Móng tay bao lâu dài

Hỏi: Tôi năm nay 21 tuổi, bị té xe dập cả móng chân cái, điều trị bác sĩ cắt cả móng chân, nay vết thương đã lành móng bắt đầu nhú ra. Vậy tôi hỏi khoảng bao lâu móng chân mới mọc lại và làm thế nào để móng chân mọc nhanh hơn có thể mua thuốc bôi để nhanh hơn không?

[Giang Ngọc Thế Hiển - TP.HCM]

Trả lời: Ở điều kiện sinh lý bình thường, móng bắt đầu phát triển từ tháng thứ tư của thai kỳ, từ đó ở đầu ngón tay và ngón chân của thai nhi đã bắt đầu có móng, và tăng trưởng liên tục đến suốt cuộc đời. Móng mọc trực tiếp từ lớp tế bào có tên khoa học là Epidermis và được cấu tạo bởi nhiều lớp chất đạm cứng như sừng gọi là keratin.

Khác với xương, calcium ít có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của móng. Mỗi ngày móng tay phát triển dài ra khoảng 0,1mm, móng chân thì phát triển chậm hơn, đến tuổi già thì móng phát triển chậm lại.

Với bạn, tổn thương móng do chấn thương, tùy theo mức độ tổn thương sẽ có mức độ hồi phục khác nhau. Nếu tổn thương toàn bộ móng, thì sau thời gian bong tróc móng đã tổn thương, rồi móng mới phát triển đi từ góc móng phát triển dần với tốc độ 0,1mm/ ngày nên ít nhất từ 2 - 3 tháng hoặc nếu có nhiễm trùng kèm theo thì sẽ lâu hơn. Hiện tại chưa có thuốc để giúp móng phát triển nhanh hơn.

BS.CKI.TRẦN QUỐC LONG


"Móng tay lại dài rồi, mau đi cắt đi", khi còn nhỏ, chúng ta thường nghe mẹ giục giã như vậy. Lúc đó, có hai việc phiền toái nhất đối với chúng ta chính là cắt tóc và cắt móng tay. Không biết bạn có nghĩ như vậy không? Bạn đã bao giờ thử hỏi móng tay mọc dài ra như thế nào không?

Móng tay cũng giống như tóc, cũng mọc dài liên tục. Chỉ có điều tốc độ mọc dài của móng tay chậm hơn, chỉ bằng khoảng 1/3 tốc độ mọc của tóc. Mỗi ngày nó mọc dài thêm khoảng 0,1 mm. Vì thế, bạn dường như không cảm thấy được sự thay đổi của nó. Nhưng để một thời gian lâu, bạn có thể nhận ra. Tại vị trí của mỗi móng tay đều có một điểm gọi là gốc móng. Đó chính là công xưởng sản xuất móng tay.

Móng tay là do một loại chất protein sừng cứng tạo thành. Loại protein này được hình thành từ tế bào biểu bì. Bởi vì, tế bào biểu bì từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi luôn có sự sinh trưởng. Chất protein sừng móng tay cũng như vậy. Do đó, móng tay mọc dài không ngừng.

Tốc độ dài của móng tay không phải không bao giờ thay đổi mà nó còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố như tuổi tác, thời tiết, sức khỏe v.v...


Móng tay cũng giống như tóc, cũng mọc dài liên tục.

Người ở độ tuổi khác nhau thì độ mọc của móng tay cũng khác nhau. Thông thường mà nói, tốc độ mọc của móng tay ở tuổi thiếu niên, nhi đồng là nhanh nhất, người trưởng thành ở vị trí thứ hai và người già có tốc độ chậm nhất. Điều này có liên quan đến vấn đề thay cũ đổi mới của cơ thể con người.

Dường như vào mùa hè chúng ta phải cắt tóc, cắt móng tay nhiều hơn vào mùa đông. Thực tế đúng như vậy. Vào mùa đông, tốc độ thay cũ đổi mới của cơ thể chậm hơn so với mùa hè.

Ngoài ra, vai trò của sức khỏe được thế hiện rất rõ ràng. Với một người khỏe mạnh, khả năng tổng hợp chất protein sừng của tế bào biểu bì rõ ràng cao hơn so với người bị bệnh. Chúng ta có thể nhìn thấy từ việc quan sát móng tay.

Bạn có chú ý điểm đốm trắng hình bán nguyệt ở bên dưới móng tay không? Đó chính là phần móng tay vừa mới mọc dài ra. Nó như là một chiếc đồng hồ đánh giá tình hình sức khoẻ tốt xấu của cơ thể chúng ta. Nếu như bạn không nhìn thấy đốm trắng việc tổ hợp móng tay bị ảnh hưởng, cũng tức là tình hình sức khoẻ của bạn có vấn đề, cần phải chú ý.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, tốc độ sinh trưởng của móng tay còn có liên quan đến một số thói quen. Ví dụ như người quen cắn móng tay hoặc là dùng tay và móng tay làm việc nhiều [ví dụ như thợ cắt tóc] thì tốc độ sinh trưởng của móng tay của họ tương đối nhanh bới vì móng tay của họ phải chịu sự kích thích ma sát liên tục.

Bây giờ, bạn đã hiểu móng tay dài ra như thế nào rồi chứ?

  • Móng tay của chúng ta có thể dài khủng khiếp đến mức nào?

Cập nhật: 10/05/2019 Theo ydvn

Các nhà nghiên cứu ĐH Bắc Carolina đã so sánh kết quả nghiên cứu về sự phát triển của móng do ĐH Oxford thực hiện năm 1938 với một nghiên cứu cùng thế kỷ nhưng trong những năm 50.

Kết quả cho thấy: mỗi móng chân cái đã mọc thêm hơn 2mm mỗi tháng, so với 1,65mm hồi những năm 30.

Móng tay ngón cái mọc với tỉ lệ là 3mm mỗi tháng vào năm 1938 và 3,06mm vào giai đoạn những năm 50 của cùng thế kỷ cuối của thế kỷ ]50 - 59.

Tuy nhiên, hiện độ dài trung bình của móng ngón tay cái hiện đã là 3,55mm mỗi tháng – tăng hơn 0.5mm so với cách đây 7 thập kỷ.

Trong khẩu phần giai đoạn sau chiến tranh, thực phẩm giàu protein rất khan hiếm. Thay vào đó, là các loại thực phẩm giàu tinh bột-đường chẳng hạn như khoai tây, bánh mỳ.

Các nhà khoa học đã đo 195 móng tay và 188 móng chân trong 3 tháng và đăng tải kết quả nghiên cứu này trên tạp chí European Academy Of Dermatology And Venereology tuần qua. Kết quả cho thấy móng tay mọc thêm 3,47mm mỗi tháng – gấp đôi so với độ dài của móng chân.

Móng tay chân ở người trẻ và nam giới mọc nhanh hơn. Móng tay ở ngón út là mọc chậm nhất so với tất cả các ngón tay khác, với độ dài thêm chỉ là 3,08mm mỗi tháng. Móng tay ngón giữa là có tốc độ mọc nhanh nhất.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Sự thay đổi chóng mặt này là do môi trường, lối sống và sức khỏe – chẳng hạn như chế độ dinh dưỡng, tập luyện và sự phát triển của cơ thể - diễn ra trong khoảng 30 năm qua. Xu hướng này tăng ở thanh thiếu niên và những người cao lớn, có cân nặng hợp lý”.

Móng thường có xu hướng mọc nhanh vào mùa hè. Môi trường lạnh và ô nhiễm là những nguyên nhân khiến móng mọc chậm đi. Ánh nắng mặt trời có thể giúp móng mọc nhanh hơn bởi vì nó tạo ra vitamin D cho cơ thể. Mùa hè, con người cũng có xu hướng uống nhiều nước hơn, đẩy chất độc ra khỏi cơ thể, làm móng khỏe mạnh hơn, vì thế móng phát triển mạnh hơn.

Có thể nói, tốc độ mọc của móng chính là một trong những dấu hiệu cho thấy chế độ dinh dưỡng của chúng ta ra sao. Omega-3 cũng rất tốt cho cấu trúc tế bào tạo móng, giúp móng khỏe, ít gãy và vì thế tạo cảm giác móng mọc nhanh hơn.

Các nhà khoa học Anh cũng phát hiện ra rằng vòng đầu của trẻ sơ sinh sinh năm 1985 cũng tăng so với những năm 1930 là 1,5cm.

Phương Uyên

Theo DM

Theo các chuyên gia, tốt nhất là nên cắt móng tay hằng tuần, theo Best Life.

Việc cắt móng tay thường tùy theo sở thích cá nhân của từng người, nhưng để đảm bảo tránh được bệnh tật do để móng tay gây ra, bác sĩ người Mỹ, chuyên khoa chân tay Nelya Lobkova, và bác sĩ người Mỹ, tiến sĩ Leann Poston, khuyên nên cắt móng tay mỗi tuần.

Mặt khác, tiến sĩ Esteban Kosak, bác sĩ từ Đại học trung tâm Venezuela, nói rằng bạn có thể chờ vài tuần mới cắt móng tay, nhưng việc chờ đợi đi kèm với rủi ro sức khỏe cao.

Tiến sĩ Kosak giải thích, nếu không cắt móng tay thường xuyên, chúng có thể dễ bị tổn thương và gãy, đồng thời có nhiều khả năng chứa bụi bẩn và vi khuẩn có nguy cơ lây lan nhiễm trùng.

Theo bác sĩ Lobkova, móng tay phát triển trung bình 4 mm mỗi tháng và tiến sĩ Poston cho biết, móng của tay thuận sẽ phát triển nhanh hơn móng của tay không thuận.

Để móng tay dài có thể là một trong những cách nhanh nhất để lây lan virus

Ảnh: Shutterstock

Móng tay có thể chứa bụi bẩn và vi trùng, dẫn đến lây lan các bệnh nhiễm trùng. Và đây là lý do tại sao nên cắt móng tay thường xuyên và để móng tay ngắn, theo Timesnownews.

Các chuyên gia cảnh báo: Để móng tay dài có thể góp phần làm lây lan mầm bệnh, vệ sinh tay và móng tay tốt có thể giúp ngăn ngừa hoặc ngăn chặn sự lây lan của các bệnh nhiễm trùng.

Đặc biệt, khi đại dịch xảy ra, cần phải rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên để ngăn ngừa bệnh và tránh lây lan vi trùng, vi khuẩn và virus.

Nhưng còn móng tay thì sao?

Móng tay có thể chứa bụi bẩn và vi trùng, dẫn đến lây lan các bệnh nhiễm trùng. Để móng tay dài có thể là một trong những cách nhanh nhất để lây lan virus. Và để móng tay ngắn là một trong những cách làm tốt nhất trong đại dịch COVID-19.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho biết, nên để móng tay ngắn và làm sạch bên trong móng thường xuyên bằng xà phòng và nước. Không chú ý đến móng tay cũng có thể góp phần lây lan bệnh nấm móng tay.

Cách ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng móng

Sau đây là một số mẹo giúp ngăn ngừa nhiễm trùng móng tay hoặc móng chân:

• Luôn cắt móng tay ngắn

• Rửa tay chân thường xuyên

• Chà sạch móng tay, cả bên trong móng, bằng xà phòng và nước, nên chà móng tay bằng bàn chải

• Làm sạch và khử trùng bộ cắt móng bằng cồn 70 độ nếu cắt ở tiệm

• Đừng cắt da vì da hoạt động như rào cản ngăn ngừa nhiễm trùng

Tiến sĩ Poston khuyên nên sử dụng bộ cắt móng tay riêng và nên cắt móng tay ngang đều với đầu ngón tay hoặc ngón chân. Tránh cắt 2 cạnh của móng quá sâu, vì sẽ dễ làm cho móng mọc ngược vào trong khi cạnh móng đẩy vào trong da, gây đau đớn và có thể nhiễm trùng.

Ngoài ra, nếu không cắt móng chân thường xuyên, có thể khó đi lại, dẫn đến đau và khó chịu.

Móng chân phát triển với tốc độ chậm hơn - khoảng 2 mm mỗi tháng, theo tiến sĩ Lobkova. Do đó, móng chân có thể cần được chăm sóc 2 tuần một lần.

Bác sĩ người Mỹ, Bruce Pinker, chuyên gia về chăm sóc chân, cho biết nếu không cắt móng chân thường xuyên sẽ dễ bị nhiễm trùng da như viêm mô tế bào và nhiễm nấm da, theo Best Life.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề