Tại sao tế bào lông hút chỉ có một không bào trung tâm lớn

Lời giải và đáp án chính xác, dễ hiểu cho câu hỏi: “Đặc điểm của tế bào lông hút ở rễ cây là” kèm kiến thức tham khảo bổ trợ hay nhất là tài liệu học tập hay và hữu ích dành cho các bạn học sinh. Cùng Top lời giải ôn tập tốt nhé!

Trắc nghiệm: Đặc điểm của tế bào lông hút ở rễ cây là

A. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ.

B. Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

C. Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

D. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

Giải thích

Lông hút có cấu tạo thích nghi với chức năng hút nước và muối khoáng: thành tế bào mỏng, không thấm cutin để dễ thấm nước; chỉ có một không bào trung tâm lớn tạo ra áp suất thẩm thấu lớn hút nước và muối khoáng.

Kiến thức tham khảo về Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

1. Rễ là cơ quan hấp thụ nước

- Rễ là cơ quan hút nước của cây. Rễ hút được nước là nhờ hệ thống lông hút.

- Hình thái của rễ cây gồm 2 phần:

+ Miền sinh trưởng: giúp rễ cây dài ra hướng tới nguồn nước, hấp thụ nước và muối khoáng

+ Miền lông hút: chứa nhiều lông hút giúp hấp thụ nước và muối khoáng

- Đặc điểm hình thái của rễ thực vật giúp chúng thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng:

+ Rễ thực vật trên cạn sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan tỏa hướng đến nguồn nước

+ Rễ hình thành liên tục với số lượng lông hút khổng lồ, tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất, nhờ vậy sự hấp thu nước và các ion khoáng được thuận lợi.

2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ:

- Rễ cây phát triển đâm sâu, lan toả hướng đến nguồn nước trong đất.

- Rễ sinh trưởng liên tục hình thành nên số lượng khổng lồ các lông hút, làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất giúp rễ cây hấp thụ ion khoáng và nước đạt hiệu quả cao nhất.

- Ví dụ, cây lúa sau khi cấy 4 tuần đã có hệ rễ với tổng chiều dài gần 625km và tổng diện tích bề mặt xấp xỉ 285m2 , chủ yếu do tăng số lượng lông hút.

+ Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút.

+ Lông hút rất dễ gãy và tiêu biến ở môi trường quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi.

- Cấu tạo của tế bào lông hút:

+ Bản chất: lông hút do các tế bào biểu bì kéo dài ra.

+ Thành tế bào mỏng không thấm cutin → Nước có thể thẩm thấu vào lông hút.

+ Chỉ có 1 không bào trung tâm lớn → chứa các chất khoáng, chất tan để tạo ra áp suất thẩm thấu giúp tế bào hút được chất khoáng và nước.

+ Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh → chênh lệch về áp suất thẩm thấu [nước di chuyển từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp đến nới có áp suất thẩm thấu cao] → hấp thụ nước một cách dễ dàng.

+ Tế bào lông hút rất dễ gãy và sẽ tiêu biến ở môi trường quá ưu trương, quá axit hay thiếu ôxi.

3. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ

a] Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút

* Hấp thụ nước:

- Theo cơ chế thụ động [cơ chế thẩm thấu]

- 2 nguyên nhân:

+ Quá trình thoát hơi nước ở lá làm giảm lượng nước trong cây và tế bào lông hút

+ Nồng độ các chất tan cao [sản phẩm của quá trình chuyển hóa]

b] Hấp thụ ion khoáng theo 2 cơ chế:

- Cơ chế thụ động: tiêu tốn năng lượng ATP

4. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ

Sự xâm nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút, rồi xuyên qua các tế bào vỏ rễ vào mạch gỗ của rễ theo hai con đường là con đường gian bào và con đường tế bào chất.

Con đường gian bào [đường màu đỏ]

Con đường tế bào chất [đường màu xanh]

Đường đi

- Nước và các ion khoáng đi theo không gian giữa các bó sợi xenllulozo trong thành TB đi đến nội bì, gặp đai Caspari chặn lại nên phải chuyển sang con đường tế bào chất.

- Từ lông hút – khoảng gian bào – đai Caspari – mạch gỗ

- Nước và các ion khoáng đi qua hệ thống không bào từ TB này sang TB khác qua các sợi liên bào nối các không bào, qua TB nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ.

- Từ lông hút – tế bào chất của tế bào – mạch gỗ

Đặc điểm

- Nhanh, không được chọn lọc - Chậm, được chọn lọc

1.1

1.2

2.

3.

4.

5.

- 2 con đường:

+ gian bào: Nước đi vào thành tế bào của tế bào lông hút sau đó di chuyển vào thành tế bào và gian bào của tế bào vỏ đến các tế bào nội bì.

+ tế bào chất: Nước đi vào TBC của tế bào lông hút, sau đó qua cầu sinh chất sang các tế bào vỏ tới tế bào chất của tế bào nội bì, TBC của tế bào vỏ trụ rồi vào mạch gỗ

- Đặc điểm :

+ Gian bào:

. có lợi: vận tốc nhanh

. bất lợi: không vào đến mạch gỗ, đến nội bì bị đai capari bị chặn lại

+ Tế bào chất:

. có lợi : đi đến tận mạch gỗ, ko bị đai capari chặn lại

. bất lợi: vận tốc chậm

a.* Cấu tạo lông hứt phù hợp chức năng

- Thành TB mỏng, không thấm cutin -> nước dễ dàng đi vào theo theo cơ chế thụ động.

- Chỉ có một không bào ở trung tâm lớn -> tạo Ptt lớn giúp TB hấp thụ nước dễ dàng.

- Lông hút chứa nhiều ty thể: Quá trình hô hấp ở rễ biến đổi chất hữu cơ phức tạp thành chất hữu cơ đơn giản -> làm tăng nồng độ dịch bào -> tăng Ptt -> rễ lấy được nước tự do và nước liên kết yếu trong đất một cách dễ dàng.

- Đầu lông hút nhỏ, thuôn nhọn để len lỏi vào các mao quản đất

=> Vì vậy các dạng nước tự do và dạng nước liên kết không chặt từ đất được lông hút hấp thụ một cách dễ dàng nhờ sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu [từ thế nước cao đến thế nước thấp]

b*

- Thực vật thủy sinh không có lông hút thì cây hấp thụ nước và ion khoáng bằng toàn bộ bề mặt cơ thể.

- Ở tế bào rễ còn non, vách của tế bào chưa bị suberin hóa cũng tham gia hấp thụ nước và ion khoáng.

- Một số cây ở trên cạn, hệ rễ không có lông hút nhưng rễ được nấm rễ bao bọc. Nhờ nấm rễ, các loại cây đó hấp thụ nước và ion khoáng một cách dễ dàng và có tính chọn lọc. Mặt khác, sợi nấm tạo nên bề mặt hấp thụ lớn.

a. Thế nước ở tế bào nhu mô lá gần khí khổng thấp nhất.

Giải thích: Tế bào nhu mô lá gần khí khổng bị mất nước do sự thoát hơi nước do đó thế nước thấp nhất

b. Tế bào nhu mô lá gần khí khổng => tế bào thuộc mạch gỗ của thân => tế bào thuộc mạch gỗ của rễ => nội bì => tế bào vỏ rễ => tế bào lông hút

c. Khi để vị trí cắt ngập trong nước sẽ tránh cho bọt khí xâm nhập vào mạch gỗ

=> tạo ra dòng nước liên tục từ ngoài vào thân và đi lên cánh hoa, từ đó hoa sẽ tươi lâu hơn.

a. Phân biệt thoát hơi nước qua khí khổng với thoát hơi nước qua cutin.

Qua khí khổng

Qua cutin

- Tốc độ nhanh, được điều tiết.

- Phụ thuộc vào độ mở của khí khổng.

- Tốc độ chậm, không được điều tiết.

- Phụ thuộc vào nhiệt độ, ánh sáng,...

b. Những lực nào tham gia vận chuyển nước trong cây? Lực nào đóng vai trò quan trọng nhất?

- Có 3 lực: Áp suất rễ, lực hút phía trên do thoát hơi nước gây ra, lực liên kết giữa các phân tử nước và liên kết giữa phân tử nước với thành mạch dẫn.

- Lực hút của thoát hơi nước đóng vai trò quan trọng nhất.

c. Trình bày những tác nhân ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá:

+ Ánh sáng: Tác nhân gây đóng mở khí khổng ® ảnh hưởng đến thoát hơi nước.

+ Nhiệt độ: ảnh hưởng đến hấp thụ nước ở rễ [do ảnh hưởng đến sinh trưởng và hô hấp ở rễ] và thoát hơi nước ở lá [do ảnh hưởng đến độ ẩm không khí].

+ Độ ẩm: Độ ẩm đất càng tăng thì quá trình hấp thụ nước tăng, độ ẩm không khí càng tăng thì sự thoát hơi nước càng giảm.

+ Dinh dưỡng khoáng: Hàm lượng khoáng trong đất càng cao thì áp suất dung dịch đất càng cao ® hấp thụ nước càng giảm.

a. Phân biệt nước tự do với nước liên kết:

- Nước tự do là những phân tử nước có khả năng chuyển động trong dung dịch mà chưa gắn kết với một phân tử nào khác. Nước tự do có đầy đủ các tính chất của nước như khả năng hòa tan các chất, khả năng dẫn điện, là môi trường diễn ra các phản ứng, là nguyên liệu tham gia vào các phản ứng...

- Nước liên kết là những phân tử nước đã liên kết với các phân tử hữu cơ hoặc vô cơ khác. Ví dụ các phân tử nước bao quanh ion Na+ tạo nên một lớp vỏ bao bọc ion này. Nước liên kết không còn các đặc tính vật lý, hóa học của phân tử nước [không có khả năng dẫn nhiệt, không trở thành dung môi...]. Nước liên kết có vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ các chất hữu cơ, bảo vệ các cấu trúc của tế bào.

b. Nước luôn có khuynh hướng thẩm thấu vào trong tế bào thực vật làm tế bào trương lên là vì: các chất luôn có khuynh hướng chuyển động từ nơi có thế năng cao đến nơi có thế năng thấp. Ở trong tế bào thực vật thường có nồng độ chất tan cao hơn ở môi trường nên có áp suất thẩm thấu lớn. Do vậy các phân tử nước sẽ thẩm thấu từ môi trường vào tế bào thực vật làm cho tế bào trương lên.

a.Bón nhiều phân sẽ làm cho nồng độ chất tan ở trong dung dịch đất cao hơn so với nồng độ chất tan ở trong tế bào cây trồng, làm cho rẽ không hút được nước từ ngoài môi trường vào mà nước lai đi ra ngoài tế bào nên làm cho cây bị héo. và chết.

b.Rễ cây bị ngập nước lâu ngày dẫn đến các tế bào rễ không hô hấp được, vì vậy sẽ không cung cấp đủ oxy cho hoạt động của các tế bào rễ cùng với việc tích lũy các chất độc hại, do đó sẽ làm chết đi các lông hút ở rễ và không thể hình thành được lông hút mới, vì vậy cây cũng không thể hút nước được nữa, sẽ bị héo dần rồi chết.

c. Rể bị nén chặt -> rể thiếu oxi – rể ko hô hấp được-> rể bị chết-> Cây bị chết

0.5

0,5

0,5đ

0.5đ.

Video liên quan

Chủ Đề