Nếu mục đích và yêu cầu của việc thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản cho ví dụ

- Mục đích thu hoạch: Đảm bảo chất lượng và số lượng của nông sản, thu hoạch nhanh, gọn và cẩn thận.

- Phương pháp thu hoạch: Hái, cắt, nhổ, đào.

- Mục đích bảo quản: Để hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút chất lượng của nông sản.

- Phương pháp bảo quản: Bảo quản thoáng, Bảo quản kín và Bảo quản lạnh.

- Mục đích chế biến: Làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.

- Phương pháp chế biến: Sấy khô, chế biến thành bột mịn hay tinh bột, muối chua, đóng hộp.

Bạn đang xem: Công nghệ 7 Bài 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản

Thu hoạch, bảo quản, chế biến là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất cây trồng. Khâu kỹ thuật này nếu làm không tốt sẽ ảnh hưởng tới một cách trực tiếp năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm và giá trị hàng hoá. Bài 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản dưới đây sẽ giúp các em nghiên cứu cụ thể hơn vấn đề trên, mời các em cùng theo dõi nội dung bài học.

  • Để đảm bảo được số lượng và chất lượng của nông sản phải tiến hành thu hoạch đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận.

  • Tùy theo từng loại cây có cách thu hoạch khác nhau như: hái, cắt, nhổ, đào bằng phương pháp thủ công hay cơ giới.

    • Hái: cam, quýt, đậu xanh …

    • Nhổ: su hào, khoai mì, đậu phộng …

    • Đào: khoai tây, khoai lang …

    • Cắt: lúa, hoa, bắp cải …

Cắt: Lúa, hoa, bắp cải …

Hái: Đu đủ, nhãn, cà….

Nhổ: Su hào, cà rốt …

Đào: Khoai lang, khoai tây …

  • Bảo quản nhằm hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng của nông sản.

  • Hạt hạt cần phải phơi hoặc say khô.

  • Rau quả phải sạch sẽ, không giập nát.

  • Kho bảo quản phải xây dựng nơi khô ráo, thoáng khí, có hệ thống thông gió và phải có biện pháp để trừ mối, mọt, chuột,…

  • Có 3 phương pháp bảo quản:

    • Bảo quản thông thoáng: Lúa, bắp…

    • Bảo quản kín: Đậu xanh, các loại hạt ….

    • Bảo quản lạnh: Hoa, rau xà lách, trái vải… 

  • Chế biến nông sản làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.

  • Có 4 phương pháp:

    • Sấy khô.

    • Chế biến thành bột mịn hay tinh bột.

    • Muối chua.

    • Đóng hộp.

 

Tại sao phải thu hoạch đúng lúc , nhanh ,gọn và cẩn thận ? 

  • Vì thu hoạch không đúng lúc [ quá non hay quá già ] : Sẽ làm giảm chất lượng và sản lượng nông sản 

  • Nhanh gọn để tránh thời kỳ cây trồng qua đợt thu hoạch sẽ cho sản lượng thấp 

  • Trong quá trình thu hoạch cần cẩn thận để đạt được sản lượng tối đa cho cây .

Bảo quản nông sản nhằm mục đính gì và bằng cách nào ?

  • Bảo quản nông sản nhằm mục đích hạn chế hao hụt về số lượng và hạn chế giảm chất lượng của nông sản. Ví dụ không bảo quản hoặc bảo quản không tốt, các nông sản dễ bị mốc, mọt phá hoại, rau quả sẽ bị thối.

  • Bảo quản nông sản:

    • Một số loại cần bảo quản lạnh

    • Một số loại cần bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, tránh độ ẩm quá lớn

    • Đóng gói trong bao bì, thùng đựng, trong nhà kho

    • Hút chân không

Người ta thường chế biến nông sản bằng cách nào ? Cho ví dụ ?

  • Sấy khổ : Một số rau, củ ,quả tại lò hấp 

  • Chế biến thành tinh bột hay bột mịn : Một số củ, hạt theo quy trình nhất định 

  • Muối chua : Một số rau, củ nên men nhờ hoạt động của vi sinh 

  • Đóng hộp : một số rau, quả cho vào hộp hay lọ thuỷ tinh 

Sau khi học xong bài Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản, các em cần ghi nhớ những nội dung chính sau đây:

  • Hiểu được mục đích và yêu cầu của các phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản

  • Biết cách thu hoạch,bảo quan ,chế biến nông sản

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 7 Bài 20 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 20 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.

Nếu các em có thắc mắc về các nội dung của bài học thì nhớ đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp để được hỗ trợ.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học trước:

>> Bài trước: Bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng

>> Bài sau: Bài 21: Luân canh, xen canh tăng vụ

Chúc các em học tốt!

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 7

I. MỤC TIÊU:
    1. Kiến thức:          Hiểu được mục đích và yêu cầu của các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.

    2. Kỹ năng:

        Hình thành được các kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.

   3. Thái độ:

         Có ý thức tiết kiệm, tránh làm hao hụt, thất thoát trong thu hoạch.

II. CHUẨN BỊ:


   1. Giáo viên:          Hình 31, 32 phóng to.

    2. Học sinh:

         Xem trước bài 20.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:


   1. On định tổ chức lớp: [ 1phút]
         2. Kiểm tra bài cũ: [ 5 phút]        _ Mục đích của làm cỏ, vun xới là gì?        _ Hãy cho biết ưu và nhược điểm của các phương pháp tưới nước cho cây.

         3.  Bài mới:


      a. Giới thiệu bài mới: [ 2 phút]          Thu hoạch, bảo quản, chế biến là khâu cuối cùng trong sản xuất nông nghiệp. Các khâu này làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị hàng hóa. Vậy để biết được cách làm tốt các khâu đó ta hãy vào bài mới.

      b. Vào bài mới:


* Hoạt động 1: Thu hoạch.
        

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
9 phút _ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I. 1 và trả lời các câu hỏi: + Thu hoạch cần đảm bảo các yêu cầu thế nào?         + Tại sao khi thu hoạch phải đảm bảo yêu cầu là đúng độ chín? Cho ví dụ cụ thể.                   + Tại sao khi thu hoạch phải nhanh gọn và cẩn thận? Cho ví vụ minh họa.       _ Giáo viên bổ sung, ghi bảng. _ Giáo viên treo tranh 31 yêu cầu Học sinh chia nhóm và thảo luận để trả lời các câu hỏi: +Nhìn hình 31a,b, c, d cho biết tên các phương pháp thu hoạch và cho ví dụ từng cách thu hoạch?           + Em cho biết người ta thường sử dụng công cụ gì để thu hoạch.       + Nêu lên ưu và nhược điểm giữa việc dùng công cụ thủ công và công cụ bằng cơ giới.    

_ Giáo viên chốt lại kiến thức và ghi bảng.

_ Học sinh đọc thông tin và trả lời:   => Cần đảm bảo các yêu cầu như: đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận.       => Vì nếu thu hoạch quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng nông sản. Ví dụ: + Khi thu hoạch lúa quá chín dẫn đến hao hụt hạt bị rụng quá nhiều. + Thu hoạch sớm quá, lúa còn xanh, chất lượng không tốt. Do đó cần phải thu hoạch đúng độ chín. => Vì nếu thời gian thu hoạch kéo dài và không cẩn thận sẽ làm giảm chất lượng và sản lượng nông sản. Học sinh cho ví dụ minh hoạ. _ Học sinh ghi bài.   _ Học sinh chia nhóm và cử đại diện trả lời:       => Hình 31: + [a]: hái [đậu, cam, quít,..]. + [b]: nhổ [su hào, sắn [khoai mì], củ cải đỏ,…]. + I:đào [khoai lang, khoai tây,..]. + [d]: cắt [hoa, lúa, bắp cải,…].   => Thu hoạch bằng các công cụ đơn giản [liềm, lưỡi hái, dao, kéo,…]. Người ta còn dùng máy để thu hoạch….     => Ưu và nhược điểm: + Biện pháp thủ công: * Ưu: dễ thực hiện, ít tốn kém. * Nhược điểm: tốn công. + Biện pháp cơ giới: * Ưu: không tốn nhiều thời gian. * Nhược: rất tốn chi phí. _ Học sinh ghi bài. I. Thu hoạch:
1. Yêu cầu:   Để đảm bảo được số lượng và chất lượng của nông sản phải tiến hành thu hoạch đúng độ chín, nhanh gọn và can thận.

2. Thu hoạch bằng phương pháp nào?

  Tùy theo từng loại cây có cách thu hoạch khác nhau như: hái, cắt, nhổ, đào bằng phương pháp thủ công hay cơ giới.
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
9 phút _ Học sinh đọc thông tin mục II.1 và trả lời câu hỏi: + Bảo quản nhằm mục đích gì?     +Nông sản sẽ ra sao nếu không được bảo quản tốt?     _ Giáo viên nhận xét, ghi bảng. _ Giáo viên hỏi: + Khi bảo quản cần đảm bảo các điều kiện nào?                         + Vì sao khi bảo quản hạt phải phơi khô, để nơi kín? _ Giáo viên bổ sung, ghi bảng. _ Yêu cầu 1 học sinh đọc to trước lớp và trả lời: + Để bảo quản nông sản tốt ta có các phương pháp nào?   + Tại sao lại bảo quản thông thoáng?         + Tại sao lại bảo quản kín?         + Bảo quản lạnh là gì? Tại sao phải bảo quản lạnh và thường áp dụng cho loại nông sản nào?             _ Giáo viên bổ sung, ghi bảng. _ Học sinh đọc thông tin và trả lời:   => Nhằm mục đích: Hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng của nông sản. => Rau, hoa quả  nếu bảo quản không tốt hoặc không bảo quản sẽ bị mọt, mốc phá hại hư thối…. _ Học sinh ghi bài.   _ Học sinh trả lời: => Cần đảm bảo các điều kiện sau: + Đối với các loại hạt cần phải phơi hoặc sấy khô để làm giảm lượng nước trong hạt tới mức nhất định. + Đối với rau quả phải sạch sẽ, không giập nát. + Kho bảo quản phải xây dựng nơi khô ráo, có hệ thống  thông gió và phải có biện pháp để trừ mối, mọt, chuột,… => Hạn chế lượng nước trong hạt tới mức nhất định.   _ Học sinh ghi bài. _ Học sinh đọc thông tin và trả lời: => Có 3 phương pháp: + Bảo quản thông thoáng. + Bảo quản kín. + Bảo quản lạnh. => Vì nông sản để trong kho vẫn được tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài nên trong kho phải có hệ thống thông gió thích hợp.   => Vì không kín thì không khí sẽ xâm nhập vào,  làm tăng sự hô hấp của nông sản dẫn đến giảm chất lượng sản phẩm. => Bảo quản lạnh là đưa nông sản vào trong các kho lạnh, phòng lạnh. + Vì bảo quản lạnh sẽ hạn chế hoạt động sinh lí nông sản và sự phát triển của vi sinh vật. + Thường áp dụng đối với các loại nông sản: rau, quả, hạt giống,…

_ Học sinh ghi bài.

II. Bảo quản:
1. Mục đích:   Bảo quản nhằm hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng của nông sản.

2. Các điều kiện bảo quản tốt:

_ Hạt hạt cần phải phơi hoặc say khô. _ Rau quả phải sạch sẽ, không giập nát. _ Kho bảo quản phải xây doing nơi khô ráo, thoáng khí, có hệ thống  thông gió và phải có biện pháp để trừ mối, mọt, chuột,…

3. Phương pháp bảo quản:

  Có 3 phương pháp bảo quản: _ Bảo quản thông thoáng. _ Bảo quản kín. _ Bảo quản lạnh.
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
14 phút _ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục III.1 và cho biết: + Mục đích của việc chế biến nông sản là gì? + Em hãy cho một vài ví dụ về các loại nông sản nhờ chế biến mà tăng giá trị và kéo dài thời gian bảo quản. + Chế biến có các phương pháp nào?         + Hãy kể tên các loại rau, quả củ thường được sấy khô? _ Giáo viên giải thích quy trình sấy khô ở hình 32. + Cho ví dụ về một số nông sản chế biến thành bột mịn hay tinh bột? _ Giáo viên giải thích quy trình trong ví dụ. + Cho ví dụ về muối chua.   + Ở nhà khi muối chua mẹ em làm như thế nào? + Còn sản phẩm đóng hộp thì em thấy ở loại nông sản nào? _ Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng. _ Học sinh đọc thông tin và trả lời:   => Làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản. => Vd: Vải đóng hộp. Dứa làm xirô,…   => Có các phương pháp: + Sấy khô. + Chế biến thành bột mịn hay tinh bột. + Muối chua. + Đống hộp. => Như nho, vải sấy khô,…     _ Học sinh lắng nghe.   => Vd: Sắn, khoai, ngô,…     _ Học sinh lắng nghe.   => Như: dưa chua, dưa kiệu, cải chua,… _ Học sinh trả lời. _ Học sinh cho ví dụ.  

_ Học sinh ghi bài.

III. Chế biến:
1. Mục đích:  Chế biến nông sản làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.

2. Phương pháp chế biến:

 Có 4 phương pháp: _ Sấy khô. _ Chế biến thành bột mịn hay tinh bột. _ Muối chua. _ Đóng hộp.  

4. Củng cố: [ 3 phút]         _ Nêu lên các yêu cầu và phương pháp thu hoạch.        _ Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và bằng cách nào?        _ Người ta thường chế biến nông sản bằng cách nào? Cho ví dụ.

         5 Nhận xét_dặn dò: [2 phút]

      _ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.

     _ Dặn dò: Về nhà học bài. Trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 21.

Video liên quan

Chủ Đề