Tại sao không được nghe điện thoại gần cây xăng

[News.oto-hui.com] – Việc sử dụng điện thoại di động ở trạm xăng từ lâu đã được cho là nguyên nhân gây ra cháy nổ. Tuy nhiên, thủ phạm thực sự lại không phải là chiếc điện thoại di động, có một lý do khác mà bạn nên cất điện thoại khi đang ở trạm xăng.

Hiện nay, tất cả các trạm xăng đều cảnh báo về việc cấm sử dụng điện thoại di động, báo chí cũng đưa tin về các vụ hỏa hoạn gây ra bởi điện thoại nhưng không có tài liệu nào ghi lại trường hợp điện thoại di động là nguyên nhân cháy nổ tại trạm xăng. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã cố gắng thử nghiệm sử dụng điện thoại gần bình nhiên liệu nhằm gây cháy nổ nhưng không thành công.

Sử dụng điện thoại di động ở trạm xăng có thực sự gây cháy nổ?

Với sự giúp đỡ của lính cứu hỏa chuyên nghiệp từ học viện chữa cháy Bergen County, chương trình Good Morning America đã thực hiện cuộc thử nghiệm. Một nhân viên cứu hỏa được trang bị đầy đủ thiết bị bảo vệ đứng bên cạnh chiếc xô chứa đầy xăng, trên tay cầm một chiếc điện thoại di động. Khi điện thoại reo, tất cả mọi người đều cho rằng sẽ xuất hiện đám cháy nhưng không có gì xảy ra. GMA đã thử nghiệm với chiếc điện thoại khác và khuấy bình xăng lên để tạo ra nhiều khói hơn nhưng kết quả vẫn không thay đổi.

I. Vậy tại sao điện thoại di động và xăng lại “kị” nhau và gây cháy nổ? 

1. Sự tĩnh điện:

Nguyên nhân chính không phải do chiếc điện thoại mà là do sự tĩnh điện. Tĩnh điện trên bề mặt điện thoại sẽ phóng các điện tích tạo ra tia lửa điện. Khi tĩnh năng lượng do tia lửa điện tạo ra vượt qua điểm cháy nổ của vật liệu [dung môi gas, xăng.. v.v bay hơi] sẽ làm phát sinh ngọn lửa gây hỏa hoạn.

Tương tự như vậy, khi đổ xăng, mặc dù không để tràn xăng ra ngoài nhưng vẫn có khí gas bốc hơi quanh ống bơm nhiên liệu. Những khí gas này có thể bốc cháy bởi sự tĩnh điện và lửa sẽ lan đến bất cứ nơi nào có khí gas như bên trong ống bơm hay bình xăng của xe và cuối cùng gây ra một vụ cháy nổ lớn.

Steve Fowler, một kỹ sư điện của Fowler Associates cho biết, sóng điện từ phát ra từ điện thoại di động quá yếu để có thể làm cháy nhiên liệu hay hơi của các chất dễ cháy. Ông và Jim Farr, trưởng ban cứu hỏa của Gaston County, N.C. đã nghiên cứu về lửa tĩnh điện và kết luận cơ thể người có thể sản xuất tĩnh điện bằng nhiều cách, chẳng hạn như việc ra vào xe ô tô. “Khi chùi chân trên thảm, tĩnh điện ở cơ thể là 35.000 volt, khi ở trong xe hơi con số có thể lên đến 60.000 volt, đủ để gây ra một vụ hỏa hoạn lớn.

II. Vài mẹo nhỏ giúp tránh gây ra tĩnh điện:

  1. Không được vào lại trong xe cho đến khi đã tiếp xong nhiên liệu.
  2. Khi ra khỏi xe để đổ xăng, tránh chạm vào bất kỳ vật nào có thể tạo ra  tĩnh điện trước khi đến cây xăng bằng cách đơn giản là chạm vào đầu xe bằng tay không.
  3. Các chuyên gia khuyên rằng nếu đã xảy ra cháy, tuyệt đối không được lấy ống bơm xăng ra khỏi xe vì đó là cách nhanh nhất để khiến tình huống trở nên tồi tệ hơn.
  4. Không chất hàng hóa lên xe, thay vào đó hãy đặt chúng dưới đất vì cũng giống như cơ thể người, hàng hóa cũng có thể tạo ra tĩnh điện.

III. Kết luận:

Mặc dù điện thoại di động không phải nguyên nhân gây cháy nổ tại trạm xăng nhưng tốt nhất bạn vẫn nên cất nó đi trong khi tiếp nhiên liệu. Thời gian chờ đợi đổ xăng có thể rất nhàm chán nhưng cần phải chú ý xung quanh để phản ứng kịp thời với bất cứ tình huống nào có thể xảy ra. Sử dụng điện thoại di động tại trạm xăng sẽ không gây cháy nhưng không có nghĩa điều đó được khuyến khích.

Bài viết liên quan:

Tại mỗi cây xăng luôn có biển báo cấm sử dụng điện thoại di động. Theo quy định của pháp luật, đây cũng là một trong những hành vi bị xử phạt hành chính.
 


Cấm nghe diện thoại ở cây xăng [Nguồn ảnh: Internet]


Nghe điện thoại ở cây xăng bị phạt đến 5 triệu?

Thông tin này đã từng khiến dư luận xôn xao trong một thời gian dài. Thực chất, đây là một quy định được Chính phủ nêu tại Nghị định số 52/2012/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy.

Cụ thể, việc sử dụng nguồn lửa, điện thoại di động tại những nơi có quy định cấm, trong đó có cây xăng bị phạt tiền từ 02 triệu đồng - 05 triệu đồng.

Tuy nhiên, hiện nay, Nghị định này đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 167/2013/NĐ-CP, trong đó quy định phạt đến 05 triệu đồng khi nghe điện thoại ở cây xăng đã không còn nữa.

Mức phạt đối với hành vi này, theo Nghị định 167, đã thấp hơn rất nhiều. Theo đó, chỉ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng - 300.000 đồng đối với hành vi sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động ở những nơi có quy định cấm [khoản 1 Điều 33].


Vì sao nghe điện thoại ở cây xăng lại xử phạt?

Sở dĩ việc nghe điện thoại ở cây xăng bị cấm và có thể bị xử phạt bởi hành vi này tiềm ẩn nguy cơ gây ra cháy nổ.

Theo các chuyên gia, trong trường hợp sử dụng điện thoại di động, sóng điện thoại có thể tác động đến mạch điện tử làm phát ra tia lửa điện. Dù những tia lửa điện này rất nhỏ nhưng vì hơi xăng bay và phát tán ra môi trường xung quanh nên có khả năng bén lửa rất cao. Chỉ cần có 5% hơi xăng bay trong không khí là có thể bắt lửa cháy.

Xem thêm:

20 vi phạm phổ biến nhất về trật tự xã hội và mức xử phạt

Lan Vũ

Thứ Tư, 08/07/2020 | 16:47

Việc sử dụng điện thoại di động [ĐTDĐ] ở những nơi có biển cấm, trong đó bao gồm cửa hàng kinh doanh xăng dầu là hành vi không được phép và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ mất an toàn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số người cố tình phớt lờ quy định này.

Tại các cửa hàng xăng dầu đều dán nhãn cấm sử dụng điện thoại di động. Ảnh minh họa: T.H

Theo các chuyên gia, trong trường hợp sử dụng ĐTDĐ tại các cây xăng, sóng điện thoại có thể tác động đến mạch điện tử làm phát ra tia lửa điện. Nếu không may, xung quanh chỗ người sử dụng có nồng độ xăng dầu đủ lớn để phát hỏa thì sẽ kết hợp với tia lửa điện từ điện thoại gây ra cháy, nổ rất nguy hiểm. Thực tế là thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra một số vụ cháy nổ tại cửa hàng, cơ sở kinh doanh xăng dầu gây thiệt hại đáng tiếc về người và tài sản.

Từ thực trạng này, Nghị định 167 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy, chữa cháy đã quy định: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng đối với hành vi sử dụng diêm, bật lửa, ĐTDĐ ở những nơi có quy định cấm [trong đó có cây xăng, theo khoản 1, Điều 33]. Quy định này nhằm tăng cường cảnh báo, nâng cao ý thức người dân trong phòng chống cháy, nổ, tránh những hậu quả đáng tiếc, nhưng cho đến nay, trên thực tế người dân vẫn chưa thực hiện nghiêm. Hàng ngày, tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, hình ảnh người dân sử dụng ĐTDĐ khi đến mua nhiên liệu vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Có những người vừa nghe điện thoại vừa rẽ vào cây xăng để mua nhiên liệu, cũng có người đang đứng bơm xăng bỗng móc điện thoại ra nghe, gọi.

Được biết từ năm 2006, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam [Petrolimex] đã xuất bản tài liệu hướng dẫn an toàn phòng cháy chữa cháy xăng dầu trong toàn hệ thống, nêu rõ cấm sử dụng ĐTDĐ tại các kho xăng, dầu, trạm bán lẻ. Cũng từ năm 2006, Petrolimex là doanh nghiệp xăng dầu đầu tiên dán nhãn cấm sử dụng ĐTDĐ tại các trạm xăng dầu, bán lẻ trên khắp cả nước. Đến nay, điểm bán lẻ của các đầu mối nhập khẩu xăng dầu trên cả nước đều dán nhãn cấm sử dụng điện thoại trong lúc bơm xăng.

Tuy nhiên, vẫn còn không ít người dân vô tình hoặc cố tình bỏ qua yêu cầu này. Anh Hoàng Anh - một nhân viên bơm xăng cho biết: “Thấy khách nghe điện thoại, nhân viên sẽ nhắc nhở ngay, nhưng không phải ai cũng ý thức được hành động của mình. Có người đồng tình, cũng có người thể hiện thái độ khiếm nhã”.

Rất nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, việc sử dụng điện thoại ở cây xăng, trong một số diễn biến không thuận lợi hoàn toàn có thể xảy ra cháy, nổ cực kỳ nguy hiểm. Đặc biệt là trên thị trường Việt Nam, không ít điện thoại nhập lậu, điện thoại không chính hãng, điện thoại cũ được người dân sửa chữa, thay thế pin “dỏm” đã vô tình làm tăng các nguy cơ không đảm bảo an toàn về mạch và pin. Cùng với đó là một số tính năng mở rộng của điện thoại liên quan đến đèn flash cũng không loại trừ khả năng gây ra cháy khi tiếp xúc với khu vực có nồng độ xăng, dầu lớn.

Để tránh những hậu quả đáng tiếc, mỗi người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong phòng cháy chữa cháy nói chung, an toàn cháy, nổ xăng dầu nói riêng. Bộ phận quản lý, chủ cửa hàng xăng dầu, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền các quy định pháp luật, các nguyên tắc cơ bản về phòng cháy chữa cháy đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các hình thức tuyên truyền trực quan. Đồng thời, cần nghiêm túc xử lý những trường hợp cố tình vi phạm. 

Đ.H

Video liên quan

Chủ Đề