Lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc không được nêu trong tại liệu nào

“Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin và con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc

Tại Đại hội II [1920] Quốc tế Cộng sản, V.I.Lênin đã trình bày “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”. Bản Sơ thảo gồm 12 luận điểm, trong đó vấn đề dân tộc và thuộc địa đã được Quốc tế Cộng sản và V.I.Lênin thừa nhận “như là sự mở rộng của nguyên tắc liên minh công nông trên quy mô toàn thế giới”.

Năm 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập tại Mátxcơva. Dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin, Quốc tế Cộng sản đã ra tuyên bố ủng hộ và giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Tại Đại hội II [1920] Quốc tế Cộng sản, V.I.Lênin đã trình bày “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”. Bản Sơ thảo gồm 12 luận điểm, trong đó vấn đề dân tộc và thuộc địa đã được Quốc tế Cộng sản và V.I.Lênin thừa nhận “như là sự mở rộng của nguyên tắc liên minh công nông trên quy mô toàn thế giới”[1]. Nguyễn Ái Quốc đã đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo[7-1920]. Tác phẩm này đã đưa đến cho Nguyễn Ái Quốc những nhận thức mới về con đường giải phóng dân tộc ở thuộc địa.

V.I.Lênin

1. Nội dung cơ bản của “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”

Luận cương xác định đúng đắn, khoa học vấn đề quốc gia dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc trong một quốc gia, về quyền bình đẳng của các dân tộc. V.I.Lênin đã đề cập trong “Sơ thảo luận cương” những vấn đề về chủ quyền quốc gia dân tộc, mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc trong giai đoạn CNTB bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc. V.I.Lênin đòi hỏi phải “phân biệt thật rõ nét những dân tộc bị áp bức, phụ thuộc, không được hưởng quyền bình đẳng, với những dân tộc đi áp bức, bóc lột, được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi”[2]; khẳng định quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc không phân biệt màu da, Người yêu cầu các đảng cộng sản cần phải “tố cáo những việc vi phạm thường xuyên nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc và những sự đảm bảo quyền lợi của các dân tộc thiểu số trong tất cả các quốc gia tư bản chủ nghĩa”[3].

V.I.Lênin chỉ rõ rằng, ở các nước tư bản đang thống trị các dân tộc lạc hậu, thuộc địa, giai cấp vô sản phải ủng hộ tích cực nhất phong trào giải phóng của các dân tộc thuộc địa. Các nhà cách mạng ở chính quốc và thuộc địa phải đoàn kết với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Các đảng cộng sản ở chính quốc và cả thuộc địa “cần phải thi hành một chính sách thực hiện sự liên minh chặt chẽ nhất của tất cả các phong trào giải phóng dân tộc và thuộc địa với nước Nga Xô viết”[4]. Hơn nữa, với những nước cách mạng thành công như nước Nga, phải đóng vai trò thành trì cách mạng thế giới, phải có nhiệm vụ giúp đỡ các nước khác làm cách mạng.

Đồng thời, cách mạng thuộc địa không chỉ có nhiệm vụ giải phóng nước mình khỏi ách đô hộ của nước ngoài mà cần phải đấu tranh chống lại bọn phản động trong nước vì chúng là đồng minh của chủ nghĩa đế quốc; phải chú ý đến lực lượng nông dân đông đảo, xây dựng khối liên minh công - nông; phát triển cuộc đấu tranh chống đế quốc đi đôi với chống phong kiến, hình thành phong trào dân tộc dân chủ rộng rãi.

V.I.Lênin khẳng định: “điều quan trọng nhất trong chính sách của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa phải là làm cho vô sản và quần chúng lao động của tất cả các dân tộc và tất cả các nước gần gũi nhau để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư sản. Bởi vì chỉ có sự gần gũi ấy mới bảo đảm việc chiến thắng chủ nghĩa tư bản, nếu không có chiến thắng đó thì không thể thủ tiêu được ách áp bức dân tộc và tình trạng bất bình đẳng”[5].

Luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhận thức rõ ràng rằng, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản, con đường mà Cách mạng Tháng Mười đã vạch ra. Luận cương đã trực tiếp chỉ ra con đường cứu nước của các dân tộc thuộc địa: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”[6]. Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin tưởng V.I.Lênin và Quốc tế Cộng sản.

Liên quan đến bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa”, còn có “Báo cáo của các tiểu ban về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”[26-7-1920] của V.I.Lênin và những văn kiện khác được trình bày trong Đại hội II Quốc tế Cộng sản, đã góp phần gợi mở cho Nguyễn Ái Quốc từng bước hoàn thiện lý luận của mình. Trong “Báo cáo của các tiểu ban về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”,dựa trên kinh nghiệm đầu tiên của Đảng Bônsêvích [b] Nga rút ra qua công tác tại các nước Cộng hòa Xô viết ở Trung Á, V.I.Lênin đưa ra nhận định rằng: “với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”[7]. Luận điểm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.

2. Tác động của “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” đối với Nguyễn Ái Quốc

Thứ nhất, Luận cương làm thay đổi hoạt động thực tiễn của Nguyễn Ái Quốc

Sau chặng đường trải nghiệm ở khắp các nước Âu - Mỹ, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã chứng kiến cảnh lầm than của người lao động trên thế giới. Người trở lại Pháp tham gia các hoạt động chính trị. Tại đây, đầu năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp với lý do đây là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ngày 18-6-1919, đại biểu các nước đế quốc tham chiến họp Hội nghị ở Vécxây [Pháp]. Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường thảo ra bản“Yêu sách của nhân dân An Nam”gửi tới Hội nghị Vécxây [ký tên Nguyễn Ái Quốc]. BảnYêu sáchphản ánh nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, không được Hội nghị xem xét, song nó đã trở thành mối dự cảm đầy lo âu đối với thực dân Pháp rằng, “người thanh niên mảnh khảnh và đầy sức sống này có thể là người sẽ đặt chữ thập cáo chung lên nền thống trị của chúng ta ở Đông Dương”[8].

Trong thời gian tham gia Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc luôn hướng các đảng viên trong Đảng nhìn nhận vấn đề Đông Dương thuộc địa một cách thực chất và tích cực nhất. Trong bài phát biểu tại Đại hội XVIII Đảng Xã hội Pháp [Đại hội Tua, tháng 12-1920], Người lên án chủ nghĩa đế quốc Pháp, vì lợi ích của chúng, đã dùng lưỡi lê chinh phục Đông Dương và trong suốt nửa thế kỷ, nhân dân Đông Dương không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm. Với những bằng chứng chân thật, Nguyễn Ái Quốc tố cáo sự tàn bạo mà bọn thực dân Pháp đã gây ra ở Đông Dương, và cho rằng: “Đảng Xã hội cần phải hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ những người bản xứ bị áp bức”, rằng “Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước thuộc địa... đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa...”[9].

Tại Đại hội này của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành việc Đảng gia nhập Quốc tế Cộng sản và cùng với những người gia nhập Quốc tế III tuyên bố thành lập phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản, trở thành người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản, từ một chiến sĩ giải phóng dân tộc thành một chiến sĩ cộng sản quốc tế.

Là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Nguời luôn tranh thủ mọi diễn đàn để đề cập vấn đề thuộc địa ở Đông Dương, góp phần tích cực vào việc xây dựng chính sách thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp. Trên các diễn đàn chính trị quốc tế, Người luôn đấu tranh bảo vệ tư tưởng của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, đồng thời cố gắng thu hút sự chú ý của các tổ chức quốc tế đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Tại Đại hội V của Quốc tế Cộng sản [1924], Người nhấn mạnh vai trò quan trọng của cách mạng giải phóng dân tộc; về mối quan hệ giữa cách mạng vô sản phương Tây với cách mạng giải phóng dân tộc ở phương Đông; đồng thời Người cũng thẳng thắn phê bình nhiều đảng viên các Đảng Cộng sản ở chính quốc chưa thực sự quan tâm và hiểu đúng về cách mạng thuộc địa. Người thẳng thắn chỉ ra rằng nhiều đảng cộng sản còn nhận thức khá lệch lạc về thuộc địa, họ coi “người bản xứ là một hạng người thấp kém, không đáng kể, không có khả năng để hiểu biết và lại càng không có khả năng hoạt động”[10]; ngược lại người bản xứ thì coi “những người Pháp - mặc dầu họ là hạng người nào cũng đều là những kẻ bóc lột độc ác”[11]. Từ những nhận thức mơ hồ, cách nhìn lệch lạc về thuộc địa đã tạo điều kiện cho các chính quyền thực dân đế quốc gia tăng chính sách áp bức thuộc địa, lừa bịp chính quốc về công việc “xuất cảng văn minh sang các nước lạc hậu”. Vì vậy, Người kiến nghị: Quốc tế Cộng sản cần phải giúp đỡ họ, tổ chức họ lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng và giải phóng.

Thứ hai, Luận cương đã gợi mở lý luận cách mạng cho Nguyễn Ái Quốc

Nguyễn Ái Quốc nhận thức sâu sắc rằng, chủ nghĩa thực dân không chỉ là kẻ thù trực tiếp, nguy hại nhất của các thuộc địa mà còn là kẻ thù chung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới. Do đó, cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa có mối quan hệ khăng khít với cách mạng vô sản ở chính quốc. Vì vậy, phải thực hiện sự liên minh chiến đấu giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản chính quốc theo khẩu hiệu của Quốc tế Cộng sản: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Khi vận dụng nội dung Luận cương của V.I.Lênin vào thực tiễn cách mạng ở thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy rằng: “chủ nghĩa đế quốc hiện đại đặt nền móng trên sự bóc lột hàng triệu người lao động ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Bởi thế, nó chỉ tan rã hoàn toàn và vĩnh viễn khi nào chúng ta phá bỏ được nền móng đó của lâu đài đế quốc chủ nghĩa”[12]. Theo Người: “Cuộc đấu tranh cách mạng của công nhân các nước tư bản trực tiếp giúp cho các dân tộc bị áp bức tự giải phóng mình, vì cuộc đấu tranh đó đánh thẳng vào trái tim của bọn áp bức;... Trong khi đó, cuộc đấu tranh cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa lại trực tiếp giúp đỡ giai cấp vô sản các nước tư bản trong cuộc đấu tranh chống các giai cấp thống trị để tự giải phóng khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa tư bản. Sự nhất trí của cuộc đấu tranh chống đế quốc bảo đảm thắng lợi cho các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa và cho giai cấp vô sản ở các nước tư bản”[13]. Đó là cơ sở để cách mạng vô sản ở thuộc địa có tính độc lập, chủ động không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc, nó có thể nổ ra và thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc, góp phần thúc đẩy cách mạng chính quốc tiến lên.

Với điều kiện và thực tế lịch sử Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy rằng, cách mạng vô sản và độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là con đường phát triển của dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ con đường này chẳng những giải phóng hoàn toàn dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa đế quốc, mà còn giải phóng nhân dân Việt Nam khỏi mọi sự áp bức bóc lột, đi đến ấm no, hạnh phúc thực sự. Sự lựa chọn này vừa đáp ứng yêu cầu phát triển của dân tộc Việt Nam, vừa phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của nhân loại và thời đại mới - thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH đã được mở ra, bắt đầu từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.

Tư tưởng gắn độc lập dân tộc với CNXH đã trở thành đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam. Đây là lý luận cách mạng không ngừng của C.Mác, V.I.Lênin được Nguyễn Ái Quốc vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc, trước hết thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là đánh đuổi đế quốc xâm lược như “An Nam đuổi Pháp, Ấn Độ đuổi Anh, Cao Ly đuổi Nhật, Philíppin đuổi Mỹ, Tàu đuổi các đế quốc chủ nghĩa để giành lấy quyền tự do, bình đẳng cho dân nước mình”[14]. Người chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, gắn nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc là nhiệm vụ chống phong kiến Việt Nam lỗi thời, phản bội quyền lợi dân tộc, giành quyền dân chủ cho nhân dân. Để làm được điều đó phải tiến hành cách mạng đến cùng, phải “cách mệnh đến nơi”, phải đem chính quyền “giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người”; có như thế dân chúng mới được hạnh phúc.

Người xác định nòng cốt của cách mạng là liên minh công - nông, lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc là lực lượng toàn dân, cách mạng là sự nghiệp chung của dân chúng. Để đưa cuộc cách mạng đến thắng lợi, cần phải hình thành mặt trận dân tộc rộng rãi, đoàn kết tất cả các giai cấp, tầng lớp xã hội mong muốn được giải phóng khỏi ách thuộc địa. Vì vậy, Người cho rằng: “Một điều phải chú ý đặc biệt là vai trò của giai cấp tư sản nói chung tại các nước thuộc địa và phụ thuộc không giống vai trò của giai cấp tư sản tại các nước tư bản. Giai cấp tư sản dân tộc có thể tham gia tích cực vào cuộc cách mạng dân tộc - dân chủ”[15].

Người cho rằng, vì dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp, nghĩa là sỹ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền do bị áp bức mà sinh ra cách mạng, ai bị áp bức càng nặng, lòng cách mạng càng bền, chí cách mạng càng quyết. Do đó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam: “công, nông là gốc của cách mạng; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư sản áp bức song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mạng của công nông”[16]. Theo Người, Việt Nam là một quốc gia ở phương Đông, có chung một dân tộc, một dòng máu, chung phong tục, chung lịch sử và truyền thống, tiếng nói... Ở Việt Nam, các giai cấp trong xã hội chưa phân chia sâu sắc như trong xã hội các nước tư bản phương Tây. Do đó, tất cả các lực lượng ấy cần được tập hợp dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.

“Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I.Lênin đã trở thành “cẩm nang thần kỳ” cho con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Nhờ những quan điểm, đường lối đúng đắn của V.I.Lênin, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo, đưa cách mạng Việt Nam đến bến bờ vinh quang.

__________________

Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 5-2016

[1] Đỗ Quang Hưng: Chính sách phương Đông của Quốc tế Cộng sản, lý thuyết và thực tiễn, Tạp chí Lịch sử Đảng số 4-1989, tr.9-14.

[2], [3], [4], [5], [7] V.I.Lênin: Toàn tập, t.41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tr.198-199, 201- 202, 200, 199, 295.

[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.127.

[8] Hồng Hà:Thời thanh niên của Bác Hồ, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1976, tr.81.

[9], [10], [11] Hồ Chí Minh:Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.23-24, 64, 64.

[12], [14], [16] Sđd, t.2, tr.126, 266, 266.

[13], [15] Sđd, t.8, tr.567, 569.

TS Trịnh Thị Hoa, Viện Quan hệ quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Nguyễn Ái Quốc với Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênnin

22 Tháng 01 Năm 2013 / 184510 lượt xem

Th.s Lường Thị Lan

Phòng Sưu tầm-Kiểm kê-Tư liệu

Năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành lên con tàu Latutso Tơrevin sang phương Tây với quyết tâm tìm lại độc lập tự do cho dân tộc. Người muốn đi sang phương Tây xem nước Pháp họ làm thế nào rồi về giúp đồng bào ta. Đây được coi là quyết định táo bạo thể hiện tư duy khoa học và thức thời của Nguyễn Tất Thành. Bởi lẽ con đường cứu nước của các nhà yêu nước Hoàng Hoa Thám mang nặng tư tưởng phong kiến lỗi thời; Phan Bội Châu đi sang Nhật cầu viện thì chẳng khác gì “đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau”; con đường cải cách cải lương của Phan Châu Trinh chỉ là đến xin giặc rủ lòng thương; hay cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên cũng không đủ sức hút với người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành. Người quyết tâm ra đi tìm một hướng mới cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã hướng sang phương Tây, đến Pháp - nơi đang đô hộ dân tộc mình để xem họ thế nào rồi mới về giúp đồng bào.

Trên cuộc hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành đến Pháp, Mỹ, Anh… Tại những nơi này Người đã nghiên cứu một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu nhất thời cận đại, những cuộc cách mạng đã đưa các nước này từ phong kiến lạc hậu trở thành đế quốc thực dân hùng mạnh. Người nhận thấy trong Bản tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của cách mạng tư sản Pháp những giá trị chân chính, những nhân tố tích cực tiến bộ của cách mạng dân chủ tư sản: tư tưởng tự do bình đẳng bác ái, giải phóng con người khỏi sự thống trị của quan hệ sản xuất phong kiến; Tuyên ngôn độc lập của Mỹ cho Người biết được quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người; cách mạng Tân Hợi là tư tưởng Tam dân… nhưng những cuộc cách mạng này không triệt để, ở đó vẫn tồn tại chế độ người bóc lột người, đại bộ phận người dân lao động không có cuộc sống tự do, bình đẳng, ấm no hạnh phúc. Bản chất của chế độ đó là: “…trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”[1]. Tại các nước Pháp, Mỹ, Anh… được coi là những nước dân chủ bậc nhất, nhưng đằng sau những ngôn từ tự do, bình đẳng, bác ái là sự phản bội, lừa bịp nhân dân của chính quyền tư sản, là nỗi đau khổ tột cùng của người dân lao động bị áp bức, bóc lột. Người rút ra cho mình những bài học quí và nhận thức được rằng các cuộc cách mạng đó không triệt để, cách mạng không đến nơi. Hơn nữa phong trào cách mạng tư sản vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã trở nên lỗi thời, không phù hợp với dòng thác cách mạng của thế giới; Chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ bản chất xấu xa, những hạn chế lịch sử nên không còn là hình thái kinh tế xã hội mà con người hướng đến. Sự thất bại của các cuộc cách mạng tư sản đầu thế kỷ XX như: cách mạng Tân Hợi [Trung Quốc] năm 1911, cách mạng tư sản ở Ấn Độ, Quốc dân Đảng và khởi nghĩa Yên Bái [Việt Nam] năm 1930… là minh chứng tiêu biểu.

Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp sống, học tập và hoạt động. Vì Người biết rằng sống ngay tại đất nước đi đô hộ dân tộc ta thì mới hiểu rõ được chúng, phải “biết địch biết ta” mới đánh thắng được kẻ thù. Ở Pháp, Nguyễn Tất Thành đã chủ động hòa mình vào cuộc sống của những người dân lao động, đến các buổi sinh hoạt chính trị, các buổi mít tinh, nói chuyện ở các đường phố, gặp những người bạn Pháp đấu tranh trong phong trào công nhân. Cũng trong năm 1917, cuộc cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ. Một cuộc cách mạng do nhân dân lao động tiến hành đấu tranh với bọn tư sản, đế quốc đã giành thắng lợi. Cuộc cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra thời kỳ mới cho lịch sử thế giới. Nhưng không phải ai cũng nhận ra ngay ý nghĩa thời đại, ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc cách mạng này. Cuộc cách mạng tháng Mười Nga đã có tác động mạnh mẽ đến Nguyễn Tất Thành. Người đã đi đến kết luận cơ bản: Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, ở nước Nga, những người lao động đã nắm được chính quyền. Chính quyền thực dân Pháp cố tình bưng bít thông tin về cuộc cách mạng này, nhưng Người vẫn kiên trì tìm mọi cách để biết về cuộc cách mạng tháng Mười từ việc theo dõi sách báo, thu thập những tài liệu ít ỏi từ bạn bè. Đến năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận họp tại Versailles[Pháp], Người với tên gọi Nguyễn Ái Quốc đã gửi bản yêu sách gồm 8 điểm đòi lại quyền lợi cho dân tộc. Nhưng bản yêu sách không được đáp ứng, các nước thắng trận chỉ lo phân chia quyền lợi cho mình. Từ đây, Người nhận thức một điều sâu sắc đó là: Trong cuộc đấu tranh giành độc lập thì phải dựa vào sức mình để giải phóng mình, đừng bao giờ hy vọng trông chờ vào sự “ban ơn” của chính quyền tư sản.Và muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng bản thân mình[2]. Tuy Bản yêu sách không được đáp ứng những nó có tiếng vang lớn, khiến cho nhân dân Pháp hiểu rõ hơn về An Nam; đồng thời bản yêu sách được truyền bá về Việt Nam làm thức tỉnh tinh thần yêu nước của nhân dân ta nhất là tầng lớp thanh niên. Năm 1919, Người đã gia nhập Đảng xã hội Pháp, một tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực quyền lợi của Việt Nam và theo đuổi lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của cách mạng Pháp. Gia nhập Đảng xã hội Pháp Nguyễn Ái Quốc trở thành nhà “cách mạng chuyên chính” đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc.

Những hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc trong phong trào công nhân, nhân dân lao động nghèo khổ khắp đường phố Pari, đặc biệt các hoạt động kêu gọi nhân dân Pháp ủng hộ cuộc cách mạng của nước Nga Xô viết chống lại cuộc bao vây của các nước đế quốc như: rải truyền đơn, tuyên truyền vận động nhân dân Pháp quyên góp tiền ủng hộ nước Nga Xô viết… đã làm cho nhận thức về chính trị xã hội của Người được nâng cao. Những hoạt động thực tiễn và tiếp thu chân lý ban đầu đã làm sáng tỏ hơn con đường cứu nước mà Người hướng tới. Trong quá trình hoạt động, tư tưởng và lý luận của Nguyễn Ái Quốc đã hướng gần với cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác – Lênin. Theo lời báo cáo của mật thám Giăng và Đơveđơ Theo Báo L’Humanité các số ra ngày 13 và 14/1/1920 ngày 14/1/1920, tại số 3 đường Chateau - Pari, Nguyễn Ái Quốc diễn thuyết về đề tài Sự tiến triển trong xã hội các dân tộc châu Á và những yêu cầu của nước Nam. Ngày 11/2/1920, Nguyễn Ái Quốc thuyết trình đề tài Chủ nghĩa cộng sản ở châu Á và vấn đề ruộng công điền ở Trung Quốc và Việt Nam tại Hội nghị những người thanh niên Cộng sản Quận 2 [Pari]. Đến ngày 27/3/1920, Người nói chuyện với thanh niên ở quận này về Chủ nghĩa xã hội… Những hoạt động trên của Nguyễn Ái Quốc chứng tỏ nhận thức chính trị của Người đã có bước phát triển mạnh mẽ. Từ chỗ chưa hiểu bản chất cuộc cách mạng tháng Mười Nga giờ đây Người đã có xu hướng theo cuộc cách mạng tiến bộ nhất trên thế giới này. Người liên tục theo dõi các sự kiện chính trị xã hội trên các báo ra hàng ngày, đặc biệt Người quan tâm hơn cả là vấn đề Lênin và cách mạng tháng Mười Nga. Chính vì thế, trong hai ngày 16 và 17/7/1920 trên báo Nhân đạo đăng Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin [được gọi tắt là Sơ thảo luận cương] với tiêu đề chạy suốt cả trang báo đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của Nguyễn Ái Quốc. Tên bài báo có liên quan đến vấn đề thuộc địa - một vấn đề mà Người đang theo đuổi tìm kiếm. Đọc Sơ thảo luận cương của Lênin là sự kiện mang tính chất bước ngoặt đối với Nguyễn Ái Quốc. Người đã khẳng định: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”[3]. Sau nhiều năm tìm tòi cuối cùng Nguyễn Ái Quốc cũng tìm ra được “cẩm nang” để giải phóng dân tộc. Từ chủ nghĩa yêu nước Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin: "Chính chủ nghĩa yêu nước đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến cuộc gặp gỡ kỳ thú đó. Nó tạo ra bước chuyển căn bản, quyết định trong nhận thức tư tưởng của nhà cách mạng Việt Nam trẻ tuổi và mở đầu một chuyến biến cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng nước ta"[4].

Bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa được đăng trên báo Nhân đạo, một tờ báo uy tín ở Pháp và có rất nhiều độc giả trong đó có cả những người Việt Nam yêu nước. Nhưng tại sao chỉ có Nguyễn Ái Quốc tìm thấy được con đường cách mạng trong Sơ thảo luận cương của Lênin? Cần phải khẳng định rằng không chỉ có Nguyễn Ái Quốc tiếp cận được vớiSơ thảo luận cương mà còn rất nhiều người Việt Nam yêu nước sống và hoạt động tại Pháp. Nội dung của Sơ thảo được đăng trên báo Nhân đạo và sau trở thành nghị quyết đại hội của Quốc tế III Quốc tế cộng sản. Những người Việt Nam yêu nước ở Pháp rất nhiều trong đó tiêu biểu như: Phan Châu Trinh, tiến sĩ luật Phan Văn Trường, Khánh Ký,… họ đều là những nhà trí thức yêu nước, có hiểu biết và trình độ học vấn cao được đào tạo bài bản, chuyên sâu hơn rất nhiều so với Nguyễn Ái Quốc. Họ cũng rất quan tâm đến tình hình nước Pháp. Nhưng những nhà yêu nước này đã không rũ bỏ được ý thức hệ tư tưởng cũ của mình để hòa vào dòng thác cách mạng vô sản trong thời đại mới. Còn Nguyễn Ái Quốc ngay từ đầu đề ra mục tiêu tìm đường cứu nước táo bạo nhưng rất sáng suốt; lạisống và chiến đấu trong phong trào công nhân, nhân dân lao động. Bởi vậy, ngay khi đọc được Sơ thảo luận cương của Lênin Nguyễn Ái Quốc đã nhận ra con đường duy nhất đúng đắn cho cách cuộc cách mạng giải phóng thuộc địa đó là con đường cách mạng vô sản, trong đóChủ nghĩa Mác – Lênin là kim chỉ nam cho cho mọi hành động. Chân lý này không phải ai tiếp cận với Sơ thảo luận cương của Lênin cũng có thể nhận thức được.

Đọc Sơ thảo luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra những lý luận cách mạng phù hợp với con đường cách mạng Việt Nam, cụ thể là:

Thứ nhất, Người đã xác định rõ đâu là kẻ thù của giai cấp, của dân tộc và phải chĩa ngọn cờ cách mạng vào đúng kẻ thù. Nhận thức về bản chất chế độ tư bản chủ nghĩa, Lênin viết: “Chế độ dân chủ tư sản, do bản chất của nó, vốn có cái lối đặt vấn đề một cách trừu tượng hoặc hình thức về quyền bình đẳng nói chung, trong đó bao gồm cả quyền dân tộc bình đẳng. Nấp dưới quyền bình đẳng của cá nhân nói chung, chế độ dân chủ tư sản tuyên bố quyền bình đẳng hình thức hoặc quyền bình đẳng trên pháp luật giữa kẻ hữu sản và người vô sản, giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột; do đó làm cho những giai cấp bị áp bức bị lừa dối một cách ghê gớm”[5]. Nội dung của Luận cương Lênin đã đánh giá đúng tình hình lịch sử cụ thể; phải phân biệt rõ rệt lợi ích giai cấp của những người lao động, những người bị bóc lột, làm sáng tỏ bức tranh của chế độ tư bản chủ nghĩa. Chính giai cấp tư bản chủ nghĩa áp bức, bóc lột nhân dân lao động chính quốc, đồng thời đô hộ đàn áp các nước thuộc địa. Về kẻ thù của cách mạng Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt năm 1930 đó là: thực dân Pháp và bọn phong kiến. Đồng thời phân tích rõ mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc để lôi kéo, đoàn kết tập trung mọi lực lượng tiến hành cách mạng, nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi của giai cấp vô sản, nhân dân lao động.

Thứ hai, Sơ thảo luận cương của Lênin chỉ rõ cho Nguyễn Ái Quốc thấy động lực to lớn và lực lượng chính của cách mạng đó là giai cấp công nhân và nông dân. Từ ý chí tìm lại độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, từ thực tiễn hoạt động cách mạng, thấy được sức mạnh to lớn của nhân dân trong các cuộc đấu tranh nhất là cuộc cách mạng tháng Mười Nga, lại được lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin soi đường, Nguyễn Ái Quốc đã xác định động lực của cách mạng Việt Nam là giai cấp công nhân và nông dân: “công nông là gốc cách mạng; còn học trò, địa chủ nhỏ nhà buôn nhỏ…là bầu bạn cách mạng của công nông”[6]. Đồng thời công - nông cũng là lực lượng nòng cốt của cách mạng.

Thứ ba, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy hướng đi của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa mà Sơ thảo luận cương của Lênin đã vạch ra đó là: Con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng con người. Đây cũng là nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.Trong “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin", Người đã nói: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên, như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”[7]. Khi ủng hộ Quốc tế III, tin theo Lênin Người vẫn chưa thực sự hiểu về cách mạng tháng Mười Nga, càng chưa thể hiểu được những học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin là gì. Nhưng sau khi đọc Sơ thảo luận cương của Lênin, Người khẳng định: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" [8].

Thứ tư, Sơ thảo luận cương của Lênin đã chỉ ra tầm quan trọng của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ và đặc điểm giữa cách mạng chính quốc với các nước thuộc địa. Lênin viết: “…Đối với các quốc gia, dân tộc chậm tiến hơn…nhất thiết phải có sự giúp đỡ của các đảng cộng sản đối với phong trào giải phóng dân tộc dân chủ tư sản của những nước ấy; công nhân của một nước đang thống trị một dân tộc chậm tiến về mặt thuộc địa hoặc về mặt tài chính phải có nhiệm vụ trước tiên ủng hộ tích cực nhất phong trào giải phóng của dân tộc ấy!”[9]. Lênin là người đã phát hiện ra vai trò to lớn của cách mạng thuộc địa, vàNguyễn Ái Quốc tiếp nhận một cách sâu sắc. Tại Đại hội lần thứ I của Quốc tế III, Nguyễn Ái Quốc đã kêu gọi vô sản các nước đoàn kết lại.Trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng năm 1930 Nguyễn Ái Quốc viết: “Phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là vô sản Pháp”[10].

Từ hành trang để người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước là lòng yêu nước thiết tha cùng với sự hấp dẫn của những tư tưởng tự do bình đẳng, bác ái của các nhà khai sáng Pháp mà Người đã tình cờ đọc được khi học ở trường tiểu học Pháp. Điều này đã được Người nói rõ khi trả lời phỏng vấn tạp chí Ngọn lửa nhỏ vào năm 1923 của Liên Xô: “Vào trạc 13 tuổi, lần đầu tiên tôi đã được nghe về những từ ngữ tiếng Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái – đối với chúng tôi lúc ấy, mọi người da trắng đều được coi là người Pháp – thể là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ngữ ấy”[11]. Rõ ràng trước khi đi ra nước ngoài, Người đã nhận thức được rằng: "Cái mà dân tộc cần trước tiên chưa phải là súng đạn, của cải, mà là cách đuổi giặc cứu nước, là làm cách mạng, hay nói cách khac là lý luận cách mạng và phương pháp cách mạng" [12].Sau 9 năm gian khổ đi tìm chân lý Người đã tìm thấy trong Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và dân tộc thuộc địa của Lênin: “Một học thuyết thực sự cách mạng, vô cùng phong phú và có tính chất phổ biến. Những nguyên tắc cơ bản của học thuyết này đều phù hợp với các nước tư bản phát triển và các nước tư bản lạc hậu ở phương Đông”[13].
Như vậy, sau khi nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng Sơ thảo luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường cách mạng giải phóng dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Những lý luận cách mạng cách mạng đóđược hiện thực hóa trong quá trình hoạt động thực tiễn tiếp theo của Người. Đặc biệt là trong công cuộc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Nam, đểchuẩn bị những tiền đề về tổ chức, lãnh đạo, lực lượng cách mạng thực hiện cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Chú thích:

[1] Hồ chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, t2, tr274.

[2] Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Sự thật, H.1975, tr33.

[3] Hồ chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, t12, tr417.

[4] [12] PGS.TS Phạm Xanh, Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin ở Việt Nam [1921-1930], H.2009.

[5] Lênin toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát.xco-va, 1978, tập 41, tr198.

[6] Lênin toàn tập, Nxb Tiến Bộ, Matxcova, 1978, t41, tr 203.

[7] Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, t12, tr417.
[8] H
ồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, t9, tr314.

[9] Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 2, trang 266
[10]
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, 2002, t2, tr266.

[11] Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, t1, tr477.

[13] Ecobelep, Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Tiến Bộ, Matxcova, 1985, tr69.

Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, xác lập hệ tư tưởng mới cho dân tộc

27 November 2020

1. Hành trình đến với chủ nghĩa Mác - Lênin của Nguyễn Ái Quốc

Từ cuối thế kỷ XIX, năm 1884 do sự bất lực của triều đình nhà Nguyễn với việc ký kết hiệp định Patơnốt, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập, thống nhất có chủ quyền bị thực dân Pháp xâm lược và biến thành thuộc địa, nửa phong kiến. Với chế độ cai trị độc tài và chuyên chế đã làm cho xã hội Việt Nam biến đổi toàn diện, mạnh mẽ, với sự lệ thuộc, lạc hậu của xã hội và sự bần cùng của đại đa số dân cư. Với truyền thống yêu nước và tinh thần quật cường dân tộc, ngay khi đất nước đối đầu với họa ngoại xâm, khi triều Nguyễn ngày càng lún sâu vào vũng bùn đầu hàng, từ bỏ chủ quyền quốc gia cho thực dân Pháp, nhiều phong trào yêu nước đã diễn ra. Mục tiêu chung là bảo vệ, khôi phục nền độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất quốc gia, chấn hưng đất nước như phong trào Cần Vương trong hệ tư tưởng phong kiến cuối thế kỷ XIX, qua các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân theo xu hướng tư sản đầu thế kỷ XX, đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế, phong trào chống thuế ở Trung Kỳ mang tính chất quần chúng sâu sắc... Tuy nhiên, tất cả các phong trào yêu nước đó đều đi đến thất bại.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại của các phong trào yêu nước, song nguyên nhân chính là thiếu lực lượng lãnh đạo, chưa có hệ tương tưởng khoa học dẫn đường, chưa có lý luận và đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo và nhất là chưa có một tổ chức lãnh đạo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Sự thất bại của các phong trào yêu nước thể hiện sự khủng hoảng, bế tắc của các phương cách cứu nước truyền thống Việt Nam trước sự chuyển biến của thời cuộc. Song sự thất bại đó không hề vô ích, nó là động lực thôi thúc ý chí vươn lên sáng tạo của con người Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu cầu cấp bách phải có một ánh sáng mới soi đường, dẫn dắt.

Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, Nguyễn Tất Thành rất đau xót trước cảnh lầm than, cơ cực của đồng bào mình. Người sớm có ý chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc. Với với lòng yêu nước sâu sắc, lại được tiếp xúc với các văn thân, sĩ phu yêu nước và phong trào đấu tranh chống chế độ thực dân, cảm nhận những tư tưởng tiến bộ của nhân loại về “tự do, bình đẳng, bắc ái” được truyền đến Việt Nam, với tầm nhìn chiến lược và phương pháp tư duy sáng tạo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã sớm hình thành ý chí cứu nước, cứu đồng bào. Người nhận thấy những bất cập và bế tắc của con đường cứu nước của thế hệ cha anh đang tiến hành và yêu cầu bức bách đối với dân tộc là phải tìm kiếm con đường cách mạng mới và Người đã đảm đương trọng trách đó.

Làm thế nào để giải phóng được dân tộc và mang lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân? Có con đường nào khác so với con đường cứu nước của các vị tiền bối không? Sang phương Tây hay tiếp tục tìm kiếm con đường cứu nước ở phương Đông? Đây chính là những câu hỏi luôn ngự trị và thôi thúc trong con người của Hồ Chí Minh. Người đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, bởi trong Người đang nung nấu một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đây là tất cả những điều tôi hiểu” [1]. Ngày 6/5/1911, trên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin của hãng Năm sao, từ bến cảng Nhà Rồng với tên gọi Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc đã bắt đầu cuộc hành trình lịch sử đi tìm đường cứu nước. Người nhận thức sâu sắc mục tiêu của chuyến đi sang phương Tây là học hỏi, tìm kiếm và lựa chọn một con đường phù hợp cho dân tộc Việt Nam. Đi đến bất cứ quốc gia nào, châu lục nào, Nguyễn Ái Quốc luôn hòa mình vào quần chúng nhân dân, tìm hiểu đời sống nhân dân các nước thuộc địa, cũng như cuộc sống của nhân dân các nước chính quốc, tích cực nghiên cứu các phong trào cách mạng trên thế giới để rút ra những bài học quan trọng cho bản thân. Và Người đã rút ra kết luận: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản” [2].

Trên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin của hãng Năm sao, từ bến cảng Nhà Rồng với tên gọi Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc đã bắt đầu cuộc hành trình lịch sử đi tìm đường cứu nước [Ảnh: Tư liệu]

Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga dưới sự lãnh đạo của Lênin và Đảng Bônsêvích đã nổ ra và giành thắng lợi. Cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng vô sản điển hình đầu tiên trên thế giới. Cách mạng tháng Mười Nga là sự hiện thực hóa chủ nghĩa Mác - Lênin hướng tới giải phóng triệt để giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Do đó, sau này khi nói về Cách mạng tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với số phận các dân tộc phương Đông. Nó đã thức tỉnh các dân tộc bị áp bức ở châu Á, chỉ cho nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc con đường giải phóng, nêu gương tự do dân tộc thực sự” [3].

Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra một thời đại mới cho các dân tộc thuộc địa, đó là thời đại chống đế quốc và đi theo con đường cách mạng vô sản. Tuy nhiên, tại thời điểm năm 1917 khi đang ở Pháp thì Nguyễn Ái Quốc chưa biết gì đến chủ nghĩa Mác - Lênin, chưa thấu hiểu hết ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga mà Người chỉ mới thấy được ánh sáng của một cuộc cách mạng mà nó thu hút được nhân dân tham gia dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.

Năm 1919, cùng với một số người Việt Nam yêu nước đang ở Pháp, Hồ Chí Minh đã thay mặt những người Việt Nam yêu nước đang hoạt động ở Pháp, gửi tới Hội nghị Véc-xây bản Yêu sách 8 điểm của nhân dân nhân An Nam nhằm đòi các quyền lợi thiết thực. Bản Yêu sách của Người dù không được chấp nhận nhưng đã gây một tiếng vang lớn, nó hướng các dân tộc thuộc địa tới một con đường mới. Đây là giai đoạn Nguyễn Ái Quốc có bước nhận thức mới về quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Lần đầu tiên những quyền lợi cơ bản, chính đáng, thiết thực của nhân dân Việt Nam được nêu ra trong diễn đàn quốc tế. Trong quá trình hoạt động, tư tưởng và lý luận của Nguyễn Ái Quốc đã hướng gần với Cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác - Lênin.

Trải qua gần 10 năm nghiên cứu, khảo nghiệm, học tập, tìm tòi, hoạt động không ngừng ở nhiều quốc gia, ở hầu khắp các châu lục. Ngày 17/7/1920. lần đầu tiên Người đọc: Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân Đạo [L’Humanite] của Pháp, số ra ngày 16 và 17- 7- 1920. Luận cương lập tức thu hút sự chú ý đặc biệt của Nguyễn Ái Quốc. Người tìm thấy ở đó con đường đi đúng đắn giải phóng đất nước khỏi ách thực dân, cứu dân cứu nước là theo con đường cách mạng vô sản, con đường có mục đích cao cả là giải phóng dân tộc để tiến tới giải phóng con người. Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin có những điểm đặc biệt, khác hẳn về chất so với những văn kiện và các tác phẩm nổi tiếng trước đó như Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp, Khế ước xã hội của J.J Rutxo... Chính điểm khác biệt đó đã giải quyết được những trăn trở của Nguyễn Ái Quốc suốt gần 10 năm trên hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Do đó, Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tìm ra được con đường giải phóng dân tộc là đi theo con đường cách mạng vô sản.

Sự kiện Nguyễn Ái Quốc đọc bản Luận cương của Lênin, cùng với những hoạt động sát cánh với các tầng lớp công nhân, trí thức Pháp và các đại biểu thuộc địa, là tiền đề có tính quyết định việc Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản [Quốc tế III] và thành lập Đảng Cộng sản Pháp, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp lần thứ XVIII tổ chức ở thành phố Tours, tháng 12/1920. Từ đây, Người chính thức trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây là mốc lịch sử quan trọng trong hành trình tìm đường cứu nước của Người, đánh dấu bước chuyển biến quyết định, nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức, tư tưởng và lập trường chính trị của Người.

Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua, tháng 12/1920. [Ảnh: Tư liệu]

2. Sự chuyển biến trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về con đường cách mạng Việt Nam khi bắt gặp Luận cương của Lênin

Luận cương của V.I. Lênin tác động mạnh mẽ tạo ra sự biến đổi mang tính chất bước ngoặt, căn bản, về chất trong tư tưởng, tình cảm, quan điểm, lập trường, cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, giúp Người tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản - được coi là con đường duy nhất đúng của cách mạng Việt Nam. Người chuyển từ lập trường yêu nước sang lập trường vô sản.

Thứ nhất, Người đã xác định rõ kẻ thù của giai cấp, của dân tộc và phải chĩa ngọn cờ cách mạng vào đúng kẻ thù.

Nhận thức về bản chất chế độ tư bản chủ nghĩa, Lênin viết: “Chế độ dân chủ tư sản, do bản chất của nó, vốn có cái lối đặt vấn đề một cách trừu tượng hoặc hình thức về quyền bình đẳng nói chung, trong đó bao gồm cả quyền dân tộc bình đẳng. Nấp dưới quyền bình đẳng của cá nhân nói chung, chế độ dân chủ tư sản tuyên bố quyền bình đẳng hình thức hoặc quyền bình đẳng trên pháp luật giữa kẻ hữu sản và người vô sản, giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột; do đó, làm cho những giai cấp bị áp bức bị lừa dối một cách ghê gớm” [4]. Nội dung của Luận cương Lênin đã đánh giá đúng tình hình lịch sử cụ thể; phải phân biệt rõ rệt lợi ích giai cấp của những người lao động, những người bị bóc lột, làm sáng tỏ bức tranh của chế độ tư bản chủ nghĩa. Chính giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nhân dân lao động chính quốc, đồng thời đô hộ đàn áp các nước thuộc địa. Về kẻ thù của cách mạng Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt năm 1930, đó là: thực dân Pháp và bọn phong kiến. Đồng thời, phân tích rõ mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc để lôi kéo, đoàn kết tập trung mọi lực lượng tiến hành cách mạng, nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi của giai cấp vô sản, nhân dân lao động.

Thứ hai, Sơ thảo Luận cương của Lênin chỉ rõ cho Nguyễn Ái Quốc thấy động lực to lớn và lực lượng chính của cách mạng đó là giai cấp công nhân và nông dân.

Từ ý chí tìm lại độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, từ thực tiễn hoạt động cách mạng, thấy được sức mạnh to lớn của nhân dân trong các cuộc đấu tranh nhất là cuộc cách mạng tháng Mười Nga, lại được lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường, Nguyễn Ái Quốc đã xác định động lực của cách mạng Việt Nam là giai cấp công nhân và nông dân: “công nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi” [5].

Thứ ba, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy hướng đi của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa mà Sơ thảo Luận cương của Lênin đã vạch ra, đó là: Con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng con người. Chánh cương vắn tắt của Đảng do lãnh tụ Hồ Chí Minh soạn thảo, đã thể hiện rõ con đường giải phóng và phát triển của dân tộc Việt Nam là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng” [tức cách mạng dân tộc dân chủ], “thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng” để đi tới xã hội cộng sản” [6]. Có thể thấy, trong Chánh cương vắn tắt, Hồ Chí Minh đã thực hiện 3 cuộc giải phóng cách mạng vô sản ở một nước thuộc địa như nước ta là: giải phóng dân tộc phải tiến hành trước tiên, tạo tiền đề giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội. Nói một cách khác, giải phóng, giành độc lập dân tộc là bước đi đầu tiên của cuộc cách mạng vô sản ở thuộc địa ở Việt Nam.

Sau này Người viết: “Luận cương của Lênin đã làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đày đọa và đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế ba” [7]. Khi ủng hộ Quốc tế III, tin theo Lênin Người vẫn chưa thực sự hiểu về cách mạng tháng Mười Nga, càng chưa thể hiểu được học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin là gì. Nhưng sau khi đọc Sơ thảo luận cương của Lênin, Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” [8].

Thứ tư, Sơ thảo Luận cương của Lênin đã chỉ ra tầm quan trọng của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ và đặc điểm giữa cách mạng chính quốc với các nước thuộc địa.

Nguyễn Ái Quốc khẳng định rằng cách mạng ở thuộc địa có thể giành thắng lợi trước ở chính quốc. Cơ sở của quan điểm này xuất phát từ nhận thức sâu sắc bản chất của chủ nghĩa đế quốc của Nguyễn Ái Quốc. Người viết: “chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nên muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra” [9]. Khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc và vai trò quan trọng của cách mạng ở thuộc địa, Người chỉ rõ: Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở thuộc địa. “An Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mệnh cũng dễ” [10].

Lênin là người đã phát hiện ra vai trò to lớn của cách mạng thuộc địa và Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận một cách sâu sắc. Tại Đại hội lần thứ I của Quốc tế III, Nguyễn Ái Quốc đã kêu gọi vô sản các nƣớc đoàn kết lại. Trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng năm 1930, Nguyễn Ái Quốc viết: “Phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là vô sản Pháp” [11].

Có thể khẳng định, Luận cương của Lênin đã mở ra con đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Do nhu cầu của cách mạng, Người càng ra sức tìm hiểu và thấu suốt được tinh túy của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam nhằm giải quyết những vấn đề mà thực tiễn cách mạng Việt Nam đặt ra. Như vậy, hoàn toàn có cơ sở để khẳng định rằng, chính Luận cương của Lênin đã tạo ra bước ngoặt căn bản về chất trong sự phát triển nhận thức, tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành ngƣời cộng sản. Qua Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ở đó con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản. Chính Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, 40 năm sau nhìn lại sự kiện này, đã viết: “Riêng về cá nhân tôi, từ lúc đầu nhờ được học tập truyền thống cách mạng oanh liệt và được rèn luyện trong thực tế đấu tranh anh dũng của công nhân và của Đảng Cộng sản Pháp, mà tôi đã tìm thấy chân lý chủ nghĩa Mác - Lênin, đã từ một người yêu nước tiến bộ thành một chiến sĩ xã hội chủ nghĩa” [12].

Luận cương của Lênin đến nay đã tròn một thế kỷ, nhưng giá trị của Luận cương vẫn còn trường tồn, soi sáng con đường đi tới thắng lợi của Đảng ta. Hiện nay, toàn Đảng và toàn dân ta đang ra sức tích cực thi đua, lao động sản xuất để chào mừng đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Trên con đƣờng phát triển của mình, Đảng ta luôn trung thành với con đường cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn - đó là con đường vững chắc để đưa đất nước ta ngày càng phát triển hùng mạnh.

Chú thích:

[1]. Hồ Chí Minh [2006], Biên niên tiểu sử, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.112.

[2]. Hồ Chí Minh [2011], Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 287.

[3]. Hồ Chí Minh [2011], Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.179.

[4]. Lênin [1978], Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.198.

[5]. Hồ Chí Minh [2011], Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.288.

[6]. Đảng Cộng sản Việt Nam[2002], Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.2

[7]. Hồ Chí Minh [2011], Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.289.

[8]. Hồ Chí Minh [2011], Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.562.

[9]. Hồ Chí Minh [2011], Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.30.

[10]. Hồ Chí Minh [2011], Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 287

[11]. Hồ Chí Minh [2011], Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.30.

[12]. Hồ Chí Minh [2011], Toàn tập, tập 1 2, Nxb Chính trị quốc gia, tr.740.

ThS. Tạ Thị Hồng

Khoa Lý luận cơ sở

Tầm nhìn thời đại và tư duy độc lập, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc

10/09/2021 | 08:15

Với tầm nhìn thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm sáng rõ con đường cách mạng Việt Nam, soi đường, chỉ lối cho Đảng và dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Một hành trình cứu nước qua ba đại dương, bốn châu lục và gần ba mươi quốc gia trong khoảng thời gian ba mươi năm là một hành trình đầy gian khổ nhưng càng cho thấy tấm lòng yêu nước cao cả, thương dân vô bờ bến cùng ý chí kiên cường, bất khuất và đặc biệt là tư duy độc lập, sáng tạo của một bậc đại chí, đại nhân, đại dũng trong công cuộc giải phóng dân tộc.

Nhân tố thôi thúc quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Truyền thống gia đình, đặc biệt là nhân cách và những tư tưởng tiến bộ của cụ thân sinh Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc chính là cội nguồn cho chí hướng cách mạng và hoài bão ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trên quê hương Nghệ An giàu truyền thống văn hiến và cách mạng. Không chỉ giàu truyền thống hiếu học, cần cù trong lao động, trọng tình nghĩa trong cuộc sống, người dân nơi đây còn giàu truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm với nhiều tấm gương lưu sử sách, như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Hoàng Xuân Hành, Nguyễn Sinh Quyết... Chính truyền thống yêu nước tốt đẹp của quê hương, của dân tộc là nền tảng để Nguyễn Tất Thành sau này đã gặp gỡ và tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tinh hoa tư tưởng, văn hóa của nhân loại, một học thuyết khoa học, cách mạng triệt để nhất, qua đó thể hiện tầm nhìn rộng mở mang tính thời đại của Người trong hành trình đi tìm đường cứu nước.

Ngày 5-6-1911, từ bến Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc, ra đi trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville để thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc_Ảnh: Tư liệu

Những tư tưởng tiến bộ của các thầy giáo, các bậc sĩ phu yêu nước đã tiếp thêm sức mạnh và thôi thúc người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Nhờ những ảnh hưởng của các thầy giáo tân học và những trang sách báo tiến bộ mà ý muốn sang phương Tây để tìm hiểu tình hình các nước và học hỏi thành tựu văn minh nhân loại đã từng bước lớn dần lên trong tâm trí của Nguyễn Tất Thành.Thực tiễn Việt Nam khi đó là nhân tố tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

Vào giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam là chuyên chế về chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế, kìm hãm và nô dịch về văn hóa. Dưới ách thống trị và bóc lột của thực dân Pháp, Việt Nam từ một chế độ phong kiến độc lập chuyển thành chế độ thuộc địa, mất hẳn chủ quyền, phụ thuộc vào thực dân Pháp; kinh tế bị kìm hãm nặng nề, mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng và gay gắt; người dân lâm vào cảnh đói nghèo, khổ ải, lầm than. Thực dân Pháp ra sức vơ vét tài nguyên của đất nước; bọn quan lại đặt ra đủ các thứ thuế, bọn hào lý thì tham nhũng vô độ, bóc lột nhân dân không thương tiếc. Trước tình hình chính trị - xã hội như vậy, nhiều phong trào đấu tranh yêu nước nổ ra, như phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ [1861 - 1868], phong trào Cần Vương ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ [1885 - 1895], khởi nghĩa Yên Thế ở Bắc Kỳ [1885 - 1913]…, nhưng đều bị thực dân Pháp đàn áp dã man và bị thất bại. Đầu thế kỷ XX, các sĩ phu yêu nước tiếp thu trào lưu tư tưởng mới, tiến hành cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản…, nhưng cũng không thành công. Sự nghiệp giải phóng dân tộc lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối.

Tiếp thu truyền thống yêu nước của gia đình và quê hương, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào thoát khỏi cảnh nô lệ, lầm than. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước nhưng không tán thành con đường cứu nước của các bậc tiền bối và chính điều nàyđã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. Và cũng chính lòng yêu nước vô bờ bến ấy là cội nguồn sức mạnh giúp Người vượt qua mọi khó khăn nơi đất khách quê người để tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.

Tầm nhìn thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hành trình tìm đường cứu nước

Với tầm nhìn rộng mở, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trở thành người cộng sản, chiến sĩ quốc tế xuất sắc, tìm thấy con đường cứu nước duy nhất đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Quyết định sang Pháp là một quyết định có ý nghĩa lịch sử, thể hiện rõ tầm nhìn rộng mở, sẵn sàng tìm hiểu và học hỏi thế giới phương Tây, tiếp xúc, tiếp thu nền văn minh, tinh hoa trí tuệ của nhân loại.Người tham gia nhiều sự kiện lớn của thế giới, ủng hộ các cuộc cách mạng xã hội, đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc, giành độc lập dân tộc và tham gia các buổi diễn thuyết của nhiều nhà chính trị và triết học; tiếp xúc văn hóa và các danh nhân văn hóa, chính trị của Pháp, tiếp xúc với những tư tưởng nhân đạo, nhân văn qua văn học Pháp, Nga, Anh, Mỹ,… Tại Pa-ri [lúc này được coi là “trung tâm liên minh thế giới của bọn đế quốc”], Người đã có một bước phát triển mới trong nhận thức về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc khi tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917.Từ năm 1911 đến năm 1920, bằng việc khảo cứu các nước thuộc địa và các nước tư bản lớn, như Mỹ, Anh, Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã có những nhận thức quan trọng trong việc tìm kiếm con đường giải phóng và mô hình thể chế chính trị tương lai cho đất nước. Ngay từ thời niên thiếu, Người đã bộc lộ những phẩm chất giàu lòng nhân ái, ham hiểu biết, có hoài bão lớn, có chí cứu nước,…; những phẩm chất đó đã được rèn luyện và phát huy trong quá trình hoạt động cách mạng của Người. Nhờ vậy, giữa nhiều học thuyết, quan điểm khác nhau, Người đã phân tích, lựa chọn để cuối cùng đi tới chân lý: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”[1].

Cuối năm 1917, mặc dù vừa hoạt động chính trị, vừa phải kiếm sống một cách chật vật, nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn lạc quan, say sưa học tập, nghiên cứu Cách mạng Mỹ [năm 1776], Cách mạng Pháp [năm 1789], Cách mạng Nga [năm 1917]. Người rút ra kết luận rằng: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Tháng 7-1920, Người sung sướng khi đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”của V.I. Lê-nin. Luận cương đã mở ra cánh cửa để Người đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin và cách mạng vô sản.

Cuối năm 1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp, với việc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và là một trong những người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, Người khẳng định sự lựa chọn dứt khoát, đứng hẳn về chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Quốc tế Cộng sản.

Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours, năm 1920_Ảnh: Tư liệu

Với tầm nhìn thời đại, Người đã làm sáng rõ con đường cách mạng Việt Nam, soi đường, chỉ lối cho Đảng và dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cuộc tìm kiếm con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện tầm nhìn thời đại trong việc xác lập, kiến tạo mô hình xã hội gắn với các thiết chế hiện đại. Người đã tiếp thu tư tưởng tiến bộ từ các nước lớn của phương Tây, như Mỹ, Anh, Pháp để tạo nênmô hình thể chế chính trị tương lai cho đất nước. Đó là mô hình Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thể chế chính trị Việt Nam dân chủ cộng hòa là mô hình nhà nước mà ở đó, quyền lực thuộc về nhân dân, một thể chế chính trị - xã hội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mô hình thể chế đó là động lực, là ngọn cờ thôi thúc toàn thể dân tộc Việt Nam vùng lên làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xác lập một thể chế chính trị - xã hội mới, vì mục tiêu độc lập dân tộc, dân quyền và dân sinh, tự do, hạnh phúc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gắn con đường phát triển của dân tộc Việt Nam với xu thế thời đại, theo quy luật khách quan của lịch sử. Độc lập dân tộc phải đi đôi với tự do và hạnh phúc của nhân dân và gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội đáp ứng ngày càng cao và toàn diện mọi nhu cầu chính đáng, hợp pháp của người dân; là xã hội do quần chúng nhân dân xây dựng nên, vì vậy, mang tính tập thể, cộng đồng sâu sắc. Những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc đã thể hiện phẩm chất của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng, mở ra thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc ta.

Tư duy độc lập, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công cuộc giải phóng dân tộc

Ngay từ khi sống tại Pháp và sang nước Anh, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu rất nhiều nền văn hóa, hấp thụ những tư tưởng dân chủ; từ đó, hình thành phong cách dân chủ từ thực tiễn cuộc sống. Tại nơi đất khách, Người học được cách làm việc dân chủ ngay trong sinh hoạt khoa học của Câu lạc bộ Phô-bua, trong sinh hoạt chính trị của Đảng Xã hội Pháp. Nhờ được rèn luyện trong phong trào công nhân Pháp và sự cổ vũ, dìu dắt trực tiếp của nhiều nhà cách mạng và trí thức tiến bộ Pháp [M. Cachin, P.V. Couturier, G. Monmousseau,..], Nguyễn Ái Quốc đã từng bước trưởng thành, làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, cả văn hóa phương Đông và phương Tây, vừa thâu thái, vừa gạn lọc để có thể từ tầm cao của tri thức nhân loại mà suy nghĩ, lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Trong 10 năm đầu [1911 - 1920] của quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã hoàn thiện vốn văn hóa, chính trị và thực tiễn phong phú, tạo thành một bản lĩnh trí tuệ, nâng cao khả năng độc lập, tự chủ, sáng tạo ở Người, khi tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam lúc bấy giờ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo lý luận về cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Đối với một đất nước thuộc địa, một dân tộc bị áp bức, Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”[2]. Cuộc cách mạng vô sản ở đây không chỉ là cuộc đấu tranh giai cấp, mà còn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, một phạm trù của cách mạng vô sản.Chánh cương vắn tắt của Đảng[năm 1930], do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo, đã khẳng định: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”[3]. Làm tư sản dân quyền cách mạng đánh đổ thực dân Pháp xâm lược đem lại độc lập dân tộc. Làm thổ địa cách mạng là đánh đổ bọn phong kiến, địa chủ đem lại ruộng đất cho dân cày [sau này, cả hai cuộc cách mạng cùng tiến hành song song ấy được gọi là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân]. Đây là điều hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo lý luận về cách mạng không ngừng, lý luận về thời cơ và tình thế cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

Vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng liên minh công -nông của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công - nông là gốc của cách mạng, còn trí thức tiểu tư sản là bầu bạn của công - nông. Đối với mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dù trong đấu tranh giành độc lập dân tộc hay trong xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, liên minh công - nông - trí thức là nhân tố đóng vai trò quyết định. Sự sáng tạo, độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện trong việc vận dụng quan điểm về vai trò quần chúng nhân dân của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào tình hình cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam, mà trọng tâm chính là khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Người khẳng định: “Quần chúng là những người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo. Nhưng, quần chúng không phải chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là người sáng tác nữa”[4]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo vấn đề dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam. Thông quaLời kêu gọi toàn quốc kháng chiếnngày 19-12-1946 vàLời kêu gọi toàn quốc chống đế quốc Mỹ cứu nước[năm 1967], một lần nữa, Người khẳng định tinh thần độc lập dân tộc và bản chất nhân dân của cách mạng Việt Nam trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước ở miền Nam tiến tới thống nhất đất nước, với khẩu hiệu“Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.Đó chính là sự kế thừa và phát huy tinh thần độc lập dân tộc của dân tộc ta trong thời đại mới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo lý luận về vấn đề xây dựng đảng cầm quyền của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào việc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuầnđạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”[5]. Người cũng đã vận dụng sáng tạo lý luận về nhà nước vô sản vào tình hình cách mạng Việt Nam, xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Theo Người, “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”[6]. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái - trai, giàu - nghèo, giai cấp. Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân không phải nhà nước “siêu giai cấp”, mà là nhà nước do Đảng Cộng sản - đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật, thể hiện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.

Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác [Trong ảnh: Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ra mắt Đại hội]_Ảnh: Tư liệu

Sự sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp là một trong những nhân tố bảo đảm thành công của cách mạng Việt Nam. Đó cũng là một trong những đóng góp xuất sắc của Người vào lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp là hoàn toàn đứng vững trên lập trường mác-xít.Người đã phát triển và vận dụng hết sức sáng tạo lý luận mác-xít vào cách mạng ở các nước thuộc địa, nhất là với cách mạng Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà Người khẳng định: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”[7]. Theo đó, “thời đại của chúng ta là thời đại văn minh, thời đại cách mạng, mọi việc càng phải dựa vào lực lượng của tập thể, của xã hội; cá nhân càng không thể đứng riêng lẻ mà càng phải hòa mình trong tập thể, trong xã hội”[8]; “chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng”[9]. Người nhấn mạnh, giải phóng dân tộc và độc lập dân tộc phải được giải quyết trên lập trường giai cấp vô sản. Nếu không giành được độc lập dân tộc thì không thể giải phóng giai cấp, không thể nói đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Chỉ cókết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn cuộc đấu tranh của nước mình với trào lưu cách mạng của thế giới mới tạo ra được sức mạnh to lớn để bảo vệ độc lập dân tộc và phát triển tiến bộ xã hội.

Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất Tổ quốc, thực hiện công cuộc đổi mới, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ xã hội và chủ nghĩa xãhội./.

-----------------

[1]Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 2, tr. 289

[2]Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 30

[3]Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 1

[4]Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd, t. 11, tr. 559

[5]Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 611 - 612

[6]Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 453

[7]Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd,t. 1, tr. 511

[8]Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd,t. 11, tr. 600

[9]Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd,t. 3, tr. 230

Theo Tạp chí Cộng sản

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”

Thứ tư - 27/10/2021 09:53
LỜI NÓI ĐẦU
Phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinhhạnh phúc là nội dung quan trọng trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh, vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạngViệt Nam. Người “là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩaanh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khíphách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cuộc đời, Người hiến dâng cho sựnghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Di sản tư tưởng Người để lại có ý nghĩalịch sử và thời đại sâu sắc, đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp,góp phần củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vàosự nghiệp đổi mới đất nước; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy tinhthần yêu nước, ý chí và khát vọng phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh.Đại hội đã xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 vàtầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045, định hướng và lãnh đạo, chỉ đạo toànbộ các hoạt động của Đảng, Nhà nước và xã hội. Trong quan điểm chỉ đạo thựchiện đường lối đổi mới giai đoạn tới, Nghị quyết Đại hội đã khẳng định: “Kiênđịnh và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lốiđổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảovệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đồng thời chỉ rõ: “Động lựcvà nguồn động lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinhthần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khátvọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếptục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "Vềđẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; tiếptục thực hiện Kế hoạch số 03-KH/TW ngày 25/7/2016 của Ban Bí thư Trung ươngĐảng về thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩymạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và đẩymạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ươngĐảng đã biên soạn, ban hành tài liệu chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạođức, phong cách Hồ Chí Minh toàn khóa: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạođức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triểnđất nước phồn vinh, hạnh phúc”.
Chuyên đề cung cấp những nội dung cơ bản, các giải pháp chủ yếu trong họctập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong năm 2021 vànhững năm tiếp theo, nhằm phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triểnđất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.Chuyên đề được dùng trong sinh hoạt chi bộ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị của hệthống chính trị và được tuyên truyền rộng rãi trong toàn thể nhân dân.Nội dung chuyên đề, ngoài Lời mở đầu và Kết luận, gồm 2 phần:
- Phần thứ nhất: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực,tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
- Phần thứ hai: Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cáchHồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh,hạnh phúc trong giai đoạn hiện nay.
Xin trân trọng giới thiệu tài liệu tới các đồng chí và quý bạn đọc!



Phần thứ nhất

TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ Ý CHÍ TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG, KHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH, HẠNH PHÚC

1. Sự hình thành tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tựlực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
- Vấn đề độc lập cho dân tộc và khát vọng tự do cho nhân dân là xuất phátđiểm, là nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, khát vọngphát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, được nuôi dưỡng bởi những giá trị vănhoá truyền thống của dân tộc, có sự tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Sinh thời trong cảnh nước nhà bị nô dịch, lầm than, người thanh niên trẻNguyễn Tất Thành đã sớm thức tỉnh, đau đáu nỗi niềm cứu nước, cứu dân. Ngườichọn hướng đi sang các nước tư bản phương Tây tìm hiểu sự thật đằng sau khẩuhiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”, xem người ta làm thế nào rồi trở về giúp đồngbào mình. Ngày 5/6/1911, tại bến cảng Nhà Rồng, Người bắt đầu chuyến hành trìnhtrên con tàu Amiral Latouche Tresville, mang theo khát vọng cháy bỏng: “Tự docho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy làtất cả những điều tôi hiểu”
4. Điều này sớm đã thể hiện tư tưởng, ý chí tự lực, tựcường và một khát vọng lớn, mang tầm nhìn thời đại của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
- Sinh sống và làm việc tại nhiều nước tư bản phương Tây đã giúp NguyễnTất Thành nhận thức và vạch rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản: Ở đâu đâu đế quốctư bản thực dân cũng dã man, tàn bạo, cũng đầy rẫy những quan hệ phi nhân tính;ở đâu đâu những người lao động nghèo khổ, bần cùng cũng là bạn bè, anh em,đồng chí của nhau, họ phải được tập hợp lại, đứng lên đấu tranh giải phóng.
- Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc
đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luậncương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin. Luận cương của Lêninđã giúp Người giải đáp những vấn đề cơ bản về con đường giải phóng dân tộc màNgười tìm kiếm bấy lâu. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộckhông có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Tháng 12/1920, Người đã gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp,đánh dấu sự chuyển biến mang tính bước ngoặt trong tư tưởng của Người từ chủnghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cộng sản.

- Sau khi xác định con đường cứu nước theo cách mạng vô sản, Người tích cựctruyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước. Người đã mang đến một luồng giómới về đấu tranh cách mạng đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân các dân tộcthuộc địa, phụ thuộc, khơi dậy trong họ tinh thần đoàn kết đấu tranh chống chủnghĩa thực dân, thổi bùng ngọn lửa đấu tranh theo khuynh hướng cách mạng vô sảnở nước ta trong những năm 30 của thế kỷ XX, đưa tới sự ra đời của chính đảng vôsản Việt Nam, mở ra thời đại rực rỡ của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo củaĐảng, với những dấu ấn lịch sử và tầm vóc thời đại.
Ý chí tự lực, tự cường và khát vọng về quyền sống chân chính của dân tộc đãbồi đắp tư tưởng, sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và lan tỏa trong mọigiai tầng xã hội Việt Nam. Nói cách khác, chính chủ nghĩa yêu nước, khát vọnggiải phóng dân tộc và xây dựng đất nước “đàng hoàng”, “to đẹp” đã đưa Người
đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, đặt nền móng cho sự phát triển tư tưởng mácxít ởViệt Nam, tạo ra những điều kiện căn bản, tiên quyết đưa đến những thành côngcủa cách mạng nước nhà.

2. Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh về ý chí tự lực, tự cường
2.1. Ý chí tự lực, tự cường là không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài, cóquan điểm độc lập trong quan hệ quốc tế
- Hầu hết các đảng cộng sản ở Châu Âu đều có quan điểm rằng, cách mạng ởcác thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng ở các nước tư bản [chính quốc], cáchmạng ở các nước thuộc địa không thể thắng lợi khi cách mạng vô sản ở chính quốcchưa thắng lợi. Nguyễn Ái Quốc không tán thành quan điểm đó. Người cho rằng,
với ý chí, khát vọng đấu tranh mãnh liệt, bất khuất vì độc lập, tự do, cách mạng ởcác nước thuộc địa [trong đó có Việt Nam] hoàn toàn có thể chủ động giành thắnglợi, không phụ thuộc việc cách mạng ở chính quốc có thắng lợi hay không.
- Người cũng chỉ rõ mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng ở thuộc địa vàcách mạng ở chính quốc. Người ví mối quan hệ đó như hai cánh của một conchim. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, vạch trần bản chất của chủnghĩa tư bản thực dân giống con đỉa có hai vòi, một vòi bám vào giai cấp vô sản ởcác nước tư bản, vòi kia hút máu các dân tộc thuộc địa, Người khẳng định muốntiêu diệt nó, phải cắt cả hai cái vòi, muốn vậy phải có sự phối hợp chặt chẽ giữacách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc.

- Hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc luôn chú trọng đưa rađề nghị Quốc tế Cộng sản đặt đúng vị trí, vai trò của cách mạng thuộc địa trongphong trào cách mạng vô sản thế giới, tích cực giúp đỡ cách mạng thuộc địa về lýluận và phương pháp đấu tranh, đào tạo cán bộ cho các dân tộc thuộc địa, cổ vũ và
hướng dẫn phong trào cách mạng thuộc địa phát triển đúng hướng, có khả năng tựgiải phóng mình.

- Thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của dân tộc theo con đường chủ nghĩa MácLênin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nêu rõ quyết tâm, ý chí, phương pháp cách mạng,thể hiện sâu sắc quan điểm tự lực, tự cường trong đấu tranh cách mạng: “Đối vớitôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ,đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”.
2.2. Ý chí tự lực, tự cường là phải nhận thức rõ sức mạnh của chủ nghĩa yêunước và tinh thần dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng

- Ý chí tự lực, tự cường trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh đã giúpNgười thấy rõ sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc chân chính, bao gồm chủ nghĩa yêunước và tinh thần dân tộc, tạo nên sức mạnh to lớn của các dân tộc bị áp bức trênthế giới đứng lên chống đế quốc, thực dân. Từ thực tế xã hội Việt Nam cuối thế kỷXIX đầu thế kỷ XX, Người viết: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước.Chính nó đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho những ngườiculi biết phản đối, nó làm cho những người “nhà quê” phản đối ngầm trước thuế tạpdịch và thuế muối... nó đã thúc giục thanh niên bãi khoá, làm cho những nhà cáchmạng trốn sang Nhật Bản, làm vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa”.
- Theo Người, nhân tố mang tính quyết định của cách mạng giải phóng dântộc chính là sức mạnh của toàn dân tộc. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh[1927], Người viết: “chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnhdậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh”. Nêu cao tinh thầnđộc lập tự chủ, tự lực, tự cường “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” nhưng “phảicủng cố tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước bạn, nhân dânPháp, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới”. Người nhấn mạnh vấn đề có tínhnguyên tắc: “Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”.
- Ở một nước thuộc địa như Việt Nam, đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấptrở thành vấn đề sống còn, ngọn cờ giải phóng dân tộc phải giương cao hơn hếtthảy. Trong cuộc đấu tranh đó, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc được coilà nền tảng căn bản, có thể huy động, tập hợp được hết thảy các giai tầng xã hộiđoàn kết trên một mặt trận, đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như bảo vệ vữngchắc nền độc lập đó. “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trungnông, Thanh niên, Tân Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp”.
- Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 [11/1939], Đảng ta khẳng định chủtrương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, liên hiệp tất cảcác dân tộc, giai cấp, đảng phái, giành độc lập dân tộc, xây dựng hình thức Nhànước cộng hòa, dân chủ “Chính phủ chung cho tất cả các tầng lớp dân chúng”. Nghị
quyết Trung ương nêu rõ: “Công nông phải đưa cao cây cờ dân tộc lên, vì quyền lợisinh tồn của dân tộc mà sẵn sàng bắt tay với tiểu tư sản và những tầng lớp tư sảnbổn xứ, trung tiểu địa chủ”.

- Ngay sau khi trở về nước, Lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Trungương 8 [1941]. Ngoài những chủ trương lớn về giải phóng dân tộc, nhiệm vụ cáchmạng chủ yếu, Hội nghị còn chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh, tập hợpđoàn kết rộng rãi toàn dân tộc với các tổ chức, đoàn thể cứu quốc, thống nhất ýchí, hành động trong toàn Đảng, toàn nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủCộng hòa ra đời là minh chứng sống động nhất về sức mạnh dân tộc, mà chủ nghĩayêu nước, tinh thần dân tộc, kết hợp chủ nghĩa quốc tế trong sáng là nhân tố quytụ, thúc đẩy, hòa quyện, kết tinh mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài, sức mạnhcủa các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam, kiên cường đấu tranh dưới sựlãnh đạo của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh.

2.3. Ý chí tự lực, tự cường là sự chủ động, chuẩn bị mọi mặt các điều kiệncủa cách mạng
- Điều kiện trước hết là phải có một Đảng cách mệnh, “để trong thì vận độngvà tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọinơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vữngthuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng aicũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũngnhư người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”.
- Mùa Xuân năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị thành lậpĐảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Người soạnthảo. Cương lĩnh ngắn gọn, rõ ràng và thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, phù hợpvới hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam, nhấn mạnh đấu tranh giải phóng dân tộc, chốngchủ nghĩa đế quốc thực dân và chế độ phong kiến đã suy tàn, thực hiện mục tiêuchiến lược: “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”, “làm tư sản dân quyềncách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Sự ra đời của Đảngđánh dấu bước ngoặt đặc biệt quan trọng trong tiến trình cách mạng dân tộc, trởthành nhân tố tiên quyết, quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dẫndắt, tập hợp và lãnh đạo nhân dân từng bước đấu tranh, chuẩn bị các điều kiện mọimặt, đưa tới sự thành công của cách mạng.
- Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/01/1941, lãnh tụ Hồ Chí Minhtrở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Tại Hội nghị Trung ương8, Người cùng Trung ương Đảng quyết định những vấn đề lớn của cách mạng nhưhoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, đặt nhiệm vụ
giải phóng dân tộc lên hàng đầu, xử lý đúng đắn đấu tranh dân tộc và đấu tranh giaicấp, lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp, quyết tâm giành cho được độc lập dân tộc.
- Người chỉ ra các nhiệm vụ quan trọng, cần kíp về việc chuẩn bị các điềukiện đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng, như: xây dựng lực lượng cách mạng[bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang]; căn cứ địa cách mạng; tậpdượt cho quần chúng đấu tranh, xác định phương pháp đấu tranh khởi nghĩa từngphần đến Tổng khởi nghĩa giành chính quyền; chuẩn bị bộ máy tổng khởi nghĩagiành chính quyền khi thời cơ chín muồi và dự kiến các công việc sau khi giànhđược chính quyền.

- Nhờ có sự chủ động, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, chỉ trong vòng 15 ngàyCách mạng tháng Tám [1945] diễn ra mau lẹ, ít đổ máu, giành thắng lợi hoàn toàntrên cả nước, đập tan chế độ thực dân thống trị nước ta hơn 80 nghìn năm, lật đổ chếđộ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót nghìn năm, khai sinh nền dân chủ cộng hòa, mởra một kỉ nguyên mới của dân tộc Việt Nam, kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liềnvới giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, kỉ nguyên độc lập dân tộcgắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi này thể hiện việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin ở mộtnước thuộc địa, khẳng định đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng, tinh thần, ýchí tự lực, tự cường của toàn dân tộc theo tư tưởng của Bác. Tư tưởng tự lực, tựcường, chủ động chuẩn bị chu đáo các điều kiện cách mạng tiếp tục được pháttriển và khẳng định trong các giai đoạn cách mạng sau, đưa tới thắng lợi vĩ đại củacuộc kháng chiến chống thực dân Pháp [1945- 1954], kháng chiến chống đế quốcMỹ [1954-1975], trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước [1975- nay], đặcbiệt trong 35 năm đổi mới [1986- nay].
2.4. Ý chí tự lực, tự cường là đặc biệt chú trọng phát huy vai trò, sức mạnhcủa Nhân dân
- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân nhưng không phải ở đâuvà bất cứ lúc nào quần chúng nhân dân cũng làm được cách mạng. Muốn làmđược cách mạng, quần chúng nhân dân phải được vận động, rèn luyện và tổ chứcnhằm huy động, tập hợp, phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của mọi lực lượngquần chúng trên cùng một mặt trận, biến thành sức mạnh của quần chúng thànhsức mạnh cách mạng.
- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, “Nhân dân” là phạm trù cao quý nhất. Ngườinói: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnhbằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”16. Người khẳng định, dân khí mạnh thìbinh lính nào, súng ống nào cũng không địch nổi. “Nếu lãnh đạo khéo thì việc gìkhó khăn mấy và to lớn mấy, nhân dân cũng làm được”.
- Trong giai đoạn vận động giải phóng dân tộc, lãnh tụ Hồ Chí Minh thườngnhấn mạnh phải động viên lực lượng của toàn dân, có dân là có tất cả. Khi thời cơcách mạng chín muồi [8/1945], Người đã gửi Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa trongcả nước. Người nêu rõ: “Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân
tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng chota... Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồngbào hãy dũng cảm tiến lên!”. Sức mạnh toàn dân được huy động và hiện diện tolớn, tạo nên thành công vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám.

- Thời kỳ kháng chiến chống Pháp [1946-1954], trong hoàn cảnh thực dânPháp rắp tâm xâm lược nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toànquốc kháng chiến, thôi thúc nhân dân ta đứng lên đứng lên đấu tranh, quy tụ sứcmạnh toàn dân trong thế trận chiến tranh nhân dân, chống thực dân Pháp nhằm giữvững nền độc lập dân tộc: “Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đànông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc.Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Aicó súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc,thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
- Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước [1954-1975], đương đầuvới kẻ thù có sức mạnh số một thế giới về kinh tế và quân sự, Chủ tịch Hồ ChíMinh nhấn mạnh: “Nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng caotinh thần quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miềnBắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc. Hễ còn một tên xâm lược trên đất nướcta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi”.

- Vai trò và sức mạnh của nhân dân luôn được Đảng ta trân trọng, phát huycao độ trong công cuộc trường kỳ kháng chiến, cũng như trong trong thời kỳ xâydựng và bảo vệ đất nước kể từ khi hòa bình lập lại đến nay, tạo nên những thànhtựu vô cùng quan trọng trên các phương diện đời sống xã hội, đem lại những giátrị kinh tế– xã hội, những thay đổi lớn lao về diện mạo đất nước trong tiến trìnhthực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”như Bác Hồ hằng mong ước.
2.5. Ý chí tự lực, tự cường là quyết tâm bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyết tâm bảo vệ và giữ vững độc lập dân tộc,“nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, “không có gì quý hơn độclập tự do”, thể hiện rất rõ khi Tổ quốc bị lâm nguy, khi dân tộc phải đương đầu vớinhững kẻ thù có sức mạnh kinh tế - quân sự vào hàng cường quốc thế giới, chốnglại âm mưu áp đặt chế độ áp bức, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc thực dân.
- Ngay sau khi nền độc lập ra đời, đất nước ta đã phải chuẩn bị cho một cuộckháng chiến không thể tránh khỏi. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủtịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng.Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyếttâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất địnhkhông chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”
.

Nhờ phát huy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, quyết tâm vừa khángchiến vừa kiến quốc, chúng ta càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng, làmnên chiến thắng Điện Biên phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, chiếnthắng của ý chí, khát vọng độc lập và khí phách Việt Nam.
- Lịch sử tiếp tục chứng kiến những thách thức cam go về ý chí và khát vọngđộc lập dân tộc qua cuộc đối đầu lịch sử giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Mỹ.Trước một cuộc chiến tranh khốc liệt, trường kỳ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu caoquyết tâm trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Người nói: “Phải giành thắnglợi quyết định trong một thời gian, ta không nói mấy năm, mấy tháng, mấy ngày,nhưng trong một thời gian càng ngắn càng tốt”.
- Khích lệ, thôi thúc ý chí đấu tranh đến ngày đất nước toàn thắng, thống nhấttrong mỗi người dân, Người chỉ rõ: “Nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúcnày là phải nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miềnNam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc. Hễ còn một tên xâmlược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi”.
- Tin tưởng vào sự tất thắng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,cứu nước, trong bản Di chúc, Người khẳng định: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước củanhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất địnhthắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”
.

- Chiến thắng lịch sử 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nướcmột lần nữa khẳng định ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm bảo vệ và giữ vững nềnđộc lập dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam. Đồng thời, tiếptục được Đảng ta phát huy trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa từ sau giải phóng đến nay.

3. Những nội dung cơ bản trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh về khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
3.1. Xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh, cường thịnh, nâng cao dân trí,bồi dưỡng nhân tài

- Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, với cương vị là người đứng đầuNhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn xâydựng đất nước giàu mạnh, mang lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Tưtưởng của Người đã được nhấn mạnh tại Đại hội II của Đảng [1951]: Xây dựngmột nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, phú cường. Ngườinhiều lần nhắc nhở: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thìđộc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.
- Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 03/9/1945, Ngườiđã nêu lên những nhiệm vụ cấp bách của chính quyền đó là diệt giặc đói, giặc dốtvà giặc ngoại xâm. Nói cách khác, tập trung giải quyết hai vấn đề trọng yếu: phụchồi và phát triển nội lực đất nước; đối ngoại linh hoạt tránh nguy cơ ngoại xâm,kéo dài thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
- Trong các nhiệm vụ và giải pháp cấp bách đó, Người đặc biệt chú trọngviệc nâng cao dân trí, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh.Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Namđộc lập [05/9/1945], Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cổ vũ, khích lệ: “Non sông ViệtNam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quangđể sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phầnlớn ở công học tập của các em”.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ, trước đây thực dân Pháp cai trị đã thực hiệnchính sách ngu dân để dễ lừa dối, bóc lột dân ta, có tới 95% đồng bào ta không biếtchữ. “Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phảithực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí”. Nạn thất học, kém hiểu biết làmột cản trở lớn cho sự phát triển của đất nước và dân tộc. Người kêu gọi: “...Mọingười Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiếnthức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phảibiết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”.
- Bên cạnh việc nâng cao dân trí, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra nhiệm vụquan trọng trong kiến thiết đất nước là bồi dưỡng nhân tài. “Kiến thiết cần có nhântài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéophân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”.
- Xuyên suốt hai cuộc trường chinh kháng chiến chống lại các thế lực đế quốcthực dân Pháp và Mỹ, đường lối kiến thiết đất nước, từng bước hiện thực hóa vọngxây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh, cường thịnh luôn được Đảng và Bác Hồlãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một cách cụ thể, phù hợp, sáng tạo và quyết liệt.
- Trước lúc đi xa, trong Di chúc Người bày tỏ điều mong muốn cuối cùng,cũng là khát vọng tột bậc: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựngmột nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và gópphần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

- Những tư tưởng, khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về một Việt Nam hùngcường tiếp tục được toàn Đảng, toàn dân tộc từng bước hiện thực hóa trong côngcuộc xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, công cuộc đổi mới pháttriển đất nước trong 35 năm qua và trong những chặng đường tiếp theo. Kết quả,thành tựu đem lại “rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật”, nhưVăn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có đượccơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
3.2. Thực hiện khát vọng đất nước giàu mạnh, cường thịnh trong điều kiện Đảngcầm quyền, xây dựng chế độ mới, mưu cầu hạnh phúc, ấm no cho Nhân dân
- Hồ Chí Minh ngay từ khi ra đi tìm đường cứu nước đã mang khát vọng lớnlao: Độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho đồng bào. Người khẳng định: “Tôichỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàntoàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai
cũng được học hành”.

- Khi nước nhà độc lập, khát vọng ấm no, hạnh phúc của nhân dân trở thànhđộng lực và mục tiêu hành động của toàn Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ ChíMinh. Trong tư tưởng của Người, hạnh phúc của người dân đơn giản là quyền sống,từ đó phát triển một dân tộc, một quốc gia hạnh phúc. Đó là một xã hội do nhân dân
lao động làm chủ, bình đẳng, không có chế độ người bóc lột người, “một xã hộihoàn toàn mới mẻ, đầy tính nhân văn, “đưa quần chúng đến một cuộc sống xứngđáng, vẻ vang và ngày càng phồn vinh, làm cho mọi người lao động có một Tổ quốctự do, hạnh phúc và hùng cường, hướng tới những chân trời tươi sáng”.
- Trong quá trình xây dựng đất nước, Người rất coi trọng các chính sách kinhtế nhằm đạt tới sự ổn định và phát triển xã hội, đem lại hạnh phúc cho con người.Người khẳng định Ðảng ta, Nhà nước ta từ nhân dân mà ra, vừa là người lãnh đạovừa là người đầy tớ của nhân dân, không có lợi ích nào khác lợi ích của nhân dân.
- Cả cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiến dâng trọn vẹn chocách mạng, “chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnhphúc của quốc dân”. Trong Di chúc, Người dặn dò: “Đảng, Chính phủ và đồngbào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mởnhững lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánhsinh”. Mong muốn của Người là ai ai cũng được góp công sức vào sự nghiệp cáchmạng của dân tộc và được hưởng thành quả do cách mạng mang lại.

Ý chí, khát vọng độc lập của Tổ quốc, hạnh phúc cho Nhân dân, hùng cườngcho dân tộc và tấm gương mẫu mực suốt đời phụng sự đất nước, phục vụ Nhândân của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là động lực, tư tưởng soi đường cho toànĐảng, toàn quân, toàn dân ta trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước,
bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.
3.3. Xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc, thực hiện một cách có kế hoạchvới sự đồng lòng của Chính phủ và người dân

- Hiện thực khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tư tưởng Hồ ChíMinh là phải xây dựng chế độ chính trị dân chủ, tiến bộ, thật sự vì dân, xây dựngđời sống kinh tế, văn hóa - xã hội văn minh, tiến bộ với những giá trị đạo đức tốtđẹp. Muốn vậy, phải xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc, có kế hoạch thực hiện
với sự đồng lòng của Chính phủ và người dân.

- Đất nước giành được độc lập, vấn đề kiến thiết, phát triển kinh tế - xã hội trởnên cấp thiết. Ngày 31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 78 về việcthiết lập “Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết” của Chính phủ. Phát biểu trongphiên họp đầu tiên của Ủy ban ngày 10/01/1946, Hồ Chí Minh mong muốn mọingười “đem tài năng tri thức lo bồi bổ về mặt kinh tế và xã hội”, “Làm cho dân có ăn.Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành”.
- Trong thư gửi các giới công thương Việt Nam, Người viết: “Trong lúc cácgiới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập củanước nhà, thì giới Công-Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế vàtài chính vững vàng và thịnh vượng. Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúpgiới Công-Thương trong công cuộc kiến thiết này”. Người nhấn mạnh, nền kinhtế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp,thương nghiệp thịnh vượng. Các nhà công nghiệp, thương nghiệp hãy cùng đemvốn vào làm những công cuộc ích quốc lợi dân.

- Trong lĩnh vực nông nghiệp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Nước muốngiàu mạnh thì phải phát triển nông nghiệp”, “Chúng ta phải quý mỗi tấc đất nhưmột tấc vàng”. Người khuyến khích: “Trong công cuộc xây dựng nước nhà,Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn.Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh. Nôngdân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh, thì cần phải có hợp tác xã”.
- Theo Người, “muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển côngnghiệp nhưng đồng thời cũng phải phát triển nông nghiệp, vì hai ngành đó khăngkhít với nhau... Nếu ngành công nghiệp phát triển mà ngành nông nghiệp khôngphát triển thì khập khễnh như người đi một chân”. Xuất phát từ điều kiện nướcta, sản xuất nông nghiệp có một vị trí hết sức quan trọng, Người chủ trương phảicải tạo và phát triển nông nghiệp thì mới có cơ sở để phát triển các ngành kinh tếkhác, để tạo điều kiện cho việc công nghiệp hóa nước nhà.

- “Nhân dân ta, đặc biệt là công nhân và nông dân ta, phải hăng hái thi đua yêunước, thực hiện khẩu hiệu: làm nhiều, nhanh, tốt, rẻ”42. “Tự lực cánh sinh, tăng giasản xuất, thực hành tiết kiệm”. Có sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn xãhội, như vậy mới phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày càng thắng lợi.
3.4. Phát huy tối đa nội lực dân tộc, tranh thủ ngoại lực, có chính sách mởcửa, thu hút đầu tư nước ngoài

- Vấn đề nội lực dân tộc là một điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh.Với tinh thần “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, ngay khi thời cơ đến, dưới sựlãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức mạnh nội lực của hơn 20 triệungười dân Việt Nam đã được phát huy, làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc Cáchmạng Tháng Tám, giành chính quyền về tay nhân dân.
- Sau ngày nền độc lập ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tự lúcgiành quyền độc lập đến nay, xứ Việt Nam ta vẫn hết sức cố gắng để một mặt yênnội trị, một mặt gây thực lực chống xâm lăng và tranh thủ ngoại giao được thắnglợi. Sức cố gắng ấy đã đem lại cho chúng ta những kết quả khả quan”. Điều nàyđã nói lên tinh thần, quan điểm, đường lối của Đảng và Bác Hồ trong xây dựng vàbảo vệ đất nước là phát huy tối đa các nguồn lực bên trong, tranh thủ nguồn lựcbên ngoài, có chính sách mở cửa, hỗ trợ phát triển nền kinh tế nhằm tạo nội lựcdân tộc vững mạnh.
- Người tuyên bố: “Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thichính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”, “Nước Việt Nam dành sự tiếpnhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cảcác ngành kỹ nghệ của mình”.
- Quan điểm của Người trong việc mở cửa, hợp tác quốc tế không chỉ nhằmmục đích nhận được sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, mà thông qua đó thu hút ngoạilực, thu hút đầu tư, tạo ra những điều kiện phát huy tiềm năng của đất nước, pháttriển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân. Các nước bạn giúp ta cũng như thêm
vốn cho ta, do vậy phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài. Ta phảikhéo dùng cái vốn ấy để bồi bổ lực lượng, phát triển khả năng của ta, tức là có thêmđiều kiện để tự lực cánh sinh.

- Ngay từ cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đãnêu rõ vấn đề này trong đường lối kháng chiến, đường lối kiến thiết đất nước.Người chỉ rõ phải phát triển toàn diện kinh tế từ nông nghiệp, công nghiệp, thươngnghiệp tới phát triển dịch vụ, mở rộng giao lưu kinh tế với các nước, trước hết là cácnước anh em, các nước xã hội chủ nghĩa. Suốt cuộc kháng chiến, mặc dù tình hìnhthế giới diễn biến phức tạp, song Người vẫn cố gắng mở rộng quan hệ hợp tác quốctế, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước bạn cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩaxã hội ở miền Bắc. “Cuộc kháng chiến lâu dài của chúng ta được thắng lợi là do nơichúng ta động viên kinh tế được thành công, vì chúng ta có biết động viên kinh tếmột cách khôn khéo, thực lực của chúng ta mới được đầy đủ và bền bỉ”.
- Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, ý chí tự lực, tự cường đượckhơi dậy mạnh mẽ trong toàn Đảng và nhân dân hai miền Nam – Bắc nhằm thựchiện thắng lợi nhiệm vụ thống nhất đất nước, bảo toàn nền độc độc lập, đưa cả nướctiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thời gian này, chúng ta tiếp tục nhận được rấtnhiều sự ủng hộ, giúp đỡ từ các nước anh em và bè bạn quốc tế. Điều này một lầnnữa khẳng định quan điểm, đường lối đúng đắn của Đảng và Bác về coi trọng nộilực, khéo léo tranh thủ, tận dụng ngoại lực, xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.

3.5. Luôn xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của đất nước, vận dụng sáng tạo lýluận vào thực tiễn để đưa ra những quan điểm, chủ trương phù hợp; không giáođiều, máy móc trong học tập kinh nghiệm của nước khác
- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được Đảng và Chủ tịchHồ Chí Minh đặt ra trên cơ sở nhận thức khoa học, đúng đắn lý luận chủ nghĩaMác-Lênin, phù hợp với thực tiễn đất nước. Từ thực tiễn, hoàn cảnh nước ta làmột nước nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho
rằng, xây dựng chủ nghĩa xã hội “không thể làm mau được mà phải làm dần dần”,“làm sao cho dân giàu nước mạnh”
.

- Độc lập, sáng tạo trong tư duy, quan điểm, chủ trương và hành động làphong cách nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Người, xây dựng, phát triểnđất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa đòi hỏi Việt Nam phải có cách làm,bước đi và biện pháp thích hợp. “Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô cóphong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác… ta có thể đi con đường khác đểtiến lên chủ nghĩa xã hội”.
- Chúng ta phải học tập kinh nghiệm các nước anh em và áp dụng những kinhnghiệm ấy một cách sáng tạo. Chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩaMác - Lênin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác - Lêninmà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn nhữngđặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luậtphát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối, phương châm,bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta.
Những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị chỉ đạo thực tiễn vànghiên cứu lý luận về sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo con đườngcủa chủ nghĩa xã hội, trở thành cơ sở, nền tảng tư tưởng đặc biệt quan trọng đểĐảng đổi mới tư duy lý luận, nắm bắt thực tiễn, tôn trọng và hành động theo quyluật khách quan, hoạch định đường lối đổi mới tại Đại hội lần thứ VI của Đảng[12/1986] và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới trong các giai đoạn cách mạng để ViệtNam có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Phần thứ hai

ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC,PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ Ý CHÍ TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG VÀKHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH, HẠNH PHÚCTRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minhvề ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
- Từ thuở bình minh, sơ khai trong lịch sử dân tộc, các thế hệ ông cha ta sớmđã hình thành ý chí, khát vọng phát triển quốc gia, dân tộc. Trải qua quá trình lịchsử, ý chí, khát vọng độc lập và hùng cường dân tộc đã được nuôi dưỡng, hun đúctrở thành giá trị truyền thống, lẽ sống và sức mạnh Việt Nam, là cơ sở để khơi dậy,phát huy, nhân lên sức mạnh tổng thể, sự nỗ lực của cả dân tộc trong tiến trình xâydựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ thời các vua Hùng dựng nước, đến Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa “đềnnợ nước, trả thù nhà”, ước vọng của Triệu Thị Trinh “đánh đuổi quân Ngô giànhlại giang sơn”... Hay qua lời tuyên ngôn “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt,“Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, nhữngchiến thắng vang dội 20 vạn quân Thanh dưới thời đại Quang Trung...
- Kế thừa truyền thống lịch sử - văn hóa của dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ, ýchí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc ở HồChí Minh luôn bắt nguồn từ nhận thức đúng đắn về con người, hạnh phúc của ngườidân, của quốc gia dân tộc, ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
- Người quan niệm chủ nghĩa xã hội là chế độ tốt nhất mang lại hạnh phúccho mọi người. Hạnh phúc ấy do chính con người tạo dựng với sự lãnh đạo, địnhhướng của đảng cộng sản, đảng cách mạng chân chính. Hạnh phúc ấy bắt đầu từnhững mục tiêu căn bản nhất, mọi người đều thoát cảnh đói nghèo, được ăn, ở, họchành, có đời sống văn hóa vật chất, tinh thần tốt đẹp, lành mạnh. Từ hạnh phúccăn bản đó mà tạo ra từng gia đình hạnh phúc, nhân rộng thành cộng đồng hạnhphúc, đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng dân tộc đãđạt nhiều kỳ tích chói lọi, làm nên Cách mạng tháng Tám, khai sinh nền độc lập,mở ra thời đại mới, kỷ nguyên mới độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, khẳngđịnh sự lựa chọn con đường cách mạng của Đảng và dân tộc ta là đúng đắn, phù
hợp quy luật khách quan, thực tiễn đất nước và xu hướng phát triển của thời đại.
- Hiện nay, công cuộc đổi mới đã và đang mang lại những thay đổi lớn lao,mà một trong những nguyên nhân căn bản là do chúng ta biết quy tụ, khơi dậy,phát huy ý chí tự cường và khát vọng phát triển của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạocủa Đảng, trở thành nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, tiếp tục phục vụ đắc lực sự
nghiệp cách mạng dân tộc trong giai đoạn mới.

- Bài học kinh nghiệm quý giá của công cuộc đổi mới chính là dựa vào sứcdân, phát huy tinh thần và ý chí khát vọng của nhân dân trong xây dựng phát triểnkinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường hòa bình. Thành tựu của công cuộc đổi mớitrên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội đã thể hiện rõ nét hiệu quả của việc phát huy
ý chí, khát vọng phát triển đất nước của toàn nhân dân ta, dân tộc ta.

Điều này đã được Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Đất nước đã đạt đượcnhững thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so vớinhững năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sốngnhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Đất nước ta chưa baogiờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
- Có thể nói, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã và đang, tiếp tụclà điểm tựa quan trọng để Đảng và Nhà nước ta hoạch định đường lối chiến lượcphát triển đất nước trong bối cảnh quốc tế hiện nay, tiếp tục dẫn dắt dân tộc tiếnbước trên con đường phát triển và tiến bộ xã hội.

2. Bối cảnh thời đại và yêu cầu đặt ra phải phát huy ý chí tự lực, tựcường, khát vọng phát triển đất nước của toàn dân tộc
- Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ, tình hình thế giới “tiếp tục có nhiều thay đổirất nhanh, phức tạp, khó lường”. Đáng chú ý là vấn đề toàn cầu hóa và hội nhậpquốc tế tiếp tục tiến triển nhưng cũng đang bị đe dọa bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩadân tộc cực đoan, vấn đề cạnh tranh chiến lược, cạnh tranh kinh tế, chiến tranh
thương mại diễn ra gay gắt…

- Trong bối cảnh thế giới phát triển phụ thuộc lẫn nhau, lợi ích quốc gia, dântộc là nhân tố quyết định để mỗi quốc gia dân tộc tham gia vào các mối quan hệquốc tế, hội nhập quốc tế thành công. Ngoài tiềm lực kinh tế, ý chí tự lực, tự cường,khát vọng phát triển của toàn dân tộc là chỗ dựa và điều kiện căn bản, cốt lõi để mở
rộng quan hệ hợp tác, hội nhập quốc tế.

- Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn đang có tác động mạnh mẽ đến ViệtNam càng đòi hỏi Việt Nam phải luôn giữ vững độc lập, tự chủ, tự cường, khát vọngphát triển để bảo vệ vững chắc môi trường hòa bình, tận dụng cơ hội và hóa giảinhững thách thức đối với độc lập, hòa bình và phát triển của dân tộc.
- Thực tiễn 35 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thể hiện một cáchsinh động ý chí, khát vọng phát triển của dân tộc ta. Những thành tựu của côngcuộc đổi mới là nền tảng quan trọng giúp chúng ta củng cố niềm tin, sự quyết tâm,nỗ lực, tiếp tục thúc đẩy con đường đi lên của dân tộc. Hơn lúc nào hết, cần pháthuy mạnh mẽ chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ý chí, khát vọng phát triểncủa toàn dân tộc làm động lực cho sự phát triển trong giai đoạn phát triển mới.
- Đại hội XIII của Đảng đã xác định các quan điểm chỉ đạo công cuộc đổimới hiện nay, trong đó nhấn mạnh: Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chítự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đấtnước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổnghợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hoá, con người Việt Nam, bồi dưỡngsức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạođộng lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước.

- Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ nhiệm vụ, giải pháp tăng cường côngtác xây dựng Đảng, khẳng định: “Kiên định và không ngừng vận dụng, phát triểnsáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn ViệtNam trong từng giai đoạn. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.Kiên định đường lối đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh”. “Trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơnnữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chứcvà cán bộ”.
- Văn kiện Đại hội cũng nhấn mạnh: Kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghịquyết Trung ương 4 khoá XI, Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về xây dựngĐảng gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HồChí Minh bằng các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ để ngăn chặn, đẩy lùisuy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tựchuyển hoá" trong nội bộ. Thực hiện nghiêm tự phê bình và phê bình từ Trungương đến chi bộ; cấp uỷ cấp trên chủ động gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cánhân ở những nơi có vấn đề phức tạp, có biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tựchuyển hoá"; coi trọng kiểm tra việc khắc phục hạn chế, khuyết điểm.
- Trên tinh thần đó, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạođức, phong cách Hồ Chí Minh, nâng cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cườngdân tộc, khát vọng cống hiến, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của các cấpủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và người dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghịquyết Đại hội XIII của Đảng và nhiệm vụ cách mạng trong các giai đoạn lịch sử.

3. Một số giải pháp đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triểnđất nước phồn vinh, hạnh phúc

Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minhtrong thời gian tới đi vào chiều sâu, chất lượng, thiết thực, cần tập trung làm tốt banội dung: Học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên. Nghiêncứu, thực hiện hiệu quả các giải pháp sau:
[1] Cần nhận thức sâu sắc, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh. Coi đây là công việc thường xuyên, không thể thiếu đối với mỗi cán bộ, đảng viên
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về nội dung, giá trị và ý nghĩa tolớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh cùngvới chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động củaĐảng. Học tập và làm theo Bác để Đảng ta và mỗi đảng viên xứng đáng với vai trò,sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam và sự tin cậy của nhân dân.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, vận dụng sáng tạo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, giảipháp của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trongsạch, vững mạnh, để tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người trở thành động lực,nguồn sức mạnh to lớn để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phát huy nội lực,vượt qua khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII củaĐảng và mọi nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

[2] Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đưa nội dung làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thựchiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình, gắn với nhiệm vụ chính trị
- Kết hợp chặt chẽ giữa học tập với làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cáchHồ Chí Minh trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, đơn vị vàcông tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; giải quyết hiệu quả các khâu đột phá và cácvấn đề trọng tâm, bức xúc trong thực tiễn.

- Thực hiện đồng bộ giữa "xây" và "chống"; "xây" là nhiệm vụ cơ bản, chiếnlược, lâu dài, "chống" là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. "Xây" là tổ chức tốt cácphong trào thi đua yêu nước; động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hiệnthắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh
mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng của các địaphương, cơ quan, đơn vị đã đề ra.
"Chống" là đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chínhtrị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ;phê phán, xử lý nghiêm những việc làm sai trái, thiếu trách nhiệm, quan liêu, háchdịch, cửa quyền; kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cựcvới tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không ngừng nghỉ, không bịtác động bởi bất cứ tổ chức, cá nhân có hành vi không lành mạnh nào. Nâng caotính cảnh tỉnh, răn đe đối với những tư tưởng, biểu hiện tiêu cực; khuyến khích, cổvũ cán bộ, đảng viên suy nghĩ, hành động vì lợi ích chung, vì hạnh phúc của nhândân, làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh.
[3] Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia cácphong trào thi đua yêu nước, lôi cuốn sự vào cuộc của toàn xã hội
- Đẩy mạnh tuyên truyền, gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước củacác cấp, các ngành, nhằm lan tỏa, khơi dậy tinh thần cống hiến, khát vọng pháttriển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh đạiđoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Làm cho mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc và tự giác thực hiện bổnphận, trách nhiệm của bản thân, gắn bó chặt chẽ, liên hệ mật thiết với nhân dân,“trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân và có trách nhiệm vớidân”, thực hiện có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểmtra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội.
- Nghiên cứu tổ chức cuộc vận động “Toàn Đảng, toàn dân khơi dậy khát
vọng phát triển đất nước”, với quyết tâm “sánh vai với các cường quốc” như mongước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phát huy vai trò của báo chí và hệ thống thông tinđại chúng, đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông nhằm đạt
hiệu quả cao nhất trong công tác tuyên truyền.

[4] Nêu cao trách nhiệm nêu gương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạođức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí, tự lực, tự cường dân tộc, khát vọng pháttriển đất nước phồn vinh trong cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu
- Đề cao việc phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên,nhất là người đứng đầu, trước hết là các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viênBan Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng theo phương châm cán bộ cóchức vụ càng cao càng phải gương mẫu, khẳng định vai trò lãnh đạo, tính tiên
phong, gương mẫu "trên trước, dưới sau", "đảng viên đi trước, làng nước theo sau".
- Lãnh đạo chủ chốt các cấp phải thể hiện tư tưởng vững vàng, quan điểmđúng đắn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, hết lòng vì nước, vì dân; cóphong cách lãnh đạo khoa học, dân chủ, sâu sát thực tiễn, thật sự là hạt nhân đoànkết, quy tụ, tạo động lực và phát huy trí tuệ tập thể; luôn giữ vững nguyên tắc tậptrung dân chủ, khách quan, toàn diện, công tâm, công khai, minh bạch, chính xác,chống cục bộ địa phương, bè phái trong công tác cán bộ. Nghiêm túc tự phê bìnhvà phê bình, thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh.
- Mỗi cán bộ, đảng viên cần phát huy vai trò nêu gương trong xây dựng ýchí, khát vọng phát triển của bản thân và của cơ quan, đơn vị. Không ngừng họctập, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng, tự giác nêu gương cần,kiệm, liêm, chính, lao động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.Mỗi cán bộ, đảng viên tự nêu gương sáng, hàng triệu đảng viên là những tấmgương sáng, toàn Đảng ta sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó máu thịt vớinhân dân. Đây là điều kiện tiên quyết để khơi dậy khát vọng phát triển đất nướcphồn vinh, hạnh phúc trong Đảng và xã hội.

[5] Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng phùhợp với điều kiện mới, làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng, rènluyện. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, làm cho mỗi cán bộ, đảng viênthấy rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, nêu cao bản lĩnh chính trị, đấu tranh cóhiệu quả với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu, cơ hội, cục bộ,bè phái, lợi ích nhóm, mất đoàn kết nội bộ, chống suy thoái về chính trị tư tưởng, nâng cao ý thức tu dưỡng, “nói đi đôi với làm”, “rèn luyện suốt đời”, thườngxuyên “tự soi”, “tự sửa”.
[6] Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc nghiên cứu, vậndụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầucủa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, theo hướng khoahọc, sáng tạo, hiện đại và gắn lý luận với thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng.Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trịvăn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình ViệtNam trong thời kỳ mới. Xây dựng và thực hiện các chuẩn mực văn hóa trong lãnhđạo, quản lý. Khuyến khích sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật,báo chí về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
[7] Nâng cao tính khoa học, tính chiến đấu trong đấu tranh phản bác cácquan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị, chủ động thông tin kịp thời, chínhxác, khách quan, đúng định hướng chính trị để phòng, chống “diễn biến hòa bình”,loại thông tin xấu, độc trên internet, mạng xã hội, để cán bộ, đảng viên và nhândân nhận thức đúng đắn, tích cực tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,làm cho tư tưởng tiến bộ thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, có tác dụng uốnnắn những biểu hiện lệch lạc, bồi đắp thế giới quan, phương pháp luận và niềm tinkhoa học trong mỗi cán bộ, đảng viên và người dân, củng cố sự đoàn kết, thốngnhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội.

[8] Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện việc thực hiện Chỉthị 05 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 [khoá XI, XII] về xây dựng,chỉnh đốn Đảng, nhằm cảnh tỉnh, cảnh báo, phát hiện từ sớm, kịp thời ngăn chặnvi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm cho việc học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được thực hiện nghiêm túc, thựcsự đi vào nền nếp, thực chất, hiệu quả.

- Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổchức chính trị - xã hội, báo chí và nhân dân đối với cán bộ, đảng viên trong thựchiện quy định nêu gương. Xử lý kiên quyết, nghiêm minh các tổ chức đảng và cánbộ, đảng viên vi phạm. Khen thưởng, biểu dương, động viên kịp thời những môhình hay, các điển hình tiên tiến, tấm gương tiêu biểu.
KẾT LUẬN
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tựlực, tự cường và khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc là sự vậndụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay, đápứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn quân,toàn dân ta trong công cuộc đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp đổi mới đấtnước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Thực hiện tốt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phongcách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nướcphồn vinh, hạnh phúc” là một giải pháp hữu hiệu, góp phần thực hiện thắng lợicác nhiệm vụ Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Đây là việc làm thiết thực để mỗicán bộ, đảng viên phát huy cao độ ý thức, trách nhiệm, tinh thần cống hiến, laođộng sáng tạo, phục sự Tổ quốc, phục sự dân tộc, phục vụ nhân dân, tiếp tục pháttriển sự nghiệp cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại, xây dựng đất nướcngày càng phồn vinh, hạnh phúc, làm tiền đề căn bản hướng đến năm 2045, khi
nước ta kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay lànước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ đạt mục tiêu “trở thành nước pháttriển, thu nhập cao”
như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề ra./.



Nguồn tin: BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

Video liên quan

Chủ Đề