Luật sư trần đình triển quê ở đâu

iLAW đưa ra Đánh giá [Rating] dựa trên các thông tin do Luật sư cung cấp trong trang cá nhân của Luật sư và các thông tin mà iLAW thu thập được [ví dụ, các thông tin do Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư hoặc các Sở tư pháp công bố...]. Thêm vào đó, thuật toán thông minh [Smart Agorithm] trên hệ thống iLAW cũng nhận diện và tự động cập nhật thường xuyên những thay đổi [tăng hoặc giảm] của Đánh giá [Rating]. 

2. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến Đánh giá [Rating] của iLAW

Kinh nghiệm và bằng cấp

Số năm kinh nghiệm hành nghề của Luật sư, học vấn, bằng cấp chuyên môn hoặc các bằng cấp trong các lĩnh vực liên quan mà Luật sư đạt được.

Thành tựu trong nghề nghiệp

Các giải thưởng, vinh danh, bằng khen…của cá nhân Luật sư hoặc của văn phòng/công ty nơi Luật sư làm việc.

Danh tiếng và uy tín trong nghề

Mức độ tích cực của các Nhận xét [reviews] và đánh giá sao [từ 1 sao đến 5 sao] chất lượng dịch vụ pháp lý từ khách hàng cũ và Đánh giá của luật sư đồng nghiệp đối với Luật sư.

Đóng góp cho nghề

Luật sư có xuất bản các sách chuyên ngành pháp lý, các bài viết, chia sẻ quan điểm pháp lý trên các báo, tạp chí, các tham luận, trình bày tại các hội thảo chuyên ngành pháp lý...

Đóng góp cho cộng đồng

Luật sư tích cực tham gia trả lời miễn phí các Câu hỏi của khách hàng, chia sẻ miễn phí các thông tin pháp lý hữu ích, các biểu mẫu, mẫu hợp đồng cho khách hàng trên iLAW.

3. Các mức độ của Đánh giá [Rating] của iLAW

Kết quả Đánh giá [Rating] trên hệ thống iLAW được chia làm 04 mức độ tương ứng, phản ánh thông tin toàn diện về Luật sư và chất lượng cũng như uy tín của dịch vụ pháp lý mà Luật sư cung cấp:

10 - 9.0: Xuất sắc 

8.9 - 8.0: Rất tốt 

7.9 - 7.0: Tốt 

6.9 - 6.0: Trung bình

Theo PetroTimes – Luật sư Trần Đình Triển – Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân vẫn được biết đến là một trong những người hoạt ngôn. Không nổi danh  trong việc tranh tụng tại Tòa án nhưng lại nổi tiếng vì những chuyện “cãi vã” bên lề của mỗi vụ án, trên các diễn đàn và các mạng xã hội.

>>> Tư vấn luật miễn phí

Thân chủ đứng ra tố cáo luật sư Trần Đình Triển lần này là Tập đoàn đầu tư ATS. Những người đứng chủ của tập đoàn này từng xem luật sư Triển như người thân và giữa họ có mối quan hệ gắn bó qua nhiều năm.

Vậy vì sao mối quan hệ gắn bó này lại nhanh chóng tan vỡ. Phía ATS cho rằng: Luật sư Trần Đình Triển nhận tiền của họ để làm việc nhưng không thực hiện xong và tiền thì cũng chiếm đoạt, không trả lại. Ngoài ra, luật sư này cũng vay tiền tỷ của bà chủ tập đoàn rồi… quất ngựa truy phong, đòi không trả.

Trong đơn tố cáo gửi báo Năng lượng Mới – PetroTimes, Tập đoàn Đầu tư ATS cho rằng ông Triển có hành vi lạm dụng sự tin tưởng, tín nhiệm của công ty rồi chiếm đoạt số tiền lớn và trốn thuế. Cụ thể như sau:

Vào năm 2012, Công ty ATS và văn phòng Luật sư [VPLS] Vì Dân có thương thảo 25 Hợp đồng dịch vụ pháp lý để văn phòng luật sư hỗ trợ pháp lý cho công ty trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong nội dung Dự thảo các Hợp đồng dịch vụ pháp lý có quy định về phương thức tính giá trị hợp đồng và được thanh toán làm 2 lần. Lần 1: Công ty ATS tạm ứng cho VPLS Vì Dân một khoản tiền cố định vào tài khoản của VPLS trong thời hạn 07 ngày kể từ khi ký kết hợp đồng. Lần 2: Thanh toán toàn bộ hợp đồng khi kết thúc vụ việc.

Trong khi chưa kí Hợp đồng dịch vụ chính thức, VPLS Vì Dân đã thực hiện [chưa kết thúc] công việc của 6/25 Hợp đồng dịch vụ pháp lí đang thương thảo. Theo 6 Dự thảo hợp đồng này, số tiền tạm ứng mà Công ty ATS phải thanh toán là 250 triệu đồng.

Song vì luật sư Trần Đình Triển trình bày hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn về kinh tế khi vợ chồng phải phân chia tài sản li hôn và đề nghị công ty ATS chuyển cho 300 triệu đồng tiền tạm ứng phí dịch vụ pháp lý. Yêu cầu này được công ty ATS chấp thuận.

Ngày 12/10/2012, ông Nguyễn Hữu Sinh – Phó Giám đốc Công ty ATS đã thực hiện thanh toán tiền tạm ứng phí dịch vụ cho luật sư Triển bằng phương thức chuyển khoản ngân hàng. Trong biên lai chuyển tiền có ghi rõ là phí dịch vụ pháp lý theo hợp đồng.

Cùng ngày 12/10/2012, luật sư Triển gợi ý vay thêm 01 tỉ đồng từ bà Nguyễn Thị Thoa – Giám đốc công ty ATS. Bà Thoa đồng ý và giao cho ông Nguyễn Hữu Sinh sử dụng nguồn tiền của công ty chuyển cho ông Triển. Phiếu chuyển 1 tỉ đồng ngày 12/10/2012 cho VPLS Vì Dân, chứng từ giấy nộp tiền ghi rõ: “Chuyển tiền cho anh Triển vay theo yêu cầu của bà Thoa”.

Trong phiểu chuyển tiền qua ngân hàng ghi rõ “chuyển tiền cho anh Triển vay”.

Khi ông Triển không đáp ứng được yêu cầu dịch vụ pháp lý của một số vụ việc, lại yêu cầu Công ty ATS thanh toán tiếp tiền tạm ứng dịch vụ đối với các hợp đồng còn lại, Công ty ATS không chấp nhận yêu cầu này và đề nghị ngừng cung cấp dịch vụ.

Hai bên tiến hành bàn giao tài liệu, hồ sơ để trả về Công ty ATS. Đại diện gia đình bà Thoa và Công ty ATS nhiều lần yêu cầu ông Triển hoàn trả 1 tỉ đồng [vay cá nhân bà Thoa], nhưng ông Triển từ chối, luôn lấy ra lí do, số tiền ông Triển nhận được là phí dịch vụ.

ATS cho rằng: Lý do mà ông Triển đưa ra là vô lí bởi không dựa vào bất cứ điều khoản nào trong dự thảo hợp đồng dịch vụ để hợp thức số tiền 1 tỉ đồng của Công ty ATS. Luật sư này trắng trợn phủ nhận sự thật và lòng tốt của người khác giúp đỡ khi gặp khó khăn.

Sự thật là Dự thảo hợp đồng dịch vụ chưa được kí kết tức là chưa có hiệu lực pháp lí. Giả sử tất cả các hợp đồng dịch vụ đã được kí kết bởi 2 bên thì VPLS Vì Dân cũng chưa hoàn thành công việc, Công ty ATS không có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng.

Phó Tổng giám đốc ATS Nguyễn Hữu Sinh lý giải: Tổng số tiền tạm ứng chi phí dịch vụ pháp lí cho 25 hợp đồng của Công ty ATS với VPLS Vì Dân có giá trị 550 triệu đồng. VPLS Vì Dân mới thực hiện [chưa kết thúc] 6/25 vụ.

Tổng số tiền ông Triển nhận được từ Công ty ATS chuyển khoản 1,3 tỉ đồng, vậy ông Triển căn cứ vào điều khoản nào của hợp đồng để hưởng lợi số tiền này? Khi làm việc với đại diện của công ty ATS, ông Triển còn phủ nhận việc vay nợ là “vay thì phải có giấy tờ”; nếu không có thì không có cơ sở để đòi.

Bên công ty ATS đã trả lời ông Triển rằng pháp luật dân sự cho phép các bên có thể giao dịch bằng miệng hoặc bằng văn bản đối với các giao dịch dân sự nếu pháp luật không có yêu cầu nào khác.

Đồng thời, chứng từ chuyển tiền cho ông Triển ghi rõ: “chuyển tiền cho anh Triển vay theo yêu cầu của bà Nguyễn Thị Thoa”. Do đó, lý do của ông Triển đưa ra một phần muốn “bịp” những người dân thường về nhận thức pháp luật, một phần đã thể hiện ý thức chiếm đoạt số tiền vay của công ty ATS…

Ông Triển sẽ bảo vệ mình ra sao trước dư luận và đơn tố cáo của ATS? Mời quý độc giả tiếp tục theo dõi, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật vụ việc trên.

Nguồn: Petrotimes

Giỏi đều cả hai môn Toán - Văn, chàng sinh viên khoa Toán ĐH Tổng hợp danh giá trong bước đường định mệnh của mình lại rẽ ngoặt sang lối khác với tấm bằng… Đại học An ninh nhân dân. 10 năm khoác áo Công an, định mệnh lại kéo anh ra khỏi đó và đặt anh trước một “ngôi nhà” cũng không kém phần hấp dẫn: Ngân hàng Nhà nước. Thế nhưng rồi, những phù hoa danh lợi cũng không thể níu giữ được bước chân của chàng trai tài hoa mà sâu nặng nghĩa tình với dân đen. Định mệnh lại một lần nữa đưa Tiến sỹ Luật, Luật sư Trần Đình Triển trở về với dân, với… nghiệp Luật!

Từ bỏ điều không ít người ao ước

Tôi biết anh cách đây cả chục năm, rất tình cờ trong một phiên tòa nổi tiếng thời đó: Phiên tòa Lã Thị Kim Oanh. Khi đó tôi là PV của một tờ báo được phân công theo dõi và đưa tin về phiên tòa, còn anh là người bào chữa cho ông Nguyễn Quang Hà, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT. Ấn tượng đầu tiên của tôi về anh là một giọng nói sang sảng, hùng hồn, một khả năng hùng biện tuyệt vời trên nền những kiến thức pháp luật uyên thâm và sắc bén. Thế nhưng, điều khiến tôi và những nhà báo khác “nể” anh là đằng sau cái khí khái hào sảng hiếm có đó của người luật sư trước các phiên tòa, đặc biệt là những phiên tòa được coi là “đặc biệt lớn” với những tội danh có thêm cụm từ “đặc biệt nghiêm trọng” là một Trần Đình Triển chân chất, dung dị và cởi mở. Có lẽ thế nên, sau mỗi buổi xử trong vụ án nổi tiếng thời đó, tôi cùng mấy đồng nghiệp thân thiết khác ở các báo… lại cùng “quây” anh. Và anh, lại rất dung dị, rất cởi mở nhưng cũng rất uyên thâm, say mê phân tích đến tường tận từng điều luật, từng chứng cứ mà anh em báo chí cần biết để viết về vụ án.

Cái “duyên” gặp nhau trong một phiên tòa nổi tiếng cùng với sự nhiệt tình đó của anh đã kéo chúng tôi lại gần nhau. Và có lẽ cũng nhờ thế, tôi còn được biết thêm nhiều điều mà thiên hạ coi là “kỳ quái” khác ở anh.

Trần Đình Triển sinh ra ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, nơi được coi là cái nôi của sự học tại mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió Lào. Ở nơi được coi là “đất học” đó, Trần Đình Triển luôn là học sinh ưu tú của trường. Anh là một trong số những học sinh hiếm hoi học giỏi đều cả 2 môn Toán – Văn, đã từng tham gia thi học sinh Giỏi cả 2 môn, mang lại không ít thành tích cho quê hương Hà Tĩnh. Tốt nghiệp cấp 3, anh thi đậu vào một môi trường danh giá thời đó là Khoa Toán, Đại học Tổng hợp. Thế nhưng rồi định mệnh cuộc đời lại đưa anh sang hướng khác khi anh được tuyển sang học tại Đại học An ninh Nhân dân [Bộ Công an].

Cầm tấm bằng an ninh trong tay, năm 1980, Trần Đình Triển về công tác tại Bộ Công an [khi đó còn gọi là Bộ Nội vụ]. Thế nhưng chỉ ở đây 10 năm, năm 1990, Trần Đình Triển lại rẽ sang một hướng mới khi anh chuyển ngành về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tại đây anh được bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng Tư vấn và xây dựng pháp luật. Đến năm 1994, khi Chính phủ thành lập Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tổ chức đại diện cho hệ thống ngân hàng thương mại cả nước, Trần Đình Triển lại được tin tưởng giao phó cương vị Trưởng ban pháp luật và phát triển nghiệp vụ ngân hàng.

Cứ tưởng Ngân hàng, nơi luôn là một bến đỗ lý tưởng với nhiều người sẽ là chốn giữ chân được “con ngựa bất kham” Trần Đình Triển thôi rong ruổi những bước hải hà vạn dặm. Nào ngờ, đam mê nghề nghiệp và đặc biệt là sự trăn trở trước những số phận long đong của người dân đã khiến anh một lần nữa tự thay đổi mình. Giã từ những “bến mơ”, năm 2006 Trần Đình Triển bỏ tất cả những phồn hoa phía trước về mở Văn phòng luật sư Vì Dân. Tên tuổi anh, gắn liền với người dân - mà đặc biệt là “dân đen” như cách anh nói – từ đó! Cái làm nên “thương hiệu” Trần Đình Triển hôm nay cũng là từ đó!

“Vì dân” như một lẽ sống!

Khi Trần Đình Triển từ bỏ những cái mà thiên hạ gọi là “vinh hoa, phú quý” là “cơ hội” ở một môi trường đầy tiềm năng để nhảy vào một lĩnh vực vô cùng chông gai, nhiều người đã kêu anh là “gàn dở”. Nghề luật sư chưa trở thành một thế mạnh ở nước ta. Người luật sư cũng chưa phải là người thực sự được coi trọng ở nước ta. Hơn ai hết, Trần Đình Triển, với tư cách một Tiến sĩ Luật, một Luật sư, Luật gia thừa hiểu điều đó. Thế nhưng, cái anh canh cánh bên lòng là số phận của những con người, những người dân thực sự khổ sở, khó khăn chẳng may dính vòng lao lý.

Bây giờ thì Trần Đình Triển chẳng thể nào nhớ mình đã tham gia bao nhiêu phiên tòa, bào chữa cho bao nhiêu bị cáo và cứu giúp bao nhiêu con người nữa. Thế nhưng, ở những vụ án lớn, những vụ án gây xôn xao dư luận thì ở đó người ta thấy có bóng dáng anh.

Những vụ án mà luật sư Trần Đình Triển tham gia hay những bài viết, ý kiến phát biểu của anh trên báo chí đều thể hiện sự nắm bắt pháp luật một cách tường tận và sâu sắc. Những lập luận sắc sảo và viện dẫn pháp luật một cách chính xác đã giúp anh thành công trong trong nhiều vụ án phức tạp và tạo dựng được tên tuổi trong giới luật sư. Trần Đình Triển được biết đến trong vụ án Lã Thị Kim Oanh khi anh nói về những tâm huyết của một ông tiến sỹ già nguyên là Thứ trưởng Bộ NN&PTNT như ông Nguyễn Quang Hà, người chẳng may dính vòng tố tụng chỉ vì những sơ suất và cả nể. Trần Đình Triển khiến nhiều người nổi da gà khi nhận bào chữa miễn phí cho hai bị cáo nữ là T và H trong vụ án hiệu trưởng mua dâm Sầm Đức Xương [Hà Giang] để rồi sau đó lôi ra một bản “danh sách đen” những cán bộ địa phương từng hai tay nhúng chàm trong các vụ việc đồi trụy. Rồi nào là vụ án Mai Hương ở Vĩnh Phú; vụ án tại Công ty sản xuất phân bón 19/8 ở Kiến An - Hải Phòng hay nổi đình nổi đám như vụ Thủy cung Thăng Long liên quan tới cả một quan chức cấp cao. Gần đây nhất, người dân cả nước lại được biết đến Trần Đình Triển qua một vụ án nổi tiếng của năm 2012 mà báo chí tốn không biết cơ man nào là giấy mực như vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng - Hải Phòng…

Không chỉ là một luật sư giỏi về chuyên môn, anh còn có nhiều cống hiến cho xã hội trong lĩnh vực hành nghề. Trần Đình Triển được biết đến là một luật sư đi đầu trong việc bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích miễn phí rất nhiều vụ án mà xã hội biết đến như: Vụ cháu H - 3 tuổi bị hiếp dâm ở Ninh Bình; vụ cháu N -15 tuổi bị hiếp dâm ở Hưng Yên.

Đứng về phía dân như một lẽ sống, anh đã không quản ngại lao vào những nơi được cho là gai góc nhất. Với anh, “dân đen” luôn là một đối tượng cần được bảo vệ mà những vụ việc như vụ chị Nguyễn Thị Thu bị oan khuất tại Yên Lạc [Vĩnh Phúc]; vụ chị Lê Thị Lý bị bạo hành gia đình tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc; vụ 12 người lao động bị sa thải tại Công ty Cổ phần chuyển phát nhanh Bưu điện… là những dẫn chứng cụ thể. Đáng kể nhất có thể nói đến vụ anh nhận bảo vệ cho hai cháu Phạm Phương Linh và Phạm Anh Thư trong vụ tai nạn giao thông tàn khốc ở đường cao tốc Láng – Hòa Lạc. Vụ tai nạn giao thông đầy tai tiếng này đã cướp đi sinh mạng của 2 nữ học sinh giỏi trường Lương Thế Vinh. Một trong hai học sinh đó là cháu Phạm Phương Linh là người đang đại diện cho thiếu nhi khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sắp lên đường sang Liên Hợp Quốc trình bày tham luận về Bảo vệ quyền trẻ em. Thế nhưng, vụ án ngay từ đầu đã thể hiện sự thiếu khách quan, có sự bao che từ phía cơ quan điều tra chỉ vì người gây ra tai nạn là con của một cán bộ đương chức Đội trưởng Đội CSGT Hà Nội. Phiên tòa đã phải xử đi xử lại nhiều lần và kéo dài nhiều năm. Với sự góp sức kiên trì của anh, cuối cùng vụ án cũng đã được xử lý đúng, số cán bộ công an làm sai cũng đã bị kỷ luật… góp phần lấy lại niềm tin của nhân dân với cơ quan bảo vệ pháp luật.

Hay như vụ án Sầm Đức Xương ở Hà Giang, sau khi án sơ thẩm xử cháu T - 5 năm tù, cháu H - 5,5 tù giam, với nhạy cảm của một luật sư nhiều kinh nghiệm “trận mạc”, Trần Đình Triển đã nhận ra nhiều điều khuất tất. Anh nhớ lại: “Một buổi sáng thứ 7, tôi nhận được một cuộc điện thoại của mẹ cháu T xin gặp anh, hai mẹ con đi trong đêm từ Hà Giang về Hà Nội và đang đứng tại cầu Trung Tự, gần Văn phòng. Tôi đi ra thấy 2 mẹ con cháu bé rất mệt mỏi vì bị say xe, nên chở họ đi ăn phở rồi mới ra quán cà phê hỏi han vụ việc, làm thủ tục mời luật sư, rồi gọi và trả tiền taxi cho mẹ và em cháu T ra bến xe Mỹ Đình về lại Hà Giang”. Khi được cấp giấy chứng nhận bào chữa anh lên Hà Giang vào trại tạm giam gặp cháu T. Cháu T nói với anh: “Chú là luật sư chắc cũng như điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, đều giống nhau cả thôi, cháu không thể tin được”. Anh giải thích cho cháu T hiểu và cháu T đã cung cấp cho anh một nguồn tin rất quan trọng: “Vụ việc này không chỉ có riêng cháu và chị H mà còn vài chục bạn khác nữa, phải hiến thân cho người lớn. Trong quan hệ không chỉ có thầy Sầm Đức Xương mà còn nhiều vị quan chức trong cơ quan bộ máy nhà nước và cơ quan bảo vệ pháp luật ở Hà Giang cũng dính dáng. Bọn cháu cũng phải phục vụ họ như… thầy Sầm Đức Xương”.

Choáng váng với thông tin này nhưng vì đã chuẩn bị trước và nhận thấy nút thắt đã được mở, Trần Đình Triển đã phải làm một cái việc hết sức đau lòng là đề nghị cháu học sinh tự viết nên danh sách những con người đó. Và, đây chính là bản “danh sách đen” trong vụ án suy thoái về đạo đức tại Hà Giang mà anh đã quyết tâm theo đuổi để bảo vệ công lý. Sau này, việc đó đã được Đảng và Nhà nước xử lý bằng pháp luật hoặc kỷ luật Đảng và hành chính… Điều đáng nói là vụ án tại Hà Giang kéo dài hàng năm trời, anh phải đi lên đi xuống rất nhiều lần, tốn kém công sức, tiền của nhưng vì lợi ích chung anh theo đuổi đến cùng. Để theo đuổi công lý trong vụ án này, anh đã phải đối mặt với không ít lời mặc cả, mua chuộc đầy cám dỗ thậm chí là cả những sự đe dọa nguy hiểm và trắng trợn.

Không chỉ tham gia những vụ án hình sự, anh còn tư vấn cho biết bao nhiêu doanh nghiệp bị chèn ép, bảo vệ biết bao di tích văn hóa địa phương như đình chùa, miếu mạo mà điển hình như đình làng Thành Công, đình làng Phùng Khoang, giúp đỡ hàng ngàn người dân trong các vụ tranh chấp đất đai, bị thu hồi đất…

Dù vô cùng bận rộn với công việc Luật sư nhưng Trần Đình Triển vẫn tham gia rất nhiều hoạt động khác như giảng dạy, nghiên cứu khoa học, viết sách, báo. Đặc biệt, anh còn là một tấm gương về tinh thần học tập. Bên cạnh bằng Đại học An ninh anh còn tốt nghiệp Đại học Kinh tế, Đại học Luật và bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ Luật. Chính môi trường học tập và công tác đã trang bị cho anh một khối lượng kiến thức tương đối toàn diện.

“Đầu lạnh” nhưng “trái tim hồng”

Nghề luật sư cho anh nhiều niềm vui và cũng lắm nỗi buồn! Anh vui cái vui của người thành công trong các vụ bảo vệ người dân, coi đó như lẽ sống của đời mình. Vậy nhưng, anh cũng buồn nhiều với không ít bất công, bất cập mà ngày đêm mình đang phải chứng kiến. Dũng cảm đương đầu với thử thách là bản lĩnh anh hào song biết cảm thông chia sẻ mới thực sự là con người, đặc biệt là con người có Tâm và có Tầm!

Trần Đình Triển bảo, anh vẫn còn rất nhiều day dứt. Cái day dứt của anh nhiều khi rất thời cuộc, kiểu như “nhiều lĩnh vực pháp luật chưa có tính ổn định cao, quá nhiều văn bản mâu thuẫn lẫn nhau, nhiều vấn đề bất cập với thực tiễn. Cái băn khoăn của anh là việc thực thi pháp luật, trình độ cán bộ chưa đáp ứng với hiện tại, mất bình đẳng trong việc thực thi, nhiều cán bộ còn thiếu vô tư khách quan, tham nhũng, cậy chức cậy quyền, quan liêu, địa phương cục bộ… khiến cho luật pháp chưa có hiệu lực trên thực tế, khiến xã hội vẫn còn những vụ oan khuất, dân bất bình”… Anh đau đáu khi nói về những tồn tại trong tố tụng như “Luật pháp quy định điều tra viên, kiểm soát viên, thẩm phán độc lập giải quyết theo quy định của pháp luật; nhưng trong thực tiễn diễn ra họp liên ngành, báo cáo án, thỉnh thị án, duyệt án, xin ý kiến cấp trên về đường lối xét xử… làm mất đi tính độc lập và tính tự chịu trách nhiệm của cá nhân. Thậm chí, khi sai thì không biết xử lý ai, nếu có xử oan sai thì giải quyết vô cùng khó khăn, không ai chịu trách nhiệm, vai trò luật sư sẽ bị lu mờ và hạn chế tác dụng trong những trường hợp nêu trên”.

Là người tâm huyết với nghề, sẵn sàng đánh đổi vì nghề nên Trần Đình Triển rất lo lắng với những “khoảng trống” của luật pháp chưa được kịp thời bổ sung. Anh bảo: Nói luật sư được quyền thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật để góp phần làm sáng tỏ vụ án, nhưng quy định nào của pháp luật thì không nói rõ; cơ quan, cá nhân không cung cấp tài liệu, chứng cứ cho luật sư thì luật sư cũng đành bó tay. Nâng cao vai trò tranh tụng tại Tòa, nhiều vấn đề luật sư nêu ra mà đại diện Viện kiểm sát không đối đáp được nhưng Tòa vẫn tuyên án theo cáo trạng và kết luận của đại diện Viện kiểm sát. Những vấn đề khiếu nại tố cáo [tiền khởi tố vụ án, khởi tố bị can] khi đương sự mời luật sư thì cơ quan điều tra từ chối cho rằng đây là giai đoạn xác minh luật sư không có quyền tham gia. Trường hợp bị can bị tạm giam, tạm giữ, gia đình thân chủ mời luật sư bào chữa, nhiều trường hợp ra tòa bị cáo trình bày là điều tra viên khống chế, đe dọa không cho mời luật sư nên buộc phải ký vào đơn không mời luật sư. Nhiều vụ án bị cáo ra tòa trình bày phải viết lời khai theo yêu cầu của điều tra viên, ký vào tờ giấy trắng…

Đầu lạnh thế nhưng xem ra trái tim của Trần Đình Triển vẫn còn “hồng” lắm lắm. Anh đau đáu với từng phận người nhỏ nhoi và tìm mọi cách để bảo vệ họ dù chẳng với một đồng xu, cắc bạc nào nhưng lại rất chân thành khi nói “Với tôi tư cách là một luật sư, vai trò không lớn, nhưng bản thân mình cố gắng làm tròn trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và nhân dân đã ghi nhận trong Luật Luật sư”. Một cậu sinh viên khoa Toán nửa đường chuyển sang học An ninh. Một cán bộ Công an “nhảy” sang làm chuyên gia ngân hàng rồi lại bỏ ngang về mở văn phòng luật để giúp dân. Dường như, anh là một con người đa tài mà cũng đa đoan thì phải! Thế nên, tôi đùa anh rằng, trong cái sự thực khô khan và trần trụi, thế nhưng anh vẫn còn làm thơ, viết nhạc được, vẫn cao hứng ngâm nga về một dáng Kiều thơ mộng bên triền sông La quê hương được thì liệu có lạ không?! Lúc đó, anh bảo rằng, trái tim tôi vẫn mãi mãi chung nhịp đập cùng người dân, đặc biệt là “dân đen”!

Có lẽ, đó mới chính là Trần Đình Triển như ta vẫn biết!

“Nhiều vụ việc tính chất như nhau nhưng nơi này thì xử lý hành chính, nơi kia thì không xử lý hoặc tòa này xử án treo, tòa kia xử án giam; nhiều khi việc khởi tố hay không khởi tố, bắt giam hay không bắt giam…đang nằm trong quyền uy của cá nhân chứ không phải là luật pháp. Đó là nguyên nhân tạo nên sự bất bình đẳng trước pháp luật, oan – sai, bỏ lọt tội phạm, tham nhũng và mất lòng dân”
[ Luật sư Trần Đình Triển].

Page 2

"Thăng Long - Hà Nội - thành phố rồng bay" sẽ là một chương trình nghệ thuật toàn bích trong buổi bế mạc Đại lễ chào mừng nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, nếu chẳng có những sai sót không đáng xảy ra.

"Thăng" biến thành "thanh"

Bài Bạch Đằng giang phú có đoạn: "Giặc tan muôn thuở thăng bình - Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao"

[Nguyên văn chữ Hán: "Hồ trần bất cảm động hề, thiên cổ thăng bình - Tín chi: bất tại quan hà chi hiểm hề, duy tại ý đức chi mạc kinh"].

Đoạn này đã bị đọc sai thành: "Giặc tan muôn thuở thanh bình - Bởi đâu đất hiếm cốt mình đức cao". Trong nguyên văn chữ Hán là "thăng bình", chứ không phải "thanh bình", là "hiểm" [dấu hỏi], chứ không phải "hiếm" [dấu sắc].

Trước hết THĂNG BÌNH và THANH BÌNH khác nhau ở chỗ: THĂNG BÌNH là vừa thái bình, vừa phát triển thịnh vượng, còn THANH BÌNH không bao hàm sự phát triển.

"Hiểm" bỗng hóa "hiếm"

Tuy nhiên, sai sót này là đáng tiếc nhưng cũng chưa phải là nghiêm trọng.

Điều đáng nói là "đất HIỂM" [dấu hỏi] bị đọc thành "đất HIẾM" [dấu sắc]. Sai một từ mà làm hỏng cả ý tứ sâu xa của tiền nhân.

Người trình độ bình thường nhất cũng thấy hai chữ "đất HIẾM" [dấu sắc] đi với "đức cao" là không hợp nghĩa, là vô nghĩa, ngô nghê.

Phải là "đất HIỂM" [dấu hỏi] đi với "đức cao" mới nói lên được mối quan hệ giữa "địa linh" và "nhân kiệt", mới làm nổi bật lên được vai trò, sức mạnh của "nhân kiệt" đối với "địa linh", vai trò, sức mạnh của đức cao, đức lành dân tộc.

Ta thắng giặc không chỉ bởi "đất hiểm" mà quan trọng hơn là bởi dân tộc ta có "đức cao", "đức lành".

Tư tưởng yêu nước mang đậm chất nhân văn này là tư tưởng xuyên suốt Bạch Đằng giang phú cũng như một số tác phẩm khác.

Ở bài thơ Bạch Đằng giang [Sông Bạch Đằng], Nguyễn Sưởng [thời Trần] viết: "Sự nghiệp Trùng Hưng ai dễ biết - Nửa do sông núi, nửa do người" [bản dịch].

Trong bài Xương Giang phú, Lí Tử Tấn [1378 - 1457] cũng khẳng định: "Có đức công mới lớn - Có người đất mới linh - Giữ nước không cốt ở hiểm yếu - Giữ dân không cốt ở hùng binh" [bản dịch]. Đọc "đất HIỂM" [dấu hỏi] thành "đất HIẾM" [dấu sắc], sai một từ mà làm sai lạc cả ý tứ sâu xa của tiền nhân. Không nên coi đó là điều nhỏ nhặt. Tục ngữ có câu "sai một li đi một dặm".

"Núi sông" hay "nước non"?

Bài Bình Ngô Đại cáo cũng bị đọc không chính xác.

Câu "Núi sông bờ cõi đã chia" [nguyên văn chữ Hán: "Sơn xuyên chi cương vực kí thù"] bị đọc thành "Nước non bờ cõi đã chia".

Đó là chưa kể, người đọc đã lấy bản dịch cũ: "Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương". Câu này phải là "Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế [hoặc làm đế] một phương " [nguyên văn chữ Hán: "Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương"].

Cần lưu ý là ở bài Nam quốc sơn hà, tác giả đã thể hiện một ý thức dân tộc sâu sắc và mạnh mẽ qua từ "đế" [Nam đế cư]. Ở Bình Ngô Đại cáo, Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc sâu sắc và mạnh mẽ đó: "các đế nhất phương".

Nhiều bản dich trước đây dịch là "làm chủ" hoặc "hùng cứ" thì nay đều đã bỏ mà giữ nguyên chữ "đế" để giữ nguyên giá trị to lớn của tác phẩm. "Hùng cứ" và "làm đế" là rất khác nhau cả về tính hợp pháp và quyền lực làm chủ.

Bạch Đằng giang phú và Bình Ngô Đại cáo đều là những áng văn bất hủ, được giảng trong nhà trường. Nếu không nói ra những sai sót đó thì khi chương trình này đến với bạn bè quốc tế, những người tìm hiểu về Việt Nam, hiểu biết về Việt Nam, sẽ nghĩ gì ? Những sai sót lẽ ra không đáng có ở một chương trình hoành tráng và được xem là khá toàn bích.

Đêm 10 tháng 10 năm 2010

 Khuất Hậu [vietnamnet.vn]

Page 3

 
Ông David B.Shear là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam thứ 5 kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1995 

Trước khi được bổ nhiệm, ông David B.Shear là Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ khu vực Đông Á - Thái Bình Dương.  Gia nhập ngành ngoại giao từ 1982, ông từng công tác tại Sapporo, Bắc Kinh, Tokyo và Kuala Lumpur.

Tại Washington, ông làm việc tại Văn phòng về Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc và là trợ lý đặc biệt của Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề chính trị.

Ông David B.Shear từng giữ chức giám đốc Văn phòng Trung Quốc và Mông Cổ từ 2008, 2009, được bổ nhiệm làm Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ từ tháng 9/2009. Ông cũng từng làm việc tại phái đoán Mỹ tại Liên hợp quốc. 

Ông có bằng cử nhân của trường Đại học Earlham và bằng M.A của trường Johns Hopkins về nghiên cứu quốc tế.

Đây là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam thứ 5 kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1995.

Theo thông lệ ngoại giao, tân Đại sứ được bổ nhiệm sẽ tới Việt Nam để trình quốc thư lên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trước khi bắt đầu các hoạt động ngoại giao chính thức trong nhiệm kỳ.

Linh Thư

Page 4

Không có con số thống kê quốc gia về tỉ lệ có việc làm của sinh viên có bằng đại học tại chức, tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng cho biết, bằng tại chức trên thực tế không được "chào đón" mặn mà bởi các doanh nghiệp. 

 Bằng đại học tại chức cũng gặp khó ở doanh nghiệp

Bằng cấp không phải là yếu tố quan trọng nhất. Các nhà tuyển dụng rất thực tế, họ không đánh giá ứng viên bởi những bằng cấp mà đánh giá thực chất trình độ chuyên môn của ứng viên đó.

Một đại diện của Công ty Nhân tài Việt, công ty chuyên tuyển dụng nhân sự cho các doanh nghiệp cho biết, "có khoảng 60-70% các doanh nghiệp vẫn nêu rõ ứng viên xin việc phải có bằng đại học chính quy".

"Chẳng hạn, những ứng viên có bằng tại chức kế toán rất khó xin được việc làm tại các doanh nghiệp".

"30-40% các doanh nghiệp còn lại không quan tâm đến bằng cấp của ứng viên mà chú ý đến kinh nghiệm làm việc. Một người có bằng tại chức nhưng có kinh nghiệm làm việc lâu năm, giỏi về lĩnh vực của mình vẫn thắng những sinh viên có bằng đại học chính quy nhưng vừa mới tốt nghiệp", chuyên gia tuyển dụng công ty Nhân tài Việt tiết lộ.

Chuyên gia này cũng cho biết, không thể phủ nhận là có hiện tượng người có bằng tại chức làm việc không hiệu quả, năng lực kém, nhưng cũng không vì thế mà phủ nhận hoàn toàn những người có bằng đại học tại chức.

Ông Lê Tánh, Tổng giám đốc công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam [VNPay] cho biết, trong quá trình phỏng vấn ứng viên tuyển dụng, ông không để ý đến bằng cấp của người đi xin việc mà nhìn vào năng lực và kinh nghiệm của họ. Theo ông, đối với những doanh nghiệp không thuộc Nhà nước, người ta không nặng nề về bằng cấp mà quan trọng là hiệu quả công việc.

Theo quan điểm cá nhân, ông Lê Tánh đánh giá cao chất lượng của người đã có bằng đại học thứ nhất và đi học thêm một bằng đại học thứ hai hơn là một người chỉ có một bằng ĐH là bằng tại chức.

Đối với công ty nước ngoài hay liên doanh, thậm chí bằng chính quy còn khó cạnh tranh, chứ đừng nói tới bằng tại chức. 

Đại diện công ty Navigos Group cho rằng "bằng cấp không phải là yếu tố quan trọng nhất. Các nhà tuyển dụng rất thực tế, họ không đánh giá ứng viên bởi những bằng cấp mà đánh giá thực chất trình độ chuyên môn của ứng viên đó. Nhưng ngược lại, bằng cấp cũng phần nào phản ánh trình độ học vấn, hoàn cảnh, góc nhìn nhận vấn đề của ứng viên". 

"Đó là lý do vì sao có nhiều vị trí, các nhà tuyển dụng rất thích những người đã du học nước ngoài vì những người du học nước ngoài thường có cái nhìn cởi mở hơn và dễ thích nghi hơn".

Cần có một kỳ thi chung cho chính quy và tại chức

Đại diện của Navigos Group cho biết: " Nếu chỉ nhìn vào tấm bằng mà không đánh giá chủ nhân của tấm bằng, thì rõ ràng một tấm bằng đại học chính quy có lợi thế hơn". 

"Nói nôm na theo cách hiểu của nhiều người thì tấm bằng chính quy thể hiện chủ nhân của tấm bằng đó được đào tạo theo chương trình chính quy và tập trung toàn bộ thời gian cho việc học tập, trong khi đó tấm bằng tại chức thể hiện chủ nhân của nó có thể là người vừa đi làm, vừa đi học hoặc là người chưa đến được con đường đại học chính quy. Tuy nhiên, nếu đánh giá về người chủ nhân của tấm bằng thì đôi khi câu chuyện lại hoàn toàn khác".

Một chuyên gia về tuyển dụng nhân sự cao cấp cho biết những công ty nước ngoài khi tuyển nhân sự cũng không để ý đến bằng cấp của người đi xin việc. 

Tuy nhiên, nếu cần nhân sự cho vị trí cao cấp như từ vị trí trưởng phòng trở lên thì chỉ nhìn vào những người đã có bằng cấp từ nước ngoài. Không chỉ có thế, ngoài bằng cấp "xịn",  ứng viên cần phải chứng minh được kinh nghiệm làm việc của mình trong lĩnh vực ứng tuyển.Là một người đã từng du học tại Úc, chuyên gia này cho biết, tại nước Úc, các ngân hàng tuyển nhân sự cực kỳ khắt khe. Chẳng hạn, 1.000 người thi tuyển, họ chỉ lựa được khoảng 50 người mỗi năm. Thậm chí, những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc hệ chính quy của các trường ĐH mới được tham gia thi tuyển.

Theo ý kiến cá nhân của chuyên gia này, việc tuyển những người thật xuất sắc vào các cơ quan Nhà nước là cực kỳ quan trọng. Họ là người làm chính sách, vì thế nếu không giỏi thì cả xã hội sẽ bị ảnh hưởng.

Trong quá trình học tập tại nước Úc, chuyên gia này chứng kiến rất nhiều người phải đi học vào buổi tối vì ban ngày phải đi làm. Tuy nhiên, họ vẫn tham gia cùng một kỳ thi với những người học chính quy và nếu đạt yêu cầu, họ cũng nhận được bằng cấp như người học chính quy.

"Nếu ở Việt Nam, có một kỳ thi chung cho người học hệ chính quy và tại chức và chỉ cấp một loại bằng thì bằng cấp sẽ thực chất hơn rất nhiều", vị chuyên gia nhận xét.
 

Page 5

 “Chóng mặt” là từ mà báo Tuổi Trẻ dùng để mô tả về quy mô của đào tạo tại chức. Trong khi đó, trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên, Vụ phó ĐH Bộ GD-ĐT nói không biết rõ quy mô hiện nay của hệ đào tạo này. Trên các báo Gia đình & Xã hội, Dân Trí, lãnh đạo một số trường ĐH đã nói về lộ trình giảm hoặc tiến tới chấm dứt hệ đào tạo này.

 Ông Phan Mạnh Tiến [Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT]: “Cũng không biết rõ quy mô hiện nay của hệ tại chức”

  
 

Việc đánh giá chất lượng thì mới chỉ dựa vào định tính. Thực tế, trong thời gian qua, do quản lý chặt chẽ hệ đào tạo này nên số lượng sinh viên giảm đi đáng kể. Nhiều trường cho biết không tuyển sinh được hệ đào tạo này. Theo tôi, nguyên nhân là do họ thấy học căng thẳng và thi khó khăn nhưng bằng cấp lại bị xã hội phân biệt. Thứ hai là những năm gần đây chỉ tiêu chính quy rất lớn nên họ sẽ tập trung đào tạo hệ chính quy. 

Trong thời gian qua, vì Bộ giao chỉ tiêu chung nên không tách bạch được chỉ tiêu cho hệ tại chức là bao nhiêu. Do đó, cũng không biết rõ quy mô hiện nay của hệ tại chức. Theo dự đoán, số lượng hiện nay khoảng 400.000 - 500.000 người so với tổng quy mô sinh viên là 1,9 triệu.

Nhà báo Thanh Hà, báo Tuổi TrẻChóng mặt với số lượng

Hiện tại, cứ ba người học ĐH, CĐ thì có một người học hệ tại chức. Thậm chí ở một số trường ĐH, tỉ lệ này là 1/1. Đó là kết quả của sự bùng nổ quy mô đào tạo tại chức vài năm gần đây.

Năm 2010, các trường ĐH, CĐ được Bộ GD-ĐT giao tổng chỉ tiêu đào tạo tại chức, văn bằng 2, liên thông với hơn 322.000 chỉ tiêu, tương đương tới 62,9% so với tổng chỉ tiêu đào tạo của hệ chính quy. Trong đó, hệ vừa học vừa làm [tại chức] có “phần bánh” to nhất. Tổng chỉ tiêu tại chức của các trường ĐH, CĐ tăng đáng kể so với vài năm trước và hiện đã vượt qua tỉ lệ 50% so với hệ chính quy.

  
  Ảnh: GD-XH

Nhiều trường ĐH luôn ở tình trạng chưa đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên quá tải với hệ chính quy nhưng vẫn mở rộng hệ tại chức.

Trường ĐH càng lớn, quy mô đào tạo chính quy càng đông lại càng tuyển nhiều sinh viên tại chức. Không ít trường ĐH có chỉ tiêu tại chức lên tới 80% so với đào tạo chính quy như ĐH Thái Nguyên, các trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Luật TP.HCM, ĐH Ngoại thương, ĐH Thương mại, ĐH Quy Nhơn, Học viện Ngân hàng... Thậm chí nhiều trường tuyển hệ tại chức bằng hoặc cao hơn cả chỉ tiêu đào tạo hệ chính quy như ĐH Vinh, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Đồng Tháp...

Đáng ngạc nhiên hơn, có không ít trường ĐH mới thành lập, các trường ĐH ngoài công lập được xác định chỉ tiêu ĐH tại chức rất lớn. Hàng loạt trường ngoài công lập có chỉ tiêu tại chức năm 2010 lên tới vài ngàn, đạt 80% so với chỉ tiêu hệ chính quy như ĐH Bình Dương, ĐH Lạc Hồng, ĐH Hồng Bàng, ĐH dân lập Kỹ thuật công nghệ TP.HCM... trong đó có những trường tỉ lệ bình quân sinh viên/giảng viên ngấp nghé mức 40.

PGS. TS Nguyễn Văn Nhã - Trưởng Ban Đào tạo [ĐHQG Hà Nội]:  10 năm tới ĐHQG chấm dứt hệ tại chức

  
 

Hàng năm, chỉ tiêu tuyển sinh tại chức do Bộ GD-ĐT quy định. Ngoài một số trường ĐH lớn, nhìn chung, các trường chưa đổi mới cách thức đào tạo tại chức nên chất lượng còn thấp. Đặc biệt, khi hệ chính quy chuyển qua đào tạo theo hệ thống tín chỉ, khoảng cách giữa hai hệ đào tạo này càng lớn. 

Tuy nhiên, các trường vẫn phải đào tạo hệ này vì đáp ứng được nguồn nhân lực cho nhiều đơn vị, bởi không hẳn cơ quan nào cũng yêu cầu người lao động được tuyển dụng phải đạt trình độ ĐH hoặc tiến sĩ. 

Mặc dù đáp ứng nhân lực cho một số bộ phận doanh nghiệp, cơ quan nhà nước nhưng để nâng cao hơn nữa chất lượng đầu vào, riêng hệ thống ĐHQG Hà Nội, tiến tới sẽ thu hẹp quy mô đào tạo hệ vừa học vừa làm để đầu tư toàn bộ cho hệ đào tạo chính quy và đặc biệt là hệ sau ĐH. Mỗi năm, ĐHQG Hà Nội sẽ giảm khoảng 10% chỉ tiêu hệ đào tạo tại chức. Tiến tới đến khoảng năm 2020, hệ đào tạo này của ĐHQG Hà Nội sẽ không còn nữa. 

GS.TS Nguyễn Cảnh Lương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà NộiMỗi năm thu hẹp khoảng 10%

  
  

Hiện tại, hệ đào tạo tại chức ở trường khá ổn định với quy mô khoảng 8.000 - 10.000 SV. Nhà trường chủ trương tuyển hệ tại chức với con số vừa phải để đảm bảo chất lượng đào tạo. 

Tiến tới, nhà trường cũng sẽ thu hẹp hệ đào tạo này để tập trung cho đào tạo chính quy và sau ĐH nhiều hơn. Đến năm nào sẽ chấm dứt hệ đào tạo này, phải có lộ trình cụ thể. Riêng năm 2010, hệ tại chức ở ĐH Bách khoa Hà Nội đã giảm khoảng 10% chỉ tiêu so với năm ngoái. 

PGS.TS Trần Văn Nam - Giám đốc ĐH Đà Nẵng: Chấp nhận “ế” học viên tại chức để đảm bảo chất lượng đào tạo

  
 

Yêu cầu về bằng cấp, trình độ nhân sự là tiêu chí riêng của mỗi nhà tuyển dụng. Ngay cả ĐH Đà Nẵng khi tuyển dụng giảng viên cũng có yêu cầu nguồn nhân sự phải tốt nghiệp hệ đào tạo hệ chính quy loại khá, giỏi để đáp ứng được yêu cầu của công việc tại trường.

Hiện nay, các học viên theo học hệ tại chức đang ngày càng trẻ hóa. Trước đây, học viên hệ này chủ yếu là những người đã đi làm. Vì nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn, vì yêu cầu của công việc, họ đăng ký học thêm. Nhưng hiện nay, không ít học viên chọn học hệ tại chức vì chuẩn thi tuyển đầu vào “dễ thở” hơn hệ chính quy.

Ở góc độ quản lý giáo dục, chủ trương của ĐH Đà Nẵng là tổ chức thi tuyển “đầu vào” nghiêm túc và sàng lọc kỹ “đầu ra”. Sinh viên tốt nghiệp đại học hệ tại chức tại ĐH Đà Nẵng chỉ đạt tỷ lệ từ 30- 50% so tổng số sinh viên đã theo học. Thậm chí, có ngành tỷ lệ này chỉ đạt từ 10- 15%. Chẳng hạn như ngành Xây dựng dân dụng tại ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Có cả ngành không mở được lớp như ngành Kế toán. 

Số lượng sinh viên theo học hệ tại chức tại Trường ĐH Đà Nẵng cũng ít hơn hẳn so với sinh viên hệ chính quy. Chẳng hạn, trong hơn 20 nghìn sinh viên tại ĐH Bách khoa Đà Nẵng chỉ có hơn 5 nghìn sinh viên đang học hệ tại chức. 

Không phải không có người muốn học mà họ không chọn ĐH Đà Nẵng vì sợ khó đậu, khó tốt nghiệp. Số lượng học viên càng nhiều càng tạo thêm nguồn thu cho nhà trường. 

Nhưng để đảm bảo chất lượng đào tạo, chúng tôi phải chấp nhận “ế” sinh viên hệ tại chức. Chúng tôi chấp nhận việc không mở được lớp chứ không thả lỏng chất lượng đào tạo. Nên khi trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên ĐH hệ tại chức, chúng tôi mới thực sự “đau lòng” khi những người thực sự cầu tiến, học hành đàng hoàng, chăm chỉ, khó lắm mới lấy được tấm bằng lại bị đánh đồng với những tấm bằng ĐH tại chức nhận được dễ dàng hơn. 

Page 6

ĐTVN đã 9 trận liền không thắng. Với HLV Calisto, con số đó là 11. Nhưng tất cả đã được giải tỏa như nắng hạn gặp mưa rào, ở trận ra quân AFF Cup 2010. Chính HLV Myanmar đã phải thừa nhận chiến thắng 7-1 nghiêng về phía ĐTVN chính là tiếng nói của nhà vô địch!

Trước trận đấu với Myanmar, phải thừa nhận rằng người hâm mộ không khỏi hoài nghi về sức mạnh của ĐTVN. Liên tiếp hơn 2 tháng chỉ biết thua và hòa, đội bóng của HLV Calisto lặp lại y chang bước chạy đà tồi tệ như hồi AFF Cup 2008.


Tuy nhiên, vào thời điểm này, có cảm giác ĐTVN bế tắc và lâm vào ngõ cụt hơn bao giờ hết, khi mất nguyên cặp tiền đạo Việt Thắng - Công Vinh, đồng thời hàng loạt trụ cột ở hàng phòng ngự sa sút phong độ. Đã thế, sự kiên cường của Philippines - đội bị coi là "lót đường" ở bảng B - càng khiến cho nhiệm vụ tìm vé bán kết của thầy trò ông Tô trở nên khó khăn hơn.

Nhưng dưới muôn vàn sức ép, ĐTVN bỗng trút bỏ hết sự ì ạch, chậm chạp thường thấy để chơi một thứ bóng đá hấp dẫn nhất trong vòng 2 năm qua. Lần đầu tiên được lĩnh ấn tiên phong, tiền đạo Anh Đức đã thể hiện phong độ ấn tượng bằng một cú đúp, trong đó có pha mở tỷ số rất quan trọng.

Minh Phương đã rất lâu rồi mới có một cú đá phạt đẳng cấp đến thế. Vũ Phong, Tấn Tài đồng loạt nổ súng trong một buổi tối mà hai cánh của ĐTVN tạo ra uy lực đến bất ngờ...

Ngay cả những nhân tố trẻ cũng làm cho HLV Calisto hài lòng. Trong một thế trận hoàn toàn thoải mái, ông đã tạo điều kiện cho Thanh Trung, Trọng Hoàng được thử thách nhiều hơn. Họ đã không làm ông thất vọng, khi Hoàng "bò" ghi 2 bàn, còn Trung "béc" cũng góp một đường kiến tạo như dọn cỗ.

Tất nhiên, cơn mưa bàn thắng là một kết quả ngoài mong đợi, nhưng nếu bị nó làm cho mê hoặc thì lại không phải là điều mà ông Calisto mong muốn.


Ông khen ngợi các học trò đã chơi bóng đúng với ý thức của người chuyên nghiệp, nhưng cũng không quên một sự thật là họ đã phung phí quá nhiều cơ hội. 7 bàn thắng - theo ông Tô - vẫn chưa thể coi là viên mãn, nếu nhìn vào hiệu suất ghi bàn.

Đừng nghĩ "thầy phù thủy" quá cầu toàn. Myanmar thua đến mức độ... hoang tàn đến thế là bởi họ chơi quá cứng nhắc và non nớt. Nếu các cầu thủ Myanmar chủ động kìm hãm và phá nát trận đấu sau khi họ có bàn gỡ hòa 1-1, ĐTVN hẳn là đã không có chiến thắng quá dễ dàng.

Philippines và Singapore - hai đối thủ còn lại của bảng B đều có thể lực, sự dẻo dai và tinh thần chiến đấu không khoan nhượng. Họ trội hơn hẳn Myanmar ở khả năng triệt tiêu lối đá của đối phương. Đó mới là lúc các chân sút Việt Nam cần chắt chiu cơ hội, kẻo lại phải tiếc nuối về chuyện no dồn đói góp.

Nhưng dù sao, đấy cũng là chuyện của 3 ngày tới. Ngay lúc này đây, thầy trò ông Tô đã có quyền tự thưởng cho mình một đêm ngon giấc khi trút được gánh nặng ngàn cân.

Hôm qua, người Thái suýt thua Lào. Indonesia được tâng bốc là ứng viên mới cho ngai vàng AFF Cup cũng chỉ có 5 bàn thắng vào lưới Malaysia. ĐTVN mặc nhiên đang có thành tích ấn tượng nhất sau loạt trận đầu tiên. Liệu đó có phải là tiếng nói của nhà vô địch?

Có thể lắm! Với điều kiện ĐTVN biết trở lại mặt đất sau bữa đại tiệc khai màn... 
  Theo Bài & ảnh: Anh Đức

Page 7

Giới đầu tư Mỹ tại Việt Nam lo lắng hệ thống tiền tệ của Việt Nam với sự thiếu ổn định cho các kì vọng về giá trị của đồng Việt Nam, đang làm suy giảm lòng tin - cả đối với nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài.

 

Lo ngại lạm phát


Nhận định trên do Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam [Amcham] Hank Tomlinson đưa ra sáng nay [2/12] tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - diễn đàn thường niên đối thoại giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước trước thềm Hội nghị Nhóm các nhà tư vấn tài trợ [CG].

Thành công của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài phần lớn nhờ vào kỳ vọng về sự ổn định kinh tế và chính trị. Song, theo ông Hank Tomlinson, cách tiếp cận của Chính phủ đối với chính sách kinh tế và tiền tệ đang "đặt ra các vấn đề về tín nhiệm và lòng tin".

Ảnh: XL

Theo ông, những dự đoán về việc đồng Việt Nam mất giá liên tục khiến người dân và doanh nghiệp không còn muốn giữ tiền đồng, khiến cho tiền đồng ngày càng trở nên mất giá trị với vai trò là tài sản lưu giữ, ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng.  Ông khuyến nghị việc phổ biến chính sách tiền tệ rõ ràng, minh bạch giúp tăng cường lòng tin vào quản lý kinh tế vĩ mô. 

Amcham cũng bày tỏ lo ngại về tình trạng lạm phát ngày càng tăng.  "Áp lực tăng lên về giá ngày càng tăng trên mọi mặt gây ra áp lực giảm giá trị đối với tiền đồng", ông nói.

Trấn an các nhà đầu tư, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Đặng Huy Đông khẳng định"chính sách tiền tệ của Việt Nam đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát". Theo ông Đông, kinh tế Việt Nam năm qua đã bước đầu phục hồi, sớm ra khỏi suy giảm, dù vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn và khó khăn. GDP quý sau phát triển cao hơn quý trước theo trình tự 5,8 - 6,4- 7,16 và 7,2%. Cả năm 2010 GDP đạt 6,7%, cao hơn chỉ tiêu do Quốc hội đề ra là 6,5%.

"Nhờ sự lãnh đạo đúng đắn và chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Việt Nam đạt nhiều thành tựu cơ bản và hoàn thành nhiều mục tiêu đưa ra của 2010... Kinh tế vĩ mô có bước cải thiện, cán cân cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được đảm bảo", ông nói. 

Cùng khẳng định các kết quả đạt được song Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc thừa nhận vấn đề lạm phát và giá cả, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, vấn đề tiền tệ và tỷ giá đang là các thách thức lớn của Chính phủ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô hiện nay.

6 tháng chờ đợi và 1 giấy phép


Thay vì các "nút thắt" quen thuộc về nhân lực, hạ tầng... các doanh nghiệp năm nay nhấn mạnh nhiều vào các giải pháp về điều hành như cải cách thủ tục hành chính.

Tham nhũng tiếp tục là vấn đề chủ yếu ở Việt Nam nhưng nhà đầu tư cho rằng nỗ lực chống tham nhũng trong suốt 6 năm qua vẫn có ít tiến bộ. 

Ngăn chặn và kiểm soát tham nhũng là giải pháp ưu tiên hàng đầu được cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài kiến nghị Chính phủ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh.

Báo cáo điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh năm 2010 công bố tại Diễn đàn cho hay hơn 65% doanh nghiệp đánh giá có sự cải thiện về thủ tục hành chính. 

Tuy nhiên, giải pháp hàng đầu mà cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ cải thiện môi trường kinh doanh vẫn là"tiếp tục cải cách hành chính, bãi bỏ các giấy phép, quy định, thủ tục không cần thiết hay không nhất quán".

Một số doanh nghiệp tỏ ra "sốt ruột" về cải cách hành chính, than phiền việc bộ máy thiếu chuyên nghiệp, khiến chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả đang tăng lên. Có quy định ở trên thì tốt nhưng về cấp địa phương thì thực hiện "rất méo mó và chậm trễ", việc thực hiện thủ tục vẫn nặng về "xin - cho"... Tại Diễn đàn, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu [Eurocham] Alain Cany kiến nghị Chính phủ áp dụng mô hình "một cửa" cho thủ tục đăng ký kinh doanh và cấp giấy phép đầu tư. Ông cho hay các nhà đầu tư đã phải đợi từ 5 đến 6 tháng để có được một giấy phép đầu tư tại Việt Nam trong khi các nước khác trong khu vực chỉ mất có 5 hoặc 6 tuần. 

Phát triển hạ tầng giá rẻ bằng mọi giá?

Có nên phát triển hạ tầng giá rẻ bằng mọi giá để thu hút đầu tư nước ngoài là vấn đề mà Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội nêu tại Diễn đàn. Theo Hội, vấn đề thu hút đầu tư cần được đánh giá lại và có điều chỉnh khi hiện có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam theo hình thức 100% vốn nước ngoài, chỉ sử dụng đất đai, lao động giá rẻ, tiếp cận nguồn năng lượng, cơ sở hạ tầng giá rẻ do chính phủ ra sức đầu tư.    

Ảnh:XL

Trong khi đó, nhà đầu tư hầu như không phát triển và sử dụng công nghiệp phụ trợ địa phương, ít đóng thuế do khéo léo chuyển giá, sau đó để lại một nguồn nhân lực "kiệt quệ" và nhiều tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, cũng như môi trường xã hội.  Về cơ sở hạ tầng, theo ước tính, Việt Nam dự kiến cần khoảng 70 đến 80 tỉ USD để đầu tư riêng vào cơ sở hạ tầng cho đường bộ, đường xe lửa và cảng biển trong 2 đến 10 năm tới. Amcham cho rằng, vẫn có những "thiếu hụt" trong phát triển cơ sở hạ tầng then chốt, đặc biệt là các con đường nối liền các tỉnh, thành, cầu, kể cả các đường tiếp cận, điện năng, các cảng biển có vị trí chiến lược và các cơ sở hạ tầng trên đất liền có liên quan và phương tiện vận chuyển công cộng liên tỉnh như đường sắt lân cận các cảng đó.

Để nâng cấp cơ sở hạ tầng, Eurocham kiến nghị các dự án hợp tác đối tác công tư như nhân tố quan trọng chính để Việt Nam nâng cải thiện tình hình.

Lợi thế nhân công giá rẻ không kéo dài mãi Giám đốc khu vực, Tổ chức Tài chính Quốc tế [IFC] Simon Andrew cho rằng  các doanh nghiệp ngày càng khó khăn trước áp lực thiếu lao động kỹ năng, có tay nghề.  Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội, hơn 65% lực lượng lao động của Việt Nam không có kỹ năng chuyên môn.  Báo cáo điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh năm 2010 cũng cho hay lý do chính được nêu ra khiến những doanh nghiệp điều tra dự kiến chỉ duy trì quy mô kinh doanh như hiện tại là các vấn đề về lao động như thiếu lao động có kỹ năng, tay nghề với chi phí cạnh tranh [chiếm 57,45%].

Chủ tịch Amcham Hank Tomlinson nói Việt Nam sẽ không thể chiến thắng trong cuộc chơi toàn cầu hóa nếu chỉ dựa trên yếu tố nhân công giá rẻ. Do đó, Chính phủ bắt buộc phải có những biện pháp cải thiện và nâng cao trình độ kỹ năng của lực lượng lao động

Theo Xuân Linh [vietnamnet.vn]

Page 8

Wikileaks, trang web thường đăng tải những thông tin rò rỉ và ẩn danh, đã bắt đầu tiết lộ hàng loạt bản tin mật do các sứ quán Mỹ gửi đi, tạo cái nhìn xuyên thấu vào những lo ngại toàn cầu của Mỹ.


Những tiết lộ chấn động của Wikileaks gồm báo cáo của một số lãnh đạo Ả rập gồm cả Quốc vương Ả rập Xê út Abdullah thúc giục Mỹ tấn công Iran và chấm dứt chương trình hạt nhân của nước này.

Một số lo ngại khác gồm an ninh vật liệu hạt nhân của Pakistan, loại vật liệu có thể dùng để chế tạo vũ khí nguyên tử.

Việc tấn công máy tính lan tràn của chính phủ Trung Quốc cũng được đề cập tới.

Chính phủ Mỹ đã lên án việc tiết lộ hàng trăm nghìn tài liệu của Wikileaks vì nó đặt tính mạng của các nhà ngoại giao và nhiều người khác vào nguy hiểm.

Người sáng lập Wikileaks Julian Assange lại cho rằng nhà chức trách Mỹ sợ phải chịu trách nhiệm. Cho tới giờ, Wikileaks chỉ đăng tải khoảng 200 trong số 251.287 tài liệu mà họ có được. Tuy nhiên, toàn bộ tài liệu đã được chuyển cho 5 cơ quan thông tấn và phát hành, gồm cả New York Times và Guardian, Anh.

Những thông tin bị lộ gồm:

- Iran cố cải tạo rocket của Triều Tiên để dùng làm tên lửa tầm xa.

- Tham nhũng trong nội bộ chính phủ Afghanistan, lo ngại tăng lên khi một quan chức cấp cao bị phát hiện mang hơn 50 triệu USD tiền mặt trong chuyến đi nước ngoài.

- Mặc cả để làm trống nhà tù ở Vịnh Guantanamo, gồm cả việc các nhà ngoại giao Slovenia được yêu cầu tiếp nhận các tù nhân được phóng thích để đảm bảo họ có được một cuộc gặp với Tổng thống Obama.

- Năm 2007, Đức được cảnh báo không thực thi lệnh bắt các nhân viên CIA, Mỹ có liên quan tới một chiến dịch, mà trong đó, một công dân Đức vô tội có cùng tên một nghi phạm, đã bị bắt và giam giữ tại Afghanistan.

- Các quan chức Mỹ được Ngoại trưởng Hillary chỉ thị phải do thám giới lãnh đạo Liên Hợp Quốc.

- Quan hệ cực kỳ thân thiết giữa Thủ tướng Nga Putin với người đồng nhiệm Italia Silivio Berlusconi.

- Mối liên hệ đáng nghi giữa chính phủ Nga và tội phạm có tổ chức.

- Tổng thống Yemen nói chuyện với Chỉ huy khu vực Trung Đông của Mỹ vào thời điểm đó là Tướng David Petraeus về các cuộc tấn công vào căn cứ của Al Qaeda tại Yemen và tuyên bố: "Chúng tôi sẽ nói đó là bom của Yemen chứ không phải của Mỹ".

- Mỹ lúng túng trong việc ngăn Syria cung cấp vũ khí cho Hezbollah tại Lebanon.

- Mỹ mô tả, so sánh lãnh đạo các quốc gia khác bằng các nhân vật gây sốc.

- Quan chức Mỹ và Hàn Quốc thảo luận về các kế hoạch thống nhất hai miền Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng sụp đổ.

Những bản tin bị rò rỉ của đại sứ quán Mỹ ở các nước gồm cả thông tin hiện nay lẫn trong quá khứ, gồm cả một đoạn chú ý từ năm 1989 của một nhà ngoại giao Mỹ tại Panama City về những khả năng để ngỏ cho lãnh đạo Panama Manuel Noriega, đồng thời đề cập ông này như một bậc thầy của sự sinh tồn. Nhà ngoại giao này dường như không biết Mỹ sẽ tấn công Panama một tuần sau đó và bắt Noriega.

Không ai bị kết tội đã chuyển các tài liệu ngoại giao cho Wikileaks nhưng nghi ngờ hiện đang dồn vào binh nhì Bradley Manning, một nhà phân tích tin tình báo bị bắt tại Iraq hồi tháng 6 và bị buộc tội vì để rò rỉ thông tin mật của Mỹ cho tổ chức của Julian Assange [Wikileaks] trong vụ trước đó.

  • Hoài Linh [Theo BBC, Mail, Reuters]

Chân dung nghi phạm chính vụ lộ tài liệu mật trên WikiLeaks

Wikileaks: Hillary Clinton tò mò về nữ Tổng thống Argentina

Wikileaks sở hữu hơn 3.100 tài liệu về Việt Nam?

Phát hiện nơi cất giấu vũ khí hạt nhân của Mỹ

Page 9

Nghi phạm chính trong đợt rò rỉ các thông tin mật đang gây chấn động thế giới là quân nhân Mỹ Bradley Manning, một người đồng tính lớn lên ở Anh.

Sĩ quan tình báo quân sự 23 tuổi tính tình nóng nảy này bị bắt ở Iraq hồi tháng 6 vừa qua và bị cáo buộc là thủ phạm đã cung cấp thông tin cho WikiLeaks trong đợt rò rỉ trước. Các công tố viên Mỹ buộc tội binh nhì Manning tiết lộ một bản sao video cảnh một máy bay Mỹ tấn công ở Baghdad hồi tháng 7/2007 làm hai phóng viên và một thường dân thiệt mạng. Đoạn video này là đầu tiên trong số 200.000 tài liệu mật bị rò rỉ. Binh nhì Manning, người được phân công tới một tiểu đoàn hỗ trợ thuộc Sư đoàn Sơn cước số 10 ở Iraq, bị buộc tội "chuyển các tài liệu mật trên máy tính cá nhân, cài đặt phần mềm trái phép vào một hệ thống máy tính mật và "liên lạc, truyền tải và phát tán thông tin quốc phòng cho một nguồn trái phép". Đang bị giam giữ ở căn cứ Quantico thuộc Virginia, Manning phải đối mặt với tối đa 52 năm tù. Mỹ tin rằng binh nhì này đứng sau vụ rò rỉ tài liệu mật liên quan tới cuộc chiến ở Iraq, Afghanistan và các công văn, thư từ mật của Bộ Ngoại giao.

Bradley Manning [phải] và bạn

Mẹ của Manning chuyển tới Mỹ năm 1979 sau khi lấy cha của Bradley, một cựu quân nhân. Sinh Bradley ở Oklahoma nhưng bà Manning đã đưa con trai trở về quê hương ở Wales, Anh, sinh sống sau khi li dị chồng. Bradley Manning học phổ thông ở Haverfordwest. Các bạn học cũ miêu tả Manning là một người nóng nảy nhưng rất mê máy tính. "Cậu ấy khá trầm lặng và được giáo dục rất khắt khe", một người bạn tên là Jenna Morris kể. "Manning đã trải qua một thời kỳ khó khăn ở Wales với mẹ, bởi vì chuyển tới một đất nước khác sau một sự đổ vỡ không phải là điều dễ dàng. Cậu ấy sống khá thui thủi và không có nhiều bạn bè". Sau khi bỏ học, Manning trở lại Mỹ để sống cùng cha. Anh ta tìm được việc làm tại nhà hàng Incredible Pizza một thời gian rồi nhập ngũ. Được phân công tới Iraq, Manning đăng tải nhiều suy nghĩ bi quan trên trang mạng Facebook. Vào ngày 12/1, Manning viết: "Bradley Manning không muốn cuộc chiến này. Quá nhiều để mất, quá nhanh". Trong một thông điệp dường như là nhằm vào quân đội Mỹ, Manning viết: "Bradley Manning không phải là một bộ phận thiết bị". Manning bị bắt hồi tháng 6 sau khi nhà báo Mỹ Adrian Lamo nói với các nhà chức trách rằng binh nhì Manning mà ông đã có dịp trò chuyện là khởi nguồn của các vụ rò rỉ. Lamo cho biết, ông làm như vậy là vì lương tâm.

Thanh Hảo [Theo Daily Mail]

Page 10

Trung Quốc và Nga đã quyết định bỏ đồng USD và dùng tiền của hai nước trong thương mại song phương, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và người đồng nhiệm Putin vừa thông báo.

Các chuyên gia Trung Quốc cho biết, động thái trên phản ánh sự quan hệ gần gũi hơn giữa Bắc Kinh và Moscow và không nhằm thách thức đồng USD mà chỉ bảo vệ nền kinh tế nội địa.

"Về những thỏa thuận mậu dịch, chúng tôi quyết định sử dụng đồng tiền của mình", Thủ tướng Putin phát biểu tại cuộc họp báo chung với ông Ôn Gia Bảo tại St.Peterburg hôm 23/11.

Nga và Trung Quốc đã quen sử dụng những đồng tiên khác, đặc biệt là USD cho thương mại song phương. Kể từ khi khủng hoảng tài chính nổ ra, các quan chức hai nước đã bắt đầu khám phá những khả năng khác.

Đồng NDT hiện đã bắt đầu trao đổi với đồng rúp của Nga tại thị trường liên ngân hàng Trung Quốc. Trong khi đó, đồng NDT sẽ sớm được trao đổi với đồng rúp tại Nga, ông Putin nói.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo có chuyến thăm Nga từ đầu tuần và hôm qua đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Medvedev.

Hoàng Long[Theo AsiaNews, China Daily]

Page 11

Tổng thống Nga hôm nay ký sắc lệnh sa thải thị trưởng thành phố Matxcơva, một chính trị gia đầy quyền lực đã tại vị 18 năm.

Yuri Luzhkov, 74 tuổi, bị đuổi việc vì ông ta đã "đánh mất sự tin tưởng của tổng thống", BBC dẫn sắc lệnh của Tổng thống Dmitry Medvedev hôm nay.

Gần đây, Luzhkov liên tục bị chỉ trích trên đài truyền hình quốc gia vì việc không xử lý được tình trạng tắc nghẽn giao thông ở thủ đô và phá hủy các công trình lịch sử của thành phố.

Trong thảm họa cháy rừng vừa rồi của nước Nga, khi Matxcơva ngập trong khói và hứng chịu nhiệt độ cao nhất trong 100 năm, ông Luzhkov bị lên án vì vẫn tiếp tục kỳ nghỉ. Ngoài ra, cựu thị trưởng và người vợ tỷ phú của ông còn bị cáo buộc tham nhũng.

AFP cho hay việc tổng thống Nga sa thải một người đứng đầu khu vực là hiếm thấy. Quan chức điện Kremlin cho biết Luzhkov được cho thời gian để tự nguyện từ chức tuy nhiên ông này đã từ chối.

Luzhkov là một trong các chính trị gia quyền lực nhất ở nước Nga. Ông là thành viên cao cấp của đảng Nước Nga thống nhất. Trước khi Vladimir Putin nổi lên là một chính trị gia hàng đầu, Luzhkov thậm chí còn được dự báo là sẽ là tổng thống kế vị Boris Yeltsin.

Page 12

 Anh Jose Luis Ochoa, 35 tuổi, ở bang California, Mỹ đã chết hôm chủ nhật vừa qua, sau khi tham gia một cuộc chọi gà bất hợp pháp. Anh bị một lưỡi dao sắc lẻm gắn ở chân con gà chọi đâm vào chân phải. > Bị gà đá thủng tim

Kết quả giám định pháp y cho biết anh tử vong vì vết thương sâu ở bắp chân phải. Các bác sĩ nơi anh được đưa đến cho biết họ chưa bao giờ chứng kiến kiểu tai nạn như vậy, và có thể vết dao đã cắt trúng động mạch chủ của nạn nhân.

Theo onlinenewswebsite, chọi gà bị coi là bất hợp pháp tại Mỹ, tuy nhiên ở một số bang, luật lỏng lẻo khiến cho tình trạng này vẫn xảy ra. Năm ngoái, Ochoa cũng đã bị phạt 370 đôla sau khi cam kết không nuôi gà chọi cũng như huấn luyện chúng nữa.

Gần đây, một người đàn ông ở Ấn Độ cũng đã chết khi bị con gà chọi của mình cứa đứt cổ.

T. An

Page 13

Bài đọc nhiều nhất

Luật sư Trần Đình Triển: Trái tim hồng chung nhịp đập “dân đen”

Vụ chợ Vân Đình – chuyện chỉ có ở chính quyền huyện Ứng Hòa – Hà Nội

Dân ở Mỹ Đình khiếu nại – Công ty cổ phần TID của ai mà ưu ái thế?

Tiếng kêu cứu của gần 200 hộ dân ở Cầu Nhật Tân – Hà Nội

TRĂM NĂM NGHỀ LUẬT & NHỮNG LUẬT SƯ NỔI TIẾNG.

TIÊN LÃNG HẢI PHÒNG VÀ KỲ ANH HÀ TĨNH, AI VI PHẠM HƠN AI?

Đã có kết quả xác minh về ĐB Đặng Thị Hoàng Yến

Luật sư Trần Đình Triển kiến nghị về vụ án Cù Huy Hà Vũ

'Một con sâu đã nguy hiểm huống gì một bầy'

Tổng Bí thư: Không vì cơ cấu mà quên tiêu chuẩn

Bộ trưởng Tư pháp: "Thời điểm chín muồi sửa Hiến pháp"

6 ủy viên Bộ Chính trị tham gia Ban Bí thư

Nhớ Bác, vị trọng tài dung dị mùa xuân ấy

Nghị trường 2010: Xúc động cùng các ông Nghị

Mở rộng dân chủ để đoàn kết thực sự trong Đảng

Nhiều doanh nghiệp cũng ''nói không'' với bằng tại chức

Báo Tuổi Trẻ chóng mặt, Bộ Giáo dục không hay?

Mỹ bổ nhiệm Đại sứ mới tại Việt Nam

ĐTVN: Khi nắng hạn gặp mưa rào...

Nhà đầu tư lo lắng hệ thống tiền tệ của Việt Nam

Đọc sai 'Bình Ngô đại cáo' trong đêm Đại lễ

Tường tận tiết lộ chấn động của Wikileaks

Chân dung nghi phạm chính vụ lộ tài liệu mật trên WikiLeaks

Nga, Trung ngừng sử dụng USD

Tổng thống Nga cách chức thị trưởng Matxcơva

  Tổng thống Barack Obama vừa bổ nhiệm ông David B.Shear làm Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, thay ông Michael Michalak sẽ kết thúc nhiệm kỳ tháng 1 tới.

“Cha đẻ” thuyết quyền lực mềm, Giáo sư Joseph Nye, tin rằng Mỹ vẫn tiếp tục nắm giữ sức mạnh lớn nhất thế giới.

 Ngày 10/3, Nga chính thức thông báo ngừng tham gia các phiên họp của Nhóm tham vấn chung về Hiệp ước các lực lượng vũ trang thông thường châu Âu [CFE].

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã tham gia chỉ đạo một cuộc tập trận của quân đội với nội dung giả định đổ bộ đảo và đánh chiếm của Hàn Quốc.

Chiến sự ở đông Ukraina tái bùng phát trước thời điểm ngừng bắn, Trung Quốc cảnh báo Nhật, Iran bị tố bán vũ khí lậu… là những tin nóng 24 giờ qua.

Theo trang Business Insider, tàu sân bay duy nhất của Bắc Kinh đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về kỹ thuật. 

Cách xa chiến trường ở Donetsk và Novoazovsk, Ukraina hàng nghìn kilomet là một quốc gia có thể được lợi lớn nhất từ tình trạng rối loạn dọc biên giới phía tây nam của Nga: Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ Nahendra Modi và người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe sẽ có các cuộc hội đàm chính thức ở Tokyo từ hôm nay để củng cố mối quan hệ đang ngày một ấm dần giữa hai nước.

Những động thái gần đây tại Ukraina cho thấy Putin leo thang để cứu vãn chính sách cứng rắn với Ukraina khỏi thất bại, nhưng thực tế chiến lược của ông không đổi.

Mỹ - Hàn tập trận, Triều Tiên đe trả đủa “khủng khiếp” mà điều hơn 80 xe tăng đến biên giới…Trung Quốc thay vì Hàn Quốc thì là chuyện lạ...

Nhật Bản đang cân nhắc tự phát triển máy bay chiến đấu; Thái Lan bầu tư lệnh lục quân làm thủ tướng mới... là các tin nóng trong 24 giờ qua.

Trang 1/53

1



Video liên quan

Chủ Đề