Mẹo chữa dằm đâm vào tay

Sau đây là một vài mẹo đơn giản, giúp bạn lấy dằm, gai ra khỏi tay một cách dễ dàng.

1. Băng keo

Chỉ cần miếng dằm còn hơi nhô ra khỏi da, bạn có thể loại bỏ nó mà không cần kẹp hay kim. Bạn dán băng dính lên khu vực da này, chà xát cho băng dán dính chặt vào da và miếng dằm. Kéo giựt miếng băng ra và mảnh dằm có thể bị lôi đi theo. Cách này đặt biệt hiệu quả nếu bạn bị nhiều mảnh dằm nhỏ găm vào cùng lúc. Tốt nhất là dùng băng keo y tế vì chúng có độ bám dính chắc, có thể lấy dằm ra khỏi tay một cách dễ dàng.

2. Banking soda

Cho một thìa baking soda vào bát nước nhỏ, ngâm vùng bị dằm vào bát nước, làm 2 lần một ngày. Nhiều dằm sẽ tự ra ngoài sau vài ngày áp dụng cách này.

3. Vỏ chuối

Lấy vỏ quả chuối, chà xát phần bên trong của vỏ lên chỗ bị dằm đâm, quấn băng lại để qua đêm, chất enzyme trong chuối sẽ đẩy dằm ra ngoài.

4. Bình thủy tinh

Dùng bình thủy tinh cũng là một trong những cách đơn giản bạn có thể thử để lấy dằm ra khỏi tay. Bạn chỉ cần đổ gần đầy nước nóng vào một bình thủy tinh miệng rộng. Ấn mạnh vùng bị dằm đâm vào miệng bình. Hơi nước nóng sẽ từ từ kéo dằm ra. Tuy nhiên, cách làm này chỉ áp dụng được nếu bạn bị dằm đâm vào lòng bàn tay, hoặc những vùng có bề mặt rộng và dằm đâm không quá sâu.

5. Dùng khoai tây

Bạn thái một lát khoai tây nhỏ rồi áp vào vùng da bị dằm đâm, dùng băng gạc cố định lại. Để khoảng 1 giờ, độ ẩm của khoai tây sẽ kích thích miếng dằm bong ra. Đối với mảnh dằm lớn ghim sâu dưới da, bạn có thể băng khoai tây qua đêm.  

6. Dấm trắng

Bạn cho dấm vào bát, nhúng vùng bị tổn thương vào dấm khoảng 10-15 phút. Kiểm tra xem miếng dằm đã trồi ra chưa, đôi khi bạn phải chờ đến 30 phút. Nếu dằm vẫn chưa ra, bạn nhúng vùng bị thương vào nước ấm, rồi lại nhúng vào dấm trắng lần nữa. Nhớ là dấm trắng có thể khiến vết thương rát, vì thế hãy cân nhắc khi sử dụng cách này.

Đây đều là những mẹo hay và không hề gây tác dụng phụ, bạn hoàn toàn có thể áp dụng và kiểm chứng độ chính xác của chúng. Nên lưu ý, hãy sát trùng và giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương để tránh viêm nhiễm.

Nguồn: Wikihow

Cách lấy dằm khỏi tay nếu bạn biết cách việc lấy chúng ra sẽ dễ dàng và an toàn hơn. Ảnh Internet.

Đầu tiên các bạn tiến hành vệ sinh sạch sẽ vùng da bị dằm đâm bằng xà bông. Khử trùng kim và nhíp bằng cách nhúng các đầu trong nước sôi, sau đó lau khô bằng bông sạch. Nếu đầu dằm bị đâm còn lộ ra bên ngoài các bạn nên nhẹ nhàng đẩy da bằng kim sau đó dùng nhíp gắp dằm ra. Cuối cùng rửa sạch chỗ bị đâm với xà phòng và nước một lần nữa, sau đó băng lại để tránh nhiễm trùng.

Chỉ áp dụng những phương pháp này đối với những trường hợp nhẹ, dằm nhỏ. Ảnh Internet.

2. Một số cách lấy dằm khỏi tay đơn giản khác

2.1. Dùng băng dính

Nếu bạn bị dằm đâm nhưng vẫn còn phần đầu nhô ra, các bạn có thể dùng nhíp để rút dằm ra. Khi không có nhíp, bạn dùng băng dính để lấy dằm ra cũng được. Dán miếng băng dính lên vùng da bị dằm đâm rồi gỡ băng dính mạnh ra cho miếng dằm được rút ra. Trong nhiều trường hợp dằm đâm nằm sâu trong da và không còn phần đầu để gắp ra, các bạn có thể dùng các cách lấy dằm khác như dưới đây. 

Cách này rất phù hợp nếu bạn bị nhiều mảnh dằm đâm tại cùng 1 vị trí. Ảnh Internet.

2.2. Dùng khoai tây

Khi bị dằm đâm, bạn có thể sử dụng khoai tây sống để xử lý. Các bạn thái lát mỏng đặt áp lên vùng da bị dằm đâm. Cuối cùng dùng băng gạc quấn lại cố định. Sau khoảng 45 đến 60 phút độ ẩm của khoai tây sẽ làm cho miếng dằm bong ra. Tuy nhiên, đối với mảnh dằm lớn và đâm sâu dưới da, các bạn có thể quấn và để qua đêm.

Dùng khoai tây có thể thực hiện việc lấy dằm dễ dàng. Ảnh Internet.

2.3. Cách lấy dằm trong tay bằng cách ngâm giấm trắng

Các bạn pha nước muối loãng với giấm trắng theo tỉ lệ 1 nước : 1 giấm trắng. Nhúng vùng da bị dằm đâm vào nước giấm đã pha để khoảng 10 đến 15 phút. Nồng độ axit cao của dấm trắng so với nồng độ dung môi cơ thể sẽ đẩy trồi miếng dằm lên trên da giúp bạn có thể gắp ra dễ dàng.

Dấm trắng không nên áp dụng cho những vùng da bị dằm đâm có vết thương hở. Ảnh Internet.

2.4. Cách lấy dằm trong tay bằng cách dùng vỏ chuối

Cách thứ 4 giúp bạn lấy dằm khỏi tay chính là dùng vỏ chuối. Các bạn lấy một phần vỏ quả chuối chín, chà phần bên trong của vỏ chuối lên vùng da bị dằm đâm. Quấn băng dính lại để qua đêm, chất enzym trong chuối sẽ giúp bạn đẩy dằm ra ngoài một cách dễ dàng.

Đây là cách lấy dằm ra khỏi tay dễ dàng thực hiện. Ảnh Internet.

Một cách khác là dùng bình thủy tinh có miệng bình rộng, các bạn đổ gần đầy nước nóng vào bình. Ấn mạnh vùng da bị dằm đâm vào miệng bình. Áp suất hơi nóng trong bình sẽ giúp bạn kéo miếng dằm bị đâm ra dễ dàng hơn.

2.6. Cách lấy dằm bằng baking soda

Chỉ cần dùng một lượng nhỏ baking soda hòa với một ít nước để được hỗn hợp dền sệt. Bôi trực tiếp hỗn hợp lên vùng da bị dằm và dùng băng y tế cuốn cố định lại. Sau một vài giờ và tùy thuộc vào độ sâu của miếng dằm đâm mà nó sẽ trồi lên trên da.

Bột baking soda có thể làm da bạn sưng lên giúp việc lấy dằm dễ dàng hơn. Ảnh Internet.

2.7. Muối Epsom

Cách làm này khá đơn giản, các bạn chỉ cần thoa một ít muối lên băng keo cá nhân sau đó băng kín vào vùng da bị dằm đâm. Đợi một vài giờ dằm sẽ trồi lên.

Muối Epsom có thể hấp thụ nước từ các tế bào, khiến miếng dằm bị đẩy lên bề mặt da. Ảnh Internet.

8. Dùng củ hành

Cắt một lát hành tươi, đặt lên vùng da bị dằm đâm sau khoảng 60 phút bạn sẽ có thể lấy miếng dằm ra.

Ngoài ra, nếu dằm đâm quá sâu và khó lấy ra các bạn không thể thực hiện được bằng 8 cách lấy dằm ở trên. Các bạn cần có sự hỗ trợ của bác sĩ để có thiết bị loại bỏ một cách dễ dàng tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Cách lấy dằm khỏi tay làm một điều rất quan trọng. Và quan trọng hơn, trước khi cần làm chính là làm sạch khu vực nơi bị dằm đâm. Dụng cụ lấy dằm cũng phải thật sạch. Bạn có thể sử dụng xà bông nhẹ nhàng rửa nơi bị dằm đâm bằng nước ấm trước khi bắt đầu quá trình loại bỏ chúng. Khi vệ sinh vùng tay này, các bạn không nên chạm vào vùng dằm bị đâm quá mạnh để tránh làm dằm bị đâm vào sâu hơn. Sau khi rửa sạch, các bạn lau nhẹ nhàng khu vực bị dằm đâm vào tay thật khô bằng vải sạch. Sau đó mới tiến hành lấy dằm ra. 

3. Chăm sóc vết thương sau khi lấy dằm ra

Nếu vết thương chảy máu sau khi lấy dằm ra, bạn hãy dùng bông gòn ép lên vết thương. Giữ yên vài phút hoặc cho đến làm vệ sinh sát trùng vết thương. Rửa bằng nước ấm và xà phòng, sau đó dùng khăn sạch thấm khô và lau bằng bông tẩm cồn. Cồn là chất sát trùng rất tốt, nhưng giấm trắng, i-ốt và ô xy già cũng có hiệu quả. Cuối cùng các bạn thoa một lượng nhỏ thuốc mỡ lên vết thương đã sát trùng.  Đợi vết thương khô hẳn dùng băng cá nhân băng lại để tránh bị kích ứng và bụi đất.

Chăm sóc vết thương sau khi lấy dằm là một bước rất quan trọng.Ảnh Internet.

4. Những trường hợp bị dằm đâm nên cần có sự trợ giúp từ bác sĩ

Dưới đây là những trường hợp bạn bị dằm đâm cần có sự giúp đỡ của bác sỹ: 

Sử dụng các phương pháp tại nhà không hiệu quả. Hoặc bạn đã làm gãy miếng dằm trong trường hợp dằm to và nguy hiểm, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để gắp dằm ra.

Dằm đâm quá sâu, dẫn đến chảy máu và bạn không cầm máu được. Để tránh mất máu và nhiễm trùng các bạn nên gặp bác sĩ để được hỗ trợ mổ lấy dằm ra và khâu vết thương lại nếu quá lớn. Điều này giúp cầm máu sau khi lấy dằm ra và tránh nhiễm trùng, lại nhanh khỏi vết thương hơn sau đó.

Cách an toàn nhất cho các trường hợp bị dằm đâm nguy hiểm bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Ảnh Internet.

Cách lấy dằm ra khỏi tay tại nhà đơn giản. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng những vật dụng có sẵn trong nhà để xử lý. Chỉ cần cận thận kỹ lưỡng thì lẫy dằm dễ và an toàn không nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc lấy dằm tại nhà chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ, dằm nhỏ. Còn lại nếu là dằm lớn nghiêm trọng, vết đâm sâu thì bạn cần đến cơ sở y tế hoặc bác sỹ gần nhất để được hỗ trợ nhé.

Khánh Kim

Video liên quan

Chủ Đề