Ngân hàng phát triển việt nam là ngân hàng phát triển duy nhất ở việt nam đúng hay sai

Agribank – Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam [Agribank] được thành lập theo Nghị định số 53-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng [nay là Chính phủ]. Trải qua mỗi thời kỳ phát triển với những tên gọi gắn với sứ mệnh khác nhau, xuyên suốt 33 năm xây dựng và phát triển, Agribank luôn khẳng định vị thế, vai trò của một trong những Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam, đi đầu thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, luôn đồng hành cùng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, có nhiều đóng góp tích cực thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội.
Thời kỳ đầu mới thành lập với điểm xuất phát thấp, tổng tài sản chưa tới 1.500 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 1.056 tỷ đồng, trong đó vốn huy động chiếm 42%, còn lại 58% vay từ Ngân hàng Nhà nước; tổng dư nợ 1.126 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu trên 10%; khách hàng là những doanh nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã phần lớn làm ăn thua lỗ, sáp nhập, giải thể, tự tan rã… Sau 33 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay, Agribank là NHTM Nhà nước hàng đầu Việt Nam trên mọi phương diện, là NHTM duy nhất Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Agribank có gần 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch có mặt khắp mọi vùng, miền, là NHTM duy nhất có mặt tại 9/13 huyện đảo, gần 40.000 cán bộ, người lao động. Đến 31/12/2020, tổng tài sản đạt trên 1,57 triệu tỷ đồng; nguồn vốn đạt trên 1,45 triệu tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,21 triệu tỷ đồng, trong đó gần 70% dư nợ dành cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Là một trong các ngân hàng thương mại nhà nước đóng vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng, Agribank luôn phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của một Ngân hàng thương mại Nhà nước trong việc dẫn dắt hệ thống các tổ chức tín dụng thực thi nghiêm túc, có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia và các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về tiền tệ, ngân hàng, nhất là chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Agribank đang triển khai hiệu quả 07 chương trình tín dụng chính sách [Cho vay theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua Tổ vay vốn/tổ liên kết; Cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Cho vay gia súc, gia cầm; Cho vay tái canh cà phê; Cho vay chính sách phát triển thủy sản; Tín dụng ưu đãi phục vụ “Nông nghiệp sạch”] và 02 Chương trình mục tiêu Quốc gia [xây dựng Nông thôn mới, giảm nghèo bền vững].

Agribank không ngừng đơn giản hóa thủ tục cho vay, cải tiến mô hình, phương thức cho vay, kết hợp với chính quyền địa phương, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, các tổ chức chính trị - xã hội triển khai trên 69.000 tổ vay vốn với gần 1,5 triệu thành viên; Triển khai an toàn 68 Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng với trên 15.000 phiên giao dịch, phục vụ hơn 1,4 triệu lượt khách hàng tại trên 454 xã trên toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi đối với hộ gia đình, cá nhân ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận vốn vay và dịch vụ ngân hàng. Triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng, đến nay doanh số cho vay chương trình đạt trên 22.000 tỷ đồng với 230.000 hộ gia đình, cá nhân được bổ sung vốn phục vụ nhu cầu hợp pháp và cấp thiết, nâng cao đời sống của người dân tại các địa bàn nông thôn…

Hoạt động phát triển SPDV được Agribank xác định lấy khách hàng là trung tâm, mở rộng cơ sở khách hàng, phát triển khách hàng mở tài khoản và sử dụng dịch vụ tiện ích, Agribank chính thức triển khai Đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn, với mục tiêu gia tăng sự tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các cá nhân, gia đình cũng như các dịch vụ thanh toán văn minh, hiện đại trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Thông qua các chương trình tín dụng và cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, Agribank đã cơ bản đáp ứng đủ vốn với lãi suất cho vay ưu đãi, phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, góp phần chung tay cùng các cấp, các ngành đẩy lùi tình trạng tín dụng đen, đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo của NHTM Nhà nước trong việc cung ứng vốn và SPDV ngân hàng tiện ích phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân theo đúng mục tiêu cơ cấu lại, góp phần tạo những bước bứt phá trong tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam.

Thông qua chủ động thực hiện đầu tư tín dụng và cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, Agribank đang mở ra cơ hội cho hàng triệu người nông dân Việt Nam được tiếp cận với kỹ thuật nông nghiệp hàng đầu trên thế giới, ứng dụng thành quả cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất, kinh doanh, góp phần đưa nền nông nghiệp Việt Nam có những bước tiến lớn trong gia nhập “sân chơi” toàn cầu.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Agribank rất quan tâm đến công tác hỗ trợ an sinh xã hội với nhiều dự án, chương trình tài trợ tổng thể và dài hạn trên khắp cả nước, thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Trải qua 33 năm xây dựng và trưởng thành, Agribank duy trì được sự tăng trưởng ổn định cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả hoạt động. Nhiều năm liên tiếp, Agribank nằm trong Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và đạt nhiều giải thưởng do các tổ chức quốc tế trao tặng. Đặc biệt, đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập 26/3/2018, Agribank vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất – phần thưởng cao quý nhất của Đảng, Nhà nước Việt Nam dành cho  tập thể có công lao đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước, thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ đổi mới.

Năm 2020, Agribank tiếp tục được khẳng định là Quán quân các NHTM được vinh danh vị trí thứ 8 trong Bảng xếp hạng VNR500; được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s công bố mức xếp hạng của Agribank là Ba3, tương đương mức tín nhiệm quốc gia và là mức xếp hạng cao nhất đối với các NHTM ở Việt Nam. Agribank tiếp tục đạt giải thưởng Ngân hàng vì cộng đồng 2020 vì những đóng góp tích cực hỗ trợ cộng đồng qua các chương trình tín dụng chính sách, các hoạt động an sinh xã hội... Ngoài ra, ngân hàng tự động Agribank AutoBank CDM 24/7 cũng đã xuất sắc đạt giải thưởng Sao Khuê cho phần mềm/hệ thống xuất sắc nhất trong lĩnh vực Ngân hàng – Tài chính năm 2020

Hiện Agribank đang tập trung triển khai có hiệu quả Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016- 2020, tầm nhìn 2030, thực hiện thành công tái cơ cấu giai đoạn 2 gắn với nhiệm vụ đẩy nhanh tiến trình thực hiện kế hoạch cổ phần hóa Agribank theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục giữ vững vị trí, vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, đóng góp tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Website Agribank

Những khoảng trống này có thể không mang lại lợi nhuận cho các định chế tài chính tư nhân, nhưng cần thiết cho quá trình phát triển và thịnh vượng chung của tổng thể nền kinh tế, cả ở phạm vi quốc gia và toàn cầu. Hoặc cũng có thể do các dự án phát triển này đòi hỏi quy mô vốn quá lớn và thời gian hoàn vốn tương đối lâu, các định chế tài chính tư nhân riêng lẻ không sẵn sàng chấp nhận những rủi ro này cho nên đã không thực hiện, trong khi những cơ chế hợp tác giữa các định chế tư nhân chưa đủ mạnh để tham gia đồng tài trợ cho những dự án này. Rất nhiều dự án phát triển quy mô lớn đã mang lại những ảnh hưởng ngoại ứng tích cực cho xã hội, do vậy tỷ suất lợi tức xã hội lớn hơn tỷ suất lợi tức tư nhân. 

Kênh dẫn vốn cho các dự án phát triển dài hạn của đất nước

Các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đã nhận thức ngày càng đầy đủ hơn tầm quan trọng của việc phát triển bền vững. Việc chuyển đổi mô hình kinh tế để hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư dài hạn khổng lồ, mà điều này tương đối khó có thể đáp ứng nếu chỉ thuần túy dựa trên các nguồn vốn khu vực tư nhân. 

Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào những lĩnh vực được lựa chọn mang tính chiến lược quốc gia mà chúng ta rất khó trông chờ vào những trái ngọt trong ngắn và trung hạn là điều rất cần thiết. Nó sẽ khắc phục được những điểm nghẽn trong tăng trưởng đang xuất hiện ngày càng nhiều trong những năm gần đây của nền kinh tế.

Ngân hàng Thế giới [WB], Ngân hàng Phát triển châu Á [ADB] cũng như Ngân hàng Phát triển ở các châu lục khác đã cung cấp một nguồn tín dụng rất lớn đến các quốc gia đang phát triển để thực hiện các mục tiêu phát triển dài hạn ở phạm vi quốc gia hay khu vực; song vẫn là không đủ cho nhu cầu về nguồn vốn của các quốc gia đang phát triển. Chính vì vậy, Ngân hàng Phát triển của từng quốc gia do Chính phủ thành lập và quản lý, thậm chí là cả Ngân hàng Phát triển thuần túy tư nhân như Ngân hàng Grameen ở Bangladesh đã lần lượt ra đời để đóng vai trò là kênh dẫn vốn cho các dự án phát triển dài hạn của đất nước. 

Phần lớn các ngân hàng phát triển quốc gia đều là các định chế quan trọng trong việc cung cấp nguồn tài chính cũng như hỗ trợ quốc gia chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Mức độ tham gia của các định chế tài chính này rất rộng, trong rất nhiều lĩnh vực từ các dự án cơ sở hạ tầng lớn tới việc hình thành và mở rộng các ngành công nghiệp nặng, và gần đây là hỗ trợ phát triển đổi mới sáng tạo, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, tài trợ các dự án năng lượng sạch, và thậm chí còn mở rộng hoạt động ra cả các quốc gia khác. 

Các ngân hàng phát triển cũng đóng vai trò giúp ổn định kinh tế, vận hành theo hướng chống chu kỳ kinh tế… Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng phát triển đã chịu tác động rất nhiều từ quá trình tự do hóa tài chính, đặc biệt là sau những lần khủng hoảng tài chính toàn cầu và khu vực. Vai trò cung cấp nguồn tài chính dài hạn cho các dự án quy mô lớn của ngân hàng phát triển quốc gia mặc dù vẫn còn rất quan trọng nhưng cũng đã suy giảm đáng kể trong hai thập niên trở lại đây.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam và vai trò trong thực hiện chính sách tín dụng của Nhà nước

Ngân hàng Phát triển Việt Nam [VDB] được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ Phát triển [thành lập năm 1999] để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. 

Trong cả giai đoạn 2006-2020, số vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tài trợ cho các dự án qua VDB chiếm 1,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 0,5% GDP. Tuy nhiên, tỷ trọng và quy mô có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2015, số vốn được giải ngân là gần 26 nghìn tỷ đồng và dư nợ tín dụng đầu tư cuối năm khoảng 143 nghìn tỷ đồng, nhưng đến năm 2020, thì số vốn giải ngân là 872 tỷ đồng và dư nợ cuối năm là gần 92 nghìn tỷ đồng. 

Một số nguyên nhân chính dẫn tới việc thu hẹp vai trò hoạt động của VDB trong những năm gần đây có thể kể đến, như:

- Những thay đổi trong quy định về đối tượng được sử dụng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước theo hướng thu hẹp; đồng thời các ưu đãi về điều kiện cho vay nguồn vốn này như lãi suất vay, tài sản bảo đảm đã bị giảm dần nên quy mô nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước qua VDB giảm. 

- Những khó khăn từ nguồn ngân sách Nhà nước cũng khiến Chính phủ không thể phân bổ đủ nguồn lực tài chính cho VDB hoạt động như kỳ vọng. 

- Thẩm quyền quyết định của VDB đối với các vấn đề phát sinh trong hoạt động tín dụng đầu tư như xác định kế hoạch tăng trưởng tín dụng và huy động vốn hằng năm... cũng bị hạn chế hơn so với thời gian trước. Cụ thể, quy mô cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thông qua Kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển được giao cho VDB hằng năm. Quy mô phát hành trái phiếu để huy động vốn phục vụ hoạt động tín dụng được quyết định thông qua hạn mức bảo lãnh của Chính phủ cấp cho VDB hằng năm. Lãi suất cho vay đối với các dự án được thực hiện theo lãi suất do Bộ Tài chính quyết định, việc cho vay vượt 70% tổng mức đầu tư của dự án phải được Thủ tướng Chính phủ quyết định. Các dự án có nhu cầu vay vốn quá 15 năm hoặc không đáp ứng đủ yêu cầu chung về bảo đảm tiền vay phải được Thủ tướng Chính phủ quyết định. Các biện pháp xử lý rủi ro vốn TDĐT của Nhà nước như khoanh nợ, xóa nợ gốc, xóa nợ lãi, bán nợ phải được quyết định bởi Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Thủ tướng Chính phủ.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của VDB trong vai trò là định chế tài chính cung cấp nguồn tín dụng đầu tư và xuất khẩu của Nhà nước để đạt được các mục tiêu phát triển trong thời gian tới, nên có những cải cách theo hướng:

- Cần thiết lập mô hình quản trị của VDB theo hướng gia tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cơ chế thang đo đánh giá hiệu quả làm việc và cơ chế thu nhập tương xứng để thu hút được những người có năng lực tham gia quản trị và thúc đẩy khả năng sáng tạo của họ. Mô hình quản trị nên tiệm cận với các mô hình quản trị của ngân hàng khu vực tư nhân.

- Cần hoàn thiện lại hệ thống pháp lý, các quy định về trình tự thủ tục, chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước... để bảo đảm sự nhất quán giữa hai hệ thống Luật Ngân sách Nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng, tránh cho những người chịu trách nhiệm ra quyết định của VDB ở tình huống không biết phải làm gì cho đúng luật. Đồng thời, cũng tránh tình trạng hình sự hóa các quyết định quản lý kinh tế bởi nó sẽ triệt tiêu năng lực sáng tạo và dám chấp nhận mạo hiểm của đội ngũ quản lý.

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần sớm tham gia vào hệ thống xếp hạng tín dụng theo chuẩn mực quốc tế để làm cơ sở đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động cho vay và có những điều chỉnh kịp thời nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của bản thân ngân hàng, đồng thời cũng góp phần tạo ra sự phát triển ổn định, tránh tình trạng tăng trưởng tín dụng quá nóng dẫn tới nhiều dự án kém hiệu quả được thực hiện và gây ra gánh nặng ngân sách nhà nước cũng như bất ổn kinh tế vĩ mô khi các dự án này thất bại.

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần cải thiện dần mức độ tín nhiệm của mình để nâng cao khả năng huy động vốn từ những nguồn vốn khác, đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức tài chính tư nhân trong và ngoài nước, thay vì chỉ trông cậy vào ngân sách nhà nước. Để đạt mục tiêu này, trước tiên Nhà nước cần tìm cách hỗ trợ VDB xử lý dứt điểm các khoản cho vay trước đây, đặc biệt là những khoản nợ xấu và các khoản cho vay dở dang để bảo đảm tính hiệu quả của dự án được tài trợ cũng như minh bạch và lành mạnh hóa bảng cân đối của ngân hàng. Một nguyên tắc không thể khác trong hoạt động ngân hàng là tính an toàn, khả năng bảo toàn vốn để bảo đảm trước tiên là sự tồn tại của ngân hàng, và VDB cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc này. Do đó, việc cho vay các dự án cần được thẩm định một cách nghiêm ngặt, số lượng dự án và quy mô cho vay mỗi dự án cần phải nằm trong tầm kiểm soát để bảo đảm sự an toàn, tránh gây ra những tổn thất lớn.

- Các lĩnh vực cho vay của VDB nên được tham khảo theo các lĩnh vực cho vay của các ngân hàng phát triển thế giới và khu vực như Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng Phát triển châu Á bởi đó là những lĩnh vực đã được các chuyên gia quốc tế kiểm chứng và đánh giá là mang lại hiệu quả cao cho sự phát triển bền vững và bao trùm của nền kinh tế.

Việc cải cách VDB là điều hết sức cần thiết để tránh lặp lại sai lầm trong những năm trước đây của nhiều ngân hàng phát triển ở các quốc gia khác. Đây là những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam tham khảo trong việc tổ chức hoạt động VDB trong những năm tiếp theo. Định hướng cơ bản của quá trình cải cách này là hướng tới việc thực thi các nguyên tắc thị trường, tôn trọng các nguyên tắc hoạt động căn bản của một ngân hàng, dù cho đó là ngân hàng phát triển, để trước tiên bảo đảm sự tồn tại của ngân hàng, và sau đó là tiếp tục phát triển nó một cách bền vững để đóng góp vào sự phát triển bền vững chung của cả nền kinh tế.

PGS,TS HỒ ĐÌNH BẢOTS NGUYỄN VIỆT HƯNG
Khoa Kinh tế học - Trường đại học Kinh tế quốc dân

Video liên quan

Chủ Đề