Vì sao trẻ sơ sinh hay trợn mắt

Việc nhìn thấy bé hay đảo mắt, nhất là khi ngủ hay lúc mới thức giấc có thể khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng vì không biết con có đang gặp vấn đề gì hay không. Tuy nhiên, thực tế, đây chỉ là hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ.

Bình thường, nếu có bụi hay dị vật bay vào mắt, theo phản xạ, mắt chúng ta sẽ đảo qua đảo lại để giảm bớt khó chịu, nhằm đẩy dị vật ra ngoài. Với người lớn, việc đảo mắt để bớt khó chịu là một điều khá bình thường tuy nhiên nếu trẻ nhỏ cứ đảo mắt liên tục mà chẳng vì lý do gì thì liệu có vấn đề gì hay không? Hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp một số chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về hiện tượng thú vị này nhé.

Tại sao bé hay đảo mắt?

Phần lớn trẻ nhỏ thường đảo mắt khi ngủ với rất nhiều lý do khác nhau. Sau khi chào đời, cơ thể bé sẽ mất một khoảng thời gian để phát triển và hoàn thiện hoàn toàn. Cũng giống như nhiều chức năng khác trong cơ thể, tầm nhìn của bé cũng chưa hoàn thiện. Điều này có nghĩa là tầm nhìn và khả năng kiểm soát cơ mắt của bé sẽ rất yếu. Do đó, dẫn đến hiện tượng bé hay đảo mắt.

Nếu nhận thấy bé hay đảo mắt, bạn không cần phải quá lo lắng. Bé càng lớn thì tình trạng này cũng sẽ dần cải thiện. Thậm chí, nếu bạn thấy bé đảo mắt ngược lên cũng không cần phải quá lo bởi đây được xem là một hiện tượng phát triển bình thường. Bạn sẽ thấy bé hay đảo mắt khi buồn ngủ hoặc khi bé mới thức dậy. Tuy nhiên, đôi khi đảo mắt cũng là dấu hiệu cảnh báo bé đang mắc phải một số bệnh nguy hiểm như co giật, chấn thương đầu, lượng đường trong máu thấp. Do đó, khi chăm bé bạn cần phải hết sức cẩn thận.

Bé hay đảo mắt: Khi nào cần lưu ý?

Nếu bé hay đảo mắt là do do thiếu khả năng kiểm soát cơ mắt, bạn sẽ thấy bé không có bất kỳ triệu chứng nào khác đi kèm. Nhưng nếu tình trạng đảo mắt là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý tiềm ẩn nào đó, bạn sẽ thấy bé có các triệu chứng đáng chú ý khác như co giật, run rẩy, thở không đều, thay đổi màu da, quấy khóc, cực kỳ khó chịu. Lúc này, bạn nên bé đi khám ngay lập tức.

Là cha mẹ, bạn cần quan sát bé cẩn thận để có thể xác định kịp thời bé hay đảo mắt là do sự phát triển hay do một bệnh lý nào đó để đưa đi khám ngay. Điều này giúp kịp thời ngăn chạn những biến chứng xấu. Để xác định dễ dàng, bạn có thể ghi chép vào sổ để theo dõi chuyển động mắt và các triệu chứng bé đang gặp phải, khoảng thời gian hay diễn ra. Nếu thấy có điều có gì bất thường, hãy đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức.

Nếu bạn thấy tình trạng đảo mắt đi kèm theo các triệu chứng giống như động kinh như cứng chân tay, khóc không ngừng, cơ thể run rẩy, bạn cần đưa trẻ đi khám ngay. Nguyên do là tình trạng động kinh ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe của bé. Nếu bé bị co giật, tốt nhất là cho em bé nằm trên sàn, cởi quần áo và đưa đến bệnh viện ngay để các bác sĩ xác định nguyên nhân và có cách can thiệp kịp thời.

Nếu lần đầu tiên thấy bé đảo mắt, bạn có thể cảm thấy sợ hãi và lo lắng. Phần lớn các trường hợp thường là do khả năng kiểm soát cơ mắt của con chưa hoàn thiện. Tuy nhiên nếu bạn thấy con đảo mắt kèm điều gì đó bất thường, hãy đưa bé đi khám để được chẩn đoán và xét nghiệm thêm.

Ngân Phạm/ HELLO BACSI

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Có thể bạn đã đọc rất nhiều sách về phương pháp: chế độ dinh dưỡng, các mốc phát triển, cách cho bé ngủ…nhưng khi bé vừa chào đời bạn lại gặp những rắc rối kiểu như: bé liên tục phát ra tiếng kêu kỳ lạ, hình như mắt con bị lác, hình như bé bị thi thoảng bị co giật hay trơnj mắt khi ngủ,…. Đó có phải là dấu hiệu bệnh lý nào đó? Hãy cùng Vườn xanh LINA tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh?

Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất giúp trẻ sơ sinh lớn mạnh, phát triển tris não tốt hơn. Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói, hoặc đi tiêu, đi tiểu. thoừi gian còn lại bé sẽ dùng để ngủ, một phần vì chưa quen với ánh sáng bên ngoài, mặt khác vif thois quen nhắm mắt như trong bụng mẹ Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngắn hơn so với người lớn, ở tình trạng chuyển động mắt nhanh [REM], điều cần thiết cho sự phát triển đặc biệt của bộ não bé. Đặc điểm của giấc ngủ với chuyển động mắt nhanh [REM] là không sâu như giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh [non-REM]. Kết quả, trẻ sơ sinh dễ dàng thức giấc.

Khi được 6 đến 8 tuần tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ dài hơn vào ban đêm, mặc dù vẫn thức dậy để bú suốt đêm. Giấc ngủ của bé đang dần chuyển sang trạng thái ngủ sâu [non-REM] nhiều hơn trước.

Trong giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể ngủ một giấc dài từ 8-12 giờ suốt đêm. Một số bé đã ngủ được lâu vào ban đêm ngay từ khi 6 tuần tuổi, nhưng nhiều bé khác phải chờ tới 5 hoặc 6 tháng tuổi.

Ngủ nhiều nhưng trong khoảng thời gian được khuyến cáo là tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Những dấu hiệu có thể gặp khi ngủ ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ em  hiện tượng co giật khi ngủ thường xảy ra vì vậy bố mẹ cần lưu ý. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng co giật ở trẻ sơ sinh có thể là một trong những lí do sau:

  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình thai nghén. Theo đó, mẹ bầu không cung cấp đủ canxi sẽ kiến trẻ sinh ra có nguy cơ bị hạ canxi máu. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng bé bị co giật tay chân khi ngủ.
  • Thiếu vitamin D cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị co giật khi ngủ. bởi vì vitamin D là một trong những chất có ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ xương của trẻ nhỏ và điều hòa nồng độ canxi trong máu
  • Bên cạnh đó, do phản xạ moro kích thích đột ngột, có thể là tiếng ồn bên ngoài quá lớn, hoặc chạm mạnh vào cơ thể khi bé đang ngủ.

Với nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng co giật ở trẻ sơ sinh khi ngủ nhưng dù lý do gì thì bố mẹ không được chủ quan . Nếu trường hợp trẻ sơ sinh tay chân run nhẹ nhưng khi bố mẹ dùng tay giữ lại mà hết run thì hiện tượng hoàn toàn bình thường và sẽ biến mất khi trẻ lớn hơn 4 tháng tuổi. Ngược lại nếu trẻ bị co giật ngay khi cả giữ chân, tay thì bố mẹ nhanh tay đưa bé đến bệnh viện để tiến hành thực hiện các xét nghiệm cần thiết để tránh trường hợp nguy hiểm xảy ra.

Trào ngược dạ dày thực quản

Khi ngủ trẻ sơ sinh thường có những dấu hiệu giật mình, khóc đêm hoặc ngủ ưỡn mình thì đó có thể là triệu chứng thường gặp của trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản, bé sẽ khó chịu, khóc từng đợt khi dịch dạ dày trào lên. Và trào ngược dạ dày thực quản, bé sẽ có biểu hiện của viêm đường hô hấp kèm theo.

Trợn mắt khi ngủ ở trẻ sơ sinh

Trợn mắt ở trẻ sơ sinh lúc ngủ có thể xem là hiện tượng bình thường bởi vì lúc bé đang ngủ sâu nếu có tiếng động hoặc ai đụng vào là muốn mở mắt ra nhìn nhưng do buồn ngủ thành ra trở nên trợn mắt. Vì vậy lúc bé ngủ các mẹ chú ý nhẹ nhàng tránh tiếng động hay ồn ào từ bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Với một số dấu hiệu và triệu chứng của trẻ sơ sinh khi ngủ ở trên sẽ giúp các mẹ phần nào hiểu hơn về nguyên nhân, biện pháp khắc phục để bảo vệ bé yêu của mình được an toàn hơn.

Chào các bạn, Mình là người sáng lập lên website vườn xanh Lina

Được người anh trai trong ngành Công nghệ sinh học truyền đam mê về chiết suất tinh dầu mình đã tạo nên website này với mục đích mang cho đọc giả hiểu biết hơn về tinh dầu công dụng và cách sử dụng nó. Bên cạnh đó tạo thêm những kiến thức bổ ích do chính mình đã trải nghiệm quan sát và học được giúp gia đình bạn thư giãn sống trọn vẹn hơn.

Video liên quan

Chủ Đề