Mức hưởng bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:11/09/2012

Mức hưởng BHYT của học sinh, sinh viên được quy định như thế nào?

Nội dung này được Bảo hiểm xã hội tỉnh Tây Ninh tư vấn như sau:

  • 1- Khám chữa bệnh tại cơ sở có ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT: a- Khám chữa bệnh đúng nơi đăng ký ban đầu ghi trên thẻ hoặc theo tuyến chuyên môn kỹ thuật được thanh toán theo mức sau: - 100% chi phí khi khám chữa bệnh tại tuyến xã hoặc tổng chi phí của một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương tối thiểu chung ở mọi tuyến điều trị; - 80% chi phí khám chữa bệnh khi tổng chi phí của một lần khám chữa bệnh lớn hơn 15% mức lương tối thiểu chung; - 80% chi phí khám chữa bệnh nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu chung cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn. b- Khám chữa bệnh không đúng nơi đăng ký ban đầu ghi trên thẻ hoặc không theo tuyến chuyên môn kỹ thuật, có trình thẻ BHYT được thanh toán theo mức sau: + 70% chi phí KCB đối với cơ sở KCB đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng 3, hạng 4 và chưa xếp hạng. + 50% chi phí KCB đối với cơ sở KCB đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng 2. + 30% chi phí KCB đối với cơ sở KCB đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng 1 hoặc hạng đặc biệt. + Trường hợp người bệnh được chỉ định sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, mức chi trả cũng thực hiện theo tỷ lệ trên nhưng tối đa không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ. 2- Khám chữa bệnh tại cơ sở y tế không ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT hoặc tại cơ sở y tế có ký hợp đồng nhưng không đủ thủ tục theo quy định, học sinh sinh viên tự thanh toán với cơ sở khám chữa bệnh, sau đó mang chứng từ đến cơ quan BHXH để được thanh toán trực tiếp. 3- Trường hợp điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép phải sử dũng thuốc ngoài danh mục quy định của Bộ y tế nhưng được phép lưu hành tại Việt Nam theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh thì được hưởng 50% chi phí theo mức hưởng khi học sinh, sinh viên đã tham gia BHYT liên tục từ đủ 36 tháng trở lên.


Nguồn:

Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Tây Ninh

Bảo hiểm y tế [BHYT] học sinh, sinh viên [HSSV] là chính sách an sinh xã hội nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta, không vì mục đích lợi nhuận và được thực hiện theo nguyên tắc: bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia.

Do đó, việc thực hiện chính sách BHYT HSSV không chỉ đảm bảo cho các em HSSV được chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu để yên tâm học tập, mà còn giúp giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình khi các em không may mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo cần chi phí điều trị cao, từ đó các em có cơ hội được khám chữa bệnh [KCB], được khỏe mạnh và quay trở lại cuộc sống bình thường.

Mức đóng bảo hiểm năm học 2021-2022

Trong năm học mới này, không có sự thay đổi về mức đóng BHYT của HSSV. Theo đó, mức đóng BHYT HSSV hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở [tương đương với 4,5% x 1.490.000 = 67.050đ/học sinh/tháng và 1 năm là 804.600đ]. Trong đó, NSNN hỗ trợ 30% mức đóng, HSSV chỉ đóng 70% mức đóng. Như vậy, số tiền thực tế mà mỗi HSSV sẽ đóng là 46.935đ/tháng, tương đương với 563.220đ/năm.

Về phương thức và nơi đăng ký tham gia, phụ huynh, HSSV có thể lựa chọn phương thức đóng BHYT định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng và đăng ký tham gia tại cơ sở giáo dục, nhà trường nơi HSSV đang theo học. Cụ thể:

Khi tham gia BHYT, HSSV sẽ được hưởng các quyền lợi sau: được cấp thẻ BHYT theo mã số BHXH; được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà trường hoặc cơ sở y tế theo quy định; được chi trả chi phí KCB trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng; được lựa chọn và thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu theo quy định vào tháng đầu mỗi quý; được cơ quan BHXH tư vấn, hỗ trợ, giải đáp về BHYT; được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về BHYT.

Mức hưởng bảo hiểm

Khi tham gia BHYT, nếu HSSV KCB đúng tuyến tại cơ sở y tế có ký hợp đồng KCB BHYT và thực hiện đầy đủ thủ tục, HSSV có thẻ BHYT mã quyền lợi là 4 thì được hưởng 80% chi phí KCB.

Trường hợp, HSSV KCB BHYT không đúng tuyến, không có giấy chuyển tuyến mà xuất trình đầy đủ thủ tục KCB BHYT, HSSV được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi, mức hưởng và tỉ lệ hưởng như sau: 100% khi KCB ngoại trú bệnh viện tuyến huyện; 100% khi KCB nội trú bệnh viện tuyến huyện, tỉnh; 40% khi KCB nội trú bệnh viện tuyến Trung ương.

Trong trường hợp HSSV không xuất trình đầy đủ thủ tục KCB BHYT tại nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu thì được cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT cho các trường hợp: KCB ngoại trú được hưởng tối đa 0,15 lần mức lương cơ sở, tương đương 1.490.000đ x 0,15 = 223.500đ; KCB nội trú được hưởng tối đa 0,5 lần mức lương cơ sở, tương đương 1.490.000đ x 0,5 = 745.000đ.

Còn đối với những HSSV đi KCB tại cơ sở y tế không có hợp đồng KCB BHYT sẽ được cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT cho các trường hợp:

Thứ nhất, KCB ngoại trú bệnh viện tuyến huyện được hưởng tối đa 0,15 lần mức lương cơ sở, tương đương 1.490.000đ x 0,15 = 223.500đ;

Thứ hai, KCB nội trú bệnh viện tuyến huyện được hưởng tối đa 0,5 lần mức lương cơ sở, tương đương 1.490.000đ x 0,5 = 745.000đ;

Thứ ba, KCB nội trú bệnh viện tuyến tỉnh được hưởng tối đa 1 lần mức lương cơ sở, tương đương 1.490.000đ x 1,0 = 1.490.000đ;

Thứ tư, KCB nội trú bệnh viện tuyến Trung ương được hưởng tối đa 2,5 lần mức lương cơ sở, tương đương 1.490.000đ x 2,5 = 3.725.000đ.

Riêng các trường hợp cấp cứu, HSSV được KCB tại bất kỳ cơ sở KCB nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng giấy tờ tùy thân có ảnh trước khi ra viện để được hưởng quyền lợi BHYT theo quy định.

Cách tra cứu thời hạn sử dụng thẻ BHYT

Phụ huynh, HSSV có thể tra cứu về thời hạn sử dụng thẻ BHYT theo các cách truy cập vào Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam tại địa chỉ sau: //baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/pages/tra-cuu-thoi-han-su-dung-the- bhyt.aspx; hoặc nhắn tin theo cú pháp: BH THE “Mã thẻ BHYT” gửi 8079.

Hoặc cài đặt và sử dụng ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” để theo dõi quá trình đóng - hưởng BHYT của bản thân; cập nhật các thông tin về chính sách BHXH, BHYT, BHTN; thực hiện một số dịch vụ công của ngành BHXH Việt Nam.

Thời gian qua, với trách nhiệm tổ chức, thực hiện chính sách BHYT, ngành BHXH Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện tốt việc bảo đảm quyền lợi BHYT cho HSSV; tăng cường cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận tiện cho HSSV trong các thủ tục tham gia BHYT, sử dụng thẻ BHYT khi đi KCB…

Đặc biệt, từ tháng 6/2021, người tham gia BHYT [trong đó có các em HSSV] có thể sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” thay cho thẻ BHYT giấy, để đi KCB BHYT tại các cơ sở KCB. Qua đó giúp người tham gia BHYT tiết kiệm thời gian khi đi KCB, không còn lo thủ tục KCB sẽ khó khăn khi mất, hay hỏng thẻ BHYT giấy.

Trong trường hợp phụ huynh, HSSV có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến BHYT HSSV có thể gọi điện đến Tổng đài 1900.9068 của BHXH Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ.

Năm học 2020-2021, toàn quốc có hơn 18 triệu HSSV tham gia BHYT. Trong đó, có hơn 14,5 triệu HSSV tham gia tại nhà trường; 3,5 triệu em tham gia theo nhóm BHYT khác [như hộ nghèo, hộ cận nghèo, thân nhân lực lượng vũ trang...]. Trong năm 2020, cả nước có trên 6,8 triệu lượt HSSV đi KCB BHYT được quỹ BHYT chi trả 2.296,11 tỷ đồng.

Bùi Anh

Đối tượng tham gia: Học sinh, sinh viên [HSSV] đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHYT [trừ HSSV đã có thẻ BHYT theo các nhóm khác].

Mức đóng: Mức đóng hàng tháng bằng 4.5% mức lương cơ sở tại thời điểm đóng, trong đó: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, tương đương = 20.115 đồng/tháng; cá nhân HSSV tự đóng 70% mức đóng, tương đương = 46.935 đồng/tháng. 

Phương thức đóng:

HSSV đóng phí BHYT theo phương thức 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. 

Mức tiền đóng cụ thể tùy thuộc thời gian đăng ký tham gia. Nếu thời gian đăng ký tham gia 01 năm [12 tháng], số tiền thuộc phần trách nhiệm đóng của HSSV là 563.220 đồng. 

Bắt đầu từ năm học 2021-2022, thực hiện thu BHYT HSSV theo năm tài chính, tức là thẻ BHYT được cấp hằng năm cho HSSV có giá trị từ ngày 01/01 cho đến 31/12. Do đó, năm học này ngoài phương thức đóng 6 tháng, HSSV có thể đăng ký tham gia theo 2 phương thức sau:

+ Đăng ký tham gia 3 tháng [tháng 10-12/2021]: số tiền thuộc trách nhiệm đóng của HSSV là 140.805 đồng.

+ Đăng ký tham gia 15 tháng [3 tháng năm 2021 và 12 tháng năm 2022] thì số tiền thuộc trách nhiệm đóng của HSSV là 704.025 đồng.

- Một số trường hợp đặc biệt thẻ BHYT có giá trị sử dụng cụ thể như sau:

+ Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01/10 của năm học;

+ Đối với học sinh lớp 12: Thẻ sẽ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/09 của
năm học.

Quyền lợi khi tham gia BHYT HSSV:

Được khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT theo quy định. Trường hợp cấp cứu được khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân trước khi ra viện. 

Được Quỹ BHYT chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định; được thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh đối với một số đối tượng.

Trường hợp khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế không ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT hoặc khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu nhưng không thực hiện đầy đủ thủ tục khám chữa bệnh theo quy định, HSSV tự thanh toán chi phí với cơ sở khám chữa bệnh, sau đó tập hợp hồ sơ, chứng từ và thanh toán trực tiếp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội theo mức hưởng quy định tại Điều 30 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ.

Được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế trường học theo quy định.

Được cấp, gia hạn thời gian sử dụng thẻ BHYT tương ứng với số tháng nộp tiền đóng BHYT, được đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh BHYT tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương.    

Video liên quan

Chủ Đề