Muốn vậy nhưng không phải vậy là hiện tượng gì năm 2024

WGPSG -- “Sách giáo lý mà cũng sai chính tả!”, cô cháu gái học lớp 6 khẳng định chắc nịch làm tôi giật cả mình!

Ngay lập tức trong đầu tôi chuẩn bị sẵn sàng lý do khả dĩ có thể bào chữa cho việc sách giáo lý mà bị sai chính tả: có thể do người đánh máy, sắp chữ vội vã và bất cẩn nên sai lỗi!

Nhưng mà này, trước khi bào chữa thì phải biết là sách sai như thế nào đã chứ! May quá mình dừng lại kịp thời việc bảo vệ tính “bất khả lầm” của sách giáo lý [hihihi], ôn tồn cất tiếng hỏi: “Cháu thấy sách giáo lý cháu đang học sai ở chỗ nào?”

Được quan tâm, cô cháu bé bỏng hớn hở, dõng dạc từng tiếng một: “Chú xem nè, bài giáo lý này nói về Giáo hội Công giáo vừa hữu hình vừa có phẩm trật.”

Nghe tới đây, tôi lại ngạc nhiên hơn nữa, sách nói vậy thì có gì sai nhỉ?! Vội hỏi: “Cháu nói sai, nhưng sai ở chỗ nào?”

Đến lượt cô cháu tròn xoe mắt ngạc nhiên, “Chú mà cũng chưa nhận ra lỗi chính tả ở câu này ư? Đáng lẽ phải viết là phẩm chất, thì sách lại ghi nhầm là phẩm trật!” Nói xong, mặt nó hếch lên trời, dương dương tự đắc trước phát hiện “động trời” của bản thân. Nhìn vẻ mặt vênh vênh tự đắc đến mắc cười của cháu, tôi muốn phì cười mà chẳng dám [kẻo làm nó giận là hết đối thoại liền, hihihi].

Hóa ra là vậy, với kiến thức của một đứa trẻ mới lên lớp 6, cháu chỉ biết và chỉ gặp hai từ “phẩm chất” mà chưa hề được nghe nói về “phẩm trật”. Tôi lại được dịp khoe kiến thức “thông kim bác cổ” của mình, giải thích cặn kẽ ý nghĩa của hai từ phẩm trật. Cô cháu nhỏ cứ há mồm, đón lấy từng lời của chú, tròn xoe mắt “không ngờ chú mình giỏi thật!”

Kết thúc bài diễn giảng, tôi không nhắm đến sự nhầm lẫn kiến thức nơi “một phát hiện lớn lao” của cô cháu, mà chỉ lưu ý cô bé ở việc nhận định và đưa ra kết luận một vấn đề: Cô bé đã quá tin tưởng vào kiến thức và hiểu biết của bản thân mà khẳng định chắc nịch, kết án ngay lập tức – sách giáo lý sai chính tả!

Tôi từ tốn khuyên cô bé: Trước tiên, việc đọc kỹ bài học là điều rất tốt, rất đáng khen và cần phải phát huy hơn nữa thói quen đọc kỹ và biết nêu thắc mắc về những gì chưa hiểu. Kế đến, phải lưu ý cách nhận xét và chớ vội đưa ra những kết luận tiêu cực, càng vội vàng nhận xét và đưa ra kết luận bao nhiêu thì càng dễ phạm sai lầm bấy nhiêu, vì lẽ kiến thức của mỗi người có giới hạn [có thể chúng ta chưa hiểu chưa nhận ra được cái hay cái tốt, điều thật điều đúng nơi người khác].

“Chú kể cho cháu nghe câu chuyện về Đức Khổng Tử và thầy Nhan Hồi cho cháu nghe nhé”, tôi đề nghị với cháu, nó lập tức gật đầu và ngồi ngay ngắn lắng nghe.

E hèm, tôi lấy giọng để bắt đầu biểu diễn khả năng kể chuyện của mình:

Đức Khổng Tử có rất nhiều môn đệ giỏi giang và đạo đức, trong đó Nhan Hồi nổi trội hơn cả. Trong thời kỳ đói kém nọ, mùa màng thất bát, chiến tranh liên miên, nhà nhà nghèo đói, người người thiếu lương thực, kiếm được miếng ăn bữa nào thì mừng bữa đó, còn lại thì để bụng trống rỗng mà đi ngủ.

Khổng Tử và các học trò cũng không ngoại lệ, cũng bữa đói bữa no [mà bữa đói, không có gì bỏ bụng thì xuất hiện thường xuyên hơn]. Hôm nọ, sau 3 ngày bụng rỗng không, thầy trò được một người tốt bụng biếu cho vài lon gạo. Thầy trò mừng rỡ vì sắp được một bữa no. Mọi người đều nhất trí và an tâm đưa gạo cho Nhan Hồi nấu cơm, vì ai cũng tin ở sự thành thật của ông, chắc chắn ông sẽ không lừa dịp mà ăn trước người khác!

Trong lúc Nhan Hồi lui hui thổi cơm, Khổng Tử chợt đi ngang qua và giật mình khi nhìn thấy Nhan Hồi mở nắp nồi cơm, dùng muỗng vội vàng hớt một lớp cơm vừa chín tới bỏ vào miệng. Khổng tử quá buồn bã: Ngay cả đứa học trò đạo đức nhất của mình mà cũng làm điều xấu như vậy! Nhưng Khổng Tử im lặng không nói gì.

Khi cơm đã chín bốc mùi thơm lừng, Nhan Hồi dọn lên cho Thầy và các bạn đồng môn. Nhan Hồi xới cơm cho mọi người, lần lượt từ người thầy đáng kính của mình, rồi đến các bạn học. Khi nồi cơm đã cạn hẳn, chẳng còn một hột cơm nào trong đó, mà chén của Nhan Hồi vẫn trống không, Khổng Tử ngạc nhiên cất tiếng hỏi: “Sao con không ăn?”

Nhan Hồi cung kính chắp tay, trả lời Thầy: “Thưa Thầy, khi con nấu cơm, vô tình để tro than rơi vào nồi, lớp cơm phía trên đã bị bẩn, bỏ đi thì tiếc, nên con đã hớt lấy mà ăn rồi, cho nên giờ con không ăn nữa, con đã ăn phần của mình rồi!”

Khổng Tử tròn xoe mắt trước sự chân thành của người học trò yêu dấu. Ông nghĩ: suýt chút nữa mình trách lầm đứa học trò cưng; rõ ràng mình đã nhìn thấy việc học trò làm, mà không hiểu được tâm ý của nó, để rồi trong lòng buồn bã và vội vàng kết tội nó. Từ nay dù có nhìn thấy tận mắt, mình sẽ không bao giờ nghĩ xấu về một ai mà chưa dành thời gian để tìm hiểu ngọn nguồn cho chính xác!

Thỉnh thoảng tôi vẫn nghĩ về những cuộc đối thoại cũ, so sánh với những gì mình đã học để xem bản thân đã áp dụng được tới đâu và còn mắc lỗi nào, ngõ hầu hoàn thiện kĩ năng giao tiếp hơn chút nữa. Một trong những điều tôi vẫn thấy rất khó để hoàn thiện – nói với ai, nói khi nào, nói như thế nào và bao nhiêu. Trong phạm vi bài hôm nay, tôi chỉ đề cập tới một mục nhỏ về việc “đưa lời khuyên”.

Chắc hẳn chúng ta ai cũng có lúc đi “xin lời khuyên” và “đưa lời khuyên”. Có rất nhiều trường phái và quan điểm về hai hành động này, mỗi bên đều có lý của riêng họ. Việc lựa chọn cách nào phụ thuộc vào mức độ phù hợp và quan điểm và tư duy của mỗi người – không có đúng sai.

Cá nhân tôi có duyên tiếp xúc với mệnh lý học một thời gian, cũng có thời gian nghé non không sợ cọp, liều mạng làm “thầy” và ngã kha khá trong trường hợp này nên cảm nhận cũng có tư vị nhất định. Sau này trước mỗi lần nói chuyện và gặp tình huống cần nêu quan điểm cá nhân hay đưa lời khuyên, tôi hay cân nhắc tới 3 yếu tố: Đối Tượng, Nhân Quả và Như Thế Nào.

1. Đối Tượng Giao Tiếp

Bạn đang nói chuyện với ai? Họ có cùng hệ từ vựng giống như bạn? Họ có quan điểm về cuộc sống và tôn giáo tương tự như bạn? Họ có cùng niềm tin giống bạn?

Họ là người thích thử thách hay thích an phận? Họ là người thích tìm giải pháp và dám đối diện? Hay họ là những người thích nghe lời có cánh?

Họ có xu hướng phản ứng thế nào trước những điều tiêu cực và tích cực? Cách giao tiếp nào có thể giúp họ dễ hiểu và dễ tiếp nhận?

Đó là những câu hỏi căn bản tôi thường cân nhắc và luôn tìm hiểu cẩn thận trước khi nêu quan điểm cá nhân hay đưa lời khuyên. Ví dụ, bạn khó có thể lấy ví dụ về Phật giáo nói cho một người không quan tâm tới Phật giáo hoặc bài xích Phật giáo – họ sẽ không hiểu được ẩn ý của bạn.

Bạn khó có thể lấy trải nghiệm của một người đi làm nói cho một sinh viên, cũng như khó có thể lấy trải nghiệm của sinh viên nói cho một bạn học cấp 3 hiểu. Cũng như bạn khó có thể lấy ví dụ của một người phải vất vả lo bữa ăn từng ngày nói cho một người sung túc từ nhỏ tới lớn – và ngược lại. Những giá trị và quan điểm sống khác nhau quá khó có thể liên kết và diễn đạt ẩn ý của bạn một cách trọn vẹn được.

Một người không tìm hiểu về triết học hay huyền học khó có thể hiêu trọn vẹn nếu như bạn dùng từ “chuyên ngành” nói chuyện với họ – họ nghe đó, thấy bạn có vẻ nguy hiểm, nhưng khó mà nhớ và hiểu hết được.

Và, người thích thẳng thắn có thể sẽ không ưa lối nói ẩn dụ; còn người thích nghe lời ngọt khó mà chấp nhận sự thật dù chính bản thân họ cũng cảm thấy những điều tương tự.

Đối tượng bạn đang chia sẻ, họ là ai, và sẵn sàng ở mức độ nào với những gì bạn sẽ giao tiếp với họ.

2. Nhân Quả

Nhân Quả nghe có vẻ nặng nề. Tôi thì hiểu một cách nhẹ nhàng hơn – mọi thứ đều có Nguyên Nhân và Kết Quả. Nó có thể tốt, có thể xấu.

Quả có thể xấu để bạn đủ đau đớn và phải thay đổi mình để có thể đạt được và phù hợp với những chuyện tốt sau này – lúc này xấu lại là một Nhân tốt. Quả có thể tốt tới mức bạn chủ quan và vấp ngã sau này – lúc này tốt lại có thể là một Nhân xấu.

Tuy nhiên, bản thân chữ “xấu – tốt” chỉ là một ví dụ tôi tạm dùng, chứ không hề có nghĩa hãy chọn tốt và tránh xấu. Giống như trong đánh cờ vậy, không phải các nước đi hoàn hảo sẽ dẫn tới một kết cục hoàn hào. Sẽ có những nước dở, nước bẫy – nhưng khi kết hợp tất cả lại nó sẽ cho bạn một kết cục mà bạn mong muốn.

Nhân Quả với tôi – xoay quanh chọn lựa và tư duy của bạn. Bạn muốn điều gì, để đạt được điều ấy bạn sẽ gặp những chuyện gì và cần làm những điều gì. Nhân Quả, tốt xấu, khó khăn thuận lợi, cơ hội và thách thức – tất cả đều được bày ra một cách tương đối rõ ràng. Việc còn lại – bạn sẵn sàng và muốn chọn con đường nào?

Nhân Quả còn là những bài học. Các thuyết mệnh lý tôi từng tìm hiểu qua đều chung nhau ở một điểm – có những chuyện nhất định bạn phải trải qua để trưởng thành. Bạn phải vui, phải buồn tại những thời điểm bước ngoặt đó để trui rèn bản thân. Cái bạn cần là động lực, sự hỗ trợ [về vật chất hoăc tinh thần] – và tuyệt hơn nữa – là một bản đồ để bạn mò mẫm với định hướng nhất định, tránh tình trạng hoang mang và lạc lối.

Người đối diện với bạn, họ đang cần gặp loại Nhân Quả nào? Lúc này họ đang cần thành công hay “Cần Thất Bại”? Họ đang cần hạnh phúc hay cần nếm trải đau thương? Nếu không nắm rõ và tác động không khéo, chúng ta có thể đang can thiệp vào quá trình trưởng thành và phát triển của họ.

Cố gắng hiểu và nắm bắt tư duy của người đối diện là một trong những cách nhận diện mức độ Nhân Quả họ đang cần trải qua.

3. Nói Như Thế Nào

Cuối cùng, sau khi biết cách giao tiếp hiệu quả với bạn, biết phần nào ban đang cần “trả quả” gì và mức độ sẵn sàng của bạn, lúc này tôi cân nhắc tiếp – tôi sẽ nói gì với bạn, nói bao nhiêu và như thế nào.

Chọn những ví dụ gần gũi với trải nghiệm và quan điểm của bạn; cố gắng nhìn từ góc nhìn của bạn và nghe từ phía của bạn.

Cân nhắc xem tại thời điểm này – đưa bạn con cá trước hay đưa bạn cần câu trước. Con cá là những lời chia sẻ trực tiếp, thẳng thắn, nói rõ ngay bản chất của vấn đề – bạn sẽ nhận dù thích hay không thích. Còn cần câu là cách dẫn dắt bạn nhận ra các “chìa khóa”, đi cùng và gợi ý để bạn tự vẽ ra một bức tranh của riêng mình, theo ngôn từ của riêng bạn. Tôi chỉ điểm xuyết thêm một chút vào những mảng tối cần làm rõ, để yên những mảng tối cần thiết – những mảng tối bạn cần tự khám phá, trải nghiệm để hoàn thiện tư duy của mình.

Nếu đưa cho bạn con cá mà bạn không thích, có thể chúng ta sẽ chẳng gặp lại nhau bao giờ. Nếu đưa bạn cần câu trong khi bạn tuyệt vọng chỉ cần con cá để “ấm bụng”, chúng ta có thể cũng chẳng còn cơ hội nói chuyện lần thứ hai. Mọi chuyện là như vậy đó.

Để kết luận, tôi muốn chia sẻ một câu chuyện mà tôi ấn tượng mãi.

Có người qua gặp thầy tôi, hỏi về chuyện mua nhà, ngày cưới. Coi lá số và gặp hai người, thầy tôi biết họ sẽ chia tay trong thời gian tới. Biết được điều gì sẽ khiến điều đó xảy ra nhanh hơn, chậm hơn; biết điều gì có thể giúp hai người vượt qua và đồng thời cũng biết một trong hai người khó có thể làm được. Biết người hỏi sẽ đau khổ nhưng rồi sẽ học được bài học đáng quý với cái giá đắt vô cùng.

Nhưng thầy không nói hết những chuyện đó.

“Tôi nghĩ mãi, khó nói, vì lúc này phải chọn làm người hay làm thầy. Làm thầy chỉ cần nói sự thật; nhưng làm người, không ai nỡ chia rẽ hạnh phúc của họ ngay tại thời điểm này. Ai cứ yêu là ngu rồi, nhưng chấp nhận thì cứ yêu thôi, miễn chúng ta thấy hạnh phúc là được. Đâu phải ai cũng nói thẳng được đâu. Có người nói rồi họ vẫn cứ làm, vừa làm vừa lo lắng còn làm khổ họ hơn.”

Chủ Đề