Làm thế nào để trẻ không cào mặt

Đừng để trẻ chỉ vì một vết trầy xước nhỏ trên mặt mà để lại sẹo xấu xí cả đời, hãy áp dụng ngay cách trị vết trầy xước trên mặt trẻ theo hướng dẫn của chuyên gia để tránh nhiễm trùng, lở loét mẹ nhé.

1001 nguyên nhân khiến trẻ bị trầy xước trên mặt

Xây xước da cũng là cách để trẻ làm quen và thích nghi với môi trường xung quanh. Trẻ có thể bị trầy xước da mặt trong những trường hợp bất khả kháng mà cha mẹ không lường trước như:

+ Do cọ xát: Cọ xát với quần áo hoặc giữa da với da là nguyên nhân khiến trẻ bị trầy xước da mặt. Để phòng ngừa trường hợp này tốt nhất cha mẹ nên chọn những quần áo chất liệu cotton mềm mại, rộng rãi, không quá chật.

Những vết trầy xước trên mặt xuất hiện khi trẻ chơi đùa cùng bạn

+ Do chơi đùa: Trẻ con vốn tính hiếu động, khi có thêm bạn, bản tính này càng được nhân lên gấp bội. Hai đứa trẻ chơi với nhau đâu phải lúc nào cũng êm đềm phải không, chúng sẽ mâu thuẫn và quay sang cấu véo, cào nhau… những vết xước trên mặt theo đó mà xuất hiện. Nếu không muốn tìm cách trị vết trầy xước trên mặt trẻ hãy luôn để ý tới chúng và can thiệp khi cần thiết.

+ Do móng tay: Trường hợp này thường là do trẻ tự lấy tay mình cào lên mặt, nếu trẻ có móng tay dài thì vết trầy xước cũng dễ dàng xuất hiện hơn, cách tốt nhất nên thường xuyên cắt móng tay cho trẻ mẹ nhé.

+ Do trẻ bị viêm da dị ứng: Khi tiếp xúc với các hóa chất gây dị ứng có trong sữa tắm, dầu gội, nước xả vải… sẽ khiến da trẻ bị ngứa ngáy, sưng phồng, tổn thương.

Đừng để vết xước nhỏ để lại sẹo to trên mặt trẻ

90% cha mẹ nghĩ vết trầy xước trên mặt trẻ chỉ là chuyện nhỏ nên không mảy may tìm cách điều trị. Đây là nguyên nhân chính khiến vết trầy xước bị nhiễm trùng, lở loét, để lại sẹo thâm, sẹo loang lổ, nhăn nheo ảnh hưởng nghiêm trọng tới dung mạo của trẻ.

Vậy, đâu là cách trị vết trầy xước trên mặt trẻ hiệu quả? Theo chuyên gia, vệ sinh vết trầy xước đúng cách quyết định tới 80% quá trình lành bệnh, và không khó để cha mẹ thực hiện đúng cách.

Dùng nước muối pha loãng 0,9% vệ sinh vết trầy xước cho trẻ

Bước 1: Sơ cứu vết trầy xước

+ Nếu vết trầy xước trên mặt trẻ bị chảy máu, hãy dùng gạc hoặc khăn sạch đắp trực tiếp lên vết thương để cầm máu. Nếu máu không ngừng chảy hãy đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý. 

+ Trong trường hợp đã cầm được máu cho trẻ, hãy dùng nước muỗi pha loãng 0,9% để thực hiện bước tiếp theo: Rửa sạch vết thương. Vì sao lại dùng nước muối pha loãng mà không phải là oxy già hay cồn Iot? Bởi oxy già và cồn Iôt có tác dụng tẩy rửa cực mạnh làm cho mô tế bào và vùng da xung quanh bị tổn thương nghiêm trọng và dễ để lại thâm sẹo.

+ Lau khô bằng khăn mềm sạch.

Bước 2: Tiến hành thoa thuốc

+ Đối với vết trầy xước nhẹ, rách da nông, hơi rớm máu nên thoa gel Oatrum Kids giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, dịu da và liền da non nhanh chóng, ngăn ngừa thâm, sẹo. Thể chất gel giúp tạo lớp màng sinh học bảo vệ da bé khỏi các tác động từ môi trường xung quanh.

Oatrum Kids được sử dụng để chữa lành vết trầy xước trên mặt bé

Oatrum Kids gel được chiết xuất 100% thảo dược tự nhiên, không chứa hóa chất, không corticoid nên an toàn tuyệt đối cho trẻ.

+ Với vết trầy xước có hiện tượng rách sâu, tiết dịch, chảy máu, sưng đỏ xung quanh cần có sự can thiệp của các loại thuốc mỡ kháng sinh hoặc sử dụng Oatrum Kids gel. Nếu sau 2-3 ngày vết trầy xước không hết sưng đỏ cha mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ để kịp thời xử lý.

+ Khi vết trầy xước có hiện tượng lõm sâu, tiết dịch, sưng nề, máu dính mủ là dấu hiệu của nhiễm trùng. Cách trị vết trầy xước trên mặt tốt nhất trong trường hợp này là đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để được chữa trị kịp thời, tránh những hậu quả nặng nề có thể xảy ra cho trẻ.

Bước 3: Băng vết thương

+ Nên dùng gạc y tế để băng vết trầy xước, đây cũng là cách giúp vết thương giảm đau, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, thúc đẩy quá trình liền da. Lưu ý, nên thay băng thường xuyên cho trẻ, trước khi dùng băng mới cần vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối pha loãng và thoa thuốc như hướng dẫn.

Lưu ý: Không nên nôn nóng loại bỏ lớp vảy trên da mà để nó tự bong, tránh làm cho vết thương sâu hơn, mô tế bào không kịp tái tạo, từ đó để lại sẹo lõm trên da mặt trẻ.

Đọc thêm:

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

“Tại sao chân con lại cong như thế kia?”; “Mắt con bé có vẻ như bị lác rồi!”… đó là hàng loạt dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh mà những người lần đầu làm cha mẹ sẽ hốt hoảng, lo lắng.

  • Những điều tuyệt đối không nên làm với trẻ sơ sinh
  • Các dấu mốc phát triển quan trọng của trẻ sơ sinh qua từng tháng
  • Những việc này có thể khiến trẻ sơ sinh tử vong trong tích tắc nếu mẹ lơ là

Nếu bạn hỏi chồng tôi vào ngày con gái chúng tôi chào đời, anh ấy hẳn sẽ nói với bạn rằng con bé chẳng xinh đẹp và đáng yêu chút nào. Đối với chồng tôi, bé con là một cơ thể 3,6kg với vô số dấu hiệu đáng lo ngại về mặt y tế. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, anh ấy đã đoán chắc rằng con gái chúng tôi có tới hai dạng ung thư da khác nhau. Và nếu nhìn kỹ hơn, anh ấy còn tìm ra vài điểm đáng lo ngại khác: “Tại sao chân con lại cong như thế kia?”; “Mắt con bé có vẻ như bị lác rồi!”…


Thật may, tất cả những điều khủng khiếp mà chồng tôi phát hiện được về bé con hóa ra lại là những điều rất bình thường đối với trẻ sơ sinh.


1. Chân vòng kiềng


Thử tưởng tượng bạn phải xoay sở trong tử cung ai đó suốt 9 tháng trời – bạn chắc hẳn trông cũng sẽ hơi vòng kiềng thôi. Điều này hoàn toàn bình thường với đa phần các em bé mới sinh. Chúng sẽ thẳng ra cùng với thời gian.




2. Những nốt mẩn trắng/vàng nhạt nhỏ xíu


Không phải là mặt bé mọc mụn mà đó là những nốt kê, thường xuất hiện trên mũi, cằm và má trẻ sơ sinh. Nếu phát hiện thấy nốt kê trên mặt bé, bạn chẳng phải làm hết. Chúng sẽ biến mất chỉ sau vài tuần.




3. Mụn


Bạn đã đúng, đây cũng chính là loại mụn có thể đe dọa nhan sắc của bạn khi bước vào tuổi dậy thì. Nó có thể xuất hiện ngay từ lúc bé chào đời hoặc khi bé được vài tuần tuổi. Thực ra, bạn gần như không thể làm gì nhiều để xử lý những nốt mẩn được bao quanh bởi phần da ửng đỏ này. Nhưng hãy chắc chắn rằng em bé của bạn không bị ướt mồ hôi và phải lau sạch ngay nếu bạn thấy bé chảy nước dãi hoặc bị trớ. Chỉ rửa thôi, không được chà xát mạnh, khuôn mặt bé khi tắm bằng loại xà bông dịu nhẹ và tránh xa mọi loại thuốc bôi trị mụn hay kem chứa dầu.




4. Lông trên người


Cho dù bé yêu của bạn có mọc nhiều tóc hay chỉ lơ thơ vài sợi, bé vẫn có khả năng cao là còn lông trên người. Vị trí xuất hiện của lông có thể trên vai, dọc theo cánh tay, sau lưng và trên vành tai. Được gọi bằng một cái tên rất trìu mến là lông tơ [thuật ngữ y khoa là lanugo], chúng có vai trò là ổn định thân nhiệt cho bé khi còn trong bụng mẹ. Cho dù bạn có làm gì, đừng bao giờ sử dụng dao cạo: phần lông tơ này sẽ sớm rụng thôi.




5. Vết xước, vết cào


Móng tay em bé có thể mọc ra khá dài ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Và bởi vì bé chưa thể kiểm soát hoàn toàn cánh tay, bàn tay, ngón tay mình nên có thể tự làm xước da trước cả khi chào đời. Bạn chỉ cần lấy cắt móng tay dành cho trẻ nhỏ và trao cho bé yêu lần chăm sóc móng đầu tiên trong đời.




6. Hắt hơi liên tục


Tình trạng này có thể kéo dài ít nhất trong vài tháng đầu. Bé hắt hơi thường xuyên bởi vì vẫn còn một số dịch nhày màng ối mà bé phải xử lý nốt. Và nguyên do cũng có thể là những phần tử nhỏ xíu trong không khí đi vào đường mũi của bé, trong khi bé chưa thực sự thích nghi với môi trường mới, khác hoàn toàn so với lúc trong bụng mẹ.




7. Nếp nhăn


Chà, em bé lão hóa nhanh ghê! Tất nhiên chỉ là đùa thôi. Những bé sinh ra nhẹ cân và thiếu tháng thường sở hữu làn da nhiều nếp nhăn hơn bé sinh đủ ngày đủ tháng. Nhưng phần lớn trẻ sơ sinh đều có nếp nhăn nhẹ trên bàn tay, bàn chân. Nếp nhăn sẽ hoàn toàn biến mất khi da bé lớn đủ.




8. Ngực lớn


Nếu bạn nhận thấy bé yêu của mình có bộ ngực khá nổi trội, đừng lo lắng. Hormone mà bé tiếp xúc trong giai đoạn bạn mang thai thực sự là “thủ phạm” làm cho một số cơ ngực phát triển. Nhưng một khi các hormone này tan biến, bộ ngực lớn cũng sẽ trở lại kích cỡ bình thường.




9. Cơ quan sinh dục bị sưng


Hiện tượng này cũng có cùng nguyên nhân như việc ngực căng nở bên trên và xuất hiện ở cả bé trai, bé gái. Thời gian sẽ đưa mọi thứ trở về đúng vị trí.




10. Đầu nhọn


Nếu bạn sinh thường, đầu bé bị kéo dài ra trong quá trình thoát ra khỏi cơ thể mẹ nên có vẻ như hơi nhọn. Bạn không có gì phải lo sợ vì hình dáng đầu bé sẽ nhanh chóng thay đổi, có thể là trong vòng 2 ngày sau sinh hoặc ít hơn.




11. Gàu


Thuật ngữ y học gọi đây là hiện tượng viêm da tiết bã [dân gian hay gọi là cứt trâu]. Trẻ sơ sinh thường có hiện tượng da đầu đóng vảy khô. Nếu bị nặng, đầu bé xuất hiện mảng vảy dày màu trắng hoặc vàng nhưng hoàn toàn vô hại và sẽ biến mất trong vòng 6 tháng đầu tiên. Bạn không cần phải làm gì, nhưng nếu cảm thấy khó chịu, có thể dùng loại dầu gội dịu nhẹ và mát xa da đầu cho bé thường xuyên hơn.




12. Mắt lác


Mắt của trẻ sơ sinh không phải lúc nào cũng chuyển động theo trật tự hoàn hảo thường thấy. Nguyên nhân khiến bạn lầm tưởng bé bị mắt lé chỉ đơn giản là bé chưa điều khiển được các cơ hoạt động một cách thuần thục mà thôi.




13. Mảng da ửng đỏ trên đầu


Thường xuất hiện trên trán hoặc quanh đầu, những mảng da ửng đỏ này nhìn có vẻ rất đáng lo ngại nhưng thực tế thì không phải vậy. Chúng được gọi là vết cò mổ [stork bites] và đôi khi là những vết bớt tạm thời. Đối với một số bé, mảng da này có màu đỏ sậm hoặc hơi tía. Đối với một số khác, chúng chỉ xuất hiện khi bé khóc nhiều. Trong năm tuổi đầu tiên của bé, hiện tượng này sẽ mất đi.




14. Hơi thở bất thường




Đặc biệt khi bé ngủ, bạn có thể để ý rằng bé tạo ra những âm thanh lạ lùng và tốc độ hơi thở đi từ chỗ rất nhanh, nông tới mức gần như không thở. Bạn sẽ cảm thấy lo lắng và muốn đánh thức bé dậy để chắc chắn rằng bé vẫn còn sống nhưng cố gắng giữ bình tĩnh. Đây được gọi là hiện tượng thở chu kỳ -là sự ngưng thở kéo dài chỉ một vài giây và được theo sau bởi một vài hơi thở nhanh và không sâu, không đi kèm thay đổi sắc mặt và nhịp tim giảm. Sau đó, bé có thể tự thở lại đều đặn. Vấn đề là hãy cho bé thời gian để điều chỉnh nhịp thở của mình.


Nguồn: Popsugar

Video liên quan

Chủ Đề