Lời ru của người mẹ trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào đối với người con

Bài Làm:

Cách vận dụng lời ru ở mỗi bài thơ:

  • Trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, tác giả Nguyễn Khoa Điềm vừa trò chuyện với em bé bằng giọng điệu giống như lời ru, lại vừa có những lời ru con trực tiếp từ người mẹ. Khúc hát ru của bài thơ này thể hiện tình thương con của người mẹ Tà Ôi gắn liền với tình yêu bộ đôi, yêu làng, yêu đất nước.
  • Trong bài thơ Con cò, tác giả Chế Lan Viên gợi lại điệu hát ru bằng ca dao, qua đó ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của mỗi con người.

Tình mẹ cùng lời ru của mẹ mãi là dòng sữa ngọt nuôi dưỡng, nâng đỡ tâm hồn của mỗi con người. Không có lời ru của mẹ, cuộc đời con thật nghèo nàn, thiệt thòi biết mấy. Lời ru của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn và chắp cánh ước mơ con. Tình mẹ thiêng liêng, bất diệt là hành trang, là sức mạnh sẽ theo bước chân con trên mỗi chặng đường đời.

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

“À… ru hời… ơi hời ru. Mẹ thương con có hay chăng. Thương từ khi thai nghén trong lòng…”. Đó là những âm điệu du dương, ngọt ngào trong những bản trường ca bất tận về tình mẫu tử. Lời ru con là những điệu hát dân gian mang âm hưởng nhẹ nhàng và sâu lắng, là một truyền thống văn hoá thể hiện bản sắc dân tộc. Tùy từng vùng miền khác nhau, mà mỗi lời ru mang một giai điệu, âm hưởng riêng. Mỗi người trong chúng ta dù giàu sang hay nghèo khổ, dù được sinh ra trong bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì đều được tận hưởng lời ru ầu ơ ngọt ngào của bà, của mẹ bên cánh võng chiều đều đặn những nhịp thương.

                                                                     Bài làm

            Lời ru của mẹ có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Thật vậy! Lời ru của mẹ chính là cảm hứng của nhiều nhà thơ, nhà văn để từ đó tạo ra những tác phẩm tuyệt vời. Lời ru còn là thứ bảo vệ người con bằng những nốt thanh ấm áp lòng mẹ. Lời ru cũng là những ca dao tục ngữ vô thức dạy con về đạo làm người. Không những thế, nó còn chắp cánh cho mọi ước mơ của con từ thuở trong nôi. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn rất ít những người mẹ cất lười ru đầy thân thương đó, việc này cũng đã đôi phần làm giảm đi cái ý nghĩa của lời ru nhỏ bé đó. Phải, lời ru nhỏ bé nhưng là con đường lớn cho con tập tễnh bước vào đời.

Câu 4: [Trang 154 - SGK Ngữ văn 9] Qua các khúc ru, em cảm nhận tình cảm của người mẹ đối với con như thế nào? Nhận xét về mối liên hệ giữa lời ru trực tiếp của người mẹ với hoàn cảnh công việc mà mẹ đang làm ở từng đoạn thơ, về sự phát triển của tình cảm và ước vọng của người mẹ qua ba khúc ru.


  •  Qua khúc hát ru, ta có thể cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến mẹ dành cho con, những tâm sự của mẹ gửi gắm qua lời ru. Người mẹ luôn hi vọng vào tương lai tốt đẹp của người con, mong cho con trưởng thành, mạnh mẽ, có sức mạnh để có thể tiếp tục sự nghiệp to lớn của đất nước, trở thành những người công dân có ích. Tình yêu của người mẹ luôn được đặt trong những công việc lao động sản xuất, những hoạt động cách mạng, phục vụ cho cách mạng, khiến cho bài thơ trở nên xúc động, vượt qua cả tình mẫu tử mà còn thấm đượm ý thức, tinh thần dân tộc.
  • Lời ru với hoàn cảnh công việc của mẹ: bài thơ có ba khúc và mỗi khúc ru đều gắn liền với hoàn cảnh cụ thể, và việc làm cụ thể mà đang làm, đồng thời trong mỗi hoàn cảnh như thế ước mơ của mẹ, của em cu Tai cũng mỗi khác, theo sự trưởng thành khôn lớn của con và niềm khát khao cho con được tự do.
    • Lời ru lúc mẹ giã gạo: “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần” và mong ước sau này lớn lên sẽ “vung chày lún sân”.
    • Lời ru lúc mẹ trỉa bắp trên nương: “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều” và mong ước sau này có thể phát nương cho mẹ “rộng gấp mười Ka-lưi”.
    • Lời ru của mẹ lúc chiến đấu, “chuyển rừng đạp lán”. Em cu Tai cũng vào Trường Sơn theo mẹ, “Em mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ” và điều đó cũng đồng nghĩa “Con được làm người tự do”.
  • Qua từng lời ru, có thể thấy mong ước của người mẹ tuy giản dị nhưng là khát khao cháy bỏng về đứa con của mình: mong con được trưởng thành khỏe mạnh và được là người dân của đất nước độc lập, tự do.

Dàn ýTrình bày suy nghĩ về lời ru của mẹ - Mẫu số 1

1. Mở bài:

Tuổi thơ, chắc hẳn ai đó cũng từng ít nhất một lần được đắm mình trong lời ru ngọt ngào trước khi chìm vào giấc ngủ. Tuổi thơ của tôi có lẽ may mắn hơn rất nhiều người. Nó cứ êm ả trôi qua trong tình yêu thương vô bờ của ông bà, cha mẹ. Từng giấc ngủ của tôi luôn thấm đẫm những lời ru ngọt ngào cùng với tiếng võng đưa kẽo kà kẽo kẹt và tôi lại trôi vào cảm giác bồng bềnh, nhẹ nhàng như rơi vào một cõi nào đó mênh mông lắm, êm đềm vô tận. Lúc đó tôi không nghĩ rằng những giai điệu yêu thương đó được bắt nguồn từ xa xưa, có sức sống lâu bền và mãnh liệt và sẽ theo ta đi suốt cả cuộc đời. Nhiều lần nghe bà hát ru, ngây ngô tôi hỏi: ai dạy bà những bài hát này mà bà thuộc nhiều như vậy? Bà chỉ cười móm mém rồi xoa đầu tôi bảo rằng: lời ru không ai dạy cả… Một cách tự nhiên và vô hình những giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng ân tình đó đã bồi đắp hồn tôi, gạn đục khơi trong…

2. Thân bài:

Trong nhịp sống tốc độ và hiện đại thời đô thị hoá, công nghiệp hoá, mấy nơi còn tồn tại cảnh bà ru cháu, mẹ ru con, chị ru em trên cánh võng; mấy ai còn được nghe điệu à ơi quen thuộc. Đôi khi, miên man với vô vàn những điều thoáng qua trí nghĩ, bất chợt bắt gặp lời ru con cất lên từ đâu đó, thấy lòng dịu lại, những hình ảnh ấu thơ thi nhau kéo về.

“À ơi!!! Cái ngủ mày ngủ cho ngoan

Cha mày đi cấy đồng quan chưa về

Bắt được con chép con trê

Cột cổ lôi về cho cái ngủ ăn…”

Tự ngàn đời, những hình ảnh thân thuộc của quê hương như: Bến nước, con đò, đêm trăng, cầu tre lắc lẻo, cánh có bay lả bay la... đã được kết thành lời ru ngọt ngào trìu mến, quyện vào tiếng võng đong đưa cùng tiếng mẹ ru hời đưa con trẻ đi vào giấc ngủ. Năm tháng cứ qua đi, song tiếng ru của mẹ vẫn được giữ gìn trọn vẹn trong tâm hồn của mỗi chúng ta với bao kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu.

Trong câu hát mẹ ru con chứa chan tình mẫu tử...

3. Kết bài:

Lời ru của mẹ bao giờ cũng ngọt ngào êm ái, thân thương, trìu mến. Nghe tiếng hát ru, trẻ thơ cảm nhận được sự yêu thương, nâng niu của bà, của mẹ, của chị dành cho mình. Lời ru của mẹ còn là tri thức sơ khai góp phần định hình tính cách, tâm hồn trẻ thơ. Qua lời ru, lòng nhân ái được hình thành, trẻ thơ biết thương yêu ông bà, cha mẹ, anh chị và những người thân. Trong muôn vàn tín hiệu của tình yêu thương thì lời ru của mẹ có ý nghĩa sâu sắc, đậm đà và để lại những ấn tượng khó phai mờ nhất.

Dàn ýTrình bày suy nghĩ về lời ru của mẹ - Mẫu số 2

1. Mở bài:

- Nhắc tới tuổi ấu thơ để gợi nhớ về lời ru.

- Nêu cảm nghĩ chung nhất về lời ru.

2. Thân bài:

a. Cảm nghĩ về giai điệu của lời hát ru đối với trẻ thơ.

- Ngọt ngào, sâu lắng, ngân từ sâu thẳm trái tim của người mẹ, người bà.

- Ru trẻ vào giấc ngủ say nồng.

b. Cảm nghĩ về ý nghĩa lời hát ru và tình cảm của người hát ru.

- Thể hiện tấm lòng của người bà yêu cháu, người mẹ yêu con.

- Gửi gắm bao ước mơ, hi vọng về tương lai của con trẻ.

3. Kết bài:

- Bày tỏ tình cảm đối với người hát ru [nỗi nhớ, lòng biết ơn].

- Khẳng định giá trị và sức sống của lời hát ru.

Trình bày suy nghĩ về lời ru của mẹ - Bài mẫu 1

“À… ru hời… ơi hời ru. Mẹ thương con có hay chăng. Thương từ khi thai nghén trong lòng…”.Đó là những âm điệu du dương,ngọt ngàotrong những bản trường ca bất tận về tình mẫu tử. Lời ru con là những điệu hát dân gian mang âm hưởng nhẹ nhàng và sâu lắng, là một truyền thống văn hoá thể hiện bản sắc dân tộc. Tùy từng vùng miền khác nhau, mà mỗi lời ru mang một giai điệu, âm hưởng riêng. Mỗi người trong chúng ta dù giàu sang hay nghèo khổ, dù được sinh ra trong bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì đều được tận hưởng lời ru ầu ơ ngọt ngào của bà, của mẹ bên cánh võng chiều đều đặn nhữngnhịp thương. Những lời ru êm đềm, trìu mến ấy đã đưa ta vào thế giới mơ mộng thần tiên, chắp cánh cho tâm hồn ta bao ước mơ tươi đẹp. Ta cảm nhận được điều đó bằng trực giáctình yêuvà sự che chở của mẹ. Lời ru của mẹ chính là dòng sữa ngọt ngào, nguồn nước trong mát chảy theo ta trên suốt cuộc hành trình, để khi lớn lên trong nhịp hối hả của cuộc đời với bao lotoan, vất vả, lời ru của mẹ lại chính là nơi ngơi nghỉ của tâm hồn ta. Lời ru của mẹ sẽ mãi theo em trên suốt cuộc đời, đê cho em biết tìm về nguồn cội yêu thương. Nhưng đáng buồn thay! Ngày nay, lại có nhiều người mẹ trẻ không nhận ra được vẻ đẹp kì diệu của lời ru. Họ đưa conmình vào giấcngủbằng âm thanh của dàn máy CD, bằng những âm thanh náo động, tưng bừng, rộn rã. Chính vì thế mà tâm hồn trẻ thơ không còn thơ mộng nhẹ nhàng và trong sáng như ngày nào. Họ đâu biết rằng lời ru chính là dòng sữa mẹ ngọt ngào vô tận nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Họ chỉ biết chạy theo và luôn đối đầu với những lo toan vất vả trong cuộc sống vật chất hiện đại mà bỏ quên đi khúc hát truyền thống ngày nào. Cuộc sống có quy luật phát triển của nó, nó sẽ bỏ lại những gì lạc hậu không cần thiết nhưng trong hành trang của con người hiện đại thì khúc hát ru vẫn mãi là di sản tinh thần vô giá. Con người chúng ta cần phải biết cách dung hòa giữa truyền thống và hiện đại. Bởi tinh hoa dân tộc bắt nguồn từ đời sống của mỗi con người. Hy vọng rằng, những bà mẹ trẻ sẽ nhận ra được vai trò của khúc hát ru đối với cuộc sống con người để cùng ngân vang những lời ca ngọt ngào đưa con vào giấc ngủ mơ mộng thần tiên, dạy cho em biết yêu thương từ “con cò, con vạc”, “cái bống, cái bang”, giúp emnhớvề cội nguồn con Lạc cháu Hồng. Những giai điệu du dương ngọt ngào vẫn vang vọng đâu đây:“Mẹ ru con giữa vườn trưa./ Miền quê thao thức nắngmưacuối trời./ Bao năm lưu lạc quê người./ Con đi vẫn nhớ những lời mẹ ru”.Tiếng ru của mẹ vời vợi mang niềm thương nhớ vang mãi trong tâm hồn con không nguôi.“Cái cò sung chát đào chua./ Câu ca mẹ hátgió đưavề trời./ Ta đi trọn kiếp con người ./Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”.Cảm nhận được tình mẹ trong lời ru, con xin nguyện làm cánh nhạn mang lời ru của mẹ bay khắp mọi nơi trong cuộc đời này, con nguyện làm chàng thi sĩ lãng du khắp chốn viết lên những khúc hát ru trường tồn theo năm tháng.

Trình bày suy nghĩ về lời ru của mẹ - Bài mẫu 2

Tuổi thơ, chắc hẳn ai đó cũng từng ít nhất một lần được đắm mình trong lời ru ngọt ngào trước khi chìm vào giấc ngủ. Tuổi thơ của tôi có lẽ may mắn hơn rất nhiều người. Nó cứ êm ả trôi qua trong tình yêu thương vô bờ của ông bà, cha mẹ. Từng giấc ngủ của tôi luôn thấm đẫm những lời ru ngọt ngào cùng với tiếng võng đưa kẽo kà kẽo kẹt và tôi lại trôi vào cảm giác bồng bềnh, nhẹ nhàng như rơi vào một cõi nào đó mênh mông lắm, êm đềm vô tận. Lúc đó tôi không nghĩ rằng những giai điệu yêu thương đó được bắt nguồn từ xa xưa, có sức sống lâu bền và mãnh liệt và sẽ theo ta đi suốt cả cuộc đời. Nhiều lần nghe bà hát ru, ngây ngô tôi hỏi: ai dạy bà những bài hát này mà bà thuộc nhiều như vậy? Bà chỉ cười móm mém rồi xoa đầu tôi bảo rằng: lời ru không ai dạy cả… Một cách tự nhiên và vô hình những giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng ân tình đó đã bồi đắp hồn tôi, gạn đục khơi trong…

Trong nhịp sống tốc độ và hiện đại thời đô thị hoá, công nghiệp hoá, mấy nơi còn tồn tại cảnh bà ru cháu, mẹ ru con, chị ru em trên cánh võng; mấy ai còn được nghe điệu à ơi quen thuộc. Đôi khi, miên man với vô vàn những điều thoáng qua trí nghĩ, bất chợt bắt gặp lời ru con cất lên từ đâu đó, thấy lòng dịu lại, những hình ảnh ấu thơ thi nhau kéo về.

“À ơi!!! Cái ngủ mày ngủ cho ngoan

Cha mày đi cấy đồng quan chưa về

Bắt được con chép con trê

Cột cổ lôi về cho cái ngủ ăn…”

Tự ngàn đời, những hình ảnh thân thuộc của quê hương như: Bến nước, con đò, đêm trăng, cầu tre lắc lẻo, cánh có bay lả bay la... đã được kết thành lời ru ngọt ngào trìu mến, quyện vào tiếng võng đong đưa cùng tiếng mẹ ru hời đưa con trẻ đi vào giấc ngủ. Năm tháng cứ qua đi, song tiếng ru của mẹ vẫn được giữ gìn trọn vẹn trong tâm hồn của mỗi chúng ta với bao kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu.

Trong câu hát mẹ ru con chứa chan tình mẫu tử...

Lời ru của mẹ bao giờ cũng ngọt ngào êm ái, thân thương, trìu mến. Nghe tiếng hát ru, trẻ thơ cảm nhận được sự yêu thương, nâng niu của bà, của mẹ, của chị dành cho mình. Lời ru của mẹ còn là tri thức sơ khai góp phần định hình tính cách, tâm hồn trẻ thơ. Qua lời ru, lòng nhân ái được hình thành, trẻ thơ biết thương yêu ông bà, cha mẹ, anh chị và những người thân. Trong muôn vàn tín hiệu của tình yêu thương thì lời ru của mẹ có ý nghĩa sâu sắc, đậm đà và để lại những ấn tượng khó phai mờ nhất.

Trình bày suy nghĩ về lời ru của mẹ - Bài mẫu 3

Mỗi người chúng ta đều được sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong những đùm bọc yêu thương và đặc biệt là bên những tiếng ru của mẹ. Lời ru thân thương ấy có vai trò vô cùng quan trọng với việc hình thành nhân cách con người trong xã hội hiện đại. Lời ru chính là những câu hát của bà, của mẹ. Lời ru ấy phần lớn là cải biên rất mộc mạc từ những câu chuyện cổ tích, những bài ca dao, hò vè trong trẻo. Sở dĩ lời ru ấy có thể tác động và hình thành nhân cách con người vì những bài học đạo lí trong những câu hát giản đơn. Tiếng ru ầu ơ không chỉ đưa ta vào giấc ngủ mà từ khi ta bé thơ, tiếng ru ấy là những âm thanh đầu tiên ta được nghe và nó thấm sâu trong tâm hồn ta lúc nào chẳng hay. Nhưng có lẽ sau mỗi lời ru đó còn là hi vọng của mẹ cha mong con lớn lên khỏe mạnh, trở thành người tốt trong cuộc đời này. Trẻ thơ ngây dại sẽ không bao giờ quên tiếng hát về con cò lộn cổ xuống ao cũng như lời thị rơi bị bà. Ở đó, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như yêu thương con người, đồng cảm, sẻ chia cho số phận luôn được gửi gắm để mọi lứa tuổi luôn dễ cảm, dễ yêu tiếng ru ấy. Xã hội hiện đại với ồn ã phố phường làm tiếng ru mờ nhòa dần đi nhưng không bao giờ có thể tan biến. Những câu chuyện về đạo đức, về lòng thương yêu, chỉ có hòa điệu trong tiếng ru mới có thể trở thành nơi chắp cánh cho những yêu thương và đạo đức của con người. Mọi thứ âm nhạc trong cuộc đời này đều có thể bị vùi lấp hoặc lãng quên, nhưng tiếng ru kia, mộc mạc giản dị mà thấm đẫm yêu thương thì vẫn đang ngày ngày bồi đắp những tâm hồn, trái tim và đưa con người về miền cổ tích. Tiếng ru đong đầy của xúc cảm và chuyên chở con người đến với thế giới diệu kì của bài học nhân cách, bài học lẽ sống ở đời mãi dõi theo và đồng hành bên ta.

Video liên quan

Chủ Đề