Nga trung quốc tập cận bình putin kiệt linh vnmedia năm 2024

Năm 2012 được dự báo sẽ có rất nhiều thay đổi lớn mang tính bước ngoặt bởi đây là năm của một loạt những cuộc bầu cử quan trọng ở các cường hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp... Thế giới được cho sẽ đón chào một số gương mặt lãnh đạo hoàn toàn mới.

Nga trung quốc tập cận bình putin kiệt linh vnmedia năm 2024

Ai trong số hai nhà lãnh đạo Putin, Obama sẽ đón nhận niềm vui trong năm 2012?

Trong khi những nhà lãnh đạo cũ cũng sẽ phải thay đổi theo hướng mới nếu muốn tiếp tục duy trì vị thế của mình. Chính vì thế, thế giới được cho là sẽ có một diện mạo mới, bộ mặt mới trong năm 2012.

Nếu để ý kỹ một chút người ta có thể thấy năm 2012 có một đặc điểm rất đặc biệt. Đó là, năm nay sẽ chứng kiến các cuộc bầu cử quan trọng tại 4 trong 5 cường quốc hàng đầu thế giới cũng là 4 trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Bầu cử ở Trung Quốc: Có lẽ, cuộc bầu cử thu hút sự quan tâm lớn nhất trong năm nay sẽ là cuộc bầu cử ở cường quốc số 2 thế giới – Trung Quốc. Lý do là sau cuộc bầu cử này, Trung Quốc sẽ đón chào một bộ máy lãnh đạo mới. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sẽ kết thúc nhiệm kỳ của ông vào tháng 10.

Từ tháng 10-2012 đến tháng 3-2013, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ bắt đầu tiến trình chuyển giao quyền lực cho thế hệ lãnh đạo thứ 5. Đây là sự kiện vô cùng quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của Trung Quốc.

Với vị thế và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trên trường quốc tế, lập trường và đường lối của giới lãnh đạo mới ở Trung Quốc không chỉ quyết định hướng đi của quốc gia 1,3 tỷ người này mà còn tác động đến kinh tế và an ninh chung của thế giới.

Trong những năm gần đây, người ta đã bắt đầu dự đoán về bộ máy lãnh đạo mới của Trung Quốc, đặc biệt là người đứng đầu đất nước này. Hiện tại, Phó Thủ tướng Tập Cận Bình, 57 tuổi, được tin là người có nhiều khả năng nhất trong việc kế nhiệm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.

Ông Tập Cận Bình có một bản lý lịch chính trị khá hoàn hảo. Ông này là con trai của một nhà lão thành cách mạng, một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng đảm nhận vị trí Phó Thủ tướng và Phó Chủ tịch Quốc hội nước này.

Bản thân Phó Chủ tịch Tập Cận Bình từng theo học ngành cơ khí tại Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh, nơi sản sinh nhiều nhà lãnh đạo đương nhiệm của Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình gia nhập vào Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1974. Sự nghiệp chính trị của ông bắt đầu thăng tiến từ vị trí lãnh đạo đảng tại hai tỉnh Hà Bắc và Sơn Tây từ năm 1982 đến 1985. Sau đó, ông chuyển sang tỉnh Phúc Kiến và đảm nhận chức Chủ tịch tỉnh này năm 2000. Đến năm 2007, ông lên trung ương và trở thành thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Chỉ một năm sau, ông được bầu là Phó Chủ tịch Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình được đánh giá là một chính khách thực tế, ủng hộ doanh nghiệp, ủng hộ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và kêu gọi các quan chức trong đảng luôn thẳng thắn. Ông cũng được cho là người sẵn sàng mạnh tay với nạn tham nhũng trong doanh nghiệp và trên chính trường.

Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình vẫn là một ẩn số lớn với thế giới. Người ta biết rất ít thông tin về quan điểm chính trị của ông này. Phó Chủ tịch Trung Quốc còn là người kín đáo, thận trọng và rất ít thể hiện cảm xúc. Chính vì thế, chính trường Trung Quốc hứa hẹn sẽ có nhiều bất ngờ trong năm 2012 và 2013.

Bầu cử ở Mỹ: Tháng 11 năm nay sẽ có một sự kiện vô cùng quan trọng, thu hút sự chú ý của dư luận và báo chí trên toàn thế giới. Đó là cuộc bầu cử ở cường quốc số một thế giới – nơi Tổng thống Barack Obama sẽ phải đối đầu với một đối thủ đến từ Đảng Cộng hòa. Hiện tại, đối thủ của ông Obama chưa lộ diện nhưng nhiều người tin đó sẽ là ông Mitt Romney – cựu Thống đốc bang Massachusetts.

Cuộc bầu cử Mỹ năm 2012 được dự đoán sẽ rất kịch tính và hấp dẫn bởi hiện tại Tổng thống Obama đang ở thế cân bằng và đã có thời điểm “tụt” sau đối thủ tiềm năng của ông trong các cuộc thăm dò dư luận. Chính vì thế, kết quả cuộc bầu cử Mỹ được cho sẽ là một ẩn số có thể gây bất ngờ lớn.

Việc Tổng thống đương nhiệm Obama có thể đánh bại được đối thủ từ Đảng Cộng hòa hay không phụ thuộc phần lớn vào nền kinh tế nước Mỹ. Đây là vấn đề mà người dân cường quốc số 1 thế giới quan tâm nhất và lo lắng nhất.

Bầu cử ở Nga: Mặc dù phải đến tháng 3 năm 2012 mới diễn ra nhưng cuộc bầu cử tổng thống ở Nga đã trở thành đề tài “nóng bỏng” xuyên suốt năm qua. Và độ “hot” của cuộc bầu cử ở xứ sở Bạch Dương ngày càng tăng vào khoảng thời gian cuối năm 2011 khi Thủ tướng Putin chính thức thông báo ông sẽ tham gia tái tranh cử chức Tổng thống Nga nhiệm kỳ tới.

Suốt hơn 10 năm qua, Thủ tướng Putin luôn giữ vị trí là vị chính khách có uy tín và được yêu mến nhất nước Nga. Việc ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới dường như là chắc chắn. Tuy nhiên, cuộc bầu cử Nga sắp tới không vì thế mà kém phần hấp dẫn.

Yếu tố bất ngờ vẫn đang còn ở phía trước bởi con đường tiến vào điện Kremlin của ông Putin được đánh giá là đang có một số khó khăn sau những diễn biến gần đây trên chính trường Nga. Sự kiện Đảng Nước Nga thống nhất của Thủ tướng Putin mất thế áp đảo tại Quốc hội trong cuộc bầu cử Duma Quốc gia hôm 4-12-2011 vừa rồi cùng một loạt các cuộc biểu tình phản đối kết quả cuộc bầu cử diễn ra sau đó đang làm uy tín của ông Putin suy giảm đi ít nhiều.

Ngoài ra, con đường quay trở lại điện Kremlin của ông Putin còn vấp phải cản trở từ phương Tây. Phương Tây, đặc biệt là Mỹ vốn không ưa gì một vị chính khách cứng rắn, mạnh mẽ như Putin. Chính vì thế, các nước này đang tìm cách làm “toáng” lên về sự sụt giảm uy tín của Đảng Nước Nga thống nhất và những cuộc biểu tình đang diễn ra hiện nay ở Nga để làm suy giảm “sức mạnh” của ông Putin.

Bầu cử ở Pháp: Với tư cách là một trong những cường quốc quan trọng hàng đầu Châu Âu và diễn ra trong bối cảnh Châu Âu đang rối ren vì cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng, cuộc bầu cử tổng thống năm 2012 ở Pháp sẽ là một sự kiện gây sự chú ý lớn bởi nó không chỉ có ảnh hưởng quan trọng đến nước Pháp mà còn có ảnh hưởng nhất định đến những quyết sách lớn ở khu vực Châu Âu.

Cuộc bầu cử ở Pháp cũng hứa hẹn chứa đựng nhiều yếu tố kịch tính và đầy bất ngờ bởi Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy – ứng cử viên sáng giá, đang ở thế rất chênh vênh. Ông này được dự đoán có khả năng sẽ phải chịu thất bại trước đối thủ Đảng Xã hội François Hollande.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Tổng thống Sarkozy đang có những bước hồi phục khá ngoạn mục nên việc ông đảo ngược tình thế trong cuộc bầu cử sắp tới hoàn toàn là chuyện có thể.