Tổng kiểm toán nhà nước được ban hành văn bản pháp luật với tên gọi là gì

Bởi: Einvoice.vn - 10/06/2022 Lượt xem: 2782 Cỡ chữ

Là loại hình kiểm toán không thể thiếu đối với mỗi quốc gia, kiểm toán nhà nước luôn là mối quan tâm hàng đầu của người dân, không chỉ phản ánh tình trạng sử dụng ngân sách, tài sản công mà còn thể hiện lợi ích chung cho toàn xã hội. Vậy kiểm toán là gì, quyền hạn và vai trò như thế nào?

Khái niệm kiểm toán Nhà nước.

1. Kiểm toán nhà nước là gì?

Kiểm toán Nhà nước là hoạt động kiểm toán được thực hiện bởi các công chức của cơ quan chức năng Nhà nước, nhằm mục đích kiểm toán tình hình tuân thủ của doanh nghiệp. Cụ thể, các cơ quan này sẽ kiểm tra và xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các sổ sách, chứng từ và số liệu kế toán của các đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước hay các tổ chức xã hội đang sử dụng ngân sách nhà nước. Tại Việt Nam, kiểm toán Nhà nước Việt Nam là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân thủ theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc sử dụng và quản lý tài chính, tài sản công, giúp vấn đề tài chính của nhà nước được minh bạch, hạn chế tham nhũng.

>> Tham khảo: Những công việc quan trọng của kiểm toán viên.

2. Quyền hạn của kiểm toán Nhà nước

Theo Điều 11, Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015, và Điểm a, Khoản 1, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2019 quy định quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước như sau:

  • Trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết trước Quốc hội, Ủy ban thường Vụ Quốc hội theo quy định của pháp luật.
  • Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp thông tin phục vụ cho kiểm toán.
  • Yêu cầu các đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước khi xảy ra sai phạm trong báo cáo tài chính hay trong việc chấp hành pháp luật, khắc phục các sai phạm và yếu kém.
  • Kiến nghị các cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán về những sai phạm trong báo cáo tài chính hoặc trong việc chấp hành pháp luật, đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật các trường hợp không thực hiện theo yêu cầu.
  • Kiến nghị các cơ quan người có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân sau khi thực hiện hoạt động kiểm toán.
  • Đề nghị các cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động Kiểm toán nhà nước.
  • Trưng cầu giám định chuyên môn trong trường hợp cần thiết.
  • Được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính công, chịu trách nhiệm về tính trung thực của các số liệu, tài liệu và kết luận liên quan đến doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.
  • Kiến nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan khác của nhà nước bổ sung cơ chế, chính sách và pháp luật.

Quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước.

3. Đặc trưng của kiểm toán Nhà nước

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam là loại hình kiểm toán do Quốc hội thành lập nên có nhiều điểm đặc trưng khác biệt:

3.1. Chủ thể Kiểm toán Nhà nước

Chủ thể thực hiện Kiểm toán Nhà nước còn được gọi là các kiểm toán viên nhà nước. Họ là các công chức nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch kiểm toán để thực hiện nghiệp vụ kiểm toán.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

3.2. Khách thể Kiểm toán Nhà nước

Khách thể Kiểm toán Nhà nước là các tổ chức, đơn vị, cá nhân có sử dụng hoặc liên quan đến nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước gồm:

  • Các dự án, công trình được ngân sách nhà nước đầu tư.
  • Các doanh nghiệp có vốn 100% ngân sách nhà nước.
  • Các xí nghiệp công cộng thuộc sở hữu nhà nước.
  • Các cơ quan kinh tế, quản lý của nhà nước và các đoàn thể xã hội.
  • Các cá nhân có nguồn từ ngân sách nhà nước,..

Khách thể của kiểm toán nhà nước.

3.3. Loại hình kiểm toán chủ yếu

Kiểm toán Nhà nước chủ yếu thực hiện hoạt động kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động. Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước thực hiện xác minh tính trung thực, đúng đắn của Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước, chỉ ra những vấn đề sai phạm, bất cập trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước.

3.4. Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán

Báo cáo kiểm toán do nhà nước phát hành có giá trị pháp lý cao. Báo cáo kiểm toán Nhà nước phục vụ cho Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân,... để xem xét và quyết định dự toán ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương nhằm sử dụng, quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. Đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và trong vấn đề tuân thủ pháp luật, thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục các yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị. Trên đây là một số thông tin cơ bản về kiểm toán Nhà nước. Đóng vai trò là thanh “bảo kiếm” giữ gìn sự liêm chính trong kiểm soát tài sản, tài chính công, Kiểm toán Nhà nước góp phần to lớn giúp việc sử dụng ngân sách nhà nước được minh bạch, rõ ràng và hiệu quả.

Ngoài ra, để được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ:


CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

 

Các tin tức liên quan:

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 tại Điều 118, Kiểm toán nhà nước là cơ quan được thành lập bởi Quốc hội, hoạt động một cách độc lập , tuân theo pháp luật và thực hiện chức năng kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính công. Đứng đầu Kiểm toán nhà nước là Tổng Kiểm toán nhà nước được bầu bởi Quốc hội theo nhiệm kỳ do luật định. Một trong những quyền hạn của Tổng kiểm toán nhà nước là ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, Kiểm toán nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định quy phạm để hỗ trợ cho công tác điều hành, quản lý hoạt động kiểm toán nhà nước. Vậy quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước là gì? Nội dung của các quyết định và quy trình ban hành ra sao?

Quy định về quyết định của tổng kiểm toán nhà nước

Quyết định là gì?

Trong hệ thống văn bản của nước ta hiện nay, tồn tại rất nhiều loại quyết định khác nhau, được ban hành bởi nhiều chủ thể có thẩm quyền trong nhiều lĩnh vực cụ thể theo những trình tự thủ tục nhất định. Có các loại quyết định như: quyết định về việc ban hành quy định khiếu nại, khởi kiện, trả lời khuyến nghị, xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế thu hồi đất, thay đổi điều lệ công ty, sa thải người lao động,… Tuỳ thuộc vào tiêu chí phân loại mà người ta phân các loại quyết định kể trên vào các nhóm khác nhau, phổ biến nhất là hai nhóm quyết định hành chính và quyết định quy phạm.

Quyết định hành chính là những văn bản hành chính thông thường được dùng nhằm truyền đạt những thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước như công bố hoặc thông báo về một chủ trương, quyết định, nội dung hay kết quả hoạt động của một cơ quan, tổ chức nào đó; ghi nhận lại những ý kiến, kết quả của một hội nghị, hội thảo nhất định; văn bản ghi nhận thông tin giao dịch, thỏa thuận giữa các cơ quan, tổ chức với nhau, giữa cơ quan, tổ chức và cá nhân hoặc cá nhân với cá nhân. Văn bản hành chính đưa ra các quyết định quản lý hành chính, không dùng nhằm thay thế văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản cá biệt [mang tính chất áp dụng pháp luật]. Văn bản hành chính thông thường hình thành trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, được sử dụng nhằm phục vụ các công việc có tính chất như hướng dẫn, trao đổi, nhắc nhở, thông báo, báo cáo…

Quyết định quy phạm là một loại văn bản có chứa đựng quy phạm pháp luật trong nó được ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong từng lĩnh vực nhất định có phạm vi và đối tượng điều chỉnh cụ thể, chứa đựng những quy tắc xử sự chung, mang tính bắt buộc và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của mình, được trình bày, soạn thảo và ban hành theo trình tự, thủ tục được quy định tại Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan.

Mỗi loại quyết định có một nội dung, tính chất riêng nhưng nói tóm lại quyết định là một loại văn bản thuộc hệ thống văn bản Việt Nam, được ban hành nhằm công bố, công nhận, truyền đạt thông tin hoặc yêu cầu về một vấn đề nào đó mang tính bắt buộc thực hiện với một hoặc một số tổ chức hay cá nhân nào đó.

Xem thêm: Luật Kiểm toán nhà nước

Tổng kiểm toán nhà nước ban hành những quyết định gì

Quy định về quyết định của tổng kiểm toán nhà nước

Tổng kiểm toán nhà nước ban hành những quyết định quy phạm pháp luật, quyết định hành chính để phục vụ cho việc tổ chức hoạt động, các văn bản khác phục vụ cho quá trình hoạt động của mình.

Theo quy định tại Điều 26 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 Tổng kiểm toán nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tên gọi là quyết định. Cụ thể, theo Điều này, trong trong quá trình làm việc của mình có thẩm quyền ban hành quyết định để quy định về quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán  và chuẩn mực kiểm toán nhà nước.

Ngoài quyết định quy phạm pháp luật được ban hành theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, trong quá trình hoạt động của mình Tổng kiểm toán nhà nước có quyền ra các quyết định hành chính mang tính chỉ đạo hoạt động của các cơ quan cấp dưới, các văn bản truyền đạt thông giữa các cơ quan nhà nước khác, các văn bản khác có liên quan.

Tìm hiểu thêm: Tổng kiểm toán nhà nước

Quy trình ban hành quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước

Quy định về quyết định của tổng kiểm toán nhà nước

Theo quy định tại Điều 108 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, việc xây dựng, ban hành sẽ được thực hiện như sau:

Tổng kiểm toán nhà nước tổ chức và chỉ đạo việc xây dựng, soạn thảo Dự thảo quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước.

Sau khi hoàn thành Dự thảo, dự thảo này sẽ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Kiểm toán nhà nước để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến đóng góp cho dự thảo trong thời gian ít nhất là 60 ngày.

Tổng Kiểm toán nhà nước sẽ tùy thuộc vào tính chất và nội dung của dự thảo mà quyết định gửi dự thảo để lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Sau khi đã hoàn thành các nội dung công việc theo 3 bước ở trên, Tổng Kiểm toán nhà nước chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến góp ý, xem xét  sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hoặc giữ nguyên dự thảo ban đầu sau đó ký ban hành quyết định.

Tham khảo: báo cáo kiểm toán nội bộ

Video liên quan

Chủ Đề