Lỡ ăn thịt lợn sống có sao không

Lỡ ăn thịt lợn sống có sao không

Người dân Bắc Ninh ùn ùn đưa con em lên Hà Nội xét nghiệm bệnh sán lợn - Ảnh: TTXVN

Trước sự việc hàng chục trẻ em ở Thuận Thành, Bắc Ninh dương tính với bệnh sán lợn, gây hoang mang, lo lắng, Cục Y tế dự phòng cho biết bệnh sán dây, ấu trùng sán dây lợn hay còn gọi là bệnh sán dải, sán dải heo phân bố ở nhiều nơi trên thế giới, việc mắc bệnh liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín.

Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền, tỉnh thành. Theo số liệu được báo cáo qua các nghiên cứu, qua các cơ sở điều trị, đến nay có ít nhất 55 tỉnh, thành có ca bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn.

Đối với người, tùy thuộc ăn hay nuốt phải trứng, hay nang ấu trùng có thể mắc các thể bệnh như sau:

Bệnh ấu trùng sán lợn: Người ăn phải trứng sán dây lợn nhiễm trong thức ăn, sau khi ăn hay nuốt phải trứng sán, trứng vào dạ dày, nở ra ấu trùng, đến ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt…, trường hợp này là nhiễm từ môi trường bên ngoài cơ thể nên có thể thấy ít ấu trùng ở các mô.

Trong trường hợp người bệnh có sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng, có thể đốt sán bị trào ngược lên dạ dày do phản ứng của nhu động ruột, như vậy sẽ tương tự như ăn phải đốt sán mới, do đó số lượng ấu trùng sẽ rất lớn. Ấu trùng sán theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau.

Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước 1 - 2cm hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết; nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội; nếu nang sán nằm trong mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.

Bệnh sán trưởng thành ở ruột: Người bệnh ăn phải thịt lợn sống hay chưa chín có chứa các nang sán (lợn gạo), khi đến dạ dày ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi phát triển thành sán dây trưởng thành.

Sán dây trưởng thành phát triển dần bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ cổ, tạo ra hàng ngàn đốt sán mới, mỗi đốt có khoảng 50.000 trứng, kéo dài chiều dài của sán trưởng thành lên tới 2-12m, chúng ký sinh trong ruột non nhiều năm.

Bệnh sán dây trưởng thành thường không biểu hiện triệu chứng rõ rệt như gây triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ. Triệu chứng chủ yếu là người bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt, có những đốt sán tự rụng theo phân ra ngoài, đốt sán là những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như xơ mít, đầu sán phẳng, một số trường hợp phát hiện thấy có trứng sán trong phân.

Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:

- Không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).

- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông.

- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.

- Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn (heo).

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Khi cơ thể con người ăn thực phẩm từ thịt heo chưa được chế biến kỹ , ăn các món ăn tái sống sẽ có nguy cơ nhiễm các loại ký sinh trùng cao. Dưới đây có thể tham khảo 1 số bệnh từ việc ăn thịt sống .

1. Bệnh giun xoắn

Khi ăn thịt heo tái sống là nguyên nhân gây ra bệnh giun xoắn ở người. Thịt heo có nhiễm Trichinella spiralis gây giun xoắn. Loại ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể, ruột, cơ, các cơ quan khác của người gây ra triệu chứng buồn nôn, đau bụng, viêm cơ bắp.... Không nấu chín thịt heo là cách đơn giản và dễ dàng nhất để bệnh giun xoắn xâm nhập và phát triển trong cơ thể người.

2. Bệnh nhiễm vi khuẩn Yersinia ở ruột

Đây là một loại bệnh nhiễm trùng vi khuẩn khác ở người ăn thịt heo tái sống. Vi khuẩn này được gọi là nhiễm trùng cầu khuẩn, do ăn thịt heo tái sống. Bệnh này không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi, nhưng nếu không đảm bảo ăn thịt lợn được nấu chín thì nguy cơ nhiễm khuẩn Yersinia ở đường ruột là rất cao.

3. Bệnh do nhiễm liên cầu lợn

Nguyên nhân trực tiếp là do cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) khi chúng ta tiếp xúc với lợn bị bệnh hoặc các loại thịt lợn bệnh không được chế biến, nấu chín. Người nhiễm liên cầu lợn sẽ có các biểu hiện lâm sàng chính như viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và khớp. Thậm chí tình trạng nặng có thể dẫn đến tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết.

4. Bệnh sán dây lợn

Điều kiện vệ sinh, thói quen ăn uống như ăn thịt tái, nem chua, tiết canh lợn là nguyên nhân gây bệnh sán dây lợn ở người. Sán dây lợn lây nhiễm qua đường tiêu hóa vào người, do ăn phải ấu trùng sán, vì thịt lợn chưa được nấu chín. Ấu trùng này phát triển thành ký sinh trùng trưởng thành ở ruột non, lây nhiễm do ăn phải trứng sán dây lợn. Nếu không được điều trị, trứng sán phát triển thành nang kén theo đường máu đến ký sinh ở da, hệ cơ vân, mắt, não gây ra các bệnh khá nghiêm trọng cho người.

Sán phổi là loại sán này ký sinh ở phúc mạc, dưới da, tinh hoàn... kéo dài gây ra các biến chứng về thần kinh như co giật, động kinh, nhức và thậm chí là liệt đầu. Sán lá phổi còn gây ra những ổ áp xe, tạo các cơn ho ra máu, tràn dịch phổi nguy hiểm đến sức khỏe. Người ăn thịt lợn tái sống dễ mắc các loại sán này.

Đờm là một loại chất nhầy được tạo ra ở phổi và đường hô hấp nhằm bảo vệ những khu vực này không bị khô, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệ...

Xem: 5147Cập nhật: 05.03.2022

Bệnh đau mắt đỏ xảy ra khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu và kết mạc mi gặp phải tình trạng viêm nhiễm. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi đối...

Xem: 3329Cập nhật: 03.03.2022

Viêm họng hạt là một thể bệnh của Viêm họng mạn tính một bệnh lý đường hô hấp trên rất phổ biến.Bệnh tiến triển nhanh, tỷ lệ tái phát cao khiến người...

Xem: 4252Cập nhật: 01.03.2022

Bộ Y tế hướng dẫn đối tượng sử dụng thuôc molnupiravir cho F0 nhẹ trong vòng 5 ngày tính từ thời điểm có triệu chứng, không khuyến cáo với phụ nữ mang thai,...

Xem: 4237Cập nhật: 27.02.2022

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao. Hiện nay, nhiều người không chỉ ăn để no mà còn phải ngon nữa. Các món ăn tái sống như gỏi cá sống, thịt tái sống, lẩu sống... được nhiều người ưa thích.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích có thể như ngon miệng hơn, hấp dẫn hơn... mà nhiều người không ngờ rằng các món thịt tái sống không hợp vệ sinh có thể mang đến cho con người nhiều mối nguy hiểm, trong đó đáng sợ nhất là lây truyền những bệnh nhiễm trùng, nhiễm các loại ký sinh trùng rất nguy hiểm từ những loại thịt cá, hải sản đã bị nhiễm bệnh mà người sử dụng không thể biết được.

Do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng đã cảnh báo rằng, những người ăn nhiều và thường xuyên thịt tái sống hãy coi chừng những bất ổn cho sức khỏe của mình. Vậy ăn thịt tái sống có thể bị nhiễm loại bệnh gì? Làm sao có thể ăn thịt tái sống mà không bị bệnh?

Lỡ ăn thịt lợn sống có sao không

Ăn thịt tái sống nguy hiểm cho sức khỏe. (Ảnh minh họa).

Các bệnh có thể mắc khi ăn thịt tái sống

  • Giun xoắn: Lây truyền khi ăn tái sống thịt heo hoặc các động vật hoang dã có chứa ấu trùng giun xoắn. Triệu chứng bệnh đa dạng, có thể từ không có triệu chứng đến các biểu hiện như phù mắt, đau đầu, đau cơ, rối loạn tiêu hóa, sốt kéo dài....Nếu bệnh nặng, giun nhiều có thể gây liệt cơ, nếu ảnh hưởng đến hô hấp có thể dẫn đến suy ho hấp và tử vong.
  • Giun đầu gai: Bệnh mắc phải do ăn các động vật mang ấu trùng như cá, tôm, ếch, lươn, rắn...không được nấu chín. Khi vào trong dạ dày con người, ấu trùng giun đầu gai sẽ chui qua vách dạ dày và di chueyern khắp nơi trong cơ thể. Ấu trùng di chuyển đến đâu sẽ tiết dịch gây viêm, hoại tử vùng đó. Người bệnh sẽ có những cơn đau nhói, đau như xé thịt ở các cơ quan tương ứng. Ấu trùng di chuyển đến da tạo thành những cục u sờ thấy nhúc nhích dưới da và thay đổi vị trí nhanh chón, biến mất nhanh, đôi khi sưng phù và đỏ ngứa ở nhiều vùng nên dễ bị chẩn đoán nhầm là dị ứng da. Ấu trùng có thể chui vào mắt, gan, phổi, ổ bụng... gây sưng mắt, đỏ mắt, xuất huyết trong mắt, mù mắt, đau vùng gan, viêm phổi, tràn dịch màng phổi đau bụng, rối loạn tiêu hóa... Nguy hiểm hơn là giun có thể chui vào tủy sống, não gây ói mửa, đau đầu, rối loạn tâm thần, co giật.
  • Sán lá lớn ở gan: Mắc bệnh do ăn thực vật thủy sinh có mang ấu trung. Nếu nhiễm ít sẽ không thấy triệu chứng rõ rệt, nhưng khi nhiễm nặng sẽ gây ra những biểu hiện như đau bụng, vàng da, sốt, lạnh run, đau đầu dữ dội, gan to, đau vùng gan... Nặng hơn, ấu trùng sẽ di chuyển khắp nơi trong cơ thể như tim, phổi, mắt, da,... gây nguy hại cho những cơ quan này.
  • Sán lá nhỏ ở gan: Do ăn cua cá và thực vật thủy sinh sống hoặc nấu chưa chín. Biểu hiện bệnh thường không rõ rằng, thường là đau vùng gan, tiêu chảy, táo bón, ngứa, phù, vàng da, gan to cứng và đau...
  • Sán lá phổi: Nguyên nhân tương tự bệnh sán lá nhỏ ở gan nhưng sán lá phổi ký sinh trong khí quả, phổi gây đau ngực, nặng ngực, ho khạc đờm, đôi khi khạc ra máu bầm, thường bị chẩn đoán nhầm là lao.
  • Sán lá ruột: Người bị nhiễm do ăn cá, thực vật thủy sinh sống hoặc nấu chưa chín. Khi bị bệnh sẽ có các triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, suy nhược cơ thể, phù mặt và quanh mắt.
  • Sán dãi heo: Bệnh phổ biến ở những người ăn phải thịt heo gạo sống hoặc chưa nấu chín. Đôi khi bệnh không có triệu chứng rõ rệt, nhưng thường người bệnh sẽ bị rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn, đôi khi có thể nôn ra đốt sán. Nặng hơn, bệnh nhân sẽ bị yếu cơ, sụt cân, rối loạn thần kinh, thiếu máu...

Lỡ ăn thịt lợn sống có sao không

Người ăn thịt tái sống còn có nguy cơ bị nhiễm trùng, nhiễm độc cấp tính...

Ngoài những bệnh ký sinh trùng, người ăn thịt tái sống còn có nguy cơ bị nhiễm trùng, nhiễm độc cấp tính, thường gặp nhất là thương hàn, dịch tả; bệnh từ chất bảo quả như ung thư, ngộ độc, gây rối loạn thần kinh hoặc gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể.

Nhờ có ăn uống con người mới duy trì sự sống và phát triển được. Tuy nhiên, ăn uống cũng có thể gây hại cho sức khỏe của con người.

Các phòng tránh các bệnh khi ăn thịt tái sống

  • Hạn chế và thận trọng khi sử dụng những thực phẩm tươi sống như: rau sống, lẩu sống, bò tái, tiết canh, cá nướng, thịt nướng chưa chín kỹ.
  • Nên ăn thực phẩm đã nấu chín để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Nếu muốn ăn các món tái phải ngâm thức ăn vào giấm đậm đặc từ 5 tiếng trở lên.
  • Chọn thực phẩm tươi sạch: ăn chín, uống ôi, ngâm kỹ, rửa sạch rau quả ăn sống, ăn ngay khi thức ăn vừa nấu xong; Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín; Đun kỹ thức ăn trước khi dùng lại; Thức ăn sống, chín phải để riêng, không dùng chung dụng cụ chế biến.
  • Rửa tay trước khi chế biến và trước khi ăn
  • Nơi chế biến thức ăn luôn khô sạch, không ăn thức ăn ôi, thiu, hỏng... và chế biến thức ăn bằng nước sạch.

Nhiều người châu Á mang "dấu ấn may mắn" vì tổ tiên hôn phối khác loài

Sinh vật lạ sinh ra từ thảm họa hạt nhân sống khỏe ở… hành tinh khác

Phát hiện rận ăn lưỡi ký sinh trong miệng cá

Cập nhật: 19/08/2020 Theo hanoimoi/vnmedia