Lữ hành trong du lịch chiếm đóng góp bao nhiêu năm 2024

Đến năm 2033, ngành du lịch được dự báo sẽ trở thành một ngành công nghiệp trị giá 15,5 nghìn tỷ USD, chiếm hơn 11,6% nền kinh tế toàn cầu. Con số này đánh dấu mức tăng 50% so với giá trị 10 nghìn tỷ USD được ghi nhận hồi năm 2019, khi du lịch chiếm 10,4% tổng sản phẩm quốc nội [GDP] của thế giới.

Đây là dự báo được Hội đồng Du lịch & Lữ hành Thế giới [WTTC] đưa ra, cũng là vấn đề được đề cập ở Báo cáo tác động kinh tế thế giới năm 2023 về du lịch. Trong đó, báo cáo phân tích những đóng góp kinh tế của các thị trường du lịch lớn trên thế giới; đồng thời tiết lộ 5 nền kinh tế du lịch và lữ hành mạnh mẽ nhất vào năm 2022 về mặt đóng góp cho GDP.

Những quốc gia này vẫn giữ nguyên danh sách được công bố trước năm 2019, bao gồm: Mỹ, Trung Quốc, Đức, Vương quốc Anh và Nhật Bản; trong đó Nhật Bản đã vượt qua Vương quốc Anh trong danh sách gần đây nhất. Ngoài ra, Pháp, Mexico, Italy, Ấn Độ và Tây Ban Nha là những quốc gia còn lại trong top 10.

Báo cáo cung cấp các số liệu về sự đóng góp của ngành du lịch và lữ hành vào thị trường lao động. Nhìn chung, ngành này sẽ tuyển dụng lên tới 430 triệu người vào năm 2033, so với 334 triệu người trong năm 2019. Con số này chiếm khoảng 1 trên 9 việc làm trên toàn cầu.

Đáng chú ý, du lịch không chỉ đóng vao trò quan trọng của nền kinh tế toàn cầu, mà còn đang phát triển nhanh hơn nhiều so với nền kinh tế nói chung.

Trong một nhận định liên quan, bà Julia Simpson, Chủ tịch và Giám đốc Điều hành của WTTC nhấn mạnh: “Các nhà kinh tế đang nói rằng, GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng trên cơ sở hàng năm khoảng 2,6%/năm. Trong lĩnh vực lữ hành và du lịch, chúng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng hàng năm vào khoảng 5,1%”.

Bên cạnh đó, một dự báo khác từ WTTC đã chỉ ra những thay đổi lớn đang diễn ra. Bà Julia Simpson nói thêm, trong 10 năm tới, nền kinh tế du lịch của Mỹ, nền kinh tế du lịch lớn nhất trên thế giới xét về tổng sản lượng kinh tế hàng năm trị giá 2 nghìn tỷ USD, sẽ nhường lại vị trí này cho Trung Quốc.

Trong năm 2033, ngành du lịch của Trung Quốc được dự báo sẽ đóng góp 4 nghìn tỷ USD và chiếm 14,1% nền kinh tế Trung Quốc. Ngược lại, ngành công nghiệp này của Mỹ được dự báo sẽ đạt 3 nghìn tỷ USD và chiếm 10,1% nền kinh tế Mỹ.

Cũng theo Chủ tịch và Giám đốc Điều hành của WTTC, bất chấp sự bất ổn về kinh tế nói chung, mọi người thực sự muốn đi du lịch và họ đang ưu tiên chi tiêu cho du lịch”, theo những phát hiện của WTTC đã được công bố trước đó vào ngày 15/8 trong một báo cáo riêng về các xu hướng toàn cầu.

Ngoài ra, ngay cả triển vọng ngắn hạn về du lịch cũng cho thấy một bức tranh lạc quan. Trong dữ liệu khảo sát hơn 63,6 tỷ USD trong các giao dịch, Virtuoso, một mạng lưới bao gồm hơn 20.000 cố vấn du lịch hạng sang đã báo cáo vào ngày 16/8 rằng, doanh số bán hàng của họ trong nửa đầu năm nay đã tăng 69% so với mức được ghi nhận trong năm 2019.

Và với việc ngày càng có nhiều du khách đặt các chuyến đi xa hơn, công ty này đang chứng kiến doanh số bán hàng tăng 107% cho năm 2024 và đầu năm 2025.

Theo TS. Cấn Văn Lực, du lịch Việt Nam mới chỉ đóng góp khoảng 7% GDP trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan 20,3% GDP, Philippines 22,5% và Campuchia 25,8%.

Phát biểu tại Hội thảo “Sửa Luật Đất đai: Tạo đất cho du lịch” do Báo Đầu tư tổ chức sáng 19/10, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho hay Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

Theo ông nguồn thu từ du lịch năm 2022 đạt 495.000 tỷ đồng, tương đương 5,2% GDP; riêng năm 2019, doanh thu từ du lịch đạt 755.000 tỷ đồng, tương đương 12,5% GDP. Du lịch và đi lại đóng góp 10,3% GDP toàn cầu năm 2019 trước đại dịch COVID-19, tại Việt Nam là khoảng 7% GDP.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu lưu trú ăn uống và dịch vụ lữ hành của Việt Nam đạt 526,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 7,24% GDP, trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống tăng 16% và dịch vụ lữ hành tăng 47,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

So với các nước trong khu vực về mức độ đóng góp của du lịch, du lịch Việt Nam đóng góp thấp hơn rất nhiều. Năm 2019, du lịch Thái Lan đóng góp 20,3% GDP, Philippines đóng góp 22,5% GDP và Campuchia đóng góp 25,8% GDP.

"Mục tiêu đến năm 2030, du lịch đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 15-17%, cao hơn gấp đôi hiện tại. Đây là một mục tiêu rất tham vọng", ông Lực đánh giá.

Theo ông mặc dù du lịch phát triển tương đối tốt trong 10 năm qua nhưng vẫn còn rất nhiều dư địa để nâng tầm du lịch. Để đạt được mục tiêu du lịch phát triển hàng đầu ASEAN thì hạ tầng cho du lịch cũng phải phát triển.

Về thực trạng hạ tầng du lịch của Việt Nam, TS. Cấn Văn Lực đánh giá Việt Nam đang ở mức trung bình so với các nước được khảo sát về hạ tầng lưu trú bao gồm cả nhà hàng, khách sạn, resort, an toàn an ninh kinh tế.

"Chúng ta đặt mục tiêu vào nhóm 30 quốc gia du lịch hàng đầu thế giới thì phải nâng tầm về hạ tầng du lịch. Hiện nay, khách rất quan tâm đến ăn ở, đi lại du lịch như thế nào nhất là sau dịch bệnh COVID-19”, chuyên gia nói.

Thực tế, quy mô cơ sở lưu trú của Việt Nam tăng còn chậm. Cuối năm 2022, tổng số cơ sở lưu trú du lịch là 35.000 cơ sở, tăng 16,7% so với năm 2019. Quy mô số phòng năm 2022 đạt 700.000 buồng, tăng 7,7% so với cuối năm 2019.

Các cơ sở lưu trú chủ yếu là xếp hạng ba sao hoặc không xếp hạng. Tính đến cuối năm 2022, có tới 82,7% các cơ sở lưu trú là hạng ba sao hoặc không xếp hạng [không đủ tiêu chuẩn xếp hạng]. Các cơ sở xếp hạng cao cấp chỉ chiếm tỷ trọng thấp, xếp hạng 5 sao chiếm 10,7%, hạng 4 sao chiếm 6,6% …

Chính sách phát triển và hạ tầng du lịch Việt Nam được đánh giá còn thua kém các nước trong khu vực, xếp hạng chỉ số chính sách và mức độ sẵn sàng phát triển du lịch của Việt Nam năm 2021 đứng thứ 55/117 quốc gia, thấp hơn Indonesia [thứ 52]; Malaysia [thứ 38]; Thái Lan [thứ 28] và Singapore [thứ 6].

TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia. [Ảnh: Hạ An].

Để phát triển hạ tầng, chuyên gia kiến nghị nên xem xét bổ sung cơ chế giao đất, cho thuê đất thông qua thu hồi đất cho các dự án phát triển du lịch, vui chơi, giải trí [có điều kiện]. Xem xét bổ sung cơ chế cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thương mại và dịch vụ để phát triển du lịch tại Điều 121 của Dự thảo.

Đồng thời, tăng cường chế tài đối với các trường hợp cố tình vi phạm pháp luật về quy hoạch, về đầu tư phát triển du lịch, nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ, lãng phí và tranh chấp đất đai. Rà soát các luật liên quan [luật nhà ở, luật kinh doanh bất động sản, luật thế chấp tín dụng sửa đổi…] đảm bảo nhất quan điểm này”.

Nguyên nhân là do tại Dự thảo Luật Đất đai [sửa đổi] hiện nay quy định 30 trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, nhưng chưa có các dự án phát triển du lịch, vui chơi, giải trí.

Bên cạnh đó, các quy định về cấp và chuyển nhượng quyền sở hữu đất và tài sản gắn liền với đất thương mại, dịch vụ du lịch như condotel, shophouse…. còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ. Dự thảo Luật đất đai sửa đổi cũng chưa quy định chi tiết việc cấp giấy chứng nhận đối với đất thương mại, dịch vụ bao gồm đất du lịch và các loại hình bất động sản du lịch hình thành trên đất du lịch.

Chủ Đề