Máu nhiễm mỡ là gì

Máu nhiễm mỡ là một bệnh lý rất nhiều người mắc hiện nay, lại có thể dễ dẫn tới các căn bệnh nguy hiểm khác như cao huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tiểu đường… Vì vậy, đây được xem là căn bệnh giết người âm thầm và từ từ, sau đó sẽ gây ra những cái chết đột ngột, không dấu hiệu báo trước. Tuy nhiên, nhiều người dân hiện nay vẫn chủ quan và chưa quan tâm đến sức khỏe khi mắc căn bệnh máu nhiễm mỡ nguy hiểm này.

Lipid máu là gì, cholesterol là gì?

Lipid máu hay còn được gọi nôm na là “mỡ máu”, là một thành phần quan trọng trong cơ thể. Các thành phần của lipid máu trong cơ thể là triglycerid [TG], phospholipid, cholesterol [CT] và một số chất khác ít quan trọng hơn, trong đó quan trọng nhất là cholesterol.

Cholesterol là chất cần thiết cho cơ thể, tham gia vào thành phần cấu tạo của màng tế bào và quá trình tổng hợp của nhiều hormon steroid và acid mật. Tuy nhiên, cholesterol cũng có loại xấu, loại tốt.

Nếu nồng độ giữa các loại cholesterol có trong máu rối loạn, loại xấu tăng nhiều quá hoặc mất cân đối giữa hai loại sẽ dẫn đến sự ứ đọng cholesterol ở đại thực bào thành động mạch, gây ra các mảng xơ vữa động mạch, là nguyên nhân của các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não…

Cholesterol có từ hai nguồn: Do cơ thể bạn tổng hợp và từ thức ăn. Nguồn từ cơ thể [tổng hợp từ gan và các cơ quan khác] chiếm khoảng 75% tổng số lượng cholestrol trong máu của bạn, còn lại từ nguồn thức ăn. Hiện nay, cholesterol chỉ thấy ở trong thức ăn có nguồn gốc từ động vật.

Tính chất chung của lipid là không tan trong nước, do đó lipid luôn liên kết với protein, gọi là các lipoprotein.

Các loại thành phần chính của lipid máu

Triglycerid [TG]

Triglycerid là dạng lipid dự trữ chính ở các tổ chức mỡ dưới da, lượng lipid này thay đổi theo chế độ ăn và trạng thái của cơ thể.

Triglycerid huyết tương được tái tổng hợp chủ yếu tại ống tiêu hóa và sinh tổng hợp tại gan. Triglycerid thoái hóa tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động. Như vậy tăng TG máu có thể là hậu quả của tổng hợp TG quá mức hoặc giảm thoái biến TG hoặc cả hai.

Tăng triglycerides thường gặp ở những người béo phì/thừa cân, lười vận động, hút thuốc lá, đái tháo đường, uống quá nhiều rượu… Những người có triglycerides trong máu tăng cao thường đi kèm tăng cholesterol toàn phần, bao gồm tăng LDL [loại xấu] và giảm HDL [tốt].

Phospholipid

Phospholipid là thành phần cấu tạo nên màng tế bào, có thành phần hóa học gồm một hay nhiều acid béo, một gốc acid phosphoric và một base nitrogen. Có 3 loại phospholipid chính là lecithin, cephalin, sphingomvelin.

Cholesterol

Cholesterol được máu đưa tới các tế bào dưới dạng kết hợp với lipoprotein. Ở máu người, cholesterol toàn phần bao gồm cholesterol dạng tự do và dạng cholesterol kết hợp với lipoprotein [chiếm tỷ lệ khoảng 66%]. Các lipoprotein được phân tách thành 4 loại, bắt đầu từ thành phần di chuyển xa nhất đến thành phần di chuyển chậm nhất].

HDL – Cholesterol [loại tốt]

Lượng cholesterol trong HDL được gọi là cholesterol tốt, do cholesterol được HDL vận chuyển từ các tế bào ngoại vi về gan để đào thải ra ngoài bằng đường mật, cũng vận chuyển cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa thành mạch máu và do vậy, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như các biến cố tim mạch trầm trọng khác. Loại này chiếm khoảng 1/4- 1/3 tổng số cholesterol trong máu của bạn, thuộc dạng Lipoprotein tỷ trọng cao

LDL – Cholesterol [loại xấu]

LDL có vai trò vận chuyển cholesterol tới mô và tương tác với receptor và LDL trên màng tế bào. Mọi tế bào đều có thể tự điều hòa sản xuất cholesterol theo nhu cầu. Khi nhu cầu cao, tế bào tăng tổng hợp receptor – LDL để tăng thu nhận cholesterol từ ngoài vào, ngược lại quá trình tổng hợp receptor giảm khi thừa cholesterol. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, lượng receptor giảm dẫn đến tăng thời gian tồn lưu LDL trong huyết tương và dẫn đến tăng LDL trong máu.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng LDL còn là lipoprotein chính gây xơ vữa động mạch, cholesterol trong LDL còn được gọi là cholesterol xấu. LDL – Cholesterol là lipoprotein tỷ trọng thấp.

Khi nồng độ cholesterol trong máu tăng cao dẫn tới sự ứ đọng cholesterol ở đại thực bào thành động mạch [gây ra các mảng xơ vữa], đại thực bào ở gân và da gây u vàng.

VLDL – Cholesterol

Loại lipoprotein tỷ trọng rất thấp này được tổng hợp chủ yếu từ gan và ruột, có khoảng 12% protein và 88% lipid, chủ yếu là triglycerid nội sinh và một phần là cholesterol, do đó vai trò chính của VLDL là vận chuyển triglycerid nội sinh. VLDL cũng tương tác với lipoprotein lipase để thủy phân bớt triglycerid làm cho làm cho kích thước VLDL giảm dần và được gọi là VLDL tồn dư hoặc IDL [lipoprotein có tỷ trọng trung gian]. Khoảng một nửa số IDL được chuyển hóa ở gan, phần còn lại tiếp tục mất dần triglycerid để trở thành LDL

Chylomicron

Đây là những phần tử lipid chứa dưới 2% protein và ít nhất 85 % triglycerid, 5 – 10% phospholipid và 6- 9 % cholesterol, đây là những lipoprotein tỷ trọng rất thấp. Chúng được tạo ra trong nội mô ruột và có vai trò vận chuyển triglycerid, cholesterol của thức ăn theo hệ thống bạch huyết vào đại tuần hoàn.

Trong máu, chylomicron tương tác với lipoprotein lipase ở mao mạch nội mô để thủy phân triglycerid thành acid béo tự do để hấp thụ ở mô cơ và mỡ. Tại đó, acid béo tự do được oxy hóa, cung cấp năng lượng hoặc tổng hợp lại thành triglycerid. Qua quá trình trên chylomicron biến dần thành chylomicron tồn dư ít TG hơn và giàu cholesterol tự do.

Cholesterol này có thể được sử dụng tham gia tổng hợp màng, dự trữ ở gan, tạo muối mật, sản xuất lipoprotein.

Điều hòa chuyển hóa lipid trong cơ thể

Mỡ trong máu bắt đầu tăng sau 2 – 3 giờ khi ăn nhiều mỡ, đạt mức cao nhất sau 4 – 6 giờ và tới giờ thứ 9 thì trở về mức bình thường.

Thời gian lâu hay mau, mức độ tăng nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại mỡ [dầu thực vật hấp thu nhanh hơn mỡ độngvật], thời gian mỡ thoát khỏi dạ dày, cường độ nhu động ruột, lượng mật bài tiết, hoạt tính men lipaza tụy và ruột, lượng mỡ trong máu lúc ban đầu…

Thông thường, khi mỡ trong máu đã tăng, dù có ăn thêm mỡ, lipid máu cũng không tăng bao nhiêu. Cơ thể sẽ tự điều chỉnh lipid máu, do lipid máu tăng sẽ ức chế hấp thu lipid ở ruột, hoạt hóa chức năng cố định mỡ của tổ chức phổi, kích thích hệ lưới nội mô gây tăng tiết các hoóc-môn và heparin. Nếu một khâu trong dây chuyền đó có vấn đề thì sẽ gây rối loạn quá trình tự điều chỉnh lipid máu.

Sự tổng hợp cholesterol trong cơ thể cũng được điều hòa bởi cholesterol ăn vào, một số hormon và acid mật. Hormon sinh dục nữ – estrogen có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp cholesterol bằng cách ức chế HMG – CoA synthetase làm giảm lượng HMG  – CoA, cho nên phụ nữ dưới 50 tuổi ít bị xơ vữa động mạch hơn nam giới

Máu nhiễm mỡ là bệnh gì

Máu nhiễm mỡ hay còn gọi là rối loạn lipid máu là sự bất thường trong chuyển hóa lipid, dẫn tới sự thay đổi về chức năng và hoặc nồng độ của các lipoprotein trong máu.

Rối loạn lipid máu kết hợp với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác có thể làm gia tăng bệnh mạch vành. Rối loạn lipid máu có thể là nguyên nhân hoặc hệ quả của một số bệnh liên quan.

Có nhiều kiểu rối loạn lipid máu như loại tăng LDL, tăng cholesterol toàn phần, triglycerid, giảm HDL – C, hoặc loại hỗn hợp như tăng tỷ lệ LDL/HDL, tăng tỷ lệ LDL/TG, hoặc tăng cả 3 thành phần trên, trong đó loại tăng LDL – C và tăng cholesterol toàn phần là hai loại được chú ý nhiều nhất vì rối loạn này có thể điều chỉnh bằng cách thay đổi lối sống hoặc dùng thuốc.

Nhiều nghiên cứu dựa trên kết quả của các thử nghiệm ngẫu nhiên, đối chứng, đa trung tâm cho thấy giảm cholesterol toàn phần và LDL – C có thể phòng ngừa được nguy cơ tim mạch.

Nguyên nhân gây ra bệnh máu nhiễm mỡ

Rối loạn lipid máu có thể do các nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát. Nguyên nhân nguyên phát ví dụ như do di truyền, hay do các biến đổi về gen làm thay đổi quá trình chuyển hóa lipid trong cơ thể.

Nguyên nhân thứ phát ví dụ như do chế độ ăn giàu chất béo, do mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường, giảm hoạt động của tuyến giáp, tuyến yên, do mắc hội chứng thận hư hoặc là do sử dụng thuốc.

Chỉ số xét mỡ máu bao nhiêu là nguy hiểm?

Mặc dù việc tăng cholesterol máu gây ra những bệnh tim mạch trầm trọng, nhưng đa số người bị tăng cholesterol đều không có triệu chứng rõ ràng mà quá trình này tiến triển thầm lặng. Do vậy, việc xét nghiệm máu của bạn là rất cần thiết để đánh giá rối loạn lipid máu này.

Các xét nghiệm lipid cơ bản thường bao gồm:

  • triglyceride [TG],
  • cholesterol toàn phần [total cholesterol: TC],
  • cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao [high-density lipoprotein cholesterol: HDL-C],
  • cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp [low-density lipoprotein cholesterol: LDL-C].
  • cholesterol không phải HDL [non-HDL cholesterol: non-HDL-C]
  • Tỷ số TG/HDL-C,
  • Tỷ số TC/HDL-C,
  • Tỷ số LDL-C/HDL-C
  • Tỷ số non-HDL/HDL-C

Chỉ số lipid máu ở mức bình thường, mức ranh giới và mức nguy cơ cao ở người lớn được liệt kê rõ trong bảng dưới đây

Chỉ số Mức bình thường Mức ranh giới

Mức nguy cơ cao

Total Cholesterol

TC

Chủ Đề