Liên minh châu âu tiếng anh là gì năm 2024

Liên minh châu Âu là một tổ chức quốc tế chính trị và kinh tế, được thành lập bởi một số quốc gia châu Âu với mục tiêu tạo ra một liên minh kinh tế và chính trị mạnh mẽ.

Hiện nay, Liên minh châu Âu bao gồm 27 quốc gia thành viên bao gồm:

1. Cộng hoà Pháp.

2. Cộng hoà Liên bang Đức.

3. Cộng hoà I-ta-li-a.

4. Vương quốc Bỉ.

5. Cộng hoà Hà Lan.

6. Đại Công quốc Lúc-xăm-bua.

7. Cộng hoà Ai-len.

8. Vương quốc Đan Mạch.

9. Cộng hoà Hy Lạp.

10. Vương quốc Tây Ban Nha, không bao gồm vùng lãnh thổ Xớt-ta và Mê-li-la.

11. Cộng hoà Bồ Đào Nha.

12. Cộng hoà Áo.

13. Vương quốc Thuỵ Điển.

14. Cộng hoà Phần Lan.

15. Cộng hoà Séc.

16. Cộng hoà Hung-ga-ri.

17. Cộng hoà Ba Lan.

18. Cộng hoà Xlô-va-ki-a.

19. Cộng hoà Xlô-ven-ni-a.

20. Cộng hoà Lít-va.

21. Cộng hoà Lát-vi-a.

22. Cộng hoà E-xtô-ni-a.

23. Cộng hoà Man-ta.

24. Cộng hoà Síp.

25. Cộng hoà Bun-ga-ri.

26. Cộng hoà Ru-ma-ni.

27. Cộng hoà Crô-a-ti-a.

Liên minh châu âu tiếng anh là gì năm 2024

Liên minh Châu Âu (EU) có bao nhiêu thành viên 2023? Gồm những nước nào? (Hình từ Internet)

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu nhằm mục đích gì?

Căn cứ Chương 1 Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) quy định mục tiêu của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu:

MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH NGHĨA CHUNG
ĐIỀU 1.1
Thiết lập một khu vực thương mại tự do
Các Bên sau đây thiết lập một khu vực thương mại tự do, phù hợp với Điều XXIV của Hiệp định GATT 1994 và Điều V của Hiệp định GATS.
ĐIỀU 1.2
Mục tiêu
Các mục tiêu của Hiệp định này là tự do hóa và tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa các Bên phù hợp với các quy định của Hiệp định này.
ĐIỀU 1.3
Hiệp định Đối tác và Hợp tác
Vì mục đích của Hiệp định này, “Hiệp định Đối tác và Hợp tác” nghĩa là Hiệp định khung về Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa một bên là Liên minh Châu Âu và các quốc gia thành viên, và bên kia là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ký tại Búc-xen ngày 27 tháng 6 năm 2012.
...

Như vậy, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu nhằm tự do hóa và tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa các Bên phù hợp với các quy định của Hiệp định.

Áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định EVFTA phải đáp ứng các điều kiện nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 116/2022/NĐ-CP quy định điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam:

Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam
1. Ký hiệu “*”: Hàng hóa nhập khẩu không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Hiệp định EVFTA.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan gồm một số mặt hàng thuộc các nhóm hàng 04.07; 17.01; 24.01; 25.01, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong hạn ngạch là mức thuế suất quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; danh mục và lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương và mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch áp dụng theo quy định tại Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan của Chính phủ tại thời điểm nhập khẩu.
3. Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định EVFTA
Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định EVFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Được nhập khẩu vào Việt Nam từ:
- Lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
- Công quốc An-đô-ra; Cộng hòa San Ma-ri-nô; và
- Vùng lãnh thổ Xớt-ta và Mê-li-la.
c) Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định EVFTA.

Như vậy, để áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định EVFTA phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt;

- Được nhập khẩu vào Việt Nam từ:

+ Lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu

+ Công quốc An-đô-ra;

+ Cộng hòa San Ma-ri-nô;

+ Vùng lãnh thổ Xớt-ta và Mê-li-la.

- Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định EVFTA.

EC và EU khác nhau như thế nào?

Liên minh châu Âu (the European Union, gọi tắt là EU) được đổi tên có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1993 sau khi các nước EC ( Cộng đồng Châu Âu gồm 6 thành viên sáng lập là: Bỉ, Pháp, Ý, Luxembourg, Hà Lan và Tây Đức ) đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích vào Tháng 12 – 1991, hiện bao gồm 28 nước thành viên: Pháp, ...

EU nghĩa là gì?

EU là viết tắt của "European Union" trong tiếng Anh, còn được gọi là "Liên minh châu Âu". Liên minh châu Âu là một tổ chức quốc tế chính trị và kinh tế, được thành lập bởi một số quốc gia châu Âu với mục tiêu tạo ra một liên minh kinh tế và chính trị mạnh mẽ.

Liên minh châu Phi viết tắt tiếng Anh là gì?

Liên minh châu Phi (tiếng Anh: African Union, viết tắt là AU hoặc tiếng Pháp: Union africaine, viết tắt là UA) là một tổ chức liên chính phủ bao gồm 55 quốc gia châu Phi, có trụ sở tại Addis Ababa, Ethiopia.

Khối châu Âu tiếng Anh là gì?

Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union; viết tắt EU), còn được gọi là Liên Âu (tiền thân là Cộng đồng Kinh tế châu Âu), là một thực thể chính trị, kinh tế và quân sự bao gồm 27 quốc gia thành viên tại châu Âu.