Móng tay bị thối là bệnh gì

Đầu móng tay con bị mưng mủ cứng lên rồi chích ra khỏi 1 thời gian sau nó cũng bị lại. Vậy bác sĩ cho con hỏi đầu móng tay mưng mủ nhiều lần là bệnh gì? Bệnh này có nguy hiểm không thưa bác sĩ? Con cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Thị Lý [1997]

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Văn Sáng - Bác sĩ Da liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Đầu móng tay mưng mủ nhiều lần là bệnh gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Các triệu chứng sưng và có mủ ở quanh móng như vậy có thể gặp là bệnh nấm móng, hay viêm, áp xe đầu ngón tay.

Nấm móng là một tình trạng phổ biến bắt đầu từ đốm trắng hoặc vàng dưới đầu móng tay hoặc móng chân của người bệnh. Khi nhiễm nấm tiến sâu hơn, nấm móng có thể khiến móng bị đổi màu, dày lên và vỡ vụn ở mép.

Bạn có thể bị nấm móng nếu một hoặc nhiều móng của bạn là:

  • Dày lên.
  • Sự đổi màu từ trắng sang vàng nâu.
  • Giòn, vụn hoặc rách.
  • Bị biến dạng .
  • Một màu tối, gây ra bởi các mảnh vụn tích tụ dưới móng tay của bạn.
  • Mùi hôi.
  • Nấm móng tay có thể ảnh hưởng đến móng tay, nhưng phổ biến hơn ở móng chân.

Áp xe đầu ngón tay là một trong những bệnh ngoài da rất hay gặp. Bệnh do tụ cầu khuẩn vàng và Herpes gây mưng mủ, sưng và áp xe ở đầu ngón tay.

Áp xe đầu ngón tay thường tiến triển cụ thể như sau:

  • Trong 1 - 3 ngày đầu tiên sau khi bị tổn thương, ở đầu ngón tay sẽ bị tấy đỏ, sưng phồng, gây ngứa và nhức, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và khó cử động ngón tay do bị cứng.
  • Trong 4 -7 ngày tiếp theo, tổn thương viêm nhiễm trùng bắt đầu lan rộng ra xung quanh ngón tay, gây đau nhức, căng và giật theo từng nhịp mạch đập. Lúc này, tình trạng viêm có thể khiến người bệnh bị sốt nhẹ.

Vì vậy, bạn nên đến các bệnh viện có bác sĩ chuyên khoa Da Liễu để khám, sẽ có chẩn đoán và chỉ định điều trị cụ thể.

Nếu bạn còn thắc mắc về đầu móng tay mưng mủ nhiều lần, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Móng tay thối là tình trạng móng phá hủy và tổn thương xung quanh móng do nấm và vi khuẩn gây ra, phổ biến nhất là vào mùa đông. Không chỉ làm mất thẩm mỹ, khiến người mắc phải cảm thấy tự ti khi giao tiếp mà bệnh còn gây ra nhiều đau đớn. Chính vì vậy, bài viết này Nam Long sẽ điểm qua những nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị cũng như cách ngăn ngừa để mọi người có hướng phòng tránh căn bệnh này hiệu quả.

1/ Nguyên nhân gây móng tay thối

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng móng tay thối, tuy nhiên chung quy lại chủ yếu do vi khuẩn và nấm xâm nhập, tấn công và làm tổn thương, lâu ngày phá hủy móng tay. Trong đó điển hình là nấm hạt men [Candida albican] và nấm sợi tơ [Dermatophytes]. Những vi khuẩn và nấm men này thường xuất hiện phát triển triển trong các điều kiện như:

  • Môi trường ẩm ướt
  • Tiếp xúc với nguồn nước bẩn
  • Tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa độc hải
  • Móng tay bẩn lâu ngày không được vệ sinh, cắt tỉa
  • Sử dụng chung dụng cụ làm móng, bồn tắm với người nhiễm bệnh

\>>> Tham khảo thêm: 5 điều về găng tay cao su lót nỉ mùa đông, ít người biết

2/ Dấu hiệu nhận biết bệnh móng tay thối sớm nhất

Không phải ai cũng biết đến căn bệnh móng tay thối. Rát nhiều người chủ quan “chỉ là móng tay thôi mà, hư thì cắt bỏ”. Tuy nhiên, một khi vi khuẩn đã tấn công thì tốc độ lây lan vô cùng nhanh, khiến người bệnh khó mà trở tay kịp, nhất là với thái độ thờ ơ. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận diện bệnh móng tay thối sớm mà ai cũng cần biết:

  • Móng tay đổi màu ở 1 ngón hoặc nhiều ngón, có thể là trắng bạc hoặc vàng, nâu
  • Móng tay giòn, dễ gãy
  • Móng không còn độ bóng
  • Móng bị sưng, mưng mủ, có mùi hôi kèm theo đau nhức

3/ Mẹo chữa trị bệnh móng tay thối từ dân gian

Bệnh thối móng tay thường xuất hiện ở 1-2 ngón. Nếu không có phương pháp điều trị, chúng sẽ nhanh chóng lây lan và càng khó chữa trị. Để điều trị móng tay thối, bạn có thể đến gặp bác sĩ để áp dụng các biện pháp hóa học, sử dụng thuốc tây. Hoặc trong dân gian cũng có nhiều mẹo chữa trị bệnh móng tay thối hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

Cách 1: Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa có chứa axit Linoleic, một chất kháng viêm tốt, giúp cải thiện chất sừng ở móng. Axit Caprylic trong dầu dừa có tác dụng làm sạch tự nhiên hiệu quả. Do đó, nếu gặp các vấn đề về móng tay, bạn có thể sử dụng dầu dừa để làm sạch và kháng viêm ở vùng móng, áp dụng một thời gian bạn sẽ thấy bệnh hiệu quả hơn.

Cách 2: Sử dụng tỏi

Allicin trong tỏi là chất kháng sinh tự nhiên giúp ngăn ngừa vi khuẩn, nấm, hỗ trợ trị bệnh móng tay thối hiệu quả. Bạn có thể dùng một ít tỏi giã nhuyễn, trộn thêm ít giấm đắp lên vùng móng tay bị thối, áp dụng vài tuần sẽ thấy hiệu quả.

Cách 3: Sử dụng sả

Tinh dầu dồi dào trong sả cũng là gợi ý sát trùng, hỗ trợ để điều trị bệnh móng tay thối. Bạn có thể nấu nước sả dùng để rửa tay mỗi ngày cũng vô cùng hiệu quả.

Lưu ý, hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp từ thiên nhiên để điều trị bệnh móng tay thối còn phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người. Lời khuyên tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, không nên tự ý mua thuốc hoặc áp dụng các biện pháp dân gian khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

MANG GĂNG TAY CAO SU, GIÚP PHÒNG NGỪA BỆNH MÓNG TAY THỐI

Bệnh móng tay thối nếu phát hiện sớm có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, các hệ lụy mà bệnh gây ra có thể sẽ khiến bạn mất móng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tạo cảm giác tự ti khi giao tiếp, chưa kể, bệnh sẽ dễ tái phát nếu không bảo vệ móng tay cẩn thận. Bất cứ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này, nhất là những người thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn và hóa chất tẩy rửa như chị em nội trợ. Do đó, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” mỗi người nên có cho mình cách để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Muốn ngừa bệnh, bạn cần hạn chế để tay tiếp xúc với chất bẩn, nguồn nước bẩn và hóa chất tẩy rửa. Hoặc khi làm việc nhà, giặt giũ, rửa chén bát, vệ sinh toilet… hay bất cứ việc gì tiếp xúc với chất bẩn, hóa chất bạn cần mang găng tay cao su để bảo vệ an toàn, vì:

  • Găng tay cao su chống nước tốt
  • Găng tay cao su có thể chống các hóa chất tẩy rửa
  • Găng tay cao su giúp bảo vệ móng và da tay mềm đẹp
  • Sử dụng găng tay cao su giúp hạn chế vật nhọn đâm thủng, gây nhiễm trùng
  • Giá thành găng tay cao su rẻ, phù hợp với hầu hết đối tượng

Những công việc thường ngày của chị em nội trợ tưởng chừng vô hại nhưng thực tế đây lại là nguồn cơ của nhiều căn bệnh nguy hiểm, nhất là bệnh về da liễu. Chính vì vậy hơn ai hết, mỗi người cần biết cách chủ động bảo vệ bản thân mình từ đầu đến chân trước các tác nhân gây hại từ bên ngoài, đặc biệt là hóa chất. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp các bạn, các chị em biết cách phòng ngừa căn bệnh này tốt hơn.

Chủ Đề