Làm thế nào để xôi có màu xanh năm 2024

Mình thường không sử dụng màu thực phẩm trong khi nấu ăn vì dù ít hay nhiều mình có thể cảm nhận được vị đắng rất rõ ràng. Với công thức màu dưới đây ngoài nấu xôi còn có thể áp dụng cho làm bánh, chè, thạch, bentou, cháo v.v

Mình có sử dụng một số ảnh dưới công thức là sample cho việc mình sử dụng màu tự nhiên vào các món ăn hàng ngày để cả nhà tham khảo nghen :-)

Nguyên Liệu

  1. Xôi và các nguyên liệu tạo màu tự nhiên

Hướng dẫn nấu nướng

  1. Màu xanh da trời: hoa đậu biếc - cây đậu biếc có thể mua ở đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội ở hàng hoa đối diện ngõ Vĩnh Phúc. Lưu ý là chỉ dùng hoa và không ăn quả đậu biếc!. Cách làm: hoa khô hoặc tươi (màu hoa tươi sẽ đẹp hơn chút, nhưng mình thường phơi cả hoa khô để dùng khi không phải mùa nữa) đem ngâm với nước nóng đến khi phai màu. Đem nước đó ngâm gạo qua đêm là được màu xanh rồi. Trong ảnh là dàn đậu biếc nhà mình
  2. Màu xanh lá cây: dùng lá nếp già (lưu ý; trên ảnh mình dùng lá non nên màu rất nhạt) xay lấy nước, lọc bỏ bã rồi ngâm với gạo qua đêm
  3. Màu tím: lá cẩm tím đun với nước nóng đợi phôi màu rồi dùng nước đó ngâm gạo qua đêm. (Ảnh: ứng dụng màu tím làm trân châu)
  4. Màu hồng: nước đun từ lá cẩm tím thêm vài giọt chanh (không nên thêm nhiều sẽ ảnh hưởng đến vị xôi). Tuỳ vào màu của nước cẩm tím bạn làm đậm hay nhạt sẽ làm màu hồng đậm hay nhạt nhé :-)
  5. Màu đỏ: lá cẩm đỏ. Lá cẩm đỏ có hình thuôn dài hơn một chút so với cẩm tím và hoa nở khác nhau nên dù trồng chung một bụi ở vườn nhà mình thường không bao giờ bị lẫn. Cách làm tương tự lá cẩm tím, nếu muốn lên màu đỏ đậm thì nên dùng nhiều lá ít nước. (Ảnh: ứng dunng cẩm đỏ làm miến trộn)
  6. Màu cam: màu cam sẽ giống màu xôi gấc nhưng không bị vẩn gấc lẫn trong xôi. Nhà mình thường làm nhiều chai nước màu và để tủ đá dùng dần mỗi lần nấu xôi. Màu cam cách làm không khác màu đỏ, nhưng khi đun thì lấy ít lá nhiều nước hơn chút là được.
  7. Màu đen: dùng tro của rơm nếp trộn với gạo

Màu vàng: dùng nghệ hoặc hoa dành dành (hơi khó kiếm nên mình thường dùng nghệ). Ở trên Hà Giang theo mình được biết là người ta có 1 cây gọi là cẩm vàng (có thể đây là tên không chính thức 1 số người gọi thôi) - mình cũng chưa có điều kiện kiếm được cây đó nên không biết hoa dành dành/ hoa nương/ cẩm vàng là 1 hay là nhiều loại cây khác nhau. (Ảnh: ứng dụng màu với cháo)

1. Màu xanh: ép lá dứa, giữ lại 1/3 chỗ nước ép,2 phần còn lại đem hoà chút nước ngâm nếp qua đêm. Tuy nhiên khi hấp thì màu xanh này thường nhạt đi chứ không xanh mát. Bí quyết để xôi có màu xanh đẹp như sau:

Sau khi xôi hấp, cho từ từ 1/3 phần nước cốt ban đầu vào, đeo gang tay đảo cho đều màu xanh và hấp thêm 2 – 3 phút nữa.

Tuy nhiên nước ép lá dứa đậm thì ăn hay bị nặng mùi, nên cho thêm chút đường + dầu ăn vào xôi vừa hấp xong để tạo vị ngọt nhẹ và mềm dẻo, hạt xôi bóng bẩy đẹp mắt.

2. Màu vàng: hoà chút bột nghệ với nước và cũng ngâm gạo qua đêm. Nếu không thích mùi nồng của nghệ, có thể ngâm 1 tiếng thấy gạo chuyển màu vàng thì đổ hết nước ngâm đi, cho lại nước lọc mới vào. Có thể làm lại 1 - 2 lần để giảm hẳn mùi nghệ, xôi sẽ có màu vàng tươi đẹp mắt. Sau đó, trộn với chút muối rồi hấp.

Làm thế nào để xôi có màu xanh năm 2024

3. Màu hồng: thanh long, có thể dùng lá cẩm thay vì thanh long. Thanh long dằm nát qua dây lọc lấy nước cốt (cũng giữ lại 1 phần nước ép thanh long). Hoà hước ép thanh long cũng ngâm nếp qua đêm như trên.

Sáng hôm sau mới hấp. Tuy nhiên thanh long hấp thường chuyển cam. Cũng như lá dứa, giữ lại 1 phần nước cốt thanh long, xôi chín nhanh tay đảo đều để xôi nhuộm màu hồng, nhớ đeo gang tay đảo nhanh. Sau đó rắc chút đường, trộn chút dầu ăn cho xôi bóng đẹp.

4. Màu đỏ : thịt gấc cho thêm chút rượu vào trộn đều để lên màu đẹp hơn. Nếp trắng ngâm qua đêm, đổ ra rá cho ráo nước, rồi cho vào trộn đều với gấc và đem hấp. Hấp xong thêm chút đường tạo vị và chút dầu ăn cho xôi bóng đẹp.

Làm thế nào để xôi có màu xanh năm 2024

Xôi ngũ sắc hấp xong bày ra xửng cho đẹp

5. Màu trắng cốt dừa, gạo nếp ngâm qua đêm, trộn với chút muối rồi hấp chín. Thêm chút đường tạo vị ngọt nhẹ cho xôi dễ ăn. Rưới 2-3 thìa cốt dừa vào xôi đảo đều,đậy xửng hấp thêm 5 phút nữa là xong.

Xôi sau khi hấp xong dàn đều cho nguội, xôi thường hấp 30 – 45 phút vì ngâm qua đêm gạo đã ngậm đủ nước nên tầm đó là xôi mềm dẻo rồi. Nếu có nồi hấp to bạn chỉ cần chia đều nếp, ngăn cách các lớp màu bằng giấy nến/lá chuối/lá dong... hấp 1 mẻ cho nhanh.

Làm sao để nấu xôi lá dứa có màu xanh?

Vo nếp khoảng 2 lần nước sau khi chà xát nếp. Sau đó, cho phần nước lá dứa đã xay khi nãy cùng với nước cốt dừa dão (hay còn gọi là nước cốt dừa loãng), bỏ vào chút muối rồi trộn đều vào ngâm từ 8-10 tiếng để được màu cốm xanh, đẹp nhất.

Màu vàng của xôi làm bằng gì?

Món Xôi ngũ sắc gồm 5 màu: Màu trắng: Màu truyền thống của hạt gạo. Màu tím: Màu của lá cẩm tím. Màu vàng: Màu của hoa bó phón.

Xôi màu hồng nhạt làm từ gì?

Màu hồng: nước đun từ lá cẩm tím thêm vài giọt chanh (không nên thêm nhiều sẽ ảnh hưởng đến vị xôi). Tuỳ vào màu của nước cẩm tím bạn làm đậm hay nhạt sẽ làm màu hồng đậm hay nhạt nhé :-) Màu cam: màu cam sẽ giống màu xôi gấc nhưng không bị vẩn gấc lẫn trong xôi.

Xôi có những màu gì?

Điểm đặc biệt của món xôi này là màu sắc độc đáo. Những hạt xôi thơm dẻo được đồ bằng gạo nếp cái hoa vàng nổi tiếng. Màu xôi đẹp tự nhiên và hấp dẫn, 5 màu chính của xôi là trắng, đỏ, xanh, tím, vàng. Trắng là màu nguyên của gạo, các màu còn lại được tạo nên bằng cách ngâm gạo với nước của các loại lá và củ cây rừng.