Lấy xe bị giam ở đâu

Chủ phương tiện được lấy xe đang bị tạm giữ do tai nạn giao thông khi nào? Thời gian hoàn trả giấy tờ xe bị tạm giữ do vi phạm giao thông.

Tóm tắt câu hỏi:

Câu hỏi: tôi đi ô tô bên phần đường của mình, người đi xe gắn máy có say rượu chạy buông tay và đâm vào xe tôi, người đi xe máy bị thương ở chân phải cấp cứu đi bệnh viện phẫu thuật. Cảnh sát giao thông giữ xe tôi. Cho hỏi khi nào tôi mới được phép lấy xe và giấy phép lái xe ra. Khi nào mới giải quyết vụ việc. Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Luật Nhân Hòa. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;

– Bộ luật tố tụng hình sự 2003

2. Giải quyết vấn đề:

Theo thông tin bạn trình bày thì hiện tại xe của bạn và giấy phép lái xe của bạn đang bị cảnh sát giao thông tạm giữ. Do người đi xe gắn máy có say rượu chạy buông tay và đâm vào xe bạn dẫn đến người đi xe máy bị thương ở chân phải cấp cứu đi bệnh viện. Theo khoản 1, Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

+ Một, để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;

+ Hai, để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

+ Ba, để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

Như vậy, trong trường hợp có tai nạn giao thông xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết. Và thời hạn tạm giữ phương tiện được quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:

"Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này."

Theo đó, kể từ thời điểm bạn bị tạm giữ phương tiện và giấy tờ thì thời hạn tạm giữ phương tiện và giấy tờ là 7 ngày, trong trường hợp cần xác minh do  vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền có thể báo cáo thủ trưởng trực tiếp để xin gia hạn tạm giữ, việc gia hạn phải bằng văn bản và thời hạn không quá 30 ngày. Trong trường hợp này, thời hạn giữ xe của bạn đã quá thời hạn theo quy định, bạn có thể làm đơn gửi khiếu nại lên cơ quan công an đang giải quyết hồ sơ vụ việc để yêu cầu xem xét, giải quyết việc trả lại xe cho mình theo luật định.

Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền. Cơ quan công an xác định hành vi này của bạn có dấu hiệu của vụ án hình sự thì xe của bạn gây tai nạn được coi là tang vật, phương tiện phạm tội nên được xử lý theo Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về xử lý vật chứng như sau:

"1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

2. Vật chứng được xử lý như sau:

a] Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;…

3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án…".

Như vậy, thời gian giữ phương tiện gây tai nạn phụ thuộc vào quá trình giải quyết vụ án. Nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án, cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lại phương tiện cho bạn. Trong trường của bạn thì nếu nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là lỗi của phía người đi xe máy mà bạn không có hành vi vi phạm thì bạn có thể làm đơn đến phía cơ qian công an để xin nhận lại phương tiện và giấy tờ.

Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.

Công ty Luật Nhân Hòa

Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Email:

Hotline: 0915. 27.05.27                                            

Trân trọng!

Hướng dẫn thủ tục lấy lại xe bị tạm giam

>>> 25 trường hợp vi phạm bị giam xe máy từ ngày 01/8/2016

Khi tham gia giao thông, nếu lỡ vi phạm và bị tạm giam phương tiện, nhiều người không biết phải làm như thế nào để có thể lấy lại xe bị tạm giam [tạm giữ]  này. Vì thế, sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn thủ tục lấy xe bị tạm giam:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

- Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân.

- Quyết định xử phạt, biên bản nộp phạt

- Giấy tờ có liên quan đến xe [Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe…] [nếu có]

Lưu ý: Nếu bạn không đích thân đến nộp phạt thì bạn có thể ủy quyền cho người khác và trường hợp ủy quyền bạn phải lập văn bản ủy quyền có xác nhận của UBND cấp xã – nơi bạn đang tạm trú hoặc thường trú.

Bước 2: Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên, bạn mang đến Kho bạc Nhà nước [nơi được chỉ định trong Quyết định xử phạt] để nộp phạt và các chi phí lưu kho, bến bãi và bảo quản tang vật.

Bước 3: Khi đã nộp tiền phạt và các chi phí liên quan, bạn đến nộp tại Phòng CSGT đường bộ, sau đó, bạn sẽ được lập biên bản trả lại phương tiện bị giam giữ và lấy lại xe.

Căn cứ pháp lý: Thông tư 47/2014/TT-BCA

Quy trình nhận lại xe khi bị tạm giữ tại cơ quan có thẩm quyền

Thủ tục nhận xe khi bị tạm giữ gồm những bước nào? Người vi phạm khi đến nhận xe phải mang theo những giấy tờ gì, nộp những loại phí nào?

Tạm giữ phương tiện là một trong những hình thức xử phạt đối với người điều khiển khi vi phạm quy định tham gia giao thông. Biện pháp này không áp dụng đối với tất cả các lỗi vi phạm, mà chỉ áp dụng đối với các lỗi vi phạm giao thông được quy định tại điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Nhận xe bị tạm giữ

Thủ tục nhận xe khi bị tạm giữ được quy định tại điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA:

Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện tiến hành các thủ tục sau:

  • Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận.

Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.

  • Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích [nếu có], tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.
  • Lập biên bản trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ”.

=> Người đến nhận xe phải có CMND/CCCD, quyết định trả lại phương tiện bị tạm giữ, người đến nhận thay phải có văn bản ủy quyền của người vi phạm.

Lưu ý: Để có thể nhận được quyết định trả lại phương tiện đang bị tạm giữ, bạn cần thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trước.

2. Chi phí phải trả khi bị tạm giữ phương tiện

Để được nhận phương tiện, trước tiên bạn phải nộp phạt vi phạm giao thông.

Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý thế nào?

Bên cạnh tiền phạt, bạn phải trả phí bảo quản phương tiện, phí này sẽ được quy định cụ thể tùy từng địa phương.

Để biết mức phí bảo quản phương tiện, mời các bạn đọc bài: Mức phí trông giữ xe vi phạm giao thông 2021

3. Thời hạn tạm giữ phương tiện

Theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi 2020, thời hạn tạm giữ phương tiện được quy định như sau:

Thời hạnĐiều kiện
07 ngày làm việc
10 ngày làm việcVụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt
Không quá 01 thángĐối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan
Không quá 02 thángĐối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp

Để biết các quy định khác về tạm giữ phương tiện, nộp tiền bảo lãnh để được tự quản lý phương tiện, mời các bạn tham khảo bài viết: Công an được phép giữ xe bao lâu?

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp các quy định pháp luật liên quan Thủ tục nhận xe khi bị tạm giữ. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Cập nhật: 16/03/2021 Sưu Tầm

Video liên quan

Chủ Đề