Lấp dàn ý về một trò chơi tuổi thơ

Dàn bài số 1

Mở bài:

Giới thiếu được món quà đó là gì và tình cảm chung với nó (gắn bó, yêu thích, mang nhiều kỉ niệm…)

Thân bài:

Khái quát hoàn cảnh có được món quà

Hoàn cảnh của bản thân lúc ấy để thấy được món quà có ý nghĩ như thế nào với em.

Hoàn cảnh nhận được món quà (dịp sinh nhật, đầu năm học hay môt ngày bất ngờ vì lời hứa…)

Ai tặng quà, món quà gì

Tâm trạng của em khi nhận được món quà

Biểu cảm về hình dáng, đặc điểm, tính chất, công dụng của món quà

Biểu cảm theo trình từ từ bao quát đến cụ thể: hình dáng, màu sắc, đường nét, kiểu dáng, chất liệu, giá thành (chú ý: lựa chọn những nét tiêu biểu kèm theo cảm nghĩ của bản thân.

+ Ví dụ biểu cảm chiếc cặp: Chiếc cặp chỉ làm bằng một loại vải bình thường nhưng với em nó là chiếc cặp quý nhất trước giờ…

+ Biểu cảm về con gấu bông: Ôi, cái màu xanh dương trên lớp lông mềm mại của chú gấu mà em cứ ngỡ được ôm cả những đám mây xanh trên trời vào lòng…

Chọn đặc điểm nổi bật của món quà đó để phân biệt những món quà khác, ví dụ: Chiếc cặp được mẹ tỉ mỉ thêu tên của em bằng chỉ màu đỏ trên nền xanh…

Công dụng của món quà đó với em

+ Chiếc cặp: em luôn mang theo bên mình để gánh giùm em những chồng sách nặng, mang theo cho em những chai nước, hộp sữa, món đồ chơi…nhắc nhở em đi học đúng giờ.

+ Gấu bông: là người bạn bên cạnh em để em tâm sự, là chiếc gối mềm em ôm vào lòng…

Biểu cảm về một kỉ niệm về món quà khiến em nhận ra giá trị tinh thần của món quà đó gắn với kỉ niệm tuổi thơ

Ví dụ: một lần chiếc cặp bị xém cháy vì em bất cẩn hay bị rớt xuống sông do em nghịch ngợm…

Người tặng món quà đó giờ ra sao

Món quà đó em gìn giữ thế nào.

Kết bài: Khẳng định lại tình cảm em dành cho món quà và người đã tặng quà cho em. Ý nghĩa lớn từ món quà đã mang đến cho em. Mong ước bà hứa hẹn.

Dàn bài số 2

Mở bài:

Lúc còn nhỏ, khi tôi khoảng 4 tuổi, tôi có 1 món quà do mẹ để tiền mua cho tôi. Đó chính là 1 con lật đật , tuy nó không đắt tiền nhưng tôi rất yêu quý. Tôi xem con lật đật ấy như 1 báu vật thời tuổi thơ của tôi.

Thân bài:

– Đây là món quà ý nghĩa nhất với tôi từ trước đến giờ và đó cũng là món quà đầu tiên mà mẹ tặng cho. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ món quà này. Lật đật làm bằng nhựa, với nhiều màu sắc sặc sở. Hình thù con lật đật thật ngộ nghĩnh, béo tròn báo trục, nhìn giống như 1 khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa trong đoàn múa lân. Cái đầu nhỏ tròn, gắn liền với cái thân hình chẳng cố định và nó cũng chẳng có tay chân gì cả.

– Tôi yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tình cảm của mẹ dành cho tôi. Nó thật rất dể thương, lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi sờ vào nó, nó lại lắc lư và nở nụ cười thật tươi. Đã có lúc tôi ngắm nghía món quà này mà lòng tự hào vì có món quà là sự chắt chịu, dành dụm của mẹ. Nhìn nó tôi lại nghĩ đó là tình cảm và cũng là sự quan tâm mẹ đã dành cho mình. Quả thật tôi tự hào về mẹ. Mẹ đã cho tôi vóc hình, mẹ cho tôi cái ăn, cái mặt. Mẹ còn cho tôi cả 1 thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng.

– Tôi thật sự cảm ơn mẹ vì món quà quí giá này. Không chỉ nó là một món đồ chơi mà còn là 1 món quà có ý nghĩa rất lớn. Vì con lật đật chẳng bao giờ bị ngã, dù đặt nó nằm xuống ở tư thế nào thì nó vẫn đứng lên nhanh chóng vì thế nó có tên là "con lật đật". Những lúc ngã và khóc mẹ đã đưa con lật đật ra cho tôi và nói rằng:" con nhìn xem! Lật đật ngã mà đã khóc đâu. Nó lại đứng chựng lên rồi này". Thế là tôi nính khóc. Trong suốt năm tháng tôi cắo sách tới trường , món quà này đã trở thành người bạn thân thích của tôi. Mỗi khi buồn hay vui tôi đều chia sẽ cùng nó.

– Nhìn thấy nó tôi tháy như được mẹ ở bên, dang nhắc nhở , động viên tôi : " hãy cố gắng lên con, đừng nãn lòng , nếu vấp ngã thì hãy đứng lên. Hãy nôi gương theo con lật đật, nó chẳng bao giờ khóc khi ngã cả. Mẹ và lật đật sẽ mãi ở bên con".

Kết bài

Bây giờ tôi mới hiểu hết ý nghĩa của món quà mẹ tặng. Thế nên tôi rất quyết tâm, vượt qua những khó khăn để biến mong ước của mẹ thành hiện thực.

Dàn bài số 3

1. Mở bài: giới thiệu vài nét về con gấu bông của em.

Em có nhiều món đồ chơi nhưng gấu bông vẫn là người bạn thân của em, nhờ có nó mà em ngủ ngon hơn. Chú gấu bông là món quà em được tặng từ chính người mẹ thân yêu.

2. Thân bài:

a. Tả vài nét con gấu bông

– Con gấu bông cao 1m

– Thân hình nó to em ôm không xuể

– Gấu bông có 2 màu trắng vàng.

– Bên ngoài gấu bông rất mềm.

b. Tả chi tiết

+ Tả hình dáng

– Cái đầu con gấu bông tròn.

– Tay và chân của con gấu bông tròn nhưng lại ngắn

– Bên dưới mặc quần màu xanh dương

– Nó có đôi mắt nhỏ xíu, tròn xoe.

+ Tả hoạt động

– Bởi vì là gấu bông nên không thể di chuyển trừ khi được em ôm.

– Gấu bông thường được em đặt kế bên giường ngủ.

– Em hay ôm nó khi ngủ.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về con gấu bông, món đồ chơi em thích.

– Em rất quý con gấu bông này.

– Em sẽ giữ gìn và trân trọng nó như người bạn thân.

Dàn bài số 4

MB

Tuổi thơ là những ngày tháng rong chơi không lo nghĩ, là những nụ cười trong trẻo ngày nắng, những âm thanh vui vẻ lắng đọng ngày mưa. Tuổi thơ của tôi gói gọn trong một kỉ vật đến giờ vẫn được cất giữ trên vị trí đẹp nhất của tủ kính nơi phòng khách: con gấu bông.

TB

– Con gấu bông này tôi được mẹ tặng vào dịp sinh nhật 6 tuổi, khi mà ngày khai trường vào lớp 1 đã cận kề. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác hạnh phúc đến vỡ òa khi bóc từng lớp giấy bọc quà, nhìn thấy chiếc tai gấu lấp ló phía trong bộp bìa carton. Cảm giác nghẹn ngào, xúc động đến mức tôi nhảy cẫng lên hò reo khiến cả nhà nhìn tôi thích thú trêu chọc. Tôi đã thích gấu bông từ rất lâu rồi, khi sang nhà chị họ chơi và thấy chị có một chú gấu Teddy để trên bàn học, tuy nhiên tôi biết gia đình mình không quá khá giả, mẹ và bố phải làm việc vất vả để kiếm tiền trang trải học phí và những lần ốm đau của tôi. Do đó, tôi không hề năn nỉ hay xin bố mẹ mua bất cứ món quà nào cả. Tuy nhiên, có lẽ vì nhìn thấy sự thích thú của tôi với chú gấu bông kia và muốn động viên tôi học tốt nên mẹ đã mua tặng tôi vào ngày sinh nhật món quà tuyệt vời đến vậy.

– Cảm nghĩ về món đồ chơi tuổi thơTôi rất thích chú gấu mẹ tặng và đặt tên nó là Nhỏ, vì em cũng nhỏ xinh thôi, không quá to, vừa đủ để tôi ôm đi ngủ. Từ khi có chú gấu Nhỏ, tôi luôn mang theo em khi sang nhà hàng xóm chơi trò gia đình, em sẽ là em bé, tôi chăm em, cho em ăn, dỗ dành em khi ngủ… Tôi may áo cho em mặc, làm mọi thứ từ những tờ giấy lịch hay bất kể thứ gì tôi nghĩ ra để em có "một cuộc sống sung túc nhất".

– Nhỏ toàn thân có màu nâu xám, đôi mắt đen láy như hai hạt nhãn và chiếc mũi xinh xinh hình tam giác. Tôi luôn cố gắng giữ gìn em, tuy nhiên có một ngày tôi ôm em sang nhà hàng xóm chơi như thường lệ, thì tôi làm em rách bục chỉ ở tay vì bị mắc vào đinh ở trên tường. Tôi lúc đó rất sợ, sợ vì mẹ sẽ trách mắng, lại buồn, buồn vì đây là món quà mẹ tặng, tôi không muốn em bị hỏng chút nào.

– Tôi và một chị hàng xóm đã lấy kim chỉ và khâu lại nhưng vẫn bị lòi bông ra ngoài. Tôi càng trở nên lo lắng. Khi mẹ biết chuyện, mẹ đã khâu lại giúp tôi, cười và nói: mẹ rất tự hào khi tôi biết tự khâu lại vì lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng cũng lưu ý tôi không nên quá lo lắng về những chuyện vô tình xảy ra, cứ thoải mái đón nhận và chuyện gì cũng có cách giải quyết. Khi ấy, tôi vẫn chưa hiểu rõ lời mẹ nói, nhưng giờ đây nhớ lại, tôi đã có thể hiểu phần nào. Tôi đã không còn luống cuống khi gặp phải tình huống bất ngờ nữa. Thay vào đó, tôi bình tĩnh hơn và suy nghĩ tìm cách giải quyết, nếu việc nào khó quá, tôi sẽ đi tìm người nào đó có thể giúp mình.

KB

Đó là bài học đầu tiên mẹ dạy tôi – một đứa trẻ nhỏ luôn lo lắng, luôn sợ hãi. Giờ đây, khi tôi đã lớn hơn, em gấu Nhỏ được mẹ cất trên ngăn tủ ở phòng khách, thỉnh thoảng được mẹ mang đi giặt cho đỡ bụi bặm. Mỗi khi nhìn thấy em gấu, tôi luôn tự nhủ với bản thân phải cố gắng, không được làm mẹ phiền lòng, phải mạnh mẽ và luôn bình tĩnh, lạc quan.

Dàn bài số 5

1. Mở bài: Giới thiệu đồ chơi mà mình thích nhất. Đó là thứ đồ chơi gì? (Chú thỏ nhồi bông Melody). Có trong trường hợp nào? (Quà tặng sinh nhật lần thứ chín). Ai tặng hay mua? (bạn của bố mẹ tặng)

2. Thân bài:

– Tả bao quát con thú nhồi bông Melody: To bằng chừng nào, nặng nhẹ ra sao? Hình thù có gì ngộ nghĩnh? Ăn mặc như thế nào?

– Tả từng bộ phận:

+ Cái đầu có đặc điểm gì? To hay nhỏ?

+ Cái mặt trông giống gì?

+ Mắt, mũi, miệng cụ thể ra sao?

+ Hai cái tai của thỏ có gì đặc biệt?

+ Cái thân (dài hay ngắn, to hay nhỏ có thể so sánh với con vật gì?

+ Hai chân của nó (co lại hay duỗi ra….)

+ Tư thế ngồi có vững không?

– Hoạt động của con thú (Hàng ngày em để nó ở đâu, nó nằm hay ngồi? Em có đắp chăn (mền) cho nó không? Buổi tối Melody nằm với ai?….)

– Tác dụng của thỏ:

+ Là món đồ chơi dễ thương nhất

+ Là món quà kỉ niệm

+ Trang trí góc học tập và chiếc giường xinh xắn

3. Kết bài:

– Nêu tình cảm của em với Melody.

– Giữ gìn cẩn thận, chơi xong cất gọn một chỗ.