Luân chuyển vị trí công tác là gì

Luân chuyển cán bộ công chức không còn là hoạt động quá xa lạ đối với tất cả chúng ta, nhưng không phải ai cũng biết quy định của pháp luật liên quan tới vấn đề luân chuyển cán bộ công chức.

Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc những quy định về luân chuyển cán bộ công chức mới nhất.

Luân chuyển cán bộ là gì?

Việc luân chuyển cán bộ được quy định cụ thể như sau:

Căn cứ quy định tại khoản 11 – Điều 7 – Luật Cán bộ, công chức năm 2008: Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.

Căn cứ Điều 52 – Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định về luân chuyển công chức: Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng san Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

Luân chuyển cán bộ là việc cử có thời hạn cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch từ Trung ương về địa phương, từ cấp trên xuống cấp dưới và giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị nhằm đạo tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ và làm cơ sở lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ.[Điều 3 – Quyết định số 98 quyết định của Trung ương].

Trong quá trình công tác, để phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi người thì công tác luân chuyển cán bộ, công chức là một việc cần thiết và ý nghĩa. Tuy nhiên, việc luân chuyển này phải theo đúng quy định, đúng trình tự, quy trình để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người được luân chuyển.

Quy định của pháp luật về luân chuyển công tác công chức

Nội dung này sẽ phân tích quy định về luân chuyển cán bộ công chức theo quy định hiện nay.

Quy định tại khoản 11 – Điều 7 – Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Điều 52 – Luật Cán bộ, công chức năm 2008, quy định về luân chuyển công chức: căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 55 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:

Điều 55. Đối tượng, phạm vi luân chuyển

1. Đối tượng luân chuyển:

a] Công chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch của cơ quan, tổ chức;

b] Công chức lãnh đạo, quản lý giữ các chức vụ cấp trưởng mà theo quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan;

c] Công chức lãnh đạo, quản lý mà theo quy định không được bố trí người địa phương.

2. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

3. Chức danh bố trí luân chuyển thực hiện theo chủ trương của Đảng và của cấp có thẩm quyền.

Luân chuyển cán bộ công chức mới nhất liên quan tới công cuộc chống tham nhũng:

Việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác chỉ thực hiện đối với cán bộ, công chức không giữa chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải bảo đảm phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo và không làm thay đổi tính chất công việc của cán bộ, công chức, viên chức; chỉ chuyển đổi từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức là một trong những biện pháp phòng ngừa tham nhũng đã được quy định trong Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005, Nghị định số 158/2007ND-CP…

+ Cơ quan, tổ chức đơn vị nào phải thực hiện việc chuyển đổi:

Căn cứ quy định của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018, các cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước bao gồm:

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội có trách nhiệm định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhằm phòng ngừa tham nhũng.

+ Những vị trí công tác nào phải thực hiện việc chuyển đổi:

Điều 25 – Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định cụ thể: Người có chức vụ, quyền hạn làm việc tại một số vị trí liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác phải được chuyển đổi vị trí công tác.

Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực. Luật đã giao Chính phủ quy định chi tiết vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.

Chánh án Toàn án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội quy định chi tiết vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

+ Nguyên tắc và trình tự thủ tục thực hiện việc chuyển đổi:

Căn cứ quy định tại Điều 24 – Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 về việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ các nguyên tắc: bảo đảm khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Việc chuyển đổi vị trí công tác phải được thực hiện theo kế hoạch và được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức vì vụ lợi hoặc để trù dập cán bộ, công chức, viên chức. Việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo trình tự thủ tục pháp luật quy định.

Quy trình thực hiện việc luân chuyển

Việc luân chuyển cán bộ công chức cần phải có kế hoạch luân chuyển cụ thể và thực hiện theo quy định của pháp luật cụ thể như sau:

– Đề xuất chủ trương luân chuyển;

– Đề xuất về nhân sự luân chuyển;

– Chuẩn bị về nhân sự luân chuyển;

– Thực hiện việc trao đổi với những cơ quan có liên quan về công chức dự kiến luân chuyển;

– Cuối cùng là tổ chức thực hiện việc luân chuyển.

Như vậy, trên đây là một số kiến thức về quy định về luân chuyển cán bộ công chức mới nhất.

Những điểm cần phân biệt về luân chuyển cán bộ và chuyển đổi vị trí công tác

Luân chuyển cán bộ và chuyển đổi vị trí công tác đều chỉ sự thay đổi của người cán bộ từ vị trí công tác này đến vị trí công tác khác, tuy nhiên hai khái niệm này có sự khác nhau nhất định. Trong quá trình thực hiện việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức [CBCCVC], cần phân biệt một số nội dung như sau:

Ngày đăng : 03/08/2017 Xem với cỡ chữ

Bản in

Thứ nhất, về mục đích:

- Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý là nhằm tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn, giúp cho cán bộ có thêm kiến thức thực tế và phát triển nhanh, toàn diện hơn. Việc luân chuyển cán bộ được thực hiện theo Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý [gọi tắt là Nghị quyết số 11-NQ/TW] nêu rõ: "Đây là một chủ trương rất quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, của toàn bộ hệ thống chính trị và các lực lượng vũ trang, nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ; tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn; tạo nguồn cán bộ lâu dài cho đất nước; tăng cường cán bộ cho các lĩnh vực và địa bàn cần thiết; khắc phục tình trạng cục bộ trong công tác cán bộ, khép kín trong từng ngành, từng địa phương và từng đơn vị"; Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo [gọi tắt là Kết luận số 24-KL/TW] đánh giá: "Kết quả luân chuyển cán bộ từ Trung ương về địa phương trong hai nhiệm kỳ Đại hội IX và X đã góp phần đào tạo được nhiều cán bộ" và "Hầu hết cán bộ qua luân chuyển đều có bước trưởng thành, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tiễn, có quan điểm nhìn nhận và phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện hơn, sát thực tế hơn"; Khoản 1, Điều 36 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định: "Việc luân chuyển công chức chỉ thực hiện đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và trong quy hoạch vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn".

- Chuyển đổi vị trí công tác đối CBCCVC được thực hiện theo Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, theo đó tại Khoản 1, Điều 43 quy định: "Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền quản lý có trách nhiệm thực hiện việc định kỳ chuyển đổi cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại một số vị trí liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng"; Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với CBCCVC, theo đó tại Điều 1 quy định: "các vị trí công tác trong các lĩnh vực, ngành, nghề phải định kỳ chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước có liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng".

Thứ hai, về đối tượng áp dụng:

- Đối tượng luân chuyển là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nghị quyết số 11-NQ/TW quy định: "Nói chung chỉ luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, không luân chuyển cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ [trừ trường hợp nhằm mục đích tăng cường cán bộ cho cơ sở, cho lĩnh vực hoặc địa bàn cần thiết]".

- Còn chuyển đổi vị trí công tác áp dụng đối với CBCCVC không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Đối tượng luân chuyển là những cán bộ có năng lực và phẩm chất tốt, nhưng đối tượng chuyển đổi vị trí công tác đối với CBCCVC phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài ra, Nghị quyết số 11-NQ/TW đề ra nguyên tắc: "Không điều động về Trung ương, về địa phương hoặc sang địa phương, đơn vị khác những cán bộ bị kỷ luật, năng lực yếu, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát triển"; còn theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 158/2007/NĐ-CP chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác trong những trường hợp sau: "CBCCVC đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật; đang trong thời gian bị khởi tố, điều tra hoặc có liên quan đến công việc đang bị thanh tra, kiểm tra; đang điều trị bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ Y tế, đi học dài hạn hoặc được cử đi biệt phái; nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi".

Về thời gian:

- Thời gian luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung từ 03 năm trở lên. Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác được quy định tại Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 là 02 năm [đủ 24 tháng] đến 05 năm [đủ 60 tháng] theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

Nghị định số 158/2007/NĐ-CP có quy định 21 lĩnh vực, ngành, nghề phải chuyển đổi vị trí công tác đối với CBCCVC không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Về cách thức thực hiện

- Luân chuyển cán bộ là công việc của Đảng, do các cấp uỷ Đảng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. Việc luân chuyển thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch hàng năm. Khoản 5, Điều 13 Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định: "Thủ trưởng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị quyết định cụ thể từng trường hợp luân chuyển thuộc thẩm quyền quản lý". Bên cạnh việc luân chuyển cán bộ theo quy hoạch, kế hoạch; Thủ trưởng và tập thể lãnh đạo cơ quan, tự thảo luận, thống nhất điều động, luân chuyển cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ công tác, tăng cường bổ sung cán bộ cho các cơ quan, đơn vị có nhu cầu.

- Chuyển đổi vị trí công tác thực hiện theo danh mục các vị trí công tác, thời hạn định kỳ và kế hoạch chuyển đổi chuyển đổi được quy định của từng cơ quan, đơn vị. Chuyển đổi vị trí công tác do người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện; đảm bảo công khai các quy định và kế hoạch thực hiện [Khoản 1, Điều 12 Nghị định số 158/2007/NĐ-CP]. Hải Yến

Lê Thùy Trang

Lần xem: 36347

Go top

Bài viết khác

Video liên quan

Chủ Đề