khác biệt chỉ xuất hiện khi họ gặp áp lực. Nói cách khác, những tình huống dẫn tới sự tự hủy hoại bản thân là trường hợp duy nhất sức chịu đau của họ tăng cao. Điều này cho thấy sự chịu đau có thể thay đổi theo hoàn cảnh.

Kết luận

Vận động viên đua xe đạp và các môn thể thao sức bền khác phải có khả năng đối mặt với đau đớn nếu họ muốn thành công. Mặc dù sức mạnh thể chất là một yêu cầu hiển nhiên để thành công trong các cuộc đua sức bền, khả năng tâm lý khi xử lí sự đau đớn thể xác có tầm quan trọng không thua kém. Cũng không thể không nhắc tới những nhân tố di truyền đằng sau khác biệt về sức chịu đau của từng người. Điều này giải thích cho việc một số người chịu đau tốt hơn người khác bất kể khả năng thể chất. Có vẻ như để trở thành một cua rơ hàng đầu, một người cần phải được sinh ra với sức mạnh thể chất vượt trội cùng khả năng chịu đau tự nhiên cao.

Ngoài ra, các vận động viên xe đạp vẫn có một số khác biệt đặc trưng khác. Mặc dù họ có thể có khả năng chịu đau tự nhiên cao, nỗi đau của họ cũng không khác gì những người khác. Ta cũng biết nỗi đau là một yếu tố giới hạn trong các môn thể thao sức bền, và nếu một vận động viên có thể xử lý nỗi đau tốt hơn, họ có thể đi nhanh hơn. Cuối cùng, nỗi đau có thể là một trạng thái tâm lý, mà cách một vận động viên đối đầu với nó đóng vai trò quan trọng trong khả năng xử lý đau đớn, như Tyler Halmiton nói, một cua rơ không thể ngăn cảm giác đau, mà phải chấp nhận nó.

Bài cộng tác của bạn Lê Hoàng Anh

Dịch từ Laymanpsych

Video liên quan

Chủ Đề