Nghiên cứu tổng hợp là gì

  1. Trang chủ
  2. Sách

Phân tích và tổng hợp

Phân tích theo nghĩa chung nhất là phương pháp nghiên cứu, là sự phân chia cái chung, cái toàn bộ thành các phần, các bộ phân khác nhau nhằm nghiên cứu sâu sắc các sự vật, hiện tượng, quá trình; nhận biết các mối quan hệ bên trong và sự phụ thuộc trong sự phát triển của các sự vật, hiện tượng, quá trình đó. Có khá nhiều khái niệm về phân tích, đơn cử vài khái niệm sau:

- Phân tích có nghĩa là chẻ vấn đề ra thành từng mảnh nhỏ, để hiểu từng chi tiết, từng khía cạnh nhỏ, hiểu được vấn đề từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, cũng như người thợ máy hiểu rõ cái máy khổng lồ gồm hàng trăm chi tiết nhỏ để tìm hiểu cơ chế làm việc và sửa chữa bên trong lòng máy khi cỗ máy bị trục trặc trong quá trình vận hành;

- Phân tích là việc phân chia đối tượng nhận thức thành nhiều bộ phận, từ đó xem xét cụ thể theo từng bộ phận để chỉ ra mối quan hệ cấu thành và quan hệ nhân quả giữa chúng, đồng thời đưa ra những đánh giá, nhận xét nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu.

Trong thực tế, các kỹ năng suy nghĩ và lý luận thì có lẽ kỹ năng phân tích [Analytical Skill] được xem là quan trọng hơn cả. Ví dụ, hầu như bất cứ quảng cáo tìm chuyên gia hay quản lý nào ở Mỹ cũng ghi điều kiện: kỹ năng phân tích tốt - Good Analytical Skill. Vậy, kỹ năng phân tích là gì? Và tại sao nó quan trọng đến thế?

Người ta thường dùng chỉ một từ phân tích, nhưng trong thực tế, phân tích còn bao hàm ý tổng hợp. Tổng hợp là ngược lại của phân tích, là ráp trăm mảnh phụ tùng lặt vặt lại thành cỗ máy. Nếu hiểu rõ các chi tiết của một cỗ máy mà không lắp lại được, thì đó là phá máy chứ không phải là phân tích. Tuy nhiên, người ta ít chú tâm và ít nói đến tổng hợp, vì người giỏi phân tích tự nhiên là giỏi tổng hợp, cũng như người hiểu rõ các chi tiết của một cỗ máy thì đương nhiên sẽ biết ráp trở lại.

Trên phương diện lý luận, kỹ năng phân tích có thể gom vào một chữ: hỏi. Người phân tích là người biết đặt câu hỏi, như chuyên viên điều tra. Nghe bất cứ điều gì cũng có thể đặt câu hỏi. Nói tóm tắt là Hỏi cho ra lẽ. Trong các chương trình giảng dạy về điều tra cho nhân viên an ninh, ký giả, luật sư, v.v người ta dạy một công thức hỏi giản dị [5W & 1H] là: What, Where, When, Who, Why & How - nghĩa là chuyện gì xảy ra? Ở đâu? Lúc nào? Xảy ra với ai? Tại sao xảy ra và xảy ra cách nào?

Tất cả các khoa học, trong đó có các khoa học kinh tế và khoa học kỹ thuật đều sử dụng phương pháp phân tích. Trong lĩnh vực tự nhiên, sự phân chia được tiến hành với những vật thể bằng các phương pháp cụ thể. Ví dụ, phân tích các chất hoá học bằng những phản ứng, phân tích các loại hiển vi sinh vật bằng kính hiển vi Trái lại, trong lĩnh vực xã hội, các hiện tượng, quá trình cần phân tích chỉ tồn tại ở những khái niệm trừu tượng, do đó việc phân tích thực hiện bằng những phương pháp trừu tượng.

Phân tích không thể thiếu tổng hợp, tức là sự liên kết các bộ phận của hiện tượng, quá trình thành cái toàn bộ. Phân tích và tổng hợp thể hiện trong quá trình nghiên cứu, trong sự thống nhất và mối liên hệ toàn bộ không tách rời. Liên kết phân tích và tổng hợp cần thiết khi nghiên cứu các hiện tượng riêng biệt cũng như các kết quả chung của các hoạt động.

Để tìm ra nguyên nhân của các hiện tượng, quá trình cần thiết phải phân chia chúng thành các bộ phận, các thành phần. Để hiểu được một cách đầy đủ và đánh giá toàn diện, đúng đắn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích cần được bổ sung bằng tổng hợp, tức là tổng kết các kết quả nhận được của phân tích, nhưng tổng hợp không phải là liên kết một cách máy móc các kết luận nhận được do kết quả phân tích các mặt khác nhau của quá trình được nghiên cứu, mà là việc tổng hợp chúng với sự rút ra từ chúng những cái chung nhất, chủ yếu nhất.

Trích trong sách chuyên khảo Phân tích Kinh tế - Kỹ thuật các công nghệ thi công xây dựng của tác giả Lê Anh Dũng và Bùi Mạnh Hùng, xuất bản năm 2018.

Phân tích và tổng hợp

Bình luận của bạn
*
*
*
*
Captcha
Gửi bình luận nhập lại

Bài viết cùng chuyên mục

Phương pháp phân tích trong hoá học

Sách Các phương pháp phân tích trong hoá học.

Chi tiết

Nguyên lý thiết kế trong cơ khí

Sách Cẩm nang cơ khí: nguyên lý thiết kế

Chi tiết

Máy biến áp

Sách Máy biến áp: lý thuyết - vận hành - bảo dưỡng - thử nghiệm.

Chi tiết

Phóng điện cục bộ

Phóng điện cục bộ [Partial Discharge - PD] là hiện tượng phóng điện đánh thủng điện môi cục bộ [bọt khí trong hệ thống cách điện rắn hoặc lỏng] dưới tác dụng của ứng suất điện áp cao.

Chi tiết

Địa thông tin

Sách "Địa thông tin - nguyên lý cơ bản và ứng dụng".

Chi tiết

Cơ sở công nghệ chế tạo máy

Sách "Cơ sở công nghệ chế tạo máy: giáo trình dành cho Sinh viên Cơ khí các trường Đại học Kỹ thuật".

Chi tiết

Vị trí và mặt bằng hệ thống công nghiệp

Sách "Thiết kế vị trí và mặt bằng hệ thống công nghiệp".

Chi tiết

Mạng truyền thông công nghiệp

Sách "Mạng truyền thông trong công nghiệp".

Chi tiết

Laser

Laser là một trong những phát minh lớn nhất của thế kỷ 20. Thế kỷ 21 được cho là kỷ nguyên của laser, khi công nghệ quang trên cơ sở laser sẽ thay thế công nghệ điện tử trong lĩnh vực truyền thông.

Chi tiết

Video liên quan

Chủ Đề