Một ngày không gặp tựa như ba thu là gì

một ngày dài bằng ba thu; nhớ nhung da diết; ba thu dọn lại một ngày dài ghê [“Kinh Thi - Vương Phong - Thái Cát”: 'nhất nhật bất kiến, như tam thu hề'. Một ngày không gặp, giống như ba năm. Nỗi nhớ nhung rất bức thiết.]。《诗经·王风·采葛》:'一日不见,如三秋兮。'一天不见,就好像过了三年。形容思念人的心情非常迫切。

一日三秋 một ngày [dài như] ba mùa thu. A day absent from you is like three seasons, a single day apart seems like three years.

Thành ngữ này lấy từ một câu thơ ở bài Cát đằng trong Kinh Thi, một trong ngũ kinh của Nho giáo: Nhất nhật bất kiến như tam thu hề = một ngày không gặp như ba mùa thu. Câu thơ diễn tả nỗi nhớ người yêu. Nguyễn Du đã mượn ý câu thơ này để tả nỗi nhớ Kim Trọng của Kiều:

Sầu đong càng lắc càng đầy, Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.

Khi lòng có sự trông ngóng thì thấy thời gian như dài ra. Không chỉ ngóng người yêu. Ngóng được tự do cũng vậy. Nên còn có câu: Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại = một ngày trong tù bằng ngàn năm ở ngoài. Phan Châu Trinh khi bị giam ở Côn Lôn đã lấy ý này để hài hước, rằng ông Bành Tổ được tiếng sống lâu, cũng ko so được với mình:

Dầu ai tại ngoại đù thiên thu So lại không qua nhất nhật tù [..] Thong thả co tay ngồi tính thử Thần tiên chưa dễ sánh ta đâu.

Thế nhưng khi không có gì mong ngóng, thời gian dường như trôi đi rất nhanh, mới thôi mà đã một đã một đời ..

Thanh bình điệu

I Vân tưởng y thường hoa tưởng dung, Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng. Nhược phi Quần-Ngọc sơn đầu kiến, Hội hướng Dao-đài nguyệt hạ phùng.

II Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương, Vân vũ Vu sơn uổng đoạn trường. Tá vấn Hán cung thùy đắc tự, Khả lân Phi Yến ỷ tân trang.

III Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan, Trường đắc quân vương đới tiếu khan. Giải thích xuân phong vô hạn hận, Trầm-Hương đình bắc ỷ lan can.

Dịch Thơ:

Điệu hát Thanh Bình

I Mặt tưởng là hoa, áo ngỡ mây ; Hiên sương phơ phất gió xuân bay. Nếu không gặp gỡ trên Quần Ngọc, Dưới nguyệt Dao đài sẽ gặp ai.

II Một nhánh hồng tươi, móc đọng sương ; Mây mưa Vu giúp uổng sầu thương. Hỏi nơi cung Hán ai người giống ? Phi Yến còn nhờ mới điểm trang.

III Hoa trời, sắc nước thảy đều vui, Luôn được vua trông với nụ cười. Mối hận gió xuân bay thoảng hết ; Bên đình, thơ thẩn tựa hiên chơi.

Bản dịch của Trần Trọng San

I Thoáng bóng mây hoa ngỡ bóng hồng, Gió xuân dìu dặt hạt sương trong. Ví chăng non Ngọc không nhìn thấy, Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông.

II Hương đông móc đượm một cành hồng, Vu Giáp mây mưa những cực lòng. Ướm hỏi Hán cung ai mảng tượng? Điểm tô, Phi Yến tốn bao công.

III Sắc nươc, hương trời khéo sánh đôi, Quân vương nhìn ngắm những tươi cười. Sầu xuân man mác tan đầu gió, Cửa bắc đình Trầm đứng lả lơi.

Bản dịch của Ngô Tất Tố

Nguyên tác: Lý Bạch

Thanh Thanh Thủy Trung Bồ

I Thanh thanh thủy trung bồ, Hạ hữu nhất song ngư. Quân kim thượng Lũng khứ, Ngã tại dữ thùy cư?

II Thanh thanh thủy trung bồ, Trường tại thủy trung cư. Ký ngữ phù bình thảo, Tương tùy ngã bất như.

III Thanh thanh thủy trung bồ, Diệp đoản bất xuất thủy. Phụ nhân bất hạ đường, Hành tử tại vạn lý.

Dịch Nghĩa:

Cỏ Bồ Xanh Trong Nước [1]

I Cây cỏ bồ xanh xanh trong nước, Phía dưới có đôi cá tung tăng. Nay chàng đi đến đất Lũng, [2] Thiếp ở lại biết sống cùng ai?

II Cây cỏ bồ xanh trong nước, Mãi mãi ở trong nước. Nhắn với cánh bèo trôi, Ta chẳng trôi theo nhau như ngươi được.

III Cây cỏ bồ xanh xanh trong nước, Lá ngắn không ra khỏi nước được. Đàn bà không được ra khỏi nhà, Người ra đi giờ xa muôn dặm.

Dịch Thơ:

I Trong nước, cỏ bồ xanh, Có đôi cá lượn quanh. Chàng đi tận đất Lũng, Thiếp ở lại một mình.

II Trong nước, cỏ bồ xanh, Ở hoài trong nước xanh. Nhắn cùng cánh bèo nổi, Tiếc chẳng được bồng bềnh.

III Trong nước, cỏ bồ xanh, Mãi trong nước ngâm mình. Thiếp không ra khỏi cửa, Chàng muôn dặm viễn hành.

Bản dịch Nguyễn Thị Bích Hải

Chú thích:

[1] Bài này Hàn Dũ viết gởi tặng vợ, tỏ niềm thông cảm với nỗi cô quạnh của nàng. [2] ĐẤt Lũng, địa danh, nay thuộc tỉnh Cam Túc.

Nguyên tác: Hàn DũThái CátBỉ thái cát [1] hề Nhất nhật bất kiến Như tam nguyệt hề.

Bỉ thái tiêu [2] hề Nhất nhật bất kiến Như tam thu [3] hề.

Bỉ thái ngải [4] hề Nhất nhật bất kiến Như tam tuế hề.

Dịch Nghĩa:

Hái Dây Sắn

Người ấy đi hái dây sắn Một ngày không gặp Như ba tháng trời

Người ấy đi hái lá cỏ tiêu Một ngày không gặp Như ba mùa thu dài.

Người ấy đi hái lá ngải Một ngày không gặp Như ba năm trời.

Dịch Thơ:

Người đi hái sắn xa xa Một ngày không gặp như ba tháng trời.

Cỏ tiêu người hái đâu xa, Một ngày không gặp như ba thu dài.

Lá ngải người hái bao xa, Một ngày không gặp như ba năm ròng.

Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Hải

Chú thích:

[1] Cát: Dây sắn, 1 thứ như dây đan dùng để dệt. [2] Tiêu: Một thứ cỏ, lá thơm. [3] Thu: Ba tháng mùa thu. Ba thu tức 9 tháng [4] Ngải: một thứ cỏ, dùng để châm cứu.

Nguyên tác: Kinh Thi

Thái liên khúc

Hà diệp la quần nhất sắc tài, Phù dung hướng kiểm lưỡng biên khai. Loạn nhập trì trung khan bất kiến, Văn ca thủy giác hữu nhân lai.

Dịch Nghĩa:

Khúc Hát Hái Sen

Lá sen, quần lụa cùng một màu, Hoa sen nghiêng về gương mặt, hai bên cùng nở. Trong ao lẫn lộn nhìn không thấy, Nghe tiếng ca mới nhận ra là có người.

Dịch Thơ:

Quần lụa một màu với lá sen, Má hồng sen thắm nở hai bên. Trong ao lẫn lộn nhìn không rõ, Biết có người khi tiếng hát lên.

Nguyên tác: Vương Xương Linh

Chủ Đề