Luyện tập nghị luận về tác phẩm truyện 9

Hướng dẫn Soạn Bài 23 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập hai. Nội dung bài Soạn bài Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) sgk Ngữ văn 9 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, cảm thụ, phân tích, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 9 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn 9, ôn thi vào lớp 10.


I – CHUẨN BỊ Ở NHÀ

1. Câu 1 trang 68 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Ôn lại các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) học ở tiết học trước, đọc kĩ phần Ghi nhớ để nắm vững yêu cầu của từng phần Mở bài, Thân Bài, Kết bài.


2. Câu 2 trang 68 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Đọc lại truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, tập một, bài 15).


II – LUYỆN TẬP TRÊN LỚP

Câu hỏi trang 68 69 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Cho đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

Hãy lập dàn ý chi tiết.

(Gợi ý:

– Đề yêu cầu nêu vấn đề gì? Cần chú ý đến các từ nào trong đề để định hướng đúng phương hướng làm bài?

– Em biết gì về hoàn cảnh lịch sử cụ thể của miền Nam nước ta trước đây khiến cho nhiều người như ông Sáu phải xa nhà đi chiến đấu và chịu nhiều mất mát về tình cảm gia đình?

– Nêu những nhận xét (ý kiến) về hai nhân vật ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích: những mất mát, thiệt thòi, sự chịu đựng, hi sinh và nghị lực, niềm tin…

– Những đặc điểm cụ thể của tình cha con trong từng nhân vật: tìm và phân tích các chi tiết đặc sắc về cử chỉ, hành động, lời nói, diễn biến tâm trạng…nhất là việc công phu, tỉ mẩn làm chiếc lược cho con gái của nhân vật ông Sáu; hành động bất nhờ khi nhận ba ở giờ phút chia li cuối cùng của nhân vật bé Thu để chứng minh những nhận xét của mình.

– Nghệ thuật tạo dựng tình huống, cách trần thuật, cách lựa chọn chi tiết,…của Nguyễn Quang Sáng có tác dụng gợi cảm xúc như thế nào?)

Trả lời:

Mở bài: Giới thiệu chung tác giả, tác phẩm về nội dung và ý nghĩa (tình cha con).

Thân bài:

♦ Tình cảm ông Sáu với con:

– Hoàn cảnh xa cách: vì chiến đấu mà ông phải xa gia đình và con nhỏ.

– Ngày trở về:

+ Ông nôn nóng được gặp con với biết bao sự háo hức (nhảy xuống khi chưa cập bến, giơ hai cánh tay miệng lắp bắp gọi con).

+ Đau lòng, buồn bã khi đứa con khóc bỏ chạy không nhận ra mình.

+ Ngày ra đi, ông vẫn buồn nghĩ về con gái, rồi bỗng vui đến vỡ òa khi được ôm con vào lòng và nghe tiếng gọi “Ba”.

– Nơi chiến trường, giành hết tình cảm làm chiếc lược tặng con, khi ngã xuống vẫn gắng gượng nhắn nhủ cho người bạn chiến đấu chiếc lược để trao lại cho con.

♦ Tình cảm bé Thu với ba:

– Lúc cha mới về, giật mình, ngơ ngác sợ hãi không nhận ra cha mình vì vết thẹo trên mặt, xa lánh, ghét bỏ không nhận cha.

– Khi nghe bà giải thích về chiếc thẹo thì xúc động, ân hận.

– Lúc cha ra đi: gọi ba thảm thiết, hai tay ôm chặt cổ ba, hôn ba cùng khắp cả vết thẹo hết sức cảm động…

♦ Cảm nhận của em: Xúc động trước tình cảm thiêng liêng của ông Sáu và bé Thu. Cũng căm ghét chiến tranh vì gây bao đau thương cho những người vô tội.

Kết bài: “Chiếc lược ngà” là một trong những truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện đã để lại một ấn tượng khó quên về tình cảm cha con mãnh liệt đầy xúc động.


Bài trước:

  • Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) sgk Ngữ văn 9 tập 2

Bài tiếp theo:

  • Hướng dẫn Viết bài tập làm văn số 6 – Nghị luận văn học Ngữ văn 9

Xem thêm:

  • Các bài soạn Ngữ văn 9 khác:
  • Để học tốt môn Toán lớp 9
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 9
  • Để học tốt môn Hóa học lớp 9
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 9
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 9
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 9
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 9
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 9 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 9
  • Để học tốt môn GDCD lớp 9

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) sgk Ngữ văn 9 tập 2 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!

Sách giải văn 9 bài luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 9, sách giải ngữ văn lớp 9 bài luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 9 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 9, giải bài tập sgk văn 9 đạt được điểm tốt:

Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

Dàn bài chi tiết:

I. Mở bài:

– Tình cảm gia đình là những tình cảm thân thương, gắn bó trong tâm hồn của mỗi con người, nó đã trở thành một đề tài quen thuộc trong văn học.

– Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc.

II. Thân bài:

1. Tình cảm của cha con ông Sáu:

a. Chiến tranh đã gây ra cảnh chia li cho gia đình ông Sáu:

– Ông Sáu đi kháng chiến khi đứa con đầu lòng ( bé Thu )chưa đầy một tuổi.

– Ở chiến khu, ông nhớ con nhưng chỉ được nhìn con qua tấm ảnh nhỏ.

– Bé Thu dần lớn lên trong tình yêu của má nhưng em chưa một lần được gặp ba, em chỉ biết ba qua tấm hình chụp chung với má.

b. Chiến tranh đã không thể chia cắt được tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng:

* Bé Thu rất yêu ba:

– Em cương quyết không nhận ông Sáu là cha ( khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má).

– Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược,bướng bỉnh ( để bảo vệ tình yêu em dành cho ba…).

– Em ân hận trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.

– Lúc chia tay, em gọi “ba”, hôn cả lên vết thẹo dài đã từng làm em sợ hãi, em không cho ba đi…

* Ông Sáu luôn dành cho bé Thu một tình yêu thương đặc biệt:

– Khi xa con, ông nhớ con vô cùng.

– Khi được về thăm nhà, ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà để được gần con.

– Ông vô cùng đau khổ khi thấy con lạnh lùng ( khi con cương quyết không chịu gọi “ba”).

– Ông dồn hết tình yêu thương con vào việc tự tay làm chiếc lược ngà cho con.

– Ân hận vì đã đánh con.

– Trước khi nhắm mắt, ông cố gửi cho con kỉ vật cuối cùng…

2. Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh:

– Cảm động trước tình cha con sâu nặng.

– Là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.

– Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, tình cảm gia đình càng được thử thách càng trở nên thiêng liêng hơn.

– Tình cảm gia đình tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

– Tình cảm gia đình, tình cha con đã hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước.

III. Kết bài:

– “Chiếc lược ngà” – một câu chuyện xúc động về tình phụ tử thiêng liêng trong chiến tranh.

– Câu chuyện thêm một lần nữa khẳng định tình cảm gia đình,tình cha con…luôn bất diệt trong mọi hoàn cảnh.