Mẹ mới sinh ít sữa phải làm sao

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thế nên, đối với một số bà mẹ, việc không có sữa, “sữa về” chậm sau sinh hoặc ít sữa sau sinh khiến sữa không đủ cho bé bú khiến họ rất lo lắng. Dưới đây là những nguyên nhân lý giải tại sao bạn không có sữa sau sinh hay sữa chậm về, có quá ít sữa:

1. Căng thẳng có thể khiến mẹ ít sữa sau sinh

Cuộc sống bận rộn sau sinh khiến nhiều mẹ bỉm có ít thời gian hơn cho bản thân, ít tiếp xúc với gia đình, bạn bè… Điều này làm cho việc thổ lộ cảm xúc, những khát vọng hay nhu cầu của bản thân ít có cơ hội được giãi bày nên dễ rơi vào căng thẳng.

Các bác sĩ đã xác định căng thẳng là một trong nguyên nhân chính gây ra vô số chứng bệnh như lo lắng, bệnh tim, trầm cảm và sự sản xuất sữa mẹ diễn ra kém. Phụ nữ sau sinh bị stress có thể khiến cơ thể không tiết sữa dẫn đến sau sinh không có sữa.

2. Mất cân bằng nội tiết tố

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nhỏ nằm dưới yết hầu, có dạng con bướm, đóng vai trò rất quan trọng giúp duy trì sự cân bằng của hormone trong cơ thể. Việc tuyến giáp của người mẹ bị trục trặc sẽ gây mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến lượng sữa tiết ra ít, thậm chí là không có sữa.

Estrogen và progesterone là hai hormone có liên quan đến sự phát triển tuyến vú, thời kỳ dậy thì và khả năng sinh sản của phụ nữ. Prolactin hỗ trợ sự sản xuất sữa trong thời gian mang thai, trong khi oxytocin giúp dòng sữa chảy qua các ống dẫn. Việc thiếu các hormone kể trên do các vấn đề liên quan đến chức năng tuyến giáp hoặc bất kỳ yếu tố nào khác sẽ cản trở quá trình sản xuất sữa mẹ.

3. Không có sữa sau sinh do ảnh hưởng của lối sống

Những người mẹ có lối sống ít vận động, chế độ ăn uống không phù hợp, sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích gây nghiện có thể gặp vấn đề với quá trình sản xuất sữa mẹ sau sinh.

Do đó, để đảm bảo nguồn sữa cho bé và tránh bị ít sữa sau sinh, mẹ bầu cần xây dựng thói quen vận động thể chất phù hợp, chế độ ăn uống lành mạnh, không sử dụng rượu bia, cà phê…

4. Tác dụng phụ của một số loại thuốc và thảo dược

Việc sử dụng một số loại thuốc và thảo dược trước khi sinh hay ngay sau khi sinh có thể là tác nhân cản trở quá trình sản xuất sữa mẹ. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng việc dùng thuốc giảm đau trong khi chuyển dạ có thể trì hoãn sự khởi đầu của việc tiết sữa, dẫn đến không có sữa sau sinh. Ngoài ra, các loại thảo mộc như cây xô thơm, lá kinh giới cay [oregano], rau mùi tây và bạc hà cũng được biết là có tác dụng ức chế quá trình sản xuất sữa mẹ.

Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về các loại thuốc theo toa hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác mà bạn có ý định dùng hoặc từng sử dụng khi gần đến ngày sinh. Ngoài ra, sau khi sinh, bạn cũng nên tham khảo ý kiến ​​các chuyên gia y tế hay các chuyên gia dinh dưỡng về những thực phẩm lợi sữa để có đủ sữa cho bé bú.

5. Sử dụng thuốc tránh thai

Hầu hết các loại thuốc tránh thai hoạt động bằng cách kiểm soát nồng độ các hormone trong cơ thể nhằm ức chế quá trình rụng trứng. Nhiều ý kiến cho rằng điều này có thể gây ra những tác động xấu lên sức khỏe người dùng. Việc sử dụng thuốc tránh thai ngay sau khi sinh có thể là nguyên nhân mất sữa hoặc ít sữa sau sinh.

Do đó, nếu muốn tránh thai trong thời gian đầu sau khi sinh, bạn nên áp dụng các biện pháp tránh thai không dùng thuốc, chẳng hạn như bao cao su, màng chắn tinh trùng…

6. Mẹ sau sinh không có sữa do tác động từ môi trường

Tình trạng ô nhiễm không khí kể cả không khí trong nhà, ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng, tiêu thụ thực phẩm bẩn… cũng có thể là nguyên nhân gây tác động tiêu cực đến việc cơ thể bạn sản xuất sữa mẹ.

Tuy bạn không thể bảo vệ bản thân tránh khỏi các tình trạng trên một cách tuyệt đối nhưng việc thực hiện một số biện pháp phòng ngừa có thể giúp hạn chế được các tác động xấu. Phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ nên hạn chế đến những nơi quá đông đúc, ô nhiễm, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm ôi thiu, có mùi lạ…

7. Gặp khó khăn khi sinh con

Tình trạng sinh khó, sinh mổ hay chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sinh… có thể làm tăng hormone gây căng thẳng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất sữa mẹ, dẫn đến việc sau sinh sinh không có sữa ngay.

8. Liệu pháp tiêm tĩnh mạch

Có nhiều ý kiến cho rằng việc mẹ bầu phải tiêm tĩnh mạch trong khi sinh có thể góp phần làm trì hoãn sự khởi đầu của quá trình tiết sữa.

9. Mất máu quá nhiều

Trường hợp mẹ bầu mất máu quá nhiều trong khi sinh có thể làm cho tuyến yên bị tổn thương. Tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm trong não, chịu trách nhiệm kích hoạt sự tiết sữa. Việc mẹ bầu mất hơn 500ml máu trong khi sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không có sữa sau khi sinh hoặc sữa chậm về.

10. Sót nhau khiến mẹ sau sinh không có sữa

Sau sinh, nếu một vài mảnh nhau thai còn sót lại trong tử cung cũng có thể là nguyên nhân kích hoạt quá trình giải phóng progesterone. Đây là hormone ngăn chặn sự khởi đầu của việc tiết sữa.

11. Sinh non

Trong trường hợp mẹ bầu chuyển dạ sinh non, các mô tuyến trong vú sẽ không có đủ thời gian để phát triển. Điều này góp phần làm cho mẹ sinh xong không có sữa.

12. Đái tháo đường thai kỳ

Một trong những hormone quan trọng để sản xuất sữa mẹ là insulin. Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ gây ra sự dao động về nồng độ insulin. Điều này có thể góp phần làm trì hoãn sự khởi đầu của quá trình tiết sữa.

13. Tuổi của người mẹ

Việc phụ nữ sinh con khi không còn trẻ cũng có thể là một lý do giải thích tại sao cơ thể chậm tiết sữa, sữa ít, thậm chí là không có sữa.

14. Lo lắng khi không có sữa sau sinh

Việc chậm có sữa cho con bú có thể khiến bạn rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng và bất an. Điều này vô tình dẫn đến việc không có sữa cho con bú.

Mối quan hệ giữa lượng sữa và kích thước bầu vú

Lượng sữa được sản xuất và lưu trữ trong bầu vú của người mẹ không liên quan đến kích thước của ngực mà là lượng mô sản xuất sữa trong đó. Một số phụ nữ có thể có bộ ngực lớn nhưng lại không có nhiều sữa và ngược lại. Đôi khi, một bên bầu vú có thể sản xuất nhiều sữa hơn bên còn lại.

Với những người mẹ tiết nhiều sữa, sau khi bé bú no, mẹ cần dùng dụng cụ hút bớt sữa thừa. Điều này giúp giảm nguy cơ căng tức, tắc tia sữa…

Việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp gắn kết tình cảm mẹ con. Tình trạng không có sữa hoàn toàn là cực kỳ hiếm và rất khó xảy ra. Để có thể nuôi con bằng sữa mẹ, bạn phải tự chăm sóc bản thân, cả về thể chất và tinh thần. Hy vọng với những chia sẻ bên trên, bạn đã biết nguyên nhân tại sao bạn không có sữa mẹ sau sinh và cách khắc phục hiệu quả.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ít sữa ở mẹ sau khi sinh. Dưới đây là một số nguyên nhân chính, phổ biến nhất gây nên tình trạng ít sữa thường gặp ở các chị em:

- Tinh thần căng thẳng và gặp stress: Nếu người mẹ thường xuyên gặp phải tình trạng căng thẳng, suy nhược tinh thần thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 2 loại hormone Prolacin và Oxytocin [đây là hai hormone điều khiển và duy trì sự tiết sữa] khiến cho chúng bị giảm xuống và gây nên tình trạng mất sữa.

- Mẹ không được ung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng: Phụ nữ sau sinh cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để bồi bổ cơ thể và phục hồi lại sức khỏe. Chính vì vậy mà nếu người mẹ không chú tâm đến vấn đề dinh dưỡng thì có thể khiến cho cơ thể suy nhược và dẫn đến lượng sữa được sản sinh cũng giảm dần.

- Ăn phải thực phẩm gây ít sữa: Một số thực phẩm cần tránh xa sau khi sinh đó là lá lốt, rau mùi tây, rau bạc hà, măng chua, đồ uống có cồn, cà phê, thức ăn nhiều dầu mỡ, ớt, tỏi…

- Người mẹ mắc bệnh liên quan đến tuyến vú: Một số loại bệnh mà người mẹ gặp phải như: Viêm tuyến vú, thiểu sản tuyến vú, phẫu thuật ngực,... cũng là nguyên nhân chính khiến cho lượng sữa bị giảm hoặc hạn chế sự tiết sữa của tuyến vú.

- Tình trạng sót rau sau sinh ở mẹ: Khi bị sót rau, người mẹ sẽ phải đối mặt với những cơn co thắt tử cung dữ dội khiến cho lượng hormone progesterone giảm, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiết sữa, khiến sữa được tiết ra ngày càng ít đi. Đặc biệt, tình trạng này vô cùng nguy hiểm cho mẹ, mẹ cần được đưa đến cơ sở y tế để thăm khám và xử lý sớm để không gây ra những hậu quả đáng tiếc.

- Người mẹ bị rối loạn nội tiết, thiếu máu: Tình trạng này khiến cho hormone điều khiển và duy trì sự tiết sữa bị ảnh hưởng, đồng thời thiếu máu còn làm cho các cơ quan hoạt động kém hiệu quả, từ đó làm cho quá trình tiết sữa của người mẹ bị chậm lại. 

- Cho con dùng sữa công thức sớm: Việc sử dụng sữa công thức sớm để thay thế hoàn toàn hoặc thay thế một phần sữa mẹ có thể khiến trẻ bỏ bú mẹ, từ đó lượng sữa mẹ sẽ ít dần rồi mất hẳn.

- Lạm dụng ti giả: Nếu đã quen với việc ngậm ti giả hoặc núm vú giả, bé sẽ bỏ dần bú mẹ khiến cho tuyến sữa không được kích thích, từ đó lượng sữa cũng vì thế mà giảm dần.

- Trẻ bú lắt nhắt, bú ít trong mỗi cữ: Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Thế nhưng nếu đã lớn hơn mà vẫn duy trì thói quen bú ít sẽ khiến cho cơ thể người mẹ cho rằng nhu cầu sữa ít hơn và từ đó dẫn đến tình trạng lượng sữa được tiết ra cũng ít hơn. 

- Dùng máy hút sữa không đúng cách: Việc sử dụng máy hút sữa với tác dụng lực quá mạnh quá thể khiến cho đầu ngực bị tổn thương. Ngoài ra, việc lạm dụng máy hút sữa thường xuyên thay vì cho trẻ bú trực tiếp sẽ không kích thích tuyến sữa tiết sữa, từ đó lượng sữa được sản sinh cũng giảm dần.

- Mẹ sinh non, sinh mổ: Người mẹ bị sinh non thường gặp phải tình trạng ít sữa do cơ chế sản xuất sữa chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Còn đối với những người sinh mổ, sữa sẽ tiết ra ít hơn những người sinh thường do hậu quả của việc sử dụng thuốc kháng viêm và giảm đau gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến sữa.

Người mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc thiết lập chế độ ăn uống khoa học và hợp lý ngay cả từ trước lẫn sau sinh. Nên phân bổ bữa ăn có đầy đủ 4 nhóm chính là chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, cần ăn các loại thực phẩm tốt cho cơ thể của người mẹ trong việc kích thích sản sinh sữa như:

- Các món nhiều đạm [protein]: Trứng gà, thịt nạc, móng giò, cá hồi,...

- Các loại rau xanh: Rau ngót, rau đay, rau khoai lang, rau má, bông cải xanh, rau chân vịt…

- Các loại quả giàu vitamin A [cà chua, gấc, xoài], các loại quả nhiều nước giàu vitamin [cam, quýt, bưởi] và các loại quả khác có thể kể đến như sung, đu đủ xanh, chuối sứ, vả.

- Các loại hạt [mè đen, đậu nành, đậu xanh, đậu đen, hạt sen, hạt bí, lạc] và ngũ cốc [yến mạch, gạo lứt, lúa mạch]

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể cũng như hỗ trợ cơ chế điều tiết sữa.

Ngoài ra, mẹ cũng cần loại bỏ các loại thực phẩm ức chế quá trình sản sinh ra sữa như: lá lốt, rau mùi tây, rau bạc hà, măng chua, đồ uống có cồn và chất kích thích, thức ăn nhiều dầu mỡ, ớt, tỏi.

Nên cho bé trực tiếp bú mẹ sớm nhất có thể ngay từ khi chào đời để bé nhận được lượng sữa non mà mẹ tiết ra. Việc cho bé bú thường xuyên cũng là một phương pháp hiệu quả giúp cho sữa được sản sinh ra nhiều hơn. Khi bé bú mẹ, đầu vú của người mẹ sẽ bị tác động và kích thích tiết ra nhiều oxytocin - đây là chất xúc tác hỗ trợ cơ thể người mẹ sản sinh được nhiều sữa hơn.

Việc massage bầu ngực có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc kích thích sữa của người mẹ. Đầu tiên, bạn dùng tay nâng ngực và xoay tròn, ấn xung quanh bầu ngực và lặp lại động tác này từ 20 đến 30 lần cho mỗi đợt massage. Với những động tác đơn giản này, bạn đã kích thích quá trình sản sinh ra Oxytocin, từ đó giúp tiết ra nhiều sữa hơn.

Phương pháp này vô cùng đơn giản và dễ thực hiện nhưng đem lại hiệu quả vô cùng cao. Bạn chỉ cần sử dụng một chiếc khăn đã được ủ nóng bằng nước ấm rồi đắp lên bầu ngực trong khoảng 5 - 10 phút là đã giúp cho các tuyến sữa lưu thông dễ dàng hơn. Đây là phương pháp giúp khắc phục tình trạng tắc sữa - nguyên nhân của hiện tượng đau nhức bầu ngực.

Người mẹ có thể sử dụng máy hút sữa để kích thích cũng như tăng phản xạ tiết sữa tự nhiên của tuyến sữa. Nên sử dụng máy và hút từ 8 - 10 lần mỗi ngày với 15 - 20 phút mỗi lần và thực hiện đều đặn sau mỗi 1 - 2 tiếng.

Mời bạn tham khảo một số máy hút sữa đang kinh doanh tại Điện máy XANH

Máy hút sữa điện đôi BioHealth IE Basic

Còn hàng1.600.000₫Xem chi tiết

Máy hút sữa điện đơn BioHealth AE Basic

Còn hàng990.000₫Xem chi tiết

- Không nên thực hiện các phương pháp kích sữa cho mẹ ngay sau khi sinh mà hãy chờ đến khi bé bắt đầu bú đều đặn, cơ chế tiết sữa bắt đầu lưu thông ổn định rồi mới tiến hành kích sữa nếu nhận thấy lượng sữa tiết ra quá ít hoặc mất sữa.

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể sản sinh sữa.

- Cần kiên trì khi thực hiện các phương pháp kích sữa vì tuy đơn giản nhưng nó đòi hỏi khoảng thời gian nhất định để đạt được hiệu quả như mong đợi. Đối với những người bị ít sữa, cần kiên trì thực hiện từ 3 - 7 ngày, đối với những người bị mất sữa thì đòi hỏi thời gian lâu hơn là từ 1 - 4 tuần.

- Cần căn cứ vào nguyên nhân chính xác gây nên trình trạng ít sữa, mất sữa để có được những biện pháp khắc phục hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Xem thêm:

Bài viết trên đây cung cấp thông tin cho bạn về nguyên nhân gây mất sữa và cách khắc phục trình trạng này. Chúc bạn có một hành trình nuôi con thật hạnh phúc!

Video liên quan

Chủ Đề