Nghề làm muối gọi là gì

Từ xưa, nghề sản xuất muối Bạc Liêu vốn nổi danh với cái tên "muối ba thắt" và giúp cho nhiều đại điền chủ giàu "nứt vách" từ hạt muối như: Hội đồng Trạch, điền chủ Huỳnh Quái… Còn những diêm dân nhọc nhằn, lam lũ trên những cánh đồng muối nắng cháy đều là những tá điền.

Nghề làm muối gọi là gì

Một cánh đồng muối ở Bạc Liêu đang mùa thu hoạch

Sau ngày đất nước thống nhất, diêm dân làm chủ ruộng muối nhưng vấn đề đầu ra cho hạt muối luôn bất ổn. Vào những năm 1980-1990, người ta phải chở từng ghe muối xuôi ngược khắp các kênh rạch từ làng quê ra phố thị để rao bán cho từng nhà. Tiếng rao: "Muối hôn…!" đã trở thành âm thanh quen thuộc trong ký ức của những thế hệ sinh ra và lớn lên ở Bạc Liêu vào thời đó.

Không biết tự bao giờ mà xưa nay, người ta còn ví một người đã qua đời bằng cụm từ "đi bán muối", có thể vì chết là đi xa. Người xưa gọi là đi qua vùng muối mặn chát đớn đau. Cũng có thể cụm từ "đi bán muối" xuất hiện từ thời Pháp, vì khi ấy thực dân Pháp chiếm nước ta và đã đặt ra nhiều luật lệ nhằm cai trị người dân, trong đó có luật lệ không được sản xuất muối, để độc quyền sản xuất và bán muối. Nếu chúng phát hiện người dân nào sản xuất và bán muối không do chúng sản xuất thì lập tức người ấy sẽ bị xử tử hình.

Thời đó, nắm rõ những yếu tố quan trọng của muối trong đời sống người dân Việt Nam, chính quyền thực dân Pháp đã có nhiều biện pháp để nắm độc quyền phân phối muối và áp đặt nhiều loại thuế và phí lên muối. Thuế áp dụng cho muối được xếp vào nhóm thuế thương mãi. Đây là loại thuế trọng yếu, gồm 3 thứ: Thuế rượu, thuế thuốc phiện và thuế muối mà chế độ thực dân sử dụng như một công cụ độc quyền thương mãi trực tiếp mọi khâu.

Nghề làm muối gọi là gì

Nghề làm muối rất vất vả nhưng diêm dân vẫn gắn bó không rời

Qua chính sách đánh thuế bất nhân này, chế độ thực dân đã thu gom rất nhiều tiền cho ngân sách chính quyền thuộc địa, đủ trả lương cho 50% công chức ở Đông Dương.

Hồi đó, đi bán muối là một việc rất nguy hiểm vì lợi nhuận rất cao, nên chế độ thực dân đã áp đặt các chế tài và hình phạt nghiêm khắc dành cho dân bản xứ nếu có ai đó liều lĩnh buôn lậu muối. Khi bị chính quyền thực dân bắt là nhiều hình phạt lưu đày tù tội cho đến chết. Thế nên xuất hiện trong ngôn ngữ nói của dân gian có cụm từ "đi bán muối" cũng có thể để ám chỉ người đi buôn muối thường hay đi xa và lỡ bị bắt thì khó có ngày về.

Tình người và muối

Không trắng trong như hạt muối được sản xuất ở miền Trung nhưng muối Bạc Liêu mang hương sắc đặc trưng của nước biển phù sa. Chính vì đặc điểm tự nhiên này đã tạo cho muối Bạc Liêu có màu trắng hồng, hạt khô chắc và không tạp mùi mà không nơi nào có được.

Hiện nay, muối Bạc Liêu được xuất sang Campuchia để muối cá, làm nước mắm, làm khô. Đồng thời cũng là sản phẩm muối duy nhất của nước ta được đưa vào thị trường Nhật, bởi chất lượng vượt trội so với các loại muối khác, đó là mặn mà không chát đắng. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng chọn hạt muối sản xuất tại quê hương của công tử Bạc Liêu để làm gia vị chế biến cho món kim chi, một trong những món ăn truyền thống nổi tiếng của đất nước này mà không phải thứ gia vị nào cũng có thể chen chân vào được. Điều đó cho thấy, muối Bạc Liêu đã khẳng định được thương hiệu và có một vị trí nhất định trên thị trường trong và ngoài nước.

Nghề làm muối gọi là gì

Diêm dân Bạc Liêu thu hoạch muối

Diêm dân Nguyễn Văn Điệp (70 tuổi, ở xã Điền Hải, huyện Đông Hải), cho biết nhà ông đã ba đời gắn bó với hạt muối. "Dù nghề muối vất vả, có lúc thăng, lúc trầm nhưng tôi chưa từng nghĩ đến chuyện bỏ nghề. Bởi vì thương cái vị mặn mà của muối mà hễ xa là nhớ" - người diêm dân có thâm niên hơn 50 năm làm muối, chia sẻ.

Có lẽ đó cũng là lý do mà bao đời nay diêm dân dù có vất vả, thậm chí không ít làn phá sản vì muối mà vẫn cứ "chung tình" với muối. Họ thương muối như một thứ tình yêu mãnh liệt mà soạn giả Ngô Hồng Khanh đã thể hiện trong bài vọng cổ "Biển cạn": "Muối Long Điền mặn nghĩa thủy chung", hay "cá kèo kho muối Bạc Liêu, lấy chồng quê biển thêm yêu Gành Hào"… Rồi nhiều xóm làng ở xã Điền Hải, Long Điền Tây cũng được gọi là xóm muối, hay ấp Diêm Điền vì tập trung hàng trăm hộ dân đều sống bằng nghề làm muối. Và, không biết bao nhiêu đôi trai gái đã kết duyên thành vợ, thành chồng từ nghề muối.

Tình yêu giữa người và muối không chỉ đi vào thơ ca mà trong quá trình lao động nhọc nhằn, diêm dân còn sản sinh ra những câu ca dao đầy tự tin, hào sảng, thể hiện tinh thần lao động không biết mệt mỏi: "Chừng nào chưa cạn biển Đông, Bạc Liêu còn muối anh không sợ nghèo"…

Nhọc nhằn công đoạn làm muối truyền thống

Bước đầu, trên mỗi ruộng muối, người làm muối sẽ xử lý nền đất cho thật chặt, hạn chế tối đa nước biển thấm vào đất. Sau đó, tiếp tục cho nước biển vào phơi khô để thêm độ rắn cho đất. Khi nền ruộng muối đã đạt yêu cầu, người dân mới bơm nước biển vào bên trong.

Ruộng ban đầu cho nước biển vào người dân gọi là "ruộng phơi", dưới tác dụng ánh nắng mặt trời lượng nước trong nước biển bốc hơi bớt, lúc này nồng độ mặn trong nước tăng cao hơn so với ban đầu. Người dân mới tháo phần nước này xuống phần ruộng bên dưới để tạo muối, ruộng này gọi là "ruộng ăn", được lèn chặt và nhẵn bóng từ trước.

Khi muối bắt đầu kết tủa, diêm dân mới dùng dụng cụ để cào muối tập trung lại thành những hình chóp trên mỗi ruộng. Quy trình như vậy lập đi lập lại cho đến khi thu hoạch xong…

Toàn bộ các công đoạn làm muối cho đến thu hoạch đều thực hiện dưới trời nắng gắt. Cho nên, nước da của diêm dân lúc nào cũng đen bóng vì cháy nắng.

Nghề làm muối còn được gọi là gì?

Diêm nghiệp còn có tên gọi khác là nghề làm muối. Tuy nhiên, để gắn bó với nghề lâu dài cũng không phải là điều đơn giản. Nghề làm muối là nghề vô cùng khó khăn và vất vả. Vì để làm ra được sản phẩm thì người lao động cũng phải đánh đổi nhiều mồ hôi, nước mắt.

Nghề làm muối có từ bao giờ?

Như vậy nghề làm muối ở Quỳnh Lưu đã có từ thế kỷ XIV. Thời điểm lúc bấy giờ, nghề nấu muối của bà con diêm dân Quỳnh Lưu rất thô sơ, đơn giản, chỉ cho nước mặn vào nồi đất chưng nấu đến một thời gian nhất định, nước ngọt bay hơi hết, còn lại nước mặn kết tinh thành muối.

Tại sao lại gọi là diêm dân?

Tổng hợp 3 Cánh đồng Muối nổi tiếng và lớn nhất Ninh Thuận Đầu tiên, cùng nhau tìm hiểu tại sao nghề làm muối được gọi là “Diêm Dân” , theo tiếng Hán Việt “Diêm” có nghĩa là “Muối” chính vì vậy người làm muối được gọi bằng 02 từ thường gọi “Diêm Dân”.

Diêm dân là người làm nghề gì?

Người dân nghề nghiệp liên quan đến muối biển.