Mẫu biên bản xử lý bhld cũ

Tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là yêu cầu đặt ra với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm đánh giá nguy cơ rủi ro, đồng thời báo cáo, tổng kết về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Các nội dung đánh giá, kiểm tra ATVSLĐ sẽ được ghi lại trong Biên bản tự kiểm tra công tác ATVSLĐ.

1. Nội dung tự kiểm tra công tác ATVSLĐ

Doanh nghiệp phải quy định và tổ chức tự kiểm tra antoanf, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nội dung tự kiểm tra công tác ATVSLĐ được quy định cụ thể tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH. Cụ thể:

- Về nội dung tự kiểm tra ATVSLĐ:

+ Việc thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động như: Khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng bằng hiện vật, khai báo, điều tra, thống kê tai nạn lao động; đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động….

+ Hồ sơ, sổ sách, nội quy, quy trình và biện pháp an toàn, sổ ghi biên bản kiểm tra, sổ ghi kiến nghị;

+. Việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, biện pháp an toàn đã ban hành;

+ Tình trạng an toàn, vệ sinh của các máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc như: Che chắn tại các vị trí nguy hiểm, độ tin cậy của các cơ cấu an toàn, chống nóng, chống bụi, chiếu sáng, thông gió, thoát nước ...;

+ Việc sử dụng, bảo quản trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, phương tiện cấp cứu y tế;

+ Việc thực hiện các nội dung của kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động;

+ Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra;

+ Việc quản lý, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại;

+ Kiến thức an toàn, vệ sinh lao động, khả năng xử lý sự cố và sơ cứu, cấp cứu của người lao động.

+ Việc tổ chức ăn uống bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe người lao động….
 

Mẫu Biên bản tự kiểm tra công tác ATVSLĐMẫu Biên bản tự kiểm tra công tác ATVSLĐ mới nhất 2022 (Ảnh minh họa)

2. Mẫu Biên bản tự kiểm tra công tác ATVSLĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN KIỂM TRA AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

Tên cơ sở, xí nghiệp:……………………………………………………………….....

Địa chỉ:………………………………………………………………………………..

Điện thoại:……………………………………………………………………………

Bộ phận kiểm tra:…………………………………………………………………….

 Hôm nay, ngày… .tháng…. năm…. Chúng tôi gồm có:

1- Đại diện đoàn kiểm tra của doanh nghiệp:

Ông/Bà:………………………………………………….

Và những người khác:

Ông/Bà:……………………………………………

Ông/Bà:……………………………………………

2 - Đại diện cơ sở, xí nghiệp:

Ông/Bà:……………………………………………

Sau khi tiến hành kiểm tra cơ sở, chúng tôi nhận thấy như sau:

I. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BHLĐ VÀ AN TOÀN VSLĐ – PCCN:

1. Tổng số công nhân:………, ………….nam:…… ……nữ:… …….

2. Số công nhân làm khâu độc hại:… ………….....................

3. Số ca làm việc:………………………………………... ……………….

4. Thời gian nghỉ giữa ca:…………………………...……………………

5. Cán bộ phụ trách an toàn:………. ………………...…………………..

6. Cán bộ phụ trách y tế cơ quan:………………………………………...

7. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên:………………………………………

8. Trang bị phòng hộ lao động:…………………………………………….

 II. TÌNH HÌNH VỆ SINH CHUNG.

1. Vệ sinh cơ sở ( Sân bải, nhà xưởng sản xuất, kho tàn..).…… ……………………………….

2. Vệ sinh máy móc:………………………………………………………………….

4. Nhà ăn, nhà ………..tắm:……………………………………………………… ….

5. Nhà vệ sinh phụ nữ:………………………………………………………………….

III. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC: (có kết quả đo đạt yếu tố VSLĐ kèm theo):

…………………………………………………..

…………………………………………………..

…………………………………………………..  

IV. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VSLĐ :

- Khám sức khỏe định kỳ, tủ thuốc sơ cấp cứu, tập huấn VSLĐ, sổ theo dỏi TNLĐ, sức khỏe, BHYT.………………………………………………………………………………….

V. NHẬN XÉT CHUNG

…………………………………………………..

…………………………………………………..

VI. XỬ LÝ VÀ KIẾN NGHỊ:

1. Xử lý:

……………………………………………………

……………………………………………………

2. Kiến nghị:

……………………………………………………

……………………………………………………

 3. Ý kiến của cơ sở:

…………………………………………………….

……………………………………………………

Biên bản này được đọc lại và hai bên cùng thống nhất ký tên, được lập thành ……bản để gửi:……………………………………………………………………

 TRƯỞNG BỘ PHẬN ĐƯỢC KIỂM TRA                                               TM. ĐOÀN KIỂM TRA.
 

3. Hướng dẫn các bước tự kiểm tra ATVSLĐ

Để việc tự kiểm tra có hiệu quả, tránh hình thức, đối phó cần phải chuẩn bị chu đáo và thực hiện nghiêm chỉnh các bước sau:

Bước 01: Thành lập đoàn kiểm tra

Bước 02: Họp đoàn kiểm tra phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xác định lịch kiểm tra

Bước 03: Thông báo lịch kiểm tra đến các đơn vị hoặc các tổ chức sản xuất

Bước 04: Tiến hành kiểm tra

- Quản đốc phân xưởng (nếu là kiểm tra ở phân xưởng) phải báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động với đoàn kiểm tra và đề xuất các kiến nghị, biện pháp khắc phục thiếu sót tồn tại ngoài khả năng tự giải quyết của phân xưởng.

- Mọi vị trí sản xuất, kho tàng đều phải được kiểm tra.

Bước 05: Lập biên bản kiểm tra:

- Đoàn kiểm tra ghi nhận xét và kiến nghị đối với đơn vị được kiểm tra; ghi nhận các vấn đề giải quyết thuộc trách nhiệm của cấp kiểm tra vào sổ biên bản kiểm tra của đơn vị được kiểm tra;

- Trưởng đoàn kiểm tra và trưởng bộ phận được kiểm tra phải ký vào biên bản kiểm tra.

Bước 06: Xử lý kết quả sau kiểm tra

- Đối với các đơn vị được kiểm tra phải xây dựng kế hoạch khắc phục các thiếu sót tồn tại thuộc phạm vi của đơn vị giải quyết, đồng thời gửi cấp kiểm tra để theo dõi thực hiện;

- Cấp kiểm tra phải có kế hoạch phúc tra việc thực hiện kiến nghị đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Bước 07: Thông báo kết quả tự kiểm tra đến toàn thể người lao động.

4. Thời hạn tự kiểm tra ATVSLĐ là bao lâu?

Theo Điều 9 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, thời gian tổ chức tự kiểm tra ATVSLĐ như sau:

- Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần/06 tháng ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần/03 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.

- Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề khác không phải là các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần/01 năm ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần/06 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.

Trên đây mẫu Biên bản tự kiểm tra công tác ATVSLĐ. Nếu độc giả có thắc mắc về thủ tục giải thể doanh nghiệp vui lòng liên hệ tổng đài để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Tai nạn lao động: Chi tiết điều kiện và mức hưởng chế độ