Nghiên cứu yếu to ảnh hưởng đến sự hài lòng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINHTRẦN DUY HOÀNCÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNGCỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤDU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAULUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾTP. HCM – NĂM 2018BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINHTRẦN DUY HOÀNCÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNGCỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤDU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAUChuyên ngành: THỐNG KÊ KINH TẾMã số: 8310107LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾNgười hướng dẫn khoa họcTS. NGUYỄN VĂN TRÃITP. HCM – NĂM 2018LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực nếu sai tôi hoàn chịutrách nhiệm.Tác giả luận vănTrần Duy HoànMỤC LỤCTRANG PHỤ BÌALỜI CAM ĐOANMỤC LỤCDANH MỤC CÁC BẢNGDANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒTÓM TẮT ĐỀ TÀICHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................. 11.1. BỐI CẢNH CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 1TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 11.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................... 21.2.1. Mục tiêu chung:............................................................................................... 21.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 31.2.3. Câu hỏi nghiên cứu: ........................................................................................ 31.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................... 41.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 51.4.1. Nghiên cứu định tính ....................................................................................... 51.4.2. Nghiên cứu chính thức (Nghiên cứu định lượng) ........................................... 71.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................... 71.5.1. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................. 72.5.2. Các nghiên cứu ngoài nước ............................................................................. 91.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 101.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ........................................................................ 11CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU; CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀDU LỊCH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DUKHÁCH ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH ................................ 142.1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................... 142.1.1. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Cà Mau: .................................... 142.1.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch Cà Mau: ....................................................... 142.1.1.2. Thực trạng phát triển du lịch Cà Mau trong những năm qua: .................. 172.1.2. Những khó khăn, thách thức đối với du lịch Cà Mau: .................................. 172.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH .................................................................. 182.2.1. Khái niệm về du lịch ..................................................................................... 182.2.2. Khái niệm về khách du lịch ........................................................................... 202.2.3. Khái niệm về hoạt động thu hút khách du lịch ............................................. 212.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÚT VÀ HÀILÒNG ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG .................. 222.3.1. Các nhân tố liên quan đến cầu....................................................................... 232.3.2. Các nhân tố liên quan đến cung .................................................................... 242.3.3. Giá cả của hàng hóa thay thế......................................................................... 292.3.4. Các thảm họa thiên nhiên hoặc nhân tạo ....................................................... 292.4. LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢINGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG ĐỐI VỚICHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ................................................................................... 302.4.1.Khái niệm và đặc điểm dịch vụ ...................................................................... 302.4.2. Chất lượng dịch vụ ........................................................................................ 312.4.3. Lý thuyết về sự hài lòng khách hàng ............................................................ 322.4.4. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách ......................... 332.4.5. Sự cần thiết phải nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của dukhách đối với chất lượng dịch vụ ............................................................................ 352.5. MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG ......................... 362.5.1. Mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman .............................................. 362.5.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết ............................................. 372.5.2.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng củakhách đến chất lượng dịch vụ du lịch tỉnh Cà Mau ................................................ 372.5.2.2. Biến phụ thuộc (Sự hài lòng) ..................................................................... 382.5.2.3. Các giả thiết liên quan đến mô hình:.......................................................... 39CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 403.1. THU THẬP DỮ LIỆU ................................................................................... 403.1.1. Nguồn số liệu ................................................................................................ 403.1.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu ............................................................... 413.2. THIẾT KẾ THANG ĐO ................................................................................ 413.3. KẾ HOẠCH PHÂN TÍCH ............................................................................ 423.4. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU........................................................................ 433.4.1. Nghiên cứu định tính ..................................................................................... 433.4.2. Nội dung điều chỉnh thang đo ....................................................................... 453.4.2.1. Thang đo 1: 21 biến quan sát của thang đo SERVQUAL .......................... 453.4.2.2. Thang đo 2: Thang đo được điều chỉnh lần thứ nhất ................................ 483.4.2.3. Thang đo 3: thang đo sự hài lòng của du khách nội địa tại Cà Mau hoànchỉnh (được điều chỉnh lần thứ 2). .......................................................................... 503.4.3. Nghiên cứu chính thức (Nghiên cứu định lượng) ......................................... 53CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................. 544.1. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU....................................................................... 544.2. KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO .......................................... 564.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ................................................................................ 614.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY................................................................................. 674.4.1.Mô hình hồi quy và tính phù hợp của mô hình .............................................. 674.4.2.Giả định không có hiện tượng đa cộng tuyến ................................................ 694.4.3.Giả định phân phối chuẩn của phần dư .......................................................... 694.5. ĐÁNH GIÁ SỰ KHÁC BIỆT VỀ GIỚI TÍNH ........................................... 724.5.1. Khác biệt về giới tính .................................................................................... 724.5.2. Khác biệt về nhóm tuổi ................................................................................. 734.5.3. Khác biệt về nghề nghiệp .............................................................................. 744.5.4. Khác biệt về chọn lựa tour du lịch Cà mau ................................................... 754.6. MỘT SỐ KẾT LUẬN TỪ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH .................................. 764.6.1 Tìm ra mô hình nghiên cứu ............................................................................ 764.6.2. Những đánh giá của du khách về những yếu tố trong hoạt động kinh doanhdu lịch tại Cà Mau ................................................................................................... 774.6.2.1. Đánh giá các tiêu chí trong từng thang đo được rút ra ............................. 774.6.2.2. Những đánh giá trực tiếp của du khách về những điều hài lòng và khônghài lòng khi đi du lịch tại Cà Mau. ......................................................................... 794.6.2.3. Sự so sánh với các nơi du lịch khác ........................................................... 804.6.2.4. Một số phân khúc du khách đi du lịch tại Cà Mau .................................... 80CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 815.1. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ....................................................................................... 815.1.1. Các đề xuất về mặt nghiên cứu lý thuyết ...................................................... 815.1.2. Các đề xuất về mặt thực tiễn trong hoạt động kinh doanh du lịch tại Cà Mau825.1.2.1. Đối với chính quyền địa phương, các đơn vị chủ quản đối với hoạt độngkinh doanh du lịch tại Cà Mau, các đơn vị hổ trợ - xúc tiến đầu tư phát triển dulịch tại Cà Mau (liên quan đến nhóm nhân tố khách quan): .................................. 825.1.2.2. Đối với các nhà hoạt động kinh doanh du lịch (liên quan đến nhóm nhântố chủ quan): ........................................................................................................... 835.2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 855.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 88KẾT LUẬN ............................................................................................................ 89TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤCDANH MỤC CÁC BẢNGBảng 3.1: Tiến độ thực hiện các nghiên cứuBảng 4.1: Cronbach Alpha của thang đo “Cơ sở vật chất và phương tiện hữu hình”.Bảng 4.2: Cronbach Alpha của thang đo “Tính đáp ứng của các dịch vụ”.Bảng 4.3: Cronbach Alpha của thang đo “Độ tin cậy”.Bảng 4.4: Cronbach Alpha của thang đo thành phần “Năng lực phục vụ”.Bảng 4.5: Cronbach Alpha của thang đo thành phần “Sự thuận tiện”.Bảng 4.6: Cronbach Alpha của thang đo thành phần “Sự cảm thông”.Bảng 4.7: Kiểm định KMO (KMO and Bartlett’s Test).Bảng 4.8: Kết quả phân tích EFA.Bảng 4.9: Ma trận nhân tố đã xoay (Rotated Component Matrix)Bảng 4.10: Kiểm định KMO (KMO and Bartlett’s Test).Bảng 4.11: Tóm tắt mô hình hồi quy (Model Summary)b.Bảng 4.12: Kiểm định ANOVA (ANOVA)a.Bảng 4.13: Hệ số hồi quy (Coefficients)a.Bảng 4.14: Kết quả phân tích hồi quy với các giả thuyết.Bảng 4.15: Kiểm định một mẫu độc lập (Independent Samples Test).Bảng 4.16: Kiểm định hai mẫu độc lập (Independent Samples Test).Bảng 4.17: Kiểm định hai mẫu độc lập (Independent Samples Test).Bảng 4.18: Kiểm định hai mẫu độc lập (Independent Samples Test).DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒHình 2.1: Mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman.Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề nghị.Hình 3.1: Qui trình nghiên cứuHình 3.2 Mô hình nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa tại CàMau:Hình 4.1: Scrre Plot.Hình 4.2: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa.Hình 4.3: Biểu đồ tần số P-P PlotBiểu đồ 4.1: Biểu đồ phân loại giới tínhBiểu đồ 4.2: Biểu đồ phân loại tuổiBiểu đồ 4.3: Biểu đồ phân loại nghề nghiệpBiểu đồ 4.1: Biểu đồ phân loại thông tin chọn du lịch Cà MauTÓM TẮT ĐỀ TÀIMục đích của nghiên cứu này là nghiên cứu khám phá các yếu tố ảnhhưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa khi đi du lịch tại Cà Mau, đồng thờithông qua đó để xem xét, tìm hiểu ý kiến đóng góp thực tế của du khách đối vớichất lượng dịch vụ du lịch tại Cà Mau để có được kết luận qua chuyến đi này, dukhách có hài lòng hay không, trên cơ sở đó sẽ đề xuất một số kiến nghị nhằm khắcphục những tồn tại và phát huy những mặt tích cực nhằm làm hài lòng tốt hơn nhucầu ngày càng cao của du khách.Kết quả nghiên cứu đã giúp hình thành mô hình nghiên cứu lý thuyết mớidựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu. Ở mô hình nghiên cứu mới này gồmnhững thang đo có độ tin cậy giúp đo lường thành phần chất lượng dịch vụ và sựhài lòng của du khách khi đi du lịch tại Cà Mau. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đãđưa ra những kết luận về sự đánh giá của du khách đối với du lịch Cà Mau và sosánh được với các nơi du lịch khác mà du khách đã đi qua. Cuối cùng, kết quảnghiên cứu cũng đã giúp hình thành các nhóm phân khúc du khách nội địa khácnhau khi đi du lịch tại Cà Mau… Tất cả những kết quả trên là căn cứ hết sức quantrọng để đưa ra những đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo và đề xuất đóng gópcho sự phát triển của hoạt động dịch vụ du lịch tại Cà Mau, nhằm nâng cao hơnnữa vị thế cạnh tranh của du lịch Cà Mau so với các nơi du lịch khác, tiếp tục làđiểm đến hấp dẫn du khách từ khắp mọi miền đất nước.1CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU1.1. BỐI CẢNH CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨUNgành công nghiệp không khói ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nềnkinh tế của mỗi quốc gia. Du lịch mang lại những tác động to lớn về kinh tế - xãhội cho mỗi địa phương. Đặc biệt, nguồn lợi du lịch thu được từ các khách du lịchquốc tế góp phần mang lại thu nhập, cải thiện cán cân thanh toán và quảng bá hìnhảnh của quốc gia và địa phương đến với bạn bè khắp nơi trên thế giới.Trong thời đại ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa đã tạo ra rất nhiều điều kiệnthuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác, phát triển về mọi mặt, mọi lĩnh vực trong đờisống xã hội như văn hóa, giáo dục…đặc biệt là kinh tế.Ngày nay kinh tế phát triển đã đưa con người lên một tầm cao mới. Conngười giờ đây không chỉ biết ăn ngon, mặc đẹp, mà còn biết hưởng thụ những thúvui trong cuộc sống. Vì thế trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành một nhucầu không thể thiếu trong cuộc sống kinh tế xã hội và phát triển với tốc độ ngàycàng nhanh.Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới và khu vực, du lịch Việt Namcũng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Thị trường du lịch Việt Nam ngàycàng khẳng định lợi thế, tiềm năng to lớn, đáp ứng nhu cầu của du khách trong khuvực và thế giới. Vì thế, Việt Nam được xem là điểm đến an toàn và thân thiện,nhiều khu du lịch được hình thành, hệ thống khách sạn, nhà hàng và dịch vụ trongcả nước phát triển mạnh. Trong đó phải kể đến du lịch của tỉnh Cà Mau.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀIDu lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốcgia. Mọi nước, mọi vùng đều phải tìm cách cải thiện môi trường du lịch làm hàilòng du khách, thu hút du khách. Đo lường được mức độ hài lòng của du khách vàcác yếu tố ảnh hưởng đến nó sẽ giúp ta có hướng cụ thể để cải thiện các dịch vụ2nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách, làm cho ngành du lịch phát triển bềnvững. Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chấtlượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau” có ý nghĩa không chỉ với Cà Maumà còn có ý nghĩa với ngành du lịch Việt Nam nói chung.Để phát triển du lịch, bên cạnh các điều kiện tự nhiên, văn hóa thì việc cảithiện chất lượng dịch vụ và nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụdu lịch có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hút du khách. Sự hài lòng của dukhách đối với chất lượng dịch vụ trong quá trình tham quan, nghĩ dưỡng là vấn đềđược các nhà quản lý du lịch rất quan tâm. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm dịch vụdu lịch là không dễ xác định và rất khó có chiến lược quản lý có hiệu quả, bởi đặctính vô hình, khó cân đo đong đếm và khả năng kiểm soát chất lượng.Cà Mau là một điểm đến lý tưởng và có nhiều tiềm năng thu hút khách dulịch, trong thời gian gần đây thực sự đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn của du kháchtrong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của dukhách, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách để có nhữnggiải pháp phù hợp nhằm nâng cao khả năng thu hút du khách chưa thực sự được cácdoanh nghiệp du lịch, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.Xuất phát từ những vấn đề thực tế trên, người viết chọn đề tài “Các yếu tốảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịchtrên địa bàn tỉnh Cà Mau” để nghiên cứu trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệpnày.1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU1.2.1. Mục tiêu chung:Nghiên cứu này nhằm mục tiêu khám phá các nhân tố tác động đến sự hàilòng của du khách khi đến tham quan, vui chơi giải trí tại Cà Mau.Xuất phát từ những lý thuyết đo lường chất lượng dịch vụ và sự hài lòng củakhách hàng để xem xét, tìm hiểu ý kiến đánh giá của du khách đối với chất lượng3dịch vụ du lịch tại địa bàn Cà Mau. Tìm hiểu mối liên hệ giữa các yếu tố tác độngđến sự hài lòng của du khách cùng với những góp ý của du khách trong suốt quátrình điều tra nghiên cứu thực tế, từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị đểgóp phần nâng cao và cải thiện chất lượng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh dulịch tại Cà Mau, hài lòng tốt nhất nhu cầu khách hàng nhằm nâng cao vị thế cạnhtranh của hoạt động kinh doanh du lịch của Cà Mau so với các địa phương khác.1.2.2. Mục tiêu cụ thểLuận giải cơ sở khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu – đánh giá sự hàilòng nhu cầu của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn Cà Mau,thông qua :- Hệ thống và Trình bày những lý luận chung về chất lượng dịch vụ, cácnhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, Sản phẩm và các đặc tính của hoạt độngkinh doanh dịch vụ du lịch, sự hài lòng nhu cầu của khách hàng.- Đánh giá khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch tại Cà Mauthông qua nguồn số liệu thứ cấp.- Xây dựng mô hình giả thuyết, tiêu chí đánh giá sự hài lòng của khách hàngvà phương pháp tiến hành thực hiện đánh giá sự hài lòng của du khách.- Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với hoạt động kinh doanh dịch vụdu lịch tại Cà Mau thông qua điều tra thực tế (nguồn số liệu sơ cấp).- Tìm hiểu sự liên quan giữa các nhân tố, phân tích các kết quả khảo sát vàđề xuất các giải pháp, kiến nghị để vận dụng vào thực tế.1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu:- Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Tỉnh Cà Mau trongthời gian qua.- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến TỉnhCà Mau.4- Khách hàng quan tâm điều gì trước và sau khi sử dụng các sản phẩm –dịch vụ du lịch tại Cà Mau?- Các sản phẩm dịch vụ, cơ sở hạ tầng…dịch vụ du lịch tại Tỉnh Cà Mau cómang lại sự hài lòng cho khách hàng hay không?- Việc đo lường, đánh giá và kiểm soát sự hài lòng đó ra sao?- Các nhân tố trên có liên quan gì với nhau, mức độ liên quan như thế nào?- Cần có những giải pháp gì đối với thực trạng nghiên cứu nhằm mang lạilợi ích cho cả khách hàng và các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch tại Tỉnh CàMau?1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU- Đối tượng nghiên cứu:+ Du khách nội địa đến tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau.+ Nhà quản lý, nhân viên hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh du lịchtại Cà Mau.+ Chất lượng dịch vụ du lịch và sự hài lòng của du khách khi đến du lịchtrên địa bàn Tỉnh Cà Mau.- Phạm vi nghiên cứu:Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chấtlượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau” chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứutrong địa giới hành chính tỉnh Cà Mau và có kết hợp với một số dịch vụ du lịchkhác trong vùng nhằm đưa ra những định hướng và giải pháp để chất lượng dịchvụ du lịch Cà Mau ngày càng tốt hơn.Trong tương lai tỉnh đang tập trung phát triển các điểm du lịch có nhiều tiềmnăng như Khu du lịch Vườn quốc gia Đất Mũi, bãi biển Khai Long, các cụm đảo,hòn như: Đá Bạc, Hòn Khoai…, để thuận lợi cho tỉnh tìm các đối tác liên doanh,liên kết để thực hiện các dự án nâng cấp các khu du lịch nêu trên, đồng thời tiếp5tục đầu tư hoàn thiện các công trình xây dựng khách sạn, nhà hàng, điện, viễnthông, cung cấp nước sạch…Có sự hợp tác như thế thì chất lượng dịch vụ du lịchmới không ngừng được nâng cao, tạo cho tỉnh sự phát triển du lịch một cách bềnvững và lâu dài.1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUNghiên cứu này gồm 2 bước nghiên cứu cụ thể :+ Bước 1: là nghiên cứu khám phá thông qua phương pháp định tính bằngcách thảo luận nhóm trọng tâm (Focus Group) và phương pháp nhập vai nhằm pháthiện, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiêncứu, từ đó đưa ra các tiêu thức đánh giá hoàn chỉnh.+ Bước 2: là bước nghiên cứu chính thức, thông qua phương pháp địnhlượng bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giácác thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết đề xuất.1.4.1. Nghiên cứu định tínhNghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tậptrung và phương pháp nhập vai. Mục đích của nghiên cứu này là khám phá nhữngmong đợi, kỳ vọng, đánh giá … của du khách khi đi du lịch tại Cà Mau và nhữngkinh nghiệm quản lý trong hoạt động kinh doanh du lịch, từ đó khám phá ra đượcnhững nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách khi đi du lịch.Nghiên cứu này vừa mang tính khám phá, vừa mang tính khẳng định cáctiêu chí thật sự có thể sử dụng để đánh giá các yếu tố tác động đến sự hài lòng củadu khách nội địa khi đi du lịch tại Cà Mau.Địa điểm nghiên cứu là địa bàn Tỉnh Cà Mau, đối tượng được khảo sát gồm:+ Nhà quản lý, nhân viên hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh du lịchtại Cà Mau, du khách nội địa đang tham quan, du lịch tại Cà Mau, nhằm nghiêncứu lấy ý kiến phát hiện ra những nhân tố mà họ cho rằng (theo kinh nghiệm trongcông việc) có liên quan đến sự hài lòng của du khách.6+ Du khách nội địa đang tham quan, du lịch tại Cà Mau: nhằm khám pháđược những mong đợi, kỳ vọng và quan điểm của họ đối với hoạt động kinh doanhdu lịch tại Cà Mau.Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên cơ sở mô hình lýthuyết đề xuất: bao gồm thang đo 5 thành phần chất lượng dịch vụ (thangSERVQUAL, Parasuraman & Ctg, 1998) và thành phần Giá cả, dựa trên cơ sở lýthuyết về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. Tuy đã có mô hình đềxuất nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng nhưng chắc chắn sẽ có sự khác biệtcơ bản về các nhóm nhân tố riêng (văn hoá, xã hội, cá nhân, tâm lí…) và sự khácbiệt cơ bản về các nhóm nhân tố thuộc môi trường (kinh tế, chính trị, luật pháp…)của từng thị trường cũng như đối với từng lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khác nhauở tại mỗi thị trường bất kỳ… Những sự khác biệt đó gây ra sự khác biệt trong hànhvi tiêu dùng và sự hài lòng nhu cầu của khách hàng cho nên sẽ có thể có sự chưaphù hợp khi sử dụng thang đo và các tiêu chí trên khi vận dụng vào thị trường ViệtNam, cụ thể là cho việc nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa tại Cà Mau,do đó, dùng nghiên cứu định tính để điều chỉnh thang đo cho phù hợp là điều cầnthiết.Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng trong giai đoạn này là dàn bàithảo luận được chuẩn bị sẵn được thực hiện theo từng nhóm riêng biệt:+ Nhóm quản lý và nhân viên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch(nhóm 1).+ Nhóm du khách nội địa (nhóm 2) : tiến hành điều tra sơ bộ ban đầu theocách chọn mẫu ngẫu nhiên.Thông qua kết quả nghiên cứu này, thang đo ban đầu sẽ được điều chỉnh(thực hiện với nhóm 1), thang đo được điều chỉnh lần thứ nhất được gọi là thang đo2. Thang đo 2 được sử dụng cho nghiên cứu thử để kiểm tra độ khó, tính đơn nghĩabằng cách phỏng vấn nhóm (nhóm 2). Sau khi có sự đóng góp ý kiến chỉnh sửa,thang đo 2 được tiếp tục được điều chỉnh lần 2, gọi là thang đo 3. Thang đo 3 được7sử dụng cho nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng), được thực hiện bằngkỹ thuật phỏng vấn trực tiếp du khách nội địa tại Cà Mau với mẫu ngẫu nhiên (cócân đối tương quan giữa giới tính Nam và Nữ).1.4.2. Nghiên cứu chính thức (Nghiên cứu định lượng)Sau khi thực hiện xong các bước nghiên cứu định tính để xây dựng mô hìnhvà thang đo phục vụ cho việc nghiên cứu tiếp theo sẽ qua bước nghiên cứu chínhthức (nghiên cứu định lượng). Mục đích của bước nghiên cứu này là nhằm đolường các yếu tố tác động vào sự hài lòng của du khách khi đi du lịch tại Cà Mau.Đối tượng nghiên cứu là các du khách nội địa đến du lịch tại Cà Mau vớiphương pháp thu thập thông tin là tiến hành phỏng vấn qua bảng câu hỏi chi tiếtđược soạn sẵn bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên và thuận tiện. Tuy nhiên, có xem xétcân đối phỏng vấn giữa lượng du khách nam và nữ và theo các độ tuổi khác nhau,số mẫu thu thập là 250 du khách đã được gạn lọc và sử dụng để phục vụ cho yêucầu nghiên cứu. Đây là cỡ mẫu đủ lớn có thể được sử dụng cho nghiên cứu khámphá dạng này.Nghiên cứu chính thức được thực hiện để kiểm định mô hình các thang đo.Thang đo được đánh giá sơ bộ qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha vàphân tích nhân tố. Sau đó, sử dụng phương pháp kiểm định phi tham số (do tínhchất của mẫu nghiên cứu và do tính chất của nghiên cứu) để kết luận.Tóm lại, trong phần này đã trình bày phương pháp nghiên cứu được thựchiện để khám phá, xây dựng, đánh giá các thang đo và mô hình nghiên cứu về cácyếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách nội địa tại Cà Mau.1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI1.5.1. Các nghiên cứu trong nướcCùng với tốc độ phát triển nhanh chóng và vai trò ngày càng to lớn trong nềnkinh tế quốc gia, du lịch là một trong những đề tài phổ biến được lựa chọn đểnghiên cứu trong các luận án thạc sỹ hay tiến sỹ kinh tế và các đề tài nghiên cứu8khoa học trong và ngoài nước. Đặc biệt, các đề tài về du lịch quốc tế rất được cácnhà nghiên cứu từ các nước xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn như Thái Lan,Malaysia, Singapore,... chú trọng. Khi tìm hiểu tình hình nghiên cứu của đề tài“Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụdu lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau”, tác giả đã tìm hiểu về các đề tài trong và ngoàinước có đối tượng nghiên cứu hoặc phạm vi nghiên cứu trùng hoặc gần với đề tàinói trên và rút ra tổng quan tình hình như sau:Đối với tình hình nghiên cứu trong nước, các đề tài thực hiện chủ yếu là cácđề tài định tính dựa trên phương pháp phân tích, thống kê trên số liệu về hoặc liênquan tới hoạt động du lịch của Tỉnh Cà Mau. Phương pháp định lượng như xâydựng mô hình hồi quy được sử dụng làm phương pháp nghiên cứu chính trong cácđề tài này là rất hiếm, nếu có chỉ được bổ sung nhằm chứng minh cho kết luận đãcho ra trước.- Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Phát triển du lịch Cà Mau theo hướng bềnvững” của Nguyễn Thị Khánh Linh được thực hiện năm 2013 đã chứng minh vấnđề để du lịch Cà Mau phát triển bền vững trong tương lai và đúng với tiềm năngcủa mình cần có những chiến lược, định hướng không gian lãnh thổ du lịch, hoạchđịnh các cụm-tuyến-điểm du lịch phù hợp với nguồn tài nguyên du lịch.- Đề tài “Phát triển du lịch tại khu Ramsa Mũi Cà Mau thực trạng và giảipháp” làm Luận văn thạc sĩ của Phùng Anh Kiên năm 2015, tác giả đã tập trunglàm rõ những lý luận cơ bản về du lịch, các điều kiện cần thiết để phát triển dulịch, nghiên cứu các nhân tố tác động và kinh nghiệm phát triển du lịch tại các khuRamsar khác trong và ngoài nước. Từ đó, đưa ra các điều kiện phát triển du lịch,thực trạng và các vấn đề cần đặt ra trong phát triển du lịch tại Khu Ramsar Mũi CàMau. Căn cứ vào thực trạng phát triển du lịch tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau cùngvới các định hướng phát triển du lịch của quốc gia, của tỉnh và nhu cầu thực tiễn đểtác giả làm căn cứ đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm phát triển du lịch tại KhuRamsar Mũi Cà Mau, vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo công tác bảo tồn9đa dạng sinh học và phát triển bền vững.Ngoài ra, hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế và đánh giá sự hài lòngcủa du khách về chất lượng dịch vụ du lịch của Thành Phố Hồ Chí Minh hay mộttỉnh/thành phố nào khác của Việt Nam cũng là đối tượng nghiên cứu cho nhiều đềtài khóa luận tốt nghiệp của các anh chị đi trước như đề tài “Thu hút khách du lịchquốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Đức Tiến Đạt (2011) hay đề tài“Sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch tại Vịnh Hạ Long,Tỉnh Quảng Ninh” của Vũ Thị Quỳnh Anh (2015) và đề tài “Các yếu tố ảnhhưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch trên địabàn tỉnh Tây Ninh” các tác giả đã khẳng định ngành du lịch đóng vai trò quantrọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, góp phần không nhỏ vào việc thựchiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cải thiện đời sống nhân dân địaphương. Do đó, sự cạnh tranh trong ngành du lịch hết sức gay gắt, để chiếm đượcthị phần thì việc nâng cao sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ dulịch là rất quan trọng.2.5.2. Các nghiên cứu ngoài nướcTình hình nghiên cứu đề tài tương tự ở nước ngoài có sự đa dạng hơn trongphạm vi và phương pháp nghiên cứu. Điển hình là các đề tài có xây dựng mô hìnhđịnh lượng các yếu tố tác động đến số lượng khách du lịch quốc tế hay doanh thutừ khách du lịch quốc tế của một quốc gia. Đề tài “The Determinants ofInternational tourism demand for Egypt : Panel Data Evidence” (tạm dịch là “Cácnhân tố quyết định đến cầu về du lịch quốc tế của Ai Cập”) của Ibrahim (2011) hayđề tài “Demand factors for international tourism in Malaysia: 1998-2009” (tạmdịch: “Các yếu tố liên quan tới cầu của du lịch quốc tế ở Malaysia trong giai đoạn2008-2009”) của Kosnan và Kaniappan (2012) hoặc đề tài xem xét các nhân tố ảnhhưởng tới cầu về du lịch tại các nước thuộc Liên minh Tiền tệ Đông Ca-ri-bê(Eastern Caribbean Currency Union) với tên gọi “What Attracts Tourists toParadise?” (tạm dịch là “Điều gì thu hút khách du lịch đến với thiên đường?”) của10Evridiki Tsounta (2008), ... xây dựng mô hình định lượng và chứng minh các yếutố như thu nhập của khách du lịch hay mức sống của nơi cư trú thường xuyên củadu khách có tác động tích cực đến lượng khách du lịch quốc tế đến du lịch tại địaphương được nghiên cứu. Ngoài ra, một số đề tài khác tập trung vào các yếu tốthuộc địa phương cung cấp sản phẩm du lịch quốc tế để xây dựng mô hình địnhlượng ảnh hưởng của các yếu tố này đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tếcủa địa phương như các đề tài “A empirical analysis of influential factors ininternational tourism income in Sichuan province” (tạm dịch là: “Một phân tíchtheo kinh nghiệm về những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ du lịch quốc tế củatỉnh Tứ Xuyên.”) của Yang, Ye và Yan (2011) hay công trình nghiên cứu củaKhadaroo và Seetanah (2007) về ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng lên sự phát triển củadu lịch trong đề tài “Transport Infrastructure and Tourism Development” (Tạmdịch: “Cơ sở hạ tầng giao thông và sự phát triển của du lịch”). Các đề tài này cũngđã chứng minh rằng các nhân tố thuộc địa phương cung cấp dịch vụ du lịch như sốlượng lao động, cơ sở vật chất, hạ tầng, cảnh quan thiên nhiên...cũng tác động đếnhiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế và ảnh hưởng đến sự hài lòng củakhách du lịch quốc tế khi đến một địa phương.Nhìn chung, những nghiên cứu trước đây thường đề cập đến sự phát triểndu lịch nói chung cũng như những khía cạnh đo lường mức độ hài lòng du khách,du lịch phải làm gì để hội nhập, lợi thế và cạnh tranh của ngành du lịch ViệtNam,…Còn nguyên cứu về “các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du kháchđối với chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau” thì chưa có nghiêncứu nào đề cập đến. Do vậy, tác giả thông qua đánh giá của các nhà làm du lịch,chuyên viên cũng như du khách để đánh giá phát triển du lịch Tỉnh Cà Mau cótương xứng với tiềm năng và lợi thế của mình đồng thời đề xuất giải pháp nhằmnâng cao khả năng thu hút khách du lịch đến Cà Mau.1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀIĐề tài sẽ cung cấp kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng hoạt động du lịch11trên địa bàn tỉnh Cà Mau do chính du khách (người tiêu dùng sản phẩm và dịch vụdu lịch Cà Mau) trực tiếp đánh giá một cách khách quan.Tiếp cận phương pháp đánh giá sự hài lòng của khách du lịch với nhiều biếnđánh giá khác nhau, đa dạng nhưng thực tế trên cơ sở xử lý các dữ liệu điều tratrực tiếp bằng cả phương pháp định tính và định lượng.Tìm ra mối liên hệ hai chiều giữa sự hài lòng của khách du lịch đối với chấtlượng dịch vụ du lịch. Kết quả phân tích mối liên hệ này là căn cứ khoa học đểgiúp các đơn vị kinh doanh có những điều chỉnh kịp thời, hiệu quả cũng như đề racác chính sách kinh doanh phù hợp với khả năng của mình nhằm đưa du lịch CàMau trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoàinước.Từ đó, các đơn vị này sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về chất lượng dịch vụ, tậptrung tốt hơn trong việc hoạch định cải thiện dịch vụ và phân phối nguồn lực, cũngnhư kích thích cải thiện chất lượng dịch vụ. Trên cơ sở này, các đơn vị kinh doanhdịch vụ du lịch tại Cà Mau từng bước tạo được niềm tin đối với khách hàng, pháthuy lợi thế cạnh tranh.Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn có thể sử dụng làm cơ sở cho các nghiêncứu tương tự đối với các loại hình dịch vụ khác tại Việt Nam, nghiên cứu này cũnggóp phần giúp các công ty nghiên cứu thị trường và quảng cáo có được phươngpháp đánh giá dịch vụ. Cuối cùng, nghiên cứu này sẽ bổ sung như một tài liệutham khảo về việc nghiên cứu trong lĩnh vực này.1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂNNgoài danh mục phụ lục, tài liệu tham khảo, lời cam đoan, tóm tắt, phụ lụcvà tài liệu tham khảo... Đề tài bao gồm 05 chương trình bày nội dung và phần kếtluận. Kết cấu và tên gọi cụ thể như sau :Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu gồm 07 nội dung giới thiệuchung về đề tài, đó là :121.1. Bối cảnh và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu1.4. Phương pháp nghiên cứu1.5. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài1.6. Đóng góp của đề tài1.7. Kết cấu của luận văn.Chương 2: Tổng quan địa bàn nghiên cứu, cơ sở lý luận về du lịch và cácyếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịchCà Mau.Trong phần này chủ yếu nêu khái quát đặc điểm tình hình Tỉnh Cà Mau vàtrình bày cơ sở lý luận về các nội dung có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: kháiniệm về du lịch, khách du lịch, sự hà lòng của du khách, các đặc tính của sản phẩmdu lịch, các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách…và đưa ra mô hình đềxuất để tiến hành nghiên cứu.Chương 3: Phương pháp nghiên cứuTrong phần này đã trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện đểkhám phá, xây dựng, đánh giá các thang đo và mô hình nghiên cứu về các yếu tốtác động đến sự hài lòng của du khách nội địa tại Cà Mau.Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu và kiểm định các giả thuyếtChương này bao gồm các kết quả thông tin về các đối tượng khảo sát nhưgiới tính, nhóm tuổi số du khách, kênh thông tin mà họ chọn lựa tour đến Cà Maucũng như đối tượng du khách là sinh viên, người làm công ăn lương hay người vềhưu, kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Likert được dùng để thu thập dữliệu, sau đó với phần hổ trợ của công cụ SPSS 20.0 thực hiện phân tích nhân tố vàrút ra được 6 nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách khi chọn điểm đến là13tỉnh Cà Mau;Chương 5: Kết luận và kiến nghịChương này tác giả đưa ra một số đề xuất về mặt nghiên cứu lý thuyết vàthực tiễn trong hoạt động kinh doanh du lịch tại Cà Mau từ đó có những kiến nghịđối với hoạt động thu hút khách du lịch trên địa bànPhụ lục và tài liệu tham khảo14CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU;CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ CÁC YẾU TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCHĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH2.1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨUCà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của Việt Nam có vị trí địa lý trong khoảngtừ 8033’ đến 9034’ vĩ độ Bắc và 104032’ đến 105024’ kinh độ Đông. Toàn tỉnh có254 km đường bờ biển, chiếm 7,8% chiều dài đường bờ biển của cả nước. Trong đócó 107km bờ Biển Đông và 147km bờ Biển Tây (vịnh Thái Lan). Vùng biển CàMau có một số cụm đảo gần bờ như: cụm đảo Hòn Khoai, cụm đảo Hòn Chuối vàđảo Đá Bạc ... có vị trí chiến lược quan trọng. Các đảo này không những có vai tròkết nối để khai thác kinh tế biển nói chung và kinh tế du lịch nói riêng mà còn làđiểm tựa tiền tiêu bảo vệ Tổ quốc.2.1.1. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Cà Mau:2.1.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch Cà Mau:Với diện tích tự nhiên 5.211 km2, có tổng diện tích rừng ngập mặn trên110.000 ha, Mũi Cà Mau hiện ra như mũi tàu luôn tiến ra biển. Mũi đất này hàngnăm lắng tụ phù sa lấn biển khoảng 80 – 100m, đã tạo ra Bãi bồi chạy dài theo bờbiển Đông và biển Tây. Hệ sinh thái rừng tràm U Minh hạ, hệ sinh thái rừng đướcMũi Cà Mau, cùng với những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em tạo nênsự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa nhân văn của tỉnh. Cà Mau có 02 Vườnquốc gia đó là Vườn quốc gia Mũi Cà Mau với diện tích tự nhiên 42.000 ha vàVườn quốc gia U Minh hạ với diện tích 8.286 ha đã và đang quy hoạch, đầu tư vàkêu gọi đầu tư phát triển du lịch sinh thái xứng tầm với những gì thiên nhiên bantặng.Với tiềm năng của rừng và biển đã sản sinh ra hệ sinh thái động vật, thực vậtrất phong phú, đa dạng. Đây là nguồn ẩm thực dồi dào, phong phú với trên 200 loài15thủy sản của hệ sinh thái mặn, lợ, ngọt mà không có nơi nào có được. Cà Mau làtỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản cao nhất cả nước.Cà Mau có vị trí địa lý nằm ở điểm cuối cùng “Cực Nam tổ quốc”, đồng thờitrong hành lang phát triển kinh tế phía Nam của chương trình hợp tác phát triểnkinh tế tiểu vùng Mêkong mở rộng, có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triểnkinh tế với các nước Đông Nam Á, do vậy hợp tác và hội nhập là chiến lược rấtquan trọng đối với du lịch Cà Mau. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinhtế, du lịch Cà Mau không nằm ngoài xu thế đó, vẫn đang từng ngày vươn xa hơn đểgiới thiệu du khách qua những bức tranh hài hòa, sinh động của thiên nhiên, nhữngtiềm năng độc đáo của rừng và biển, những nụ cười thân thiện, ấm áp tình người củangười dân quê biển. Cà Mau đâu đâu cũng hiện ra vẻ đẹp độc đáo, tao nhã, giàu tínhbiểu cảm mà theo triết lý phương Đông đó là sự kết hợp hài hòa của các yếu tốThiên – Địa – Nhân mang bản sắc đặc thù của một vùng đất, một cộng đồng.Du lịch Cà Mau trong những năm qua đã vượt qua những khó khăn và đạtđược những thành tựu quan trọng, có những chuyển biến tích cực cả về lượng vàchất, lượng khách trong nước và quốc tế đến Cà Mau ngày càng tăng. Các sản phẩmdu lịch ngày càng đa dạng, phong phú hơn, các điểm du lịch mới đưa vào hoạt độngnhư: Khu du lịch Mũi Cà Mau đã được đầu tư, nâng cấp, là điểm hấp dẫn đối với dukhách; Khu du lịch Hòn Đá Bạc, Vườn sưu tập động vật hệ sinh thái rừng tràm Lâmngư trường Sông Trẹm, Khu du lịch Lý Thanh Long,Vườn chim nằm trong lòngThành phố Cà Mau…Đặc biệt năm 2009, Mũi Cà Mau chính thức được UNESCO công nhận làKhu dự trữ sinh quyển thế giới. Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau có diện tích371.506 ha, hình thành 3 vùng, đó là Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc giaU Minh Hạ và dải rừng phòng hộ ven biển Tây Cà Mau. Khu dự trữ sinh quyển MũiCà Mau có vùng lõi 17.329 ha, vùng đệm 43.309 ha và vùng chuyển tiếp 310.868ha với hệ sinh thái: Rừng ngập mặn, đất ngập nước than bùn, sinh thái biển và nhiềuvùng sinh quyển độc đáo…