Nam quốc sơn hà tác giả là ai

Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà là lời khẳng định chủ quyền của đất nước và thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền, độc lập của dân tộc, bài thơ vẫn giữ nguyên giá trị đến ngày nay. Vậy Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà ra đời trong hoàn cảnh nào?

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà ra đời trong hoàn cảnh nào?

Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà ra đời trong hoàn cảnh nào?

Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà đến nay vẫn chưa thể khẳng định được tác giả của nó là ai, mặc dù một số nguồn cho rằng Lý Thường Kiệt là người viết ra.

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ được cho là: Vào năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.

Nội dung bài thơ Nam Quốc Sơn Hà

– Phiên âm:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

– Dich nghĩa:

Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Giới phận đó đã được định rõ ràng ở sách trời.
Cớ sao kẻ thù lại dám đến xâm phạm,
Chúng mày nhất định sẽ nhìn thấy việc chuốc lấy bại vong.

– Dịch thơ:

Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc giữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

Bài thơ Nam quốc sơn hà thuộc thể thơ nào?

Bài thơ Nam quốc sơn hà thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật

Thể loại thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật có các đặc điểm như sau:

+ Bài thơ có tất cả 4 câu thơ [dòng thơ], mỗi câu thơ có 7 chữ.

+ Gieo vần:Cách 1: Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1 – 2 – 4 [tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc]

Cách 2: Gieo vần chéo vào tiếng cuối các câu 1 – 3 [tiếng cuối các câu 2 – 4 phải là thanh trắc] hay các câu 2 – 4 [tiếng cuối các câu 1 – 3 phải là thanh trắc]

Cách 3: Gieo vần ôm tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối câu 4, tiếng cuối câu 2 vần với tiếng cuối câu 3.

Bài thơ Nam quốc sơn hà được gieo vần theo cách thứ nhất.

Ý nghĩa của bài thơ Nam quốc sơn hà

Bài thơ Nam quốc sơn hà với giọng điệu hùng hồn, được ca ngợi như một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên và có ý nghĩa nhất định đối với dân tộc Việt Nam. Bài thơ khẳng định được chủ quyền dân tộc một cách rõ ràng cùng tinh thần chống giặc ngoại xâm bất khuất, kiên trung của dân tộc ta.

– Theo như các tài liệu thì bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt đó là quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này. Trong hoàn cảnh đó, bài thơ là một đòn đánh quyết định vào tinh thần của giặc ngoại xăm, khiến chúng khiếp vía và nao núng.

Bằng cách khẳng định nền độc lập toàn vẹn của nước Đại Việt ta cũng như sự phân định rạch ròi về lãnh thổ, Nam quốc sơn hà như một lời cảnh cáo, tuyên chiến về những ý định gắng sức xâm phạm đến một tấc đất ta. Bài thơ như một đòn đánh tinh thần của dân tộc Đại Việt khảng khái tuyên chiến với bọn giặc ngoại xăm đang từng ngày giết chóc tàn bạo từng con người trên mảnh đất quê hương ta. Đó cũng là lời tuyên chiến, thách thức với những ý định sử dụng chiến tranh phi nghĩa để xâm lấn bờ cõi, để vắt kiệt nhân dân ta hòng chuộc lợi cho chúng.

– Ngoài ra bài thơ Nam quốc sơn hà là sự khẳng định chắc nịch chủ quyền lãnh thổ của nước ta một cách kiên định. Sông núi nước Nam là do máu, do mồ hôi của biết bao thế hệ cha ông đã ngã xuống để dựng nên. Biết bao trái tim Việt Nam đã ngừng đập để giữ cho dải đất hình chữ S này vẹn nguyên một giá trị thế nên không có bất cứ thế lực nào được phép tước đi quyền tự do, quyền tự tôn dân tộc của ta. Chủ quyền Việt Nam đã được biết bao trang sử ghi chép, được phân định rạch ròi trong “sách trời” thế nên việc xâm lăng của quân Tống là trái với thiên ý.

– Trải qua một thời gian dài nhưng những ý nghĩa mà bài thơ Nam quốc sơn hà để lại vẫn giữ nguyên giá trị. Cho đến nay bài thơ vẫn được coi là bản tuyên ngôn đầu tiên của nước Đại Việt. Bởi nó không chỉ mang hồn thiêng dân tộc, khẳng định ý chí làm chủ, tinh thần bảo vệ giang sơn bờ cõi của Tổ quốc từ thủa hồng hoang, mà còn là “lời hịch” đanh thép để khẳng định với thế giới, nước Nam có chủ, người Việt Nam có quyền tự do, nước Việt Nam do người Việt Nam cai quản trên lãnh thổ của mình. Trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử, “Nam quốc sơn hà” vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử, văn hóa, khắc sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam.

Trên đây là nội dung bài viết về Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà ra đời trong hoàn cảnh nào? Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp. Xin cảm ơn!

  • Chưa rõ tác giả bài thơ là ai.
  • Sau này có nhiều sách [kể cả bức sơn mài ở Viện Bảo tàng Lịch sử được chụp in lại] ghi là Lí Thường Kiệt [1019-1105].

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

Có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ.

  • Theo truyền thuyết, năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông cử Lí Thường Kiệt đem đại quân lên phía Bắc chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt [một khúc của sông Cầu, nay thuộc huyện Yên Phong, Bắc Ninh].
  • Bỗng một đêm, quân sĩ nghe thấy từ trong đền thờ Trương Hống - Trương Hát [hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt] có tiếng ngâm bài thơ này. Từ đó tinh thần quân sĩ lên cao. Lý Thường Kiệt liền cho quân vượt sông, tổ chức một trận quyết chiến đánh thẳng vào trại giặc. Phần vì bất ngờ, phần vì sĩ khí quân Việt đang lên, quân Tống chống đỡ yếu ớt, số bị chết, bị thương đã quá nửa. Lý Thường Kiệt liền cho người sang nghị hoà, mở đường cho quân Tống rút quân về nước, giành lại giang sơn, giữ vững bờ cõi Đại Việt.

Thể thơ

Thất ngôn tứ tuyệt

Là thể thơ bao gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ; trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

Chữ viết

Chữ Hán

Chủ đề

"Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

Bố cục

Bài thơ được chia làm hai phần:

  • Phần 1 [2 câu đầu]: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước
  • Phần 2 [2 câu cuối]: Nêu ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược

NỘI DUNG [edit]

1. Hai cầu đầu

  • Mở đầu bài thơ, tác giả đã tuyên cáo 1 sự thật hiển nhiên: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" [Sông núi nước Nam vua Nam ở].

Câu thơ xuất hiện song song hai từ "Nam":

        - Nam quốc: nước Nam

        - Nam đế là hoàng đế nước Nam. Trong chữ Hán, "vương" cũng có nghĩa là vua nhưng "vương" là vua nước nhỏ [nước chư hầu], còn "đế" cao hơn vương, có thể có nhiều "vương" nhưng chỉ có duy nhất một "đế". Như vậy, việc sử dụng từ "đế" là tác giả muốn khẳng định một chân lý lịch sử: Phương Bắc có đế thì nước Nam cũng có một Nam đế làm chủ, vua nước Nam bình đẳng ngang hàng với vua phương Bắc và nước Nam không phải chư hầu của nước Bắc.

\[ \rightarrow \] Câu thơ đã thể hiện sự tự hào, khẳng định sự bình đẳng và độc lập tuyệt đối giữa phương Nam với phương Bắc. Nước Nam có chủ quyền lãnh thổ riêng biệt.

  • Sau khi đưa ra lời tuyên bố về khẳng định chủ quyền, tác giả tiếp tục nêu bằng chứng đanh thép: "Tiệt nhiên định phận tại thiên thư" [Vằng vặc sách trời chia xứ sở].

        - Từ "tiệt nhiên" có nghĩa là rõ ràng, rành rành, hiển nhiên,... đã biểu thị thái độ tin tưởng của người nói.

        - "Định phận tại thiên thư": giới phận đã phân định rõ ở sách trời [ý nói tạo hóa].

\[ \rightarrow \] Câu thơ đã sử dụng âm điệu hùng hồn, rắn rỏi thể hiện lời tuyên cáo vững chắc không chỉ bởi sự tự tin của tác giả mà còn được tuyên bố dựa vào tài liệu chân lý của trời đất: sách trời. Sách trời đã ghi rõ ràng đất phương Nam có vua Nam, là một nước độc lập và chân lí này không thể chối cãi.

Tiểu kết: Hai câu thơ khẳng định niềm tin, ý chí về chủ quyền quốc gia, tinh thần tự lập tự cường của dân tộc. Đó là lời tuyên ngôn về chủ quyền dân tộc.

2. Hai câu cuối

  • Câu thơ thứ ba có hình thức của câu hỏi, tác giả vạch rõ tội ác của kẻ thù: "Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm" [Giặc dữ cớ sao phạm đến đây].

Nghịch lỗ: là bọn giặc làm trái với thiên lí trên trời, đạo lý của con người. Gọi bọn giặc như thế còn thể hiện sự coi thường, khinh miệt và khẳng định với lũ người như thế, tất sẽ bị trừng phạt.

\[ \rightarrow \] Thể hiện thái độ của người nói: căm phẫn, tức giận trước hành động xâm lược của giặc.

  • Câu thơ cuối cùng là lời khẳng định, cảnh báo về lời trừng phạt đối với những kẻ gây ra tội ác: "Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" [Chúng mày nhất định phải tan vỡ].

Câu thơ được viết với giọng kiêu hãnh, dõng dạc, quả quyết và đưa ra lời cảnh báo: bọn chúng mày gây ra tội ác, xâm phạm đến nước Nam thì nhất định phải chuốc lấy bại vong.

\[ \rightarrow \] Đây là lời khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược.

Tiểu kết: - Lên án hành động xâm lược của kẻ thù [là tàn ác, phi nghĩa, trái với sách trời]

              - Khẳng định niềm tin chiến thắng, niềm tự hào dân tộc

              - Quyết tâm bảo vệ tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Lời thơ ngắn gọn, súc tích
  • Ngôn ngữ trang trọng, đanh thép, hùng hồn
  • Ý thơ, lập luận đanh thép
  • Bài thơ có hình thức thiên về biểu ý [nghị luận, trình bày ý kiến], bởi bài thơ đã trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống ngoại xâm, nhưng vẫn có cách biểu cảm riêng. Ở đây, cảm xúc, thái độ mãnh liệt, sắt đá đã tồn tại bằng cách ẩn vào bên trong ý tưởng. Người đọc biết nghiền ngẫm, biết suy cảm, sẽ thấy thái độ và cảm xúc trữ tình.

TƯ LIỆU THAM KHẢO [edit]

Các bản dịch của bài thơ:

1. Bản dịch của Hoàng Xuân Hãn

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ?

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!

Bản dịch này từ lâu phổ biến trên nhiều sách báo và trong nhà trường, song không ghi tên dịch giả Hoàng Xuân Hãn [1908-1996].

[Theo thivien.net]

2. Bản dịch SGK Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 62 [Lê Thước và Nam Trân dịch]

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 7. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 7 [chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo] về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: [1] Tóm tắt lý thuyết [Lesson summary]: hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. [2] Video bài giảng [phát âm]: video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. [3] Bài tập thực hành [practice task] giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. [4] Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. [5] Kiểm tra cả bài [unit test]: đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn [unit].


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 7 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 7 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 7, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Video liên quan

Chủ Đề